LÀM SAO ĐỂ HÔN NHÂN BỀN VỮNG TRƯỚC NHỮNG KHÓ KHĂN?
Jeannie Ewing
WHĐ (11.02.2023) - Ben và tôi
cùng thận trọng đặt bàn tay
phải lên cây thánh giá sau khi chúng tôi tuyên đọc lời hứa trong Thánh lễ
Hôn phối. Tôi ý thức được rằng
lời hứa này thực sự sẽ kéo dài suốt đời, và tim tôi rung lên với một niềm vui
mà tôi chưa bao giờ cảm nghiệm trước
đây.
Tôi nhớ mình đã mơ mộng nói với mẹ
vài năm sau đó rằng: “Con muốn quang cảnh thiên đàng
giống như ngày cưới của con, xung quanh là tất cả những người chúng ta yêu
thương nhất, cùng vui
cười và chúc mừng nhau.”
Có thể điều này nghe có vẻ ngây thơ
hoặc sáo rỗng, nhưng đúng thực đó là
những gì đã từng xảy ra với
tôi. Chỉ có điều là tôi
không ngờ được rằng hôn nhân
sẽ thử thách chúng tôi theo những cách mà chính tôi không thể hình
dung.
Ben và tôi kỷ niệm 14 năm ngày cưới
vào ngày 30. 6. Khi thấy những
cặp đôi nhìn nhau lãng mạn, chúng tôi trao cho nhau một
cái nhìn thấu cảm và nụ cười
nhẹ nhàng. Có điều gì đó
chúng tôi đã trải qua mà những cặp vợ chồng mới cưới trẻ trung, hạnh phúc -
chưa thể hiểu được. Cũng thế,
chúng tôi nhìn thấy những cặp vợ chồng đã kết hôn được vài chục năm và ánh mắt của họ toát lên sự khôn
ngoan từng trải mà Ben và tôi
chưa nhận biết được.
Mới đây, chúng tôi đã thảo luận về một số phương thế giúp vượt qua khó khăn trong cuộc hôn
nhân của chính mình. Vẫn biết rằng, mỗi
cuộc hôn nhân đều khác nhau;
và chúng tôi không biết mọi thứ, nhưng
những gì chúng tôi đã học được là giá trị của sự chia sẻ.
Sự nhẫn nại trong giai đoạn khó khăn
Hầu hết các cặp vợ chồng trẻ đều
đoán trước được những cuộc cãi vã, thậm chí là bạo lực gia đình có thể xảy ra
trong thực tế cuộc sống hôn
nhân của họ, nhưng những điều này luôn bao hàm cách làm lành và vượt qua. Thật khó để biết trước gia đình
ban đầu của mỗi chúng tôi đã
định hình thế giới quan của chúng tôi ra sao, cũng như cách chúng tôi giao tiếp và tương quan
với nhau như thế nào—cho đến khi chúng tôi kết hôn được một thời gian và nhận
ra những khuôn mẫu bắt đầu xuất
hiện.
Ben và tôi đối phó một cách hoàn toàn khác nhau với chẩn đoán hội
chứng Apert[1] của con gái chúng tôi, Sarah. Trong khi tôi cần phải đề cập
đến mọi thứ, từ suy
nghĩ, cảm xúc của tôi, và cả những giả sử một cách cởi mở. Đó là cách tôi chia sẻ
kinh nghiệm về vấn đề này với
Ben, cũng như xử lý những phức tạp có thể có. Trái lai,
Ben chọn cách rút lui và tự cô lập. Anh không nhận ra nỗi
đau của bản thân, cũng không
biết làm sao để diễn tả những cảm xúc mãnh liệt đang dâng trào trong lòng mình.
Và rồi, chúng tôi bước vào giai đoạn mà chúng tôi gọi là “Thời kỳ khô hạn” trong cuộc hôn
nhân của mình. Chúng tôi nói chuyện hàng ngày, nhưng cuộc trò chuyện chỉ xoay
quanh cuộc sống thường ngày. Chúng tôi không đi sâu vào vấn đề vì cả hai đều đang phải đối diện với
tình trạng kiệt sức, mệt nhoài,
và sự bất an chung về cảm xúc mới nảy sinh. Kể từ đó, chúng tôi đã đi
qua nhiều thung lũng hơn, nhưng chúng trở nên giống những ngọn đồi thoai thoải
hơn.
Một từ mà Thiên Chúa đã đặt vào
trái tim của cả hai chúng tôi là: Nhẫn
nại. Nhẫn nại có nghĩa
là gì? Theo định nghĩa, nhẫn nại
bao gồm việc chịu đựng một tiến
trình khó khăn hoặc đau đớn mà không chùn bước. Một số từ đồng nghĩa với nhẫn nại là khoan dung, kiên trì, và dũng cảm.
