LA VANG - CÔNG TRÌNH ĐỀN THỜ CỦA TOÀN GIÁO HỘI VIỆT
NAM
Lm. Vinh Sơn Phạm
Trung Thành
Ủy Ban Nghệ Thuật Thánh trực thuộc
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
WHĐ (14.8.2022) - Bài viết này cố gắng
trình bày cái nhìn toàn diện về một công trình xây dựng của Giáo Hội Công Giáo
Việt Nam, công trình được đánh dấu khởi đi từ biến cố kỷ niệm 50 năm thành lập
Hàng Giáo phẩm Việt Nam (ngày 6/11/2011 Hồng Y Ivan Dias Đặc sứ không thường trực
của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI trong dịp bế mạc năm thánh, kỷ niệm 50 năm
thành lập Hàng Giáo phẩm VN, [1960- 2010] đã làm phép viên đá xây dựng Vương
Cung Thánh Đường La Vang [VCTĐLV]) và tiến trình bảy năm (7) thi công công
trình (2013-2020).
Công trình được xác định của Giáo Hội Công
Giáo Việt Nam, được quyết định bởi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN), công
trình mang tầm vóc cấp Giáo hội toàn quốc.
Ngày 15/8/2012, lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời,
ngày truyền thống hằng năm của Trung tâm Hành hương La Vang, trước sự chứng kiến
của trên 200.000 tín hữu từ khắp nơi tụ về, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng
Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam, cùng với sự
hiện diện của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh tại Việt
Nam, Đức Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế
và 16 vị Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, 1 Đan viện phụ, 217 linh mục,
cùng hàng trăm tu sĩ nam nữ đã long trọng cử hành nghi thức đặt viên đá đầu
tiên xây dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang.
Ghi nhận đầu tiên là sự quan phòng và dẫn dắt
của Thiên Chúa qua mọi biến cố trong quá trình thực hiện ngôi đền dâng kính
Thánh Mẫu Maria, đúng như lời Thánh Vịnh:
Thiên Chúa đã ban cho công trình được sự cộng
tác của rất nhiều nhà chuyên môn, được nâng đỡ rất nhiều từ các thành phần dân
Chúa và chung tay góp sức của nhiều người trong cũng như ngoài nước, lương cũng
như giáo.
Đặc biệt chúng con biết ơn Đức Cha Stêphanô
Nguyễn Như Thể, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế cũng như các Đức Tổng kế nhiệm
đã khôn ngoan, sáng suốt, can đảm quyết định các bước thực hiện và tận tình hướng
dẫn chúng con.
Đức Tổng Giám Mục Stêphanô đã đặt nền móng
cho công trình với việc tận tụy xây dựng dự án (2007), tiến hành các thủ tục
pháp lý xã hội cũng như Giáo Hội cho việc tuyển chọn đồ án quy hoạch toàn trung
tâm, và đồ án Kiến trúc Vương Cung Thánh Đường (2010). Quan trọng nhất, Đức Tổng
Stêphanô xác định một quy trình thực hiện công trình được sự đồng ý của HĐGMVN
và được HĐGMVN nhận trách nhiệm thực hiện công trình cấp toàn Giáo Hội Việt
Nam.
Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Lê Văn Hồng
(2012-2016), khởi công công trình (2013), hướng dẫn thực hiện các bước kế tiếp
hoàn tất phần khung công trình, luôn theo sát tình hình thi công uốn nắn ngay
những khó khăn trở ngại trong quản lý, nâng đỡ tinh thần những người trực tiếp
xây dựng, đặt bước chân vào phần mỹ thuật để hoàn thiện công trình.
Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh
(2016 -…) thổi hồn vào công trình khi giao cho công trình một sứ mạng hình
thành một trung tâm hành hương với một nền thần học về Đức Maria Mẹ La Vang và
một linh đạo La Vang hầu mang lại sức sống cho khách hành hương thánh địa.
Vị Giám mục miệt mài đồng hành với những
người thực hiện, luôn có mặt trong các khâu quyết định quan trọng, tháo gỡ các
khúc mắc trở ngại, định hướng mỹ thuật cho công trình và cùng với các cộng sự
vượt qua các chướng ngại. Chúng con biết ơn Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi,
Giám mục Giáo Phận Qui Nhơn, Chủ tịch Ủy Ban Nghệ Thuật Thánh trực thuộc Hội Đồng
Giám Mục Việt Nam (2010 -…). Kể từ khi nhận trách nhiệm thực hiện đồ án và xây
dựng công trình, Đức Cha không xa cách chúng con một lúc nào, khiêm tốn và kiên
trì hướng dẫn chúng con, tôn trọng ý kiến chuyên môn, đồng hành với những người
cộng sự, chăm chú lắng nghe từ mọi phía và can đảm nhận lãnh trách nhiệm trước
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã để lại cho chúng con một ấn tượng thật hoàn mỹ về
một mục tử đầy tinh thần thần trách nhiệm.
