GIÁO XỨ LÀ GIA
ĐÌNH CỦA CHÚA
MỘT CÁI NHÌN VỀ MỐI TƯƠNG QUAN CỦA CÁC
THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH
Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng
WHĐ (19.10.2020)
– Gọi Giáo hội như là gia đình của
Chúa thì đó là chuyện nghe quen tai; gọi giáo xứ như là gia đình của Chúa thì
có vẻ ít nghe hơn nhưng cũng có lý. Còn gọi Giáo
xứ là gia đình của Chúa… thì có vẻ “khẳng quyết hơn”, nhưng vẫn có lý và rất
có tình. Vì “giáo xứ chủ yếu không phải là một cơ cấu, một địa giới hay một toà
nhà, nhưng đúng hơn đó là “gia đình của Chúa...”[1], bài viết Giáo xứ là gia đình của Chúa… muốn được
trình bày ít nhiều về mối tương quan giữa giáo dân và giáo sĩ, với một số hướng
dẫn của Giáo hội, trong khung cảnh của một xứ đạo thấm đượm sự sống nhiệm mầu của
Thiên Chúa Ba Ngôi.
Một vài ý tưởng dẫn vào…
Các tín hữu
chuyên cần nghe các tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng
năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng.[2]
Các tín hữu thời
bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý… càng ngày càng có thêm nhiều người
tin theo Chúa: cả đàn ông đàn bà rất đông.[3]
Khi ta nâng chén
chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há là chẳng phải dự phần vào Máu Đức Kitô sao?
Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao?[4]
Một châm ngôn cổ cho rằng: “Giáo hội cử hành bí tích Thánh Thể và bí tích Thánh Thể làm nên Giáo hội”. Trên nền tảng đó, bài viết Giáo xứ là gia đình của Chúa... sẽ luôn ý thức giáo xứ không tiên vàn là một cơ cấu, nhưng đúng hơn đó là:
… “gia đình của Thiên Chúa, một nhóm bừng cháy tinh thần hợp nhất”, “một mái nhà thân thương và niềm nở”, “một cộng đoàn tín hữu”. Giáo xứ được thiết lập một cách rõ ràng và đơn giản trên một thực tại thần học bởi vì nó là một cộng đồng Thánh Thể. Điều ấy có nghĩa giáo xứ là một cộng đồng thích hợp để cử hành Thánh Thể, nguồn mạch sống động để xây dựng giáo xứ và là mối liên kết bí tích của sự hiệp thông trọn vẹn giữa giáo xứ với toàn thể Giáo hội.[5]
Giáo xứ là một cộng
đoàn tín hữu được thiết lập cách bền vững ở trong giáo hội địa phương, và việc
săn sóc mục vụ được ủy thác cho linh mục chính xứ làm chủ chăn riêng, dưới quyền
của giám mục giáo phận. Chỉ duy có giám mục giáo phận có quyền thành lập, giải
tán hoặc thay đổi các giáo xứ; tuy nhiên ngài không nên thành lập, giải tán hoặc
thay đổi một cách đáng kể các giáo xứ mà không tham khảo ý kiến hội đồng linh mục.[6]
và xin được cùng
với Giáo hội để dâng lên Chúa lời nguyện:
Lạy Chúa,
này chúng con thuộc
đại gia đình của Chúa,
xin dủ thương
đoái nhìn
và giúp chúng con
hằng chế ngự thân xác,
để tinh thần được
phấn khởi
và thiết tha tìm
kiếm Chúa không ngừng.
Chúng con cầu xin
nhờ Đức Giêsu
Kitô Con Chúa,
là Thiên Chúa và
là Chúa chúng con,
Người hằng sống
và hiển trị muôn đời.
