TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG TIẾN TRÌNH HIỆP HÀNH
Lm. Giuse Phạm Đình
Ngọc SJ
WHĐ (21.09.2023) – Có người hỏi tôi: “Tư duy
phản biện trong cộng đoàn Công giáo tốt hay xấu?” Thoạt nghe chắc ai cũng đồng
ý với tôi rằng tư duy phản biện rất cần thiết trong thời đại hôm nay. Nhà trường
cũng đang cố gắng đồng hành với học sinh trong lãnh vực này. Một trong những mục
tiêu của giáo dục là giúp cho học sinh có cơ hội tập và có khả năng tư duy phản
biện. Thiết tưởng điều này cũng cần trong đời sống Giáo hội hiện nay. Nhất là
trong bối cảnh hiệp hành mà mọi người đều có quyền và nghĩa vụ đóng góp công việc
này, thì tư duy phản biện dường như quan trọng cho mỗi người.
Trong bài này tôi muốn “mổ xẻ” một chút về thuật
ngữ này dựa trên những chỉ dẫn của Giáo hội về hiệp hành.
1. Tư
duy phản biện theo nghĩa người đời
Theo định nghĩa của Oxford Dictionary: “Tư duy phản biện (Critical Thinking) là quá
trình phân tích thông tin để đưa ra quyết định hợp lý ở mức độ bạn tin điều gì
đó là đúng hoặc sai.” Hoặc “là khả
năng suy nghĩ rõ ràng và hợp lý, nhận biết được mối liên hệ logic giữa các ý tưởng
với nhau.”[1]
Gọi là quá trình vì người tư duy cần thời gian và dữ liệu để tổng hợp và đưa ra
phán đoán hợp với logic của mình. Trong tiến trình này, người tư duy có thể
tham khảo nhiều nguồn khác nhau. Càng tham khảo, mức độ phán đoán đúng càng
cao. Lập luận phản biện càng rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ, khách
quan và công tâm, người ấy càng chiếm phần ưu thế. Để làm được điều này rõ ràng
chúng ta cần tập luyện và tập luyện. Bước đầu tiên rất đáng trân quý đó là tôi
muốn tập luyện khả năng tư duy phản biện này.
Lý do xã hội đang mong chờ nhiều người có tư
duy này vì những đặc điểm thú vị sau[2]:
Người tư duy phản biện dễ dàng giao lưu với những
ai có quan điểm khác mình. Điều này phá vỡ quan niệm của nhiều người cho rằng
“kẻ tư duy phản biện thì ít bạn bè.” Không! Càng học hỏi, hy vọng chúng ta càng
có khả năng khiêm nhường để tôn trọng những quan niệm phong phú của người khác.
Rồi với tâm thế này, người tư duy phản biện có thể tham khảo những tư liệu đa
chiều và khách quan trước khi đưa ra phán đoán của riêng mình. Nghĩa là phán
đoán của tôi không phụ thuộc vào cảm xúc, nhưng đến từ một tư duy chín chắn.
Người này hẳn nhiên thường có những câu hỏi để
chất vấn chủ đề họ đang quan tâm. Một khi thấy hợp lý, họ không ngại thay đổi để
phù hợp với những gì là khách quan và giúp ích cho tiến trình xử lý các vấn đề.
Tôi cũng từng lầm lẫn điều này: “Người tư duy phản biện ngại thay đổi”. Không!
Một khi bị thu hút bởi những cách thức mới, họ dễ thay đổi hơn so với những người
hành động theo cảm tính.
Vì suy nghĩ sâu sắc nên người tư duy phản biện
có những ý tưởng rất độc đáo. Phải chăng vì điều này mà xã hội đang cần những
người trẻ biết cách tư duy theo kiểu này. Tuy tự tin vào những lập luận của
mình, nhưng họ cũng biết lắng nghe người khác. Họ tự tin nhưng không đồng nghĩa
rằng họ tự kiêu và ngạo mạn.
2. Giáo
hội nói gì về tư duy phản biện?