Điều khiến cho việc chịu đựng những
khó khăn trong hôn nhân trở nên đau đớn là việc chúng ta chia sẻ cuộc sống với một người mà về cơ bản họ không hiểu
mình. Hình thức cô đơn và cô
lập về cảm xúc này gây tổn thương tồi tệ hơn nhiều so với khi chúng ta cắt đứt
một tình bạn hoặc bị đồng nghiệp phớt
lờ. Làm sao để chúng ta có thể chịu
đựng? Bằng cách chấp nhận đối diện những cảm xúc nặng nề, và mạo hiểm với sự tổn thương cần thiết
để mở lòng với nhau, một cách chậm rãi nhưng nhất quán.
Kiên nhẫn trong những thử
thách
Cùng với sự nhẫn nại, vốn tập trung chủ yếu vào việc
chịu đựng nỗi đau, sự kiên nhẫn là cách giúp chúng ta vượt qua nỗi đau. Về mặt tâm linh, sự kiên nhẫn cũng giống như sự chịu
đựng lâu dài, khả năng chịu đựng các bước mà chúng ta phải thực hiện trên hành trình Canvê của chính mình. Hôn nhân
phải gắn liền với Thập giá; không có cách nào khác để một đôi vợ chồng sống sót trước những thay đổi
không thể hình dung xảy ra với
họ.
Và con đường dài buồn tẻ dẫn đến nơi mình bị đóng đinh
phải được thực hiện cùng nhau. Chính khi bản thân trở nên trống rỗng, chúng ta bắt đầu dành chỗ cho người khác,
trước hết là Thiên Chúa, và sau đó là người vợ/chồng của mình. Việc trở nên trống rỗng này, việc cắt tỉa này, gây đau đớn khủng
khiếp. Cảm giác rất giống cái chết, và đúng là như vậy. Nhưng chỉ từ trong sự chết, sự sống mới có thể xuất hiện.
Kỷ luật đối với cuộc sống hàng
ngày
Cách đây vài năm, qua sự giới thiệu của một người bạn, tôi đã đọc cuốn A Mother’s
Rule of Life (Quy tắc sống
của một người mẹ). Khái niệm
về việc tạo sự nhịp nhàng trong gia đình thông qua
thói quen hằng ngày đã thu
hút chứng u uất của tôi đối với
sự sắp xếp trật tự và có tổ chức. Tuy nhiên, khi con cái còn
nhỏ hoặc khi chúng có những nhu cầu đặc biệt, cuộc sống có xu hướng hỗn độn hơn
là bình lặng.
Hầu hết các bà mẹ đều cảm thấy việc
thiết lập một nếp sống nhịp
nhàng giống như trong tu viện
là điều nằm ngoài tầm tay, nhưng thực
sự thì điều này có thể xảy ra. Những
gì chúng ta có thể làm được, chúng ta sẽ làm
rất tốt. Đó là điểm phát xuất của
tôi - với những bước nhỏ hướng tới thói quen hằng ngày. Trước hết, chúng tôi có giờ ăn bình thường,
mà chúng tôi chia sẻ như một gia đình mỗi khi chúng tôi ở cùng
nhau. Tiếp đến, chúng tôi dành khoảng 2 tiếng đồng hồ,
được chỉ định là thời gian nghỉ ngơi. Mọi người có thể ngủ trưa, có thể đọc sách, hoặc chơi với
thú nhồi bông.
Thói quen hằng ngày trở nên cực nhọc khi nó không được
thực hiện một cách vui vẻ và
với tình yêu thương. Cuộc sống
hôn nhân và gia đình không phải lúc nào cũng tràn ngập những cảm giác êm đềm,
và màu hồng. Trên thực tế, những điều
này hầu như rất khó xảy ra. Vấn
đề là chúng ta nhận ra món quà kỷ luật, trước hết là trong việc cầu nguyện hàng ngày, sau đó là với những người trong gia đình.
Không nhất thiết phải vượt qua khó khăn trong hôn nhân,
trái lại, những khó khăn này
được dệt thành tấm thảm phức tạp hơn trong cuộc sống của chúng ta. Sự cám dỗ chạy
trốn vào thứ hạnh phúc mơ hồ, thoái thác sẽ luôn tìm cách lôi kéo chúng ta xa rời
ơn gọi đích thực của mình, đó là tình yêu. Và tình yêu không bao giờ tách ra khỏi
sự chọn lựa của mỗi người để chịu đựng một cách kiên nhẫn.
Chăc chắn, vẫn có đó muôn vàn cách thế mời gọi chúng ta chết đi cho sự ích
kỷ của chính mình để khám phá (hoặc tái khám phá) những sự phục sinh nho nhỏ
đang diễn ra xung quanh chúng ta.
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: catholicexchange.com (09-02-2023)
[1] Hội chứng Apert, còn được gọi là acrocephalosyndactyly,
là một rối loạn di truyền đặc trưng bởi các bất thường về xương. Đặc điểm chính
của hội chứng này là sự đóng sớm, ngăn cản sự phát triển bình thường, và gây biến
dạng của hộp sọ, khuôn mặt, răng, và tay chân. Hội chứng Apert xảy ra với tì số
1/ 65.000 - 88.000 ca sinh.