(Hình: Shutterstock/ Evgeny Atamanenko)
NĂM LỜI KHUYÊN
GIÚP TRẺ BIẾT KIỂM SOÁT VÀ CÓ HÀNH VI ĐÚNG MỰC
Colombe Hayot
WHĐ (20.09.2023) – Nuôi
dạy con cái không chỉ là bổn phận mà còn là sứ mạng của bậc cha mẹ Kitô hữu. Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm rằng, tuổi thơ là tuổi hồn nhiên, đây là một giai đoạn tuyệt vời nhưng đôi khi rất khó hướng dẫn. Chìa khóa dẫn
đến hành vi tốt của trẻ là tạo được một môi trường nơi trẻ cảm thấy được yêu
thương và an toàn.
Trẻ em muốn tìm hiểu thế
giới và để làm được điều đó, trẻ cần trải nghiệm những giới hạn của cuộc sống và của chính mình. Do đó, cha mẹ có vai trò thiết
yếu và không thể thay thế, trong việc thiết lập những giới hạn và hướng dẫn trẻ hướng tới những điều tốt đẹp.
Sau đây là 5 lời khuyên
giúp nuôi dạy trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực:
1. Tình
yêu thương
Một điều rất dễ nhận ra là, ngay cả khi cha mẹ làm mọi
thứ có thể để trẻ cảm thấy vui
vẻ, thoải mái nhưng đôi khi cũng rất khó để khiến
trẻ vâng lời. Tuy nhiên, điều mà trẻ
tìm kiếm trên hết lại rất đơn
giản: tình yêu thương của cha mẹ. Vì thế, việc tạo ra bầu khí nhẹ nhàng, hài hoà trong gia đình là điều rất cơ bản và quan trọng, vì nó góp phần gián tiếp vào việc giáo dục và phát triển của trẻ.
(Hình: Shutterstock/ fizkes)
Là một một nhà tư vấn hôn
nhân, Gary Chapman nổi tiếng nhờ tác phẩm Năm ngôn ngữ tình yêu (The Five Love Languages). Tiền đề của tác giả là: ngay cả khi bạn yêu nhau thì giao tiếp không phải lúc nào cũng rõ ràng và dễ dàng. Gary phân biệt 5 cách thể hiện tình yêu, tùy theo tính cách của mỗi người: Những lời
xác nhận, khoảng thời gian ý nghĩa, quà tặng, hành động quan tâm, và giao tiếp cơ thể. Để
tìm ngôn ngữ tình yêu mà trẻ có thể cảm nhận được, bạn chỉ cần hỏi: “Làm sao con biết ba/ mẹ yêu thương con?”
2. Diễn tả cụ thể
Trong một gia đình có từ 2
trẻ trở lên, không phải lúc nào trẻ
cũng dễ dàng tìm được vị trí của mình trong gia đình. Các nhà tâm lý học cho biết rằng, một số trẻ
em có khuynh hướng phóng đại những đặc điểm
tính cách của mình để có thể nổi trội hơn so với anh chị em khác. Tại sao trẻ lại làm như vậy? Vì tin rằng tình
yêu là một trò chơi có tổng số = 0, nên trẻ sợ mình được yêu thương ít hơn anh chị em. Thật ra, tình
yêu không phải được chia theo số trẻ trong gia đình, mà trái lại, tình yêu được nhân lên.
Để diễn tả điều này, chúng ta hãy thử hình dung: trên một tờ giấy, vẽ hai trái tim lớn
(một biểu tượng cho mẹ, một biểu tượng cho ba), tiếp theo là những trái tim nhỏ có kích
thước giống hệt nhau ở bên trong, có tên (hoặc hình) của trẻ. Điều này cho thấy
mỗi đứa trẻ đều có một vị trí riêng, và đều được yêu thương giống như những anh chị em khác. Hình vẽ này có thể giúp trẻ tự tin hơn, và là một
cách thế để nhắc trẻ rằng: trẻ luôn được yêu thương và cùng với anh chị em của
mình, trẻ luôn có chỗ trong gia đình và trong trái tim của cha mẹ.
3. Tâm sự
Lời nói luôn có sức mạnh mang lại sức sống và động lực cho trẻ ở mọi lứa tuổi. Nếu có thể, bạn nên trao đổi, tâm sự và kể cho trẻ nghe những câu chuyện về tình
yêu thương trong gia đình mà trẻ là một thành phần
trong đó. Ví dụ, bạn có thể kể chuyện về tình yêu hôn nhân của mình; kể về quá trình mang thai và trẻ được chào đón khi được sinh ra ra sao; kể về những niềm vui và khó khăn mà bạn đã trải qua, diễn đạt bằng ngôn ngữ đơn giản để trẻ có
thể cảm nhận được những cảm xúc của bạn.