Trước giờ Giáo hội luôn theo hướng dẫn của
Chúa Thánh Thần. Nếu có tư duy phản biện, chúng ta cũng được mời gọi đi theo
con đường này. Vì chỉ có như thế Giáo hội mới vươn đến được sự thật. Và chỉ có
tác động của Chúa Thánh Thần, chúng ta, những thành viên của Giáo hội mới có thể
hiệp nhất. Vì lý do này mà ngay lời phát biểu đầu tiên, Đức Thánh Cha nhắn với
mỗi chúng ta: “Lời Chúa hướng dẫn Thượng Hội Đồng, ngăn không cho nó trở thành một hội
nghị của Giáo hội, một cuộc nghiên cứu học hỏi hay một hội nghị chính trị, một
quốc hội, nhưng đúng hơn là một sự kiện đầy ân sủng, một tiến trình chữa lành
được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần.”[3]
Với lời hướng dẫn trên, chúng ta có thể nói tư
duy phản biện trong Giáo hội có một nội dung sâu sắc hơn. Ngoài khả năng suy
nghĩ (thinking), mỗi người cần dành
giờ để cầu nguyện và lắng nghe tiếng Chúa nói với mình có thể đóng góp gì cho
Giáo hội lúc này. Cần lưu ý rằng Giáo hội chưa bao giờ xem nhẹ khả năng hiểu biết
của con người. Lý do là “đức tin luôn tìm kiếm sự hiểu biết” (Fides quaerens
intellectum). Hơn nữa, nhà toán học Công giáo nổi tiếng đã đúc kết: “Cogito, ergo sum - Tôi tư duy, nên tôi tồn tại”
(René Descartes). “Vô tri bất mộ”
luôn đúng kể cả trong lãnh vực đức tin.
Hơn nữa, “Con
đường hiệp hành này chính là con đường Thiên Chúa mong đợi nơi Giáo hội của
thiên niên kỷ thứ ba”. Để cùng đi trên con đường này với nhiều tình yêu,
Giáo hội mời gọi mỗi người “tư duy phản biện”, nhưng dựa trên Lời Chúa và tác động
của Chúa Thánh Thần. Điều này thách đố chúng ta, nhất là những người trẻ. Làm
sao để nhận ra Tiếng nói của Chúa? Vì chỉ như thế, chúng ta mới có khả năng làm
chứng cho sự thật và có thể dựng xây cộng đoàn một cách vững mạnh. Để làm được
điều này, Giáo hội chỉ cho chúng ta vài hướng dẫn nhằm: “có thể mang lại những
ý tưởng cụ thể cho những khoảnh khắc cầu nguyện, huấn luyện, suy tư và trao đổi.”
- “Giáo hội của chúng ta”. Tôi thích khẳng định
này, vì Giáo hội như thế nào đi nữa, chúng ta cũng có nghĩa vụ và quyền lợi để
dựng xây cộng đoàn Giáo hội.
- Vì khẳng định trên, nên lắng nghe luôn được đề
cao trong tiến trình hiệp hành này. Trước là lắng nghe tiếng Chúa, sau là lắng
nghe những chia sẻ của nhau. Đây là yếu tố rất giống với cách hiểu về tư duy phản
biện mà ngoài xã hội đang theo đuổi: “Lắng nghe là bước đầu tiên, đòi hỏi khối
óc và con tim rộng mở, không thành kiến.” Giáo hội tin rằng càng lắng nghe
nhau, chúng ta càng biết mình nên làm gì và cần phản biện ra sao!
- Nếu như tư duy phản biện cho chúng ta tự tin, thì
ở đây, Giáo hội mời gọi mỗi người can đảm và mạnh dạn (parrhesia) lên tiếng; nghĩa là, phải bao gồm cả sự tự do, chân lý
và bác ái.
- Để tư duy phản biện tốt trong Giáo hội, một hình ảnh
rất đẹp khi cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa và cử hành Thánh Thể. Nếu bạn xa nguồn
ân sủng, không ai dám chắc bạn sẽ phản biện đúng với tinh thần của Chúa! Ước gì
con tim và khối óc của tôi gần Thiên Chúa, lúc ấy tư duy phản biện của tôi càng
ngời sáng trước cộng đoàn.
- Ở trên, tư duy phản biện đòi người ta dấn thân,
thì ở đây, tư duy trong tiến trình hiệp hành cũng thôi thúc chúng ta dấn bước.
Nghĩa là tư duy phản biện trong: hiệp thông, tham gia và sứ vụ.