Công trình được sự đóng góp của các chuyên
viên trong nhiều lãnh vực:
Cố vấn về Phụng vụ: Linh mục Giuse Đỗ Đình
Tư, CSsR. Giáo sư Phụng vụ, Giám đốc Học viện DCCT.
- Ông Kiến trúc
sư Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch hội Kiến trúc sư toàn quốc, Nguyên Thứ trưởng Bộ
Xây Dựng, đảm nhận Chủ tịch Hội Đồng giám khảo tuyển chọn đồ án (2010).
- Ths. Kiến trúc
sư Giuse Đỗ Văn Tâm cùng với Ths. kiến trúc sư Giuse Đỗ Quý Hiệp, Giảng viên
Trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM. thiết kế đồ án quy hoạch và công trình VCTĐLV.
- Ts. Ks. Hoàng
Nam, Giảng viên Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM. thiết kế kết cấu.
- Ts. Ks. Nguyễn
Văn Hiệp, Giảng viên Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM. Nguyên Phó Giám Đốc Sở
Xây Dựng TP.HCM. nhận trách nhiệm kiểm định toàn bộ kết cấu công trình.
- Ths. điêu khắc
gia, Phêrô Bùi Hải Sơn, Giảng viên Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM. nhận trách
nhiệm Chủ tịch Hội Đồng Nghệ Thuật.
- Ths. Hs. Giuse
Nguyễn Quang Cảnh, Giảng viên, Trưởng khoa Hội Họa Trường Đại học Mỹ Thuật
TP.HCM, nhận trách nhiệm chủ trì mỹ thuật công trình.
- Ths. Hs. Nguyễn
Trung Tín, Giảng viên, Nguyên Hiệu phó Trường Đại học Mỹ Thuật TP.HCM. nhận chủ
trì mỹ thuật nội thất.
Công trình được rất nhiều kiến trúc sư, kỹ
sư, điêu khắc gia, Họa sĩ, … đóng góp trực tiếp trong việc thiết kế, thi công,
giám sát, thí nghiệm vật liệu xây dựng, quản lý dự án,… Phần đông thành phần trực
tiếp là người Công giáo, đặc biệt có hai nữ tu họa sĩ, thạc sĩ Mỹ thuật (nữ tu
Anna Nguyễn Thị Kim Dung, Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi và Nữ tu Maria Vũ Thị Bích Hằng,
Dòng Đa Minh Bà Rịa - Vũng Tàu), tham gia Hội đồng nghệ thuật và một điêu khắc
gia là Tu sĩ Giuse Trần Quang Vinh, Dòng Phanxicô trực tiếp sáng tác.
Không thể bỏ quên sự đóng góp quí báu của tập
thể đông đảo các cán bộ công nhân trực tiếp thi công tại hiện trường (cách
riêng những lao động tại tỉnh Quảng Trị), gia công sản phẩm tại các công xưởng
và tham gia quản lý hành chánh tài chánh.
Cuối cùng sự đóng góp quảng đại của các vị
hảo tâm đạo đời, trong cũng như ngoài nước đã giúp cho công trình tiến triển
cho đến ngày hôm nay.
TỔNG
QUÁT CÔNG TRÌNH QUY HOẠCH TOÀN TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG LA VANG
Mặt bằng tổng thể tọa lạc trên khu đất diện
tích 190.106 m2, phân chia thành 3 vùng chức năng mang tính tiệm tiến của cuộc
hành hương: Vùng đón tiếp khách hành hương; Vùng trung gian; Vùng tâm linh.
1.
Vùng đón tiếp khách hành hương
Diện tích 47.500 m2. Gồm cổng tiếp đón, một
lối chính giữa đi vào rộng 32m, bên phải là ngôi nhà Trung tâm Thánh Mẫu học với
các phòng: thư viện, hội trường, triển lãm nghệ thuật, trưng bày các chứng tích
phép lạ và các tặng vật của khách dâng cúng, bên trái là nhà Hòa giải gồm nhà
nguyện 200 chỗ và 30 tòa giải tội cố định, cả hai công trình được đặt trên hai
đảo giữa hai hồ nước thiên nhiên. Hình thái kiến trúc diễn tả năm chiếc bánh và
hai con cá.
2.
Vùng trung gian
Diện tích 40.000 m2. Gồm Đại lộ Mân Côi rộng
48m, bên phải là nhà điều hành trung tâm với nhà nguyện 300 chỗ cho cộng đoàn địa
phương (Giáo xứ La Vang), bên trái tái tạo khu rừng dẫn đến nơi Đức Mẹ hiện ra
(Linh đài). Cổng tam quan mang biểu tượng hoa hồng dẫn vào 20 mầu nhiệm Mân Côi
diễn tả bằng 20 công trình điêu khắc.