Từ những giao tiếp chân
tình này, trẻ không chỉ hiểu được tình yêu thương của cha mẹ mà còn giúp trẻ điều chỉnh
những hiểu lầm hoặc hiểu sai một số sự
việc trong quá khứ khiến trẻ nghĩ rằng
ba/mẹ không yêu thương mình. Nhờ đó, trẻ thoát
khỏi sự lo lắng, và tự ti nhưng an tâm, tin cậy vào cha mẹ, dễ dàng chia sẻ những ước muốn, tâm
tư của mình. Nhờ vậy, cha mẹ sẽ hiểu trẻ hơn, kịp thời can thiệp khi trẻ có những hành vi không đúng mực.
4. Time-outs
Time-out là phương pháp được
áp dụng mỗi khi trẻ có hành vi không đúng, thì bị “phạt” ngồi riêng ra tại một
góc. Trên thực tế, đôi khi trẻ cần một khoảng thời gian tạm lắng để không vượt quá giới hạn nên việc cách ly trẻ một vài phút thực
sự có thể giúp trẻ bình tĩnh lại và tránh gây xung đột
trong gia đình. Thời gian Time-out kéo dài bao
lâu tùy thuộc vào trẻ và bối cảnh, nhưng các nhà tâm lý học khuyến nghị không
nên quá 10 phút đối với trẻ ở độ tuổi lên ba.
(Hình: Shutterstock / David Pereiras)
Sau khi áp dụng Time-out, như là một hình thức kỷ
luật, điều quan trọng là phải thảo
luận với trẻ. Ví dụ, bạn có thể hỏi những câu hỏi
như: Con cảm thấy thế nào? Tại sao con lại hành động
như vậy? Con có thể cư xử tốt hơn được không? Nếu con cư xử tốt hơn, thì điều đó sẽ giúp ích gì cho con?
5. Thấu hiểu cảm xúc
Cảm xúc là một phần tất yếu
của cuộc sống, việc nuôi dạy trẻ khỏe mạnh về mặt cảm xúc, có nghĩa là một đàng chúng ta
muốn trẻ biết cách thể hiện bản thân, nhưng đàng khác, chúng ta không muốn trẻ
mất kiểm soát, điều này đòi hỏi sự cân bằng tinh tế.
Để làm được điều này, cần cho trẻ nhận thấy sự đồng cảm và thấu hiểu của
bạn thay vì phán xét. Cụ thể, bạn có thể sử dụng những câu nói phản ánh sự
xác nhận về cảm xúc của trẻ như: “Điều đó chắc chắn
đã khiến con tức giận” hoặc “Nhìn con có vẻ buồn”.
Việc đặt tên cho cảm xúc như thế không chỉ giúp trẻ chấp nhận cảm xúc, giữ khoảng cách với cảm
xúc mà
còn biết nâng cao khả năng tự tin, và tự chủ của trẻ. Bạn
có thể giúp trẻ giải quyết vấn đề này bằng cách dạy trẻ nhận biết và kết nối những
cảm giác thể chất của trẻ, chẳng hạn như: nước mắt, sự lạnh lùng, bướng bỉnh, đỏ bừng mặt, muốn
chạy trốn… với những cảm xúc vui, buồn, tức giận,… của trẻ, và hỏi trẻ xem điều gì khiến trẻ cảm thấy
như vậy và trẻ cần gì khi trải nghiệm những cảm giác này. Với sự kiên nhẫn
và tình yêu thương, bạn có thể giúp trẻ ý thức, chấp nhận và xử lý cảm xúc của
mình thay vì kìm nén nhưng kiểm soát được cách thể hiện cảm xúc, và nhất là biết
tách biệt cảm xúc khỏi hành động của mình. Ví dụ: tức giận thì được, nhưng đánh
người khác hoặc quăng đồ đạc là không được.
***
Là những người đầu
tiên có trách nhiệm giáo dục con cái, cha mẹ thể hiện trách nhiệm này qua việc xây dựng một mái
ấm gia đình dựa trên tình yêu thương, vị tha
tôn trọng lẫn nhau, chung thủy và phục vụ vô vị lợi. (Sách Giáo lý Công giáo, 2223).
Cha mẹ sẽ không thể
dạy dỗ con cái biết kiểm soát và có hành vi đúng mực nếu như chính bản thân mình không tự chủ và cư xử đúng mực đối với nhau và với
con cái.
Trẻ em luôn cảm thấy biết
ơn khi được lớn lên trong một gia đình có tình yêu thương được chi phối bởi
những quy tắc rõ ràng, mạch lạc và công bằng. Trẻ em là những người có khả năng quan sát nhạy bén
và chúng sẽ bắt chước những gì người khác làm, nhất là cha mẹ, là những người sống
gần gũi với chúng hơn cả. Nếu cha mẹ thường xuyên cãi cọ, la hét, thì trẻ cũng
dễ cáu kỉnh, nói năng cộc cằn; nếu cha mẹ nói chuyện một cách ôn hoà, tôn trọng
nhau thì trẻ sẽ làm theo như vậy. Do đó, cha mẹ cần quan tâm đến vai trò
quan trọng trong việc giúp trẻ hình
thành và phát triển nhân cách hầu trở thành những người trưởng thành và những Kitô hữu đích thực.
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: aleteia.org (16. 09. 2023)