Amen.[7]
Từ Giáo hội học đến thần học về giáo xứ
Làm thần học về
giáo xứ (to do theology on parishes)
không thể không nghiên cứu về Giáo hội (to
study the Church). Suy tư và tìm hiểu bản chất của giáo xứ không thể không
nghiên cứu mối tương quan của giáo xứ với giáo phận, Giáo hội phổ quát, trong
đó các thừa tác vụ và các đoàn sủng giúp Giáo hội tăng trưởng:
… rõ ràng phải được
hiểu dưới ánh sáng của khoa “Giáo hội học hiệp thông”: các thừa tác vụ và các
đoàn sủng, vì khác biệt và bổ túc cho nhau, nên theo thể thức của mình, đều cần
thiết cho sự tăng trưởng của Giáo hội.[8]
Thích thú với trình tự sáu giai đoạn
theo phương pháp nghiên cứu Giáo hội học trong tác phẩm La Chiesa primizia del regno của Battista Mondin:[9] (1) Giai đoạn kinh nghiệm,[10] (2) Giai đoạn chú giải,[11] (3) Giai đoạn hiện tượng,[12] (4) Giai đoạn triết lý,[13] (5) Giai đoạn thần học,[14] (6) Giai đoạn đối thoại,[15] bài viết Giáo xứ là gia
đình của Chúa... trong tinh thần của Giáo hội học cũng như thần học về giáo
xứ có phương pháp nghiên cứu của
mình (và không nhất thiết phải theo đúng trình tự sáu giai đoạn
kể trên).[16]
Điều thú vị còn là sự ý thức được rằng, nếu bị tục hóa, Giáo xứ là gia
đình của Chúa... sẽ mất đi tính chất “tiên tri” để có thể nhân danh Chúa Kitô mà rao giảng Tin mừng cứu độ.[17] Nếu quá
thiêng liêng xa vời, Giáo xứ là gia đình
của Chúa... sẽ xuất thế mà không nhập thế được và mất đi khả năng hội nhập
để có thể tiếp xúc với những con người cụ thể của Giáo hội, giáo hội địa
phương,[18]
giáo xứ.
Trong dòng lịch sử,
suy tư thần học về chính Giáo hội xuất hiện tương đối muộn màng. Mãi đến năm
1.300, luận thuyết thần học đầu tiên về Giáo hội, De Ecclesia của James
Viterbo, mới được phổ biến. Công trình đó, và hầu như tất cả Giáo hội học hay
thần học về Giáo hội sau này, đều chú tâm đến Giáo hội phổ quát, giáo hoàng,
các giám mục, quyền lực Giáo hội đã đón nhận được từ nơi Đức Kitô.[19]
Thần học là đức tin tìm kiếm sự hiểu biết, tìm kiếm phương cách thích hợp nhất đối với việc
chuyển thông giáo lý đức tin cho con người.[20] Thật vậy, khởi đầu với ngày lễ Ngũ Tuần, trong ý thức Giáo hội học có nghĩa là học hỏi về Giáo
hội, các thành phần trong Giáo hội nghiên cứu Thánh kinh và Thánh truyền của
Kitô giáo trong sự hiểu biết sâu xa hơn này.[21]
Mỗi Phúc âm phản ánh một cách quan niệm về Giáo hội.
Giáo hội học đã hình thành, phát triển và đạt dần tới mức hoàn chỉnh theo nhịp
Giáo hội tăng trưởng và suy tư về chính mình, tìm kiếm những cách thức nhận định,
cách hiểu, cách giải thích, phân tích kỹ càng và những tổng hợp rộng rãi hơn, để
có thể hiểu đúng giá trị và trân trọng đủ trong việc ghi lại những suy tư về
Giáo hội, giúp hình thành một nền thần học về Giáo hội, về giáo hội địa phương,
cách riêng về giáo xứ (để giáo xứ thực sự là gia đình của Chúa được hiểu rõ
ràng hơn và sống đúng đắn hơn).[22]