3.
Vùng tâm linh
Quảng trường Lòng Chúa Thương Xót và Vương
Cung Thánh Đường 5.000 chỗ đặt ở vị trí cuối Trung tâm, ngay trục chính toàn bộ
công trình, bên dưới là một hội trường 5.000 chỗ và hầm đậu xe nội bộ. Ngay cổng
vào không gian tâm linh bên trái là Linh đài kỷ niệm nơi Đức Mẹ hiện ra, kéo
dài từ ngoài vào trong là một khu rừng cây tái tạo không gian núi rừng xưa cũ, ẩn
hiện trong rừng cây là những chiếc lều dành cho khách hành hương qua đêm bên
Linh đài Đức Mẹ. Đối diện Linh đài là tượng đài các Thánh Tử Vì Đạo tại Việt
Nam. Tháp chuông của Vương Cung Thánh Đường cũ được bảo tồn như một di tích.
* Giai đoạn 1 (15/03/2013 - 01/08/2013)
VƯƠNG
CUNG THÁNH ĐƯỜNG
Công trình Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La
Vang được xây dựng trên một mặt bằng có diện tích 13.464 m2. Chiều dài công
trình 140m theo hướng Bắc-Nam, ngang 104m theo hướng Đông- Tây. Thỏa sức chứa
5.000 chỗ (3.500 chỗ tầng trệt và 1.500 chỗ tầng lửng, sức chứa có thể tăng
thêm do sử dụng hành lang chung quanh hoặc lễ đài mặt tiền) để phục vụ các cuộc
hành hương đông đảo người dự, những hội nghị quốc tế, những cuộc tiếp đón các vị
Mục Tử quan trọng đến thăm viếng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và những đại lễ của
Giáo Hội.
Công trình Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La
Vang là điểm nhấn của dự án Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang, thể hiện đường
lối kiến trúc Việt, mang hồn Việt qua hình dáng những tấm mái ngói thân quen,
kiểu dáng ngôi nhà ở, ngôi đình Việt, những họa tiết diễn tả cụ thể những ân huệ
của Thiên Chúa trên chính những sản phẩm của quê hương đất nước (hoa và lá cây
lá vằng, lúa gạo, chùm nho, hoa hồng, chim phượng, ánh lửa...), những lối đi
dành cho người già hoặc bệnh tật (tính nhân ái), cấu trúc đồng tâm (tính cộng đồng),
những mảng xanh, giếng nước rửa tội trong nội thất, những dòng suối, những thảm
cỏ, những tiểu cảnh, những vật liệu từ thiên nhiên của các vùng miền trong cả
nước (tính thiên nhiên), tận dụng nước mưa trong mùa mưa để dùng trong mùa khô,
sử dụng năng lượng mặt trời (thân thiện môi trường)... Công trình Vương Cung
Thánh Đường Đức Mẹ La Vang gồm ba khối chính.
THÁP
TRƯỚC
Lễ đài Chủ đề: Chúa Thánh Thần - Hội Thánh được sai đi (tiền sảnh)
Được xây dựng để tổ chức các lễ ngoài trời,
hướng nhìn ra Quảng trường Lòng Chúa Thương Xót có khả năng tiếp đón khoảng
50.000 khách hành hương, lễ đài trên 1.500 chỗ đồng tế, 50 chỗ đặc biệt tại
chính điện. Phần trước lễ đài là một cầu thang lớn kết hợp các chiếu nghỉ làm
nơi diễn nguyện trong các kỳ lễ hội. những thảm cỏ, những bồn cây xanh và những
suối nước tuôn chảy ra các hướng.
Lễ đài được thiết kế mở như diễn tả Hội
Thánh được sai đến với muôn dân, Chúa Thánh Thần là chủ đề chủ đạo cho thiết kế.
Một giếng rửa tội đường kính 3m được đặt
ngay tiền sảnh lối giữa từ lễ đài vào khối Vương Cung Thánh Đường theo truyền
thống Giáo hội Công giáo. Nước được đưa vào nội thất để làm mát vi khí hậu.
Nội thất Vương Cung Thánh Đường phản ánh hồn
Việt, vuông vức và đồng tâm để diễn tả tính cộng đồng.
Chủ đề của Vương Cung Thánh Đường là biến cố
Chết - Phục Sinh của Chúa Kitô trong đó Mầu Nhiệm Ba Ngôi được mặc khải.
Phòng Thánh (khối phụ trợ): Khối phụ trợ
giúp cho các sinh hoạt thờ phượng của khối chính và lễ đài được diễn tiến tốt đẹp,
khối này cũng là nơi lưu giữ các vật dụng Thánh dùng vào việc cử hành bí tích
hoặc thờ phụng. Khối này gắn chặt với khối chính bằng Cung Thánh.