- Sau cùng, có lẽ từ gần với tư duy phản biện nhất
đang được Giáo hội theo đuổi đó là phân định. “Sự phân định thiêng liêng (Discernment)
là việc phán đoán dựa trên đức khôn ngoan và sự hướng dẫn của Thần Khí để nhận
ra ý Chúa và làm theo sự thúc đẩy của Ngài.”[4]
Theo định nghĩa này, chúng ta thấy trong đó có tư duy phản biện (phán đoán khôn
ngoan), cộng với ơn Chúa (sức mạnh của Thánh Thần). Nếu tự dựa vào khả năng của
riêng mình, chúng ta không khác người đời. Là con Chúa, là thành phần trong cộng
đoàn, chúng ta muốn cùng nhau góp ý, kiến tạo Giáo hội, giúp nhau tiến lên
trong sự thánh thiện.
3. Tư
duy phản biện tốt hay xấu?
Trong Giáo hội, lối tư duy này sẽ gây hại nếu
chúng ta chỉ dựa vào khả năng của riêng mình. Có rất nhiều phương pháp giúp tư
duy phản biện tốt. Tôi muốn áp dụng chúng khi xây dựng cộng đoàn, nhưng tôi
không cầu nguyện. Nghĩa là tôi chẳng để ý đến Thiên Chúa, hoặc những rung động
nội tâm mình. Tôi cũng không đủ bác ái để đón nhận những giới hạn của anh em
mình. Điều này rất dễ dẫn chúng ta đến thói kiêu ngạo, cho mình là hơn người và
xem thường những ai không có khả năng tư duy phản biện. Ước gì chúng ta không
đi vào con đường này!
Ngược lại, tư duy phản biện sẽ rất tốt nếu
chúng ta sử dụng tài năng của mình cộng với ơn của Chúa. Nói cách khác, Giáo hội
mời chúng ta sẵn sàng hoán cải và thay đổi. “Thông
thường, chúng ta có thể kháng cự những gì Chúa Thánh Thần đang cố gắng thôi
thúc chúng ta đón nhận. Chúng ta được kêu gọi từ bỏ những thái độ tự mãn và an
phận khiến chúng ta đưa ra những quyết định chỉ dựa vào những cách thức hoạt động
xưa cũ.”[5]
Giáo hội đang khuyến khích chúng ta tư duy phản
biện trong bối cảnh thiêng liêng. Hoặc nói như Đức Thánh Cha Phanxicô: “Phân định
(tư duy phản biện?) phải dựa trên niềm xác tín rằng Thiên Chúa vẫn đang hoạt động
trong thế giới và chúng ta được kêu gọi để lắng nghe điều Thần Khí khơi gợi nơi
chúng ta”[6].
Để có được tinh thần trên, đúng là thách đố
không chỉ cho giáo dân, nhưng cả với hàng giáo phẩm. Làm sao chúng ta, mọi
thành phần của Giáo hội, ngồi xuống, gặp gỡ và chia sẻ chân thành mọi vấn đề
liên quan? Giáo hội đã chỉ dẫn rất rõ trong Cẩm nang cho Thượng Hội đồng về
tính hiệp hành[7].
Ở đây tôi liệt kê vài điểm có thể giúp chúng ta mạnh dạn tư duy phản biện với rất
nhiều tình yêu: Loại bỏ các thành kiến và khuôn mẫu sẵn; Vượt khỏi tai họa giáo
sĩ trị; Chữa trị virus tự mãn; Nâng cao niềm hy vọng; Quan điểm mới mẻ; Tinh thần
cởi mở; Lắng nghe mọi người và mỗi người; Hiểu biết về việc “cùng nhau cất bước
hành trình”, v.v. Khi đó, chúng ta có thể tự tin rằng: “Ôi! Giáo hội vẫn mời gọi
tôi tư duy phản biện, mời tôi tham gia đóng góp tài năng của mình để dựng xây cộng
đoàn, xây dựng Nước Chúa.”
Cầu chúc mỗi chúng ta can đảm tập lối tư duy
phản biện theo nghĩa phân định. Thách đố nhưng cần cho mỗi chúng ta. Đừng quên
đây là một tiến trình, nên đòi kiên nhẫn tập tư duy phản biện với Thiên Chúa và
với anh chị em trong cộng đoàn.
[5] X. Cẩm nang cho Thượng Hội đồng về tính hiệp
hành, mục 2.3,