Giáo hội nói chung, và cách nào đó là giáo hội địa
phương, giáo xứ… được so sánh với “địa đàng”;[23] với “dòng
dõi Abraham”, “đàn chiên duy nhất của đức tin”, “người vợ ngoại tình” của Hôsê;[24]
với Evà phát sinh từ cạnh sườn Ađam;[25] với “tàu
của Noê”,[26]
với Rêbécca,[27]
với Giêrusalem hay thậm chí với “cô gái điếm Rahab” và căn nhà của cô,[28]
với “cung thánh” của Môsê,[29]
với tấm “áo không có đường khâu” của Ðức Giêsu,[30] với con
“tàu đức tin”,[31]
với “hội các tín hữu”,[32]
với “nhà Thiên Chúa”.[33]
Vào giữa thế kỷ 19, thần học gia Johann Adam Moehler (1796-1838) còn định nghĩa Giáo hội là:[34]
… chính Con Thiên Chúa hằng tỏ mình cho nhân loại
dưới lốt phàm nhân, tự đổi mới không ngừng mà vẫn giữ nguyên như cũ, tức Giáo hội
là cuộc nhập thể của Con Thiên Chúa, một cuộc nhập thể kéo dài cho đến mãi mãi.[35]
Nhà Giáo hội học danh tiếng Joseph Komonchak (Hoa
Kỳ) nhấn mạnh đến yếu tố không thể thay thế của con người trong Giáo hội:
Các nguyên lý cấu thành Giáo hội (ở bất kỳ cấp độ
nào) bao gồm: lời mời gọi của Chúa Cha, lời của Chúa Kitô, sự hiện diện của
Thánh Thần, việc cử hành bí tích Thánh Thể, tình huynh đệ yêu thương và thừa
tác vụ tông truyền (nghĩa là quyền lãnh đạo kế thừa từ các tông đồ). Nơi nào những nguyên lý này làm phát sinh ra một
cộng đoàn thì đó là giáo hội, không chỉ là một phần của Giáo hội, nhưng là một
thực tại đầy đủ của Dân Chúa và là nơi cư ngụ của Thánh Thần.[36]
Khi cảm thức về Giáo hội
đã lớn rộng và sâu sắc trong lòng cộng đồng các
tín hữu, Công đồng Vaticanô II chọn Giáo hội làm chủ đề
chính, giúp cho các tín hữu ý thức rõ hơn
mình là thành viên chủ động của Giáo hội. Theo đó, Giáo hội, giáo hội địa
phương, giáo xứ… được nhắc đến trong định hướng sống tình hiệp thông nhờ có
Thánh Thần hiện diện và hành động.[37]
H. Muehlen còn đề nghị cách định nghĩa Giáo hội theo Thần Khí học: Giáo hội như
“mầu nhiệm đồng nhất hóa” Thánh Thần với các Kitô hữu nơi Ðức Kitô; Giáo hội
như “một ngôi vị huyền bí” (una mystica
persona).[38] Hiến chế tín lý về Giáo hội nhận định:
Thánh Linh không chỉ thánh hóa và huớng dẫn Dân
Thiên Chúa bằng các bí tích và các thừa tác vụ, cùng trang bị họ bằng các nhân
đức, nhưng Ngài còn ban phát các ân sủng đặc biệt cho mọi cấp bậc các tín hữu
“phân chia ân huệ cho mỗi người theo ý Ngài” (1 Cr 12,11), khiến người lãnh nhận
các ân sủng ấy có đủ khả năng và sẵn lòng đảm nhận các công việc và nhiệm vụ
khác nhau mưu ích cho việc canh tân, xây dựng và phát triển Giáo hội....[39]
Lãnh nhận các ân sủng và sẵn lòng đảm nhận các
nhiệm vụ khác nhau để phát triển Giáo hội nói chung, giáo hội địa phương, giáo
xứ là những cộng đoàn nền tảng của đời sống Kitô hữu trong Giáo hội của Đức
Giêsu Kitô, là những trung tâm đầu tiên, những đơn vị gia đình đầu tiên và chủ
yếu của đời sống Giáo hội trong công cuộc truyền giáo và phát triển Giáo hội.