Chủ đề của khối này là “người Mẹ”, phong
cách kín đáo, nhẹ nhàng, tinh tế và hiệu quả. Lưng quay ra hướng bắc chống đỡ
giá rét mùa đông.
Từ tầng hầm 02 đến tầng 05 bố trí 30 nhà
nguyện nhỏ với diện tích mỗi nhà nguyện khoảng 35m2 để dâng kính các tước hiệu
Đức Mẹ tại Việt Nam: Đức Mẹ Trà Kiệu, Đức Mẹ Ghềnh Ráng, Đức Mẹ Măng Đen, Đức Mẹ
Bãi Dâu, Đức Mẹ Núi Cúi, Đức Mẹ Fatima Bình Triệu, Đức Mẹ Phatima Vĩnh Long, Đức
Mẹ Giang Sơn, Đức Mẹ La Mã Bến Tre, …nói lên tính toàn thể của Giáo Hội Việt
Nam, mỗi Giáo Phận đều hiện diện trong ngôi nhà chung của Giáo Hội Việt Nam.
THI
CÔNG
Sau giai đoạn khảo sát thực tế địa chất và
thử nghiệm cọc bê tông (2012), ngày 15/3/2013 Công ty Xây dựng Kiến Lương đã
chính thức khởi công. Công cuộc xây dựng phần khung sàn bê tông trải qua 6 giai
đoạn với các thành phẩm như sau:
*
Giai đoạn 2 (20/06/2013 - 27/04/2014)
*
Giai đoạn 3 (01/05/2014 - 28/03/2015)
*
Giai đoạn 4 (01/04/2015 - 06/01/2016)
*
Giai đoạn 5 (04/01/2016 - 20/10/2016)
*
Giai đoạn 6 (21/10/2016 - 28/10/2017)
Tổng
hợp khối lượng phần khung bê tông cốt thép
- Bê tông 20.080
m3
- Cốt thép 2.985
tấn
HOÀN
THIỆN
1. Khung mỹ thuật Tháp trước (bê tông, xây,
tô)
- Bê tông : 185
m3,
- Cốt thép : 13
tấn
- Xây tường :
227 m2, Tô trát: 5.185 m2.
2. Chống thấm và lợp ngói Tháp trước Diện
tích: 2.200 m2
3. Xây tô phần bổ sung từ hầm 2 đến hầm 1
và Tháp sau
- Xây tường :
300 m2, Tô trát: 4.250 m2.
4. Tô trát trần đà Tháp giữa (từ tầng 1 đến
mái) Tô trát: 19.560m2
5. Các công tác khác: lan can, tường chắn,
mương thoát nước...
- Bê tông: 1.560
m3, Cốt thép: 186 tấn
6. Xây tô tường Tháp giữa
7. Ốp gạch và lát nền Tháp trước, Tháp giữa,
Tháp sau
8. Khung mỹ thuật cho Tháp giữa và Tháp sau
9. Chống thấm và lợp ngói Tháp giữa và Tháp
sau.
MỸ
THUẬT
Quan
điểm thiết kế mỹ thuật:
Đưa tinh thần Việt vào không gian kiến trúc
và hình khối điêu khắc.
Sử dụng kiểu thức trang trí điêu khắc truyền
thống Việt Nam, phù hợp với quy mô và đặc thù của kiến trúc Thánh Đường Đức Mẹ
La Vang.
Đơn giản và cách tân các kiểu thức điêu khắc
trang trí trong kiến trúc Việt, quy về hình khối lớn, tiêu biểu, phù hợp với
tinh thần của Thánh đường. Các ý tưởng về điêu khắc trang trí phù hợp với các ý
nghĩa, biểu trưng tôn giáo, phù hợp với không gian kiến trúc và hình khối đặc
thù của Thánh đường.
Màu
sắc chủ đạo
Sử dụng hòa sắc lạnh làm chủ đạo, tạo sự
tươi mát, thanh bình, phù hợp với ý nghĩa của trung tâm hành hương, cân bằng với
khí hậu nóng bức của địa phương Quảng Trị. Xanh Lam - Trắng Xám - Xanh Lục.
- Xanh Lam: Màu
của bầu trời, tạo cảm giác nhẹ nhàng, bay bổng, chiếm hầu hết diện tích mái
trên cao. Một ngôn ngữ màu sắc tiêu biểu của Mẹ Maria, màu của niềm tin và hi vọng...
- Trắng Xám: Phủ
đều trên phần thân kiến trúc, là màu trung gian liên kết hai sắc màu lạnh, tạo
nên cảm giác tinh khiết và huyền ảo giữa thiên nhiên. Trắng còn là màu tượng
trưng cho tinh thần Giáng sinh và Phục sinh.