Giáo hội địa phương
Theo James A. Coriden, sự phát triển một thần học
về giáo hội địa phương, giáo xứ nảy sinh từ năm phong trào khơi dậy những
nghiên cứu và suy tư đầy nhiệt huyết, giúp nối kết thành một tổng thể rất hữu
ích, giúp hậu thuẫn cho sự hiểu biết phong phú hơn, đầy đủ hơn về giáo hội địa
phương, về giáo xứ và về các mối tương quan của các thành phần trong những thực
tại này.[40]
… (1) phong trào Thánh kinh muốn nghiên cứu lại
những cộng đoàn trong Tân ước, (2) phong trào giáo phụ với nghiên cứu mới về những
văn sĩ Kitô giáo thời ban đầu và những tín hữu đoàn của họ, (3) phong trào phụng
vụ với cuộc canh tân phụng tự và sinh hoạt bí tích của Giáo hội, (4) phong trào
truyền giáo, tái khám phá việc công bố lời Chúa cho những người chưa thuộc về
Giáo hội, và (5) phong trào đại kết, cân nhắc và đối thoại với những Giáo hội
Kitô giáo khác.[41]
Đã có thời, trước Công đồng Vaticanô II, một thành ngữ thần
học đã từng được sử dụng để gọi giáo hội địa phương, giáo xứ là Giáo hội thu nhỏ,
một tiểu giáo hội trong Giáo hội (ecclesiola
in ecclesia), là tế bào của Giáo hội phổ quát, một dạng thức rất nhỏ của
Giáo hội phổ quát, như một tế bào trong những tế bào của một cơ phận trong một
thân thể duy nhất, Nhiệm Thể Chúa Giêsu Kitô. Giáo hội phổ quát hiện thể trong
giáo hội địa phương.[42] Tuy nhiên, giáo hội địa
phương không phải là Giáo hội toàn thể. Giáo hội phổ quát mới đích thực là Nhiệm
Thể Chúa Kitô và mới bất khả khuyết. Chỉ Giáo hội phổ quát mới gồm toàn thể
“các thánh thông công” (communion of
Saints: ở trần gian, ở trên trời và trong luyện ngục).[43] Chỉ Giáo hội phổ quát mới
bao gồm toàn bộ tiến trình thời gian từ lúc Chúa Ngôi Hai giáng sinh làm người
cho tới ngày Người quang lâm.
Vì thế, việc hình thành một giáo xứ luôn phải đặt
dấu nhấn trên tính hiệp nhất với tính chất cá biệt của một giáo hội địa phương,
một cộng đồng tôn giáo trong bản chất là truyền giáo, chứ không phải là một hội
đoàn chính trị với các quyền bính thế tục. Đó là cộng đoàn, là gia đình… tụ họp
trong sự hiệp thông với Chúa, là phương tiện cho một mục đích lớn hơn, cao cả
hơn… và là thể hiện của Giáo hội.
Với cái nhìn thần học về Giáo hội phổ quát được
áp dụng xuống cho cộng đoàn tín hữu địa phương, cho giáo xứ… như một mẫu thu nhỏ
của Nhiệm Thể Đức Kitô, giáo hội địa phương, giáo xứ cũng được xem như một dạng
thức của một pháp nhân tập đoàn trong niềm tin siêu nhiên cũng như thực hành tự
nhiên, với những quyền lợi và đặc ân trong chân lý và ân sủng của Thiên Chúa
ban cho.
Công đồng Vaticanô II đặc biệt lưu tâm và nhấn mạnh
nhiều đến việc Nhiệm Thể Giáo hội phải lớn lên;[44] mọi chi thể sống động
đều phải tích cực hợp tác đến độ có thể nói là sự sống của Giáo hội tùy thuộc
vào hoạt động của những pháp nhân tập đoàn là các giáo hội địa phương, giáo xứ trong niềm tin siêu nhiên cũng như thực hành tự
nhiên.[45]
Giáo xứ là đơn vị căn bản của Giáo hội, là tế bào
căn bản của Giáo hội (the basic cell of
the Churxh),[46]
một hình ảnh rất đẹp, rất nên được sử dụng cho thấy mối tương quan hữu cơ giữa
giáo xứ với giáo phận, và với Giáo hội toàn cầu. Giáo xứ đối với Giáo hội toàn
cầu là chi thể trong Nhiệm Thể, là thành phần của đại gia đình Giáo hội. Nhưng
chính giáo xứ cũng là gia đình, gia đình của Chúa, với các thành viên là mọi
người dân xứ: giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân. Giáo xứ là hiện thân (embodiment), là sự thể hiện (realization) của giáo hội rộng lớn hơn,
là chính Giáo hội hiện hữu tại một vị trí địa lý cụ thể và là môi trường sống đạo
của một cộng đoàn cụ thể.
Giáo hội là một cơ cấu hữu hình, “chỗ ở” của gia
đình con cái Thiên Chúa, mà gia trưởng là chính Thiên Chúa. Hay cũng có thể
nói, chủ hộ đích thực và không thể thay thế của gia đình Giáo hội, giáo phận,
giáo xứ là chính Chúa Kitô. Thật vậy, Thánh Phaolô trong 1 Timôthê 3,14-16 đã
viết:
Tôi viết cho anh thư này, dù vẫn hy vọng sớm đến
với anh, nhưng nếu tôi chậm trễ, thì thư này sẽ cho anh biết phải ăn ở thế nào
trong nhà của Thiên Chúa, tức là Giáo hội của Thiên Chúa hằng sống, cột trụ và
điểm tựa của chân lý. Phải công nhận rằng:
mầu nhiệm của đạo thánh thật là cao cả, đó là: Đức Kitô xuất hiện trong thân phận
người phàm, được Chúa Thánh Thần chứng thực là công chính; Người được các thiên
thần chiêm ngưỡng, và được loan truyền giữa muôn dân; Người được cả hoàn cầu
tin kính,
được siêu thăng cõi trời vinh hiển.[47]
Vì thế, linh mục chính xứ, mục
tử riêng (proper pastor) của giáo xứ,
trong sự hiệp thông với giám mục giáo phận của mình, là người được huấn luyện,
được kỳ vọng mỗi ngày một trở nên một Kitô khác (Alter Christus), tuy
không thay thế Người theo nghĩa triệt để, cũng không sánh được với giám mục
giáo phận trong cương vị
tông đồ, nhưng luôn luôn trong sự hiệp thông với giám mục giáo phận của mình, được
đặc biệt mời gọi làm công việc của chính Đức Kitô.
Giáo hội địa phương là hiện thân của giáo hội rộng
lớn hơn, là chính Giáo hội hiện hữu tại một vị trí địa lý cụ thể và là môi trường
sống của con người. Cũng như con người được sinh vào những gia đình riêng biệt
trong những nơi chốn và điều kiện cụ thể, người Kitô hữu được lãnh nhận bí tích
rửa tội, nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô trong những giáo hội địa phương
riêng biệt.[48]
Thật vậy, giáo hội địa phương, giáo xứ có thể được
nhận dạng qua sự thực hành và sống linh ân của “Thần Khí” (pneumatologica), đặc sủng
“thần linh” (charismatica), mầu
nhiệm “Thánh Thể” (Eucharistica),
định thức “hiệp thông”, dạng thức “bí tích”, mẫu thức “sứ điệp Tin mừng” (kerygma), kiểu thức
“cánh chung” (eschatologicaI),
mô hình “thập giá” (staurologica)
trong định hướng Nước Trời của Đức Kitô.
Những hiện thân hay những thể hiện địa phương này
xây dựng nên Giáo hội. Mỗi quan điểm hay phương pháp thể hiện đều có công đóng
góp phần mình để giúp hiểu thêm về những khía cạnh đa dạng của mầu nhiệm Giáo hội,
giáo hội địa phương, giáo xứ.[49]
Thật vậy, giáo hội địa phương, giáo xứ được nhận biết và được liên kết với Giáo
hội rộng lớn hơn qua sự hiện diện phẩm trật và các hoạt động mục vụ của các mục
tử: làm thể hiện (re-present), làm hiện hữu (make present),
làm hiện thực hoá (realize, make it
real) Giáo hội toàn cầu.
Các giáo xứ thể hiện, làm hiện hữu Giáo hội toàn
cầu. Các giáo xứ hiện thực hoá Giáo hội, đặc biệt khi tín hữu đoàn cùng với vị
mục tử của mình cử hành bí tích Thánh Thể vào ngày Chúa nhật.[50]
Giáo hội, giáo hội địa phương, giáo xứ… là thực tại
vừa mầu nhiệm vừa sống động nên không ai có thể hiểu biết hết được, nhưng hoàn
toàn có thể nhận biết được một số khía cạnh của thực tại sống động và mầu nhiệm
này. Với những mức độ giá trị khác nhau: có khi là tín điều, có khi là giáo lý
chung, và cũng có khi chỉ là những nhận định riêng, những phạm vi khác nhau của
thực tại này (Giáo hội phổ quát, giáo hội các vùng miền, giáo phận, giáo xứ)
không thuộc cùng một mức độ hoàn toàn như nhau về tính chất thần học.[51]
Tin rằng Thánh Thần Chúa cũng hiện diện nơi giáo
hội địa phương, giáo xứ, ban sự sống cho giáo
hội địa phương, giáo xứ…, nhà thần học
Yves Congar nhấn mạnh rằng giáo xứ phải là một
cộng đoàn cầu nguyện, cộng đoàn phụng vụ, sinh hoạt thiêng liêng, phục vụ lẫn
nhau, hoạt động bác ái và truyền giáo, thể hiện tình liên đới Kitô hữu là đức
ái mà Thánh Thần Chúa đặt trong lòng các tín hữu.