- Xanh Lục: Chiếm
phần lớn diện tích sàn (đá xanh và các thảm cỏ), là màu sắc của lá vằng, của
cây cỏ địa phương, gợi nhớ đến sự che chở, đùm bọc và sức sống trong những ngày
gian khó giữ vững đức tin của Giáo hội Công giáo Việt Nam.
CÁC
PHÙ ĐIÊU MỸ THUẬT
THÁP
TRƯỚC
MỘT
SỐ PHÙ ĐIÊU CHÍNH
Biểu
tượng Chúa Thánh Thần với lời sai đi
Đức Maria – Thánh Mẫu La Vang
Biểu
tượng bốn Thánh sử
Các
Thánh Tông Đồ
Các
Thánh Tử vì đạo tại Việt Nam
Bốn
vị Thánh có dấu ấn trong Giáo Hội Việt Nam
Huy
hiệu La Vang
THÁP
GIỮA
THÁNH
GIÁ MẠ VÀNG ĐỈNH MÁI
HAI
MƯƠI MẦU NHIỆM MÂN CÔI
Ý tưởng thiết kế VCTĐLV mang hình dáng chiếc
lồng đèn, bộ tường bao quanh được đục thủng tạo những khe thoáng để lọt ánh
sáng trong nội thất ra làm nền cho hai mươi bức phù điêu bao quanh công trình.
Khe sáng cũng giữ vai trò làm thoáng không gian bên trong, thổi làn khí được
làm mát bằng không gian hành lang lớn bao quanh.
(XIN
XEM HÌNH Ở PHẦN CÁC TÁC PHẨM ĐÃ HOÀN THÀNH)
PHƯƠNG
ÁN NỘI THẤT
(Xin
lưu ý, toàn bộ chỉ là phác thảo hình vẽ minh họa)
THÔNG
ĐIỆP THIẾT KẾ:
- Vương Cung
Thánh Đường Đức Mẹ La Vang là một thánh đường lớn nhất của Giáo Hội Việt Nam.
Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang là Trung tâm Thánh Mẫu toàn quốc và quốc tế.
Có yêu cầu cao nhất về quy mô và phẩm chất công trình.
- Một trong những
giá trị quan trọng mang tính đặc trưng của một Vương Cung Thánh Đường là phẩm
chất của các tác phẩm, vật thể trang trí … Các vật thể này phải là tác phẩm nghệ
thuật đích thực, có giá trị nghệ thuật cao.
- Theo dòng lịch
sử La Vang, đức tin đã đồng hành cùng với văn hoá của người Việt, trở thành niềm
tin cao cả, nhưng vô cùng gần gũi thân quen. Do đó, thông điệp của công trình
phải mang nhiều yếu tố văn hoá truyền thống Việt Nam, thân thuộc không xa lạ.
1/ Ý
tưởng chủ đạo:
- Tái hiện lại
hình tượng và không gian Đức ̀ Mẹ hiện ra tại La Vang.
- Thiết kế không
gian nội thất mang phong cách Á Đông, cách tân nhưng mang tinh thần một ngôi
nhà Việt
- Tạo một sự liền
lạc nối tiếp về hình thức ̀kiến trúc từ ngoại thất vào nội thất.
2/
Tính chất thiết kế:
- Bảo đảm sự
linh thiêng và trang nghiêm của một công trình tôn giáo. Đáp ứng các quy định,
luật lệ về phụng tự cho một Vương Cung Thánh Đường.
- Hình thức nội
thất của Vương Cung Thánh Đường theo hướng dung hợp các yếu tố văn hóa Đông -
Tây, kết hợp truyền thống và hiện đại. Thể hiện được những đặc trưng tiêu biểu
nghệ thuật truyền thống Việt Nam, qua chất liệu và hình thức nghệ thuật bản địa.
- Chất liệu dùng
trong trang trí phải là chất liệu bền vững. Phù hợp với điều kiện khí hậu của địa
phương. Chú trọng tới các vật liệu mang tính truyền thống. Sử dụng các chất liệu
hiện đại ngày nay,và khả năng kết cấu và thi công, nhằm tạo ra các hiệu quả mạnh
mẽ về thị giác.
- Các tác phẩm mỹ
thuật phục vụ cho việc trang trí nội thất Thánh đường như: tranh, tượng,
mosaic, kính màu,… đều phải là các tác phẩm nghệ thuật đích thực, có giá trị thẩm
mỹ cao, được sáng tác riêng, không sao chép từ bất cứ một tác phẩm nào.
- Toàn thể các
tác phẩm mỹ thuật trong không gian nội thất tạo một sự liền lạc. Các tác phẩm
liên đới, tương nhượng lẫn nhau tôn vinh vẻ đẹp và sự thánh thiện.