Còn thần học gia Karl Rahner thì chủ trương, điểm
khởi sự cho một thần học về giáo xứ là đặc tính hiện thực hoá (actualization) của Giáo hội tại địa
phương, cụ thể hoá của Giáo hội tại địa phương của thực tại này. Giáo xứ là một
dạng thức hữu hình, thông thường và độc đáo của cộng đoàn Kitô hữu địa phương
theo nguyên tắc về nơi chốn, đạt đến một mức độ hiện thực hóa rất cao khi trở
thành một sự kiện, một biến cố có thể nhận biết được.[52]
Karl Rahner, nhà thần học xuất sắc thuộc Dòng
Tên, người Đức, mô tả giáo xứ như sự hiện thực hoá của Giáo hội tại địa phương.
Giáo hội là một xã hội hữu hình đạt đến một mức độ hiện thực hóa rất cao (hơn
là chỉ tiếp tục hiện hữu), khi trở thành một sự kiện lịch sử có thể nhận biết
được trong không gian và trong thời gian, một biến cố như sự kiện các thánh
thông công. Khi cử hành Thánh
Thể, giáo hội địa phương đạt đến mức độ hiện thực hoá cao điểm nhất, vì sự hiệp
nhất các tín hữu với Đức Kitô và với nhau được thể hiện cách hữu hình và mật
thiết.[53]
Giáo xứ là cộng đoàn địa
phương, là hiện thân tiên khởi của Giáo hội trong lịch sử, là…
… “gia đình của
Thiên Chúa, một nhóm bừng cháy tinh thần hợp nhất”, “một mái nhà thân thương và
niềm nở”, “một cộng đoàn tín hữu”. Giáo xứ được thiết lập một cách rõ ràng và
đơn giản trên một thực tại thần học bởi vì giáo xứ là một cộng đồng Thánh Thể.
Điều ấy có nghĩa giáo xứ là một cộng đồng thích hợp để cử hành Thánh Thể, nguồn
mạch sống động để xây dựng giáo xứ và là mối liên kết bí tích của sự hiệp thông
trọn vẹn giữa giáo xứ với toàn thể Giáo hội.[54]
Không ít các quan
điểm thần học đã nhận thức và xác quyết giáo xứ là cộng đoàn Giáo hội đầu tiên,
là dân Chúa, là cộng
đoàn cứu độ của Đấng Mêsia, là gia đình của những người đã lãnh nhận bí tích rửa
tội đang sống trong cùng một khu vực riêng biệt, cụ thể… đặc biệt là trong hy tế Thánh Thể, trong kinh nguyện. Tuy
không thể thay thế cho và cũng không thể là tất cả của Giáo hội phổ quát, giáo
xứ vẫn thực sự là hình ảnh, là đại diện, là hiện thể sinh động của Giáo hội phổ
quát.[55]
Thật vậy, khi xem
toàn thể Giáo hội như bí tích cứu độ toàn thế giới (sacrament of the world’s salvation), Rahner cũng cho rằng, mỗi giáo
xứ theo một cách nào đó thực sự là sự biểu hiện sống động của Giáo hội, làm cho
Giáo hội trở nên hữu hình, làm cho Giáo hội có thể thực hiện “tính lĩnh hội được
về thời gian-nơi chốn lịch sử” của mình.[56] Vả lại, Giáo hội, giáo hội địa
phương, giáo xứ… vừa là mầu nhiệm vừa là biến cố, vừa hữu hình vừa vô hình, vừa do thần khởi vừa do con người các tín hữu hợp lại
mà thành, vừa được tạo
thành “từ trên xuống”[57]
vừa được hình thành “từ dưới lên”.[58] Tuy nhiên, Rahner
cũng đã cẩn thận lưu ý rằng:
… những giáo hội địa phương không được hưởng cùng
một tính “không tỳ vết” trong sự thánh thiện và chân lý mà Đức Giêsu đã bảo đảm
cho Giáo hội phổ quát. Nghĩa là, những giáo hội địa phương không phải là không
thể sai lầm và không thể phạm tội.[59]
Khẳng định rõ ràng về thực tại giáo hội địa
phương, giáo xứ, Công đồng Vaticanô II, cách riêng qua Hiến chế về phụng vụ thánh, Hiến
chế tín lý về Giáo hội, Sắc lệnh về
truyền giáo, đã kêu gọi việc thăng tiến phụng vụ trong các giáo hội địa
phương, trong mỗi giáo xứ, về sự hiện diện của Đức Kitô và Giáo hội trong mỗi cộng
đoàn địa phương, đồng thời mô tả sự hình thành các giáo hội địa phương ấy là
công việc của Chúa Thánh Thần, Đấng qua bí tích thánh tẩy đã quy tụ những ai
tin vào Đức Kitô để trở thành một dân mới của Thiên Chúa (sống động trong từng
giáo xứ).[60]
Thật vậy, được Thiên Chúa kêu gọi trong sự viên mãn tràn đầy ơn Thánh Thần, dân
tộc mới của Thiên Chúa tại mỗi giáo xứ, trong phần đất của mình (territorial and/or personal parish), gồm
tất cả những ai tin vào Đức Kitô và lãnh nhận bí tích thánh tẩy.[61]
Cho nên,
… phải cổ võ đời sống phụng vụ của giáo xứ và mối
liên hệ của đời sống ấy với giám mục, trong tâm trí cũng như trong hành vi của
các tín hữu và của hàng giáo sĩ; còn phải ra sức làm triển nở ý thức cộng đoàn
giáo xứ, nhất là trong việc cử hành thánh lễ cộng đồng ngày Chúa nhật.[62]
Giáo hội Chúa Kitô thực sự hiện diện (vere adest)
trong mọi cộng đoàn tín hữu địa phương hợp pháp. Những cộng đoàn này, vì hiệp nhất với các chủ chăn, nên trong Tân ước
cũng được gọi là Giáo hội. Thật vậy, trong phần đất mình, mỗi cộng đoàn là dân
tộc mới Thiên Chúa kêu gọi trong Thánh Thần và trong sự viên mãn tràn đầy (1 Tx
1,5). Nơi các cộng đoàn đó, tín hữu được tụ họp lại nhờ việc rao giảng Phúc âm
Chúa Kitô, và mầu nhiệm Tiệc ly được cử hành “để nhờ Thịt và Máu Chúa, tất cả kết
thành huynh đệ và thành một Thân Thể” (Mozarabic
prayer).
Chúa Kitô vẫn hiện
diện trong các cộng đoàn ấy, dù nhỏ bé, nghèo nàn hay tản mát khắp nơi. Và nhờ
thần lực Nguời, Giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền được tụ
họp lại.[63]
… gây dựng những
cộng đoàn tín hữu sao cho họ biết sống xứng đáng ơn gọi của mình (Ep 4,1), để họ
có thể thi hành những chức vụ Thiên Chúa trao cho: tư tế, tiên tri và vương giả.
Nhờ cách đó, cộng đoàn Kitô hữu trở thành dấu chỉ nói lên sự hiện diện của
Thiên Chúa nơi trần gian: vì nhờ hiến tế Thánh Thể, họ luôn luôn được cùng Chúa
Kitô vuơn đến Chúa Cha; và khi đã được nuôi dưỡng cẩn thận bằng Lời Chúa, họ trở
nên chứng nhân của Chúa Kitô; sau hết họ tiến tới trong đức ái và được hun đúc
trong tinh thần tông đồ.[64]
Sau này, Tông huấn Kitô hữu giáo dân (Christifideles laici, 1988) cũng trình bày lại và nhấn mạnh đến thần học về giáo hội
địa phương, giáo xứ của Công đồng Vaticanô II:
Giáo đoàn (ecclesial community) luôn có chiều kích phổ quát, nhưng giáo xứ lại là biểu
hiện hữu hình và trực tiếp nhất của Giáo hội. Tại mỗi địa phương Giáo hội được
nhận ra qua giáo xứ. Mọi người cần tái khám phá, trong ánh sáng của đức tin, ý
nghĩa đích thực của giáo xứ, nơi chính “mầu nhiệm” Giáo hội hiện diện và hoạt động….