3/
Phương án:
A. Phát huy hệ kết cấu rường mái nhà Việt, tận dụng tối đa ánh sáng tự
nhiên, hình thành không gian nội thất Á Đông.
B. Phong cách thiết kế tối giản, sử dụng các tác phẩm mỹ thuật trong
không gian nội thất để tạo ra không gian mỹ thuật tôn giáo với mỗi tác phẩm tự
nó tôn vinh vẻ đẹp thánh thiện. Đồng thời được kết hợp với những tác phẩm khác
tạo sự liên hoàn và cùng tôn vinh tác phẩm chı́nh là Tượng Đức Mẹ La Vang trong
gian Cung Thánh.
C. Các tác phẩm gồm có:
- Tượng Đức Mẹ
(Pháp Lam - mạ vàng)
- Bàn thờ (Đá
Lam Ngọc)
- Bộ Tranh sự
tích Đức Mẹ La Vang (Sơn dầu)
- Bộ Tranh các
Bí tích (Sơn mài)
- 14 chặng đàng
Thánh giá (Mosaic)
TÍNH
CHẤT ĐẶC ĐIỂM
1. Thể hiện một không gian nội thất huy
hoàng, hoàn mỹ. Nhằm đưa công trình trở nên một tác phẩm nghệ thuật với chất lượng
cao nhất, từ kiến trúc đến hội họa, điêu khắc và trang trí.
2. Tính chất trang trí là sự kết hợp hài
hòa giữa không gian kiến trúc Á đông với Phương Tây.
3. Các tác phẩm nghệ thuật như tranh sơn dầu,
sơn mài, mosaic, kính màu đều thể hiện theo lối hàn lâm. Đây là một điểm khác
biệt lớn vì các nhà thờ hiện tại ở Việt Nam đều không có những tác phẩm nghệ
thuật mang tính hàn lâm.
4. Nội thất trang trí sẽ giữ nguyên không
che lấp các cột, kèo, xà của tòa nhà, nhằm tạo một không gian kiến trúc truyền
thống. Trên các bộ phận kiến trúc sẽ kết hợp các chỉ viền, hoa văn trang trí nhẹ.
CUNG
THÁNH
“Sau khi sinh con, Bà được đem vào Rừng Vắng;
tại đó Thiên Chúa đã dành cho Bà một chỗ” (Bài đọc lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời:
Kh 12, 6a)
Cung Thánh là không gian quan trọng nhất của
Vương Cung Thánh Đường nên phải thể hiện được bầu khí linh thiêng, sự trang
nghiêm và mang tính nghệ thuật cao.
Vị trí Cung Thánh được đưa ra phía trước,
nhằm tạo nên không gian trung tâm khi cử hành Thánh lễ và các nghi thức tôn
giáo.
Đặc điểm Thánh đường của một trung tâm hành
hương là nơi nhiều người thăm viếng, tiếp cận Cung Thánh… Vì thế thiết kế vị
trí nhà chầu và sách thánh ẩn vào bên trong (Như một nguyện đường nhỏ “chapel”)
là phù hợp, làm khởi đầu cho một chặng đường từ Lời Chúa, qua các Bí Tích và kết
thúc tại nơi Nhà Chầu Thánh Thể. ́
Mặt vách sau cung thánh (Sau tượng Đức Mẹ
La Vang) là mảng thủy tinh tượng trưng màu trời và cây xanh, không gian Đức Mẹ
hiển linh. Chất liệu thủy tinh long lanh tạo nên cảm xúc linh thiêng, hướng thượng…
“Sau khi sinh con, Bà được đem vào Rừng Vắng”.
Thực hiện 3 yếu tố: Gió- Nước- Cây xanh tượng
trưng cho Vũ Trụ. Toàn bộ tượng Đức Mẹ và vách kính được tôn tạo bởi một hệ thống
chiếu sáng chuyên biệt. Đây là điểm nhấn và là chìa khóa của Mỹ Thuật không
gian Cung Thánh.
BÀN
THỜ
Bàn Thờ Chính hình tròn đường kính 2,5m, được
làm bằng đá màu xanh ngọc bích, Bàn Thờ được chia làm 3 phần chính:
- Phần đế: Hình
vuông, cạnh chạm khắc hoa văn Nước và Đất, là hình ảnh của Vật chất và Nhân loại.
- Phần thân:
Hình bát giác, mặt trước khắc Logo La Vang, 7 mặt còn lại chạm khắc biểu tượng
của 7 Bí Tích, là hình ảnh của Bát Phúc.
- Phần mặt bàn:
Hình tròn, đường kính 2,5m, cạnh khắc hoạ tiết Mây, là hình ảnh của trời. Ý
nghĩa: Từ mặt đất và từ nhân loại cõi đời này, con đường Bát Phúc qua các Bí
Tích dẫn về trời.
TƯỢNG
ĐỨC MẸ TRÊN CUNG THÁNH
Tượng Đức Mẹ La Vang được thể hiện trong
không gian mở, tiếp giáp phía trên là tán cây đa. Một hình ảnh bay bổng, linh
thiêng phù hợp với tinh thần câu chuyện về Đức Mẹ hiện ra.
Khối tượng gồm 2 phần:
- Phần chính: Tượng
Đức Mẹ và Chúa, được tạo hình theo phong cách tân cổ điển. Chân dung Đức Mẹ thể
hiện được đặc trưng vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Phần chân dung, bàn tay
tô màu da người. Biểu tượng 12 ngôi sao mạ vàng. Áo dài màu xanh của Đức Mẹ thực
hiện theo kỹ thuật Pháp Lam truyền thống Huế. Màu áo vàng kim của Chúa được xi
mạ bằng vàng hoặc dán lá vàng. (Chất liệu đúc inox 316, PVD vàng, cao 6m).
- Phần phụ:
Thân, cành cây đa, bằng inox 316 trắng bạc. Các phần này được liên kết với nhau
bằng kết cấu khung thép, treo vào hệ thống đà bê tông của công trình. (Chất liệu
đúc Inox, PVD trắng bạc, cao 4m).
GIẾNG
RỬA TỘI
Phía trước, chính diện cửa ra vào của Thánh
đường là vị trí của Bí tích rửa tội. Thể hiện ý nghĩa tôn giáo kết hợp với nét
đặc sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
Giếng rửa tội tại thánh đường được làm bằng
đá xanh, mô phỏng kiểu thức một giếng đá cổ truyền. Giếng chia làm 2 phần, phần
bệ và phần giếng. Phần bệ của giếng hình bát giác, mỗi cạnh nơi tiếp góc, có chạm
hoa văn hình chân quỳ. Phần trên của giếng hình tròn có chạm khắc hoa văn sóng
nước.
BỘ
TRANH BÍ TÍCH
Các vách trong phía trước hai bên nội thất
Thánh đường là bộ tranh sơn mài các Bí Tích. (Kích thước 2,5x5,0m ). Làm thành
một vòng tròn Ân Sủng khép kín từ Chapel lời Chúa đến Chapel Thánh Thể.
Tranh được thực hiện bằng chất liệu sơn mài
truyền thống, bền vững, đặc thù và thích hợp với không gian thờ phượng Việt
Nam. Phía trước mỗi bức tranh là bệ đá có chạm trang trí, như một bệ thờ và là
không gian ngăn cách bức tranh với người xem.
Bố cục trên 3 vách nhà thờ là một bộ tranh
gồm 6 tấm, thể hiện một nội dung của các Bí tích:
1. Tranh sơn mài Bí tích: “Truyền chức
thánh”
2. Tranh sơn mài Bí tích: “Xức dầu bệnh
nhân”
3. Tranh sơn mài Bí tích: “Mình Thánh Chúa”
4. Tranh sơn mài Bí tích: “Thêm Sức”
5. Tranh sơn mài Bí tích: “Giải tội”
6. Tranh sơn mài Bí tích: “Hôn phối”
Chen giữa Bí tích “Mình Thánh Chúa” và
“Thêm Sức” là Giếng rửa tội (số 3 + Giếng + số 4: là Bí tích cửa)
14
CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ
Mặt ngoài lan can tầng lửng là 14 chặng
đàng Thánh giá, được thực hiện bằng chất liệu mosaic. Khoảng cách giữa các bức
tranh là phần trang trí bằng đá cẩm thạch hoặc gốm sứ màu trắng.
14 chặng đàng Thánh giá tái hiện “Cuộc
thương khó của Chúa Giêsu”.
Tranh được tạo hình theo phong cách đặc
trưng mosaic nhưng ít màu sắc và mang tính chất Á Đông.
BỘ
TRANH SỰ TÍCH LA VANG
Vị trí : Hai vách bên Cung Thánh phía dưới
tầng lửng.
Chất liệu: Tranh thể hiện bằng chất liệu sơn dầu trên gỗ công nghiệp ( Kích thước 3 x 6m/ tấm).
- Tranh 1: Cuộc sống cơ cực và bị bách hại của giáo dân
- Tranh 2: Đức Mẹ hiển linh và đời sống tinh thần mới.
CHIẾU
SÁNG
Thiết
kế Ánh sáng Phụng Vụ Thánh Lễ
- Ánh sáng khu vực
Cung Thánh Phục vụ Thánh Lễ
- Ánh sáng khu vực
Tham dự Thánh Lễ
- Ánh sáng Phục
vụ cho từng khu vực riêng biệt. Phạm vi Thiết kế ánh sáng
- Không gian bên
trong Nhà thờ
- Phù điêu, Ảnh
tượng và Bàn thờ
- Những vị trí
theo yêu cầu của Ban xây dựng và Mỹ Thuật
- Lối đi chung
và hành lang xung quanh nhà thờ
NHỮNG
HÌNH ẢNH VÀ THÔNG TIN
MỚI
NHẤT VỀ CÔNG TRÌNH
(Tính theo ngày bài báo này thực hiện 20/9/2020)
Trong quá trình thi công đã có
- 340 cuộc họp
giao ban hằng tuần có lập biên bản.
- 345 bản báo
cáo công việc hằng tuần của đơn vị Tư vấn Giám sát.
- 43 cuộc họp Hội
Đồng Nghệ Thuật có lập biên bản.
Cám
ơn:
- Công ty Xây Dựng
Kiến Lương và Công ty Xây Dựng Hưng Lê Gia, với các Ks. Phanxicô Nguyễn Trọng
Lương, Ks. Phanxicô Nguyễn Đặng Dũng, Ks. Lê Trạnh, thực hiện toàn bộ phần xây
dựng thô.
- Công ty
Toffar, Kts. Phêrô Nguyễn Đức Triệu, Kts. Đặng Hồng Tuấn, thực hiện phần đá lát
và ốp.
- Công ty Không
gian kết nối và Công ty Bình Thủy, Điêu khắc gia Hoàng Tường Minh, Đkg. Maria
Nguyễn thị Thanh Thủy, Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền, thực hiện các tác phẩm nghệ
thuật đá.
- Công ty Nhật
Nam, Ks Nguyễn Văn Cát, thực hiện Giám sát công trình.
- Công ty Trung
Dũng, Nghệ nhân Đỗ Xuân Ngọc, thực hiện phần đúc các tác phẩm bằng kim loại.
- Công ty Mỹ Thuật
Gia Định, thi công các tác phẩm trong nội thất
MẦU
NHIỆM MÂN CÔI
TƯỢNG
ĐỨC MẸ TRÊN CUNG THÁNH
KIẾN
TRÚC CÔNG TRÌNH
Không
gian bên ngoài và nội thất lễ đài
Nội
thất nhà thờ
Ngày
14/01/2020
Bận tâm với công trình, Đức Tổng Giám Mục
Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám Mục Huế, Chủ tịch HĐGMVN. đã có một buổi họp
quan trọng với toàn bộ các chuyên viên và các công ty tham gia công trình vào
ngày 14/1/2020, sau buổi họp duyệt xét công việc, Đức Tổng đã mở tiệc “khao
quân” và lì xì Tết cho tất cả các công nhân đang thi công tại công trình, buổi
họp mặt và buổi tiệc đã thắt chặt thêm mối tương quan và quyết tâm xây dựng
công trình dâng kính Mẹ.
Đáng tiếc,
ngay sau Tết Canh Tý (2/2020), virus Corona hoành hành khắp hoàn cầu gây thiệt
hại rất nhiều nhân mạng cũng như kinh tế, việc thi công công trình không thể
tránh khỏi bị ảnh hưởng, công việc đình trệ, công trường và các xưởng gia công
chế tác phải đóng cửa hai đợt dịch liên tiếp (Tháng 3 và tháng 8), các mỏ đá
đóng băng không hoạt động, … Thiệt hại về tài chánh khiến các hoạt động bị tê
liệt, chưa biết tình hình sẽ diễn tiến ra sao.
Trước khi kết thúc bài báo này, xin trân trọng
biết ơn:
- Cha Giacôbê Lê
Sỹ Hiện, Nguyên Quản nhiệm Trung Tâm Hành Hương La Vang.
- Cha Micae Phạm
Ngọc Hải, Quản nhiệm Trung Tâm Hành Hương La Vang.
Các chuyên viên sau đây đã có mặt từ khi
chuẩn bị khởi công công trình, làm việc suốt thời gian cho đến nay với tư cách
tình nguyện (không thù lao):
- Ks Phêrô Trần
Thế Hùng, Tổng Phụ trách kỹ thuật thi công.
- Kts Gioan B.
Nguyễn Thế Anh, Kiến trúc sư trưởng công trình.
- Ks Têrêsa Nguyễn
Đức Quỳnh Mai, Phụ trách hành chánh quản trị.
- Ks Phêrô Nguyễn
Nhật Nam, thực hiện phần khảo sát địa chất công trình và các thí nghiệm vật liệu
xây dựng theo đúng quy định của ngành xây dựng.
Công trình đang hướng về phía trước với sự
tiếp tục phó thác cho Đức Trinh Nữ Maria Mẹ La Vang và lòng hảo tâm của cộng
đoàn dân Chúa.
Trích Bản tin Hiệp
Thông / HĐGMVN, Số 121 (Tháng 11 & 12 năm 2020)