Giáo xứ chủ yếu không phải là một cơ cấu, một địa giới hay một toà nhà, nhưng
đúng hơn đó là “gia đình của Chúa, là tình bằng hữu bừng cháy bằng một tinh thần
hiệp nhất”, “một mái ấm thân thuộc và rộng mở”, “một cộng đoàn tín hữu”. Nói một
cách đơn giản và rõ ràng, giáo xứ được đặt nền móng trên một thực tại thần học,
bởi đó là một cộng đoàn Thánh Thể. Điều này có nghĩa: giáo xứ là một cộng đoàn
hoàn toàn thích hợp cho việc cử hành bí tích Thánh Thể, nguồn sức sống cho việc
xây dựng giáo xứ, mối dây liên kết bí tích của sự hiệp thông trọn vẹn giữa giáo
xứ với toàn Giáo hội.[65]
Biết rằng mối
tương quan của các giáo xứ với giáo phận và Giáo hội phổ quát (the relationship of the local churches to
the diocesan and universal churches) hơn hẳn mối tương quan có trong xã hội, Linh mục Giáo sư
Tiến sĩ James A. Coriden (Hoa Kỳ) có cách so sánh rất hay như sau:
Tương quan của
các giáo xứ với giáo hội giáo phận và Giáo hội phổ quát khác với tương quan của
các tiểu bang với liên bang Hoa Kỳ hay các phần với toàn thể trong trò chơi lắp
hình. Giáo hội hiện hữu và bao gồm tất cả các thành phần hỗ tương này. Những
giáo xứ cùng giáo hội giáo phận và Giáo hội phổ quát hiện hữu trong nhau. Họ sống
trong hiệp thông với nhau. Mỗi giáo xứ là một thể hiện của giáo phận và của
Giáo hội duy nhất của Đức Kitô; đồng thời giáo phận cùng với Giáo hội Công giáo
hiện hữu trong và ngoài những giáo xứ.[66]
Kiểu nói triết lý
“những giáo xứ cùng giáo hội giáo phận và Giáo hội phổ quát hiện hữu trong
nhau” là kiểu nói đậm tính thần học, bởi điều đó không chỉ diễn tả mối tương
quan gia đình thông thường, mà hơn thế bội phần: mối tương quan của các thành
viên trong gia đình của Chúa, mối tương quan với chính Chúa.
Với hình ảnh gia đình giáo xứ…
Công cha như núi
Thái Sơn,[67]
Nghĩa mẹ như nước
trong nguồn chảy ra.
Con cu, con quốc, con cò,
Ba con chụm lại mà lo việc nhà.
Anh em ai như khoai mài chấm mật
Cùng chung lưng đấu cật xây nền;
Gia đường phồn thịnh ấm êm,
Đã thêm phúc đức lại thêm lộc tài.
Bàn về gia đình (family) là dịp để nói đến công cha nghĩa mẹ và trách nhiệm của các
ngài; nói đến những người con và bổn phận của con cái; tất cũng nói đến các mối
tương giao thiết yếu trong nhà.[68] Tương giao giữa
cha, mẹ, con cái, những thành viên của một gia đình, cho ta hình ảnh và sự hiểu
biết thiết thực về gia đình đó.[69]
Cách sánh ví của dân gian về “Công cha như núi
Thái Sơn…” có thể được xem là một trong những cách thức khởi đầu để nhận định về
các mối tương giao, để có thể có chút hiểu biết thuận lợi về khái niệm gia đình
của Á đông nói chung, của Việt Nam ta nói riêng. Thật vậy, tuy không phải là ngọn
núi cao, nhưng Thái Sơn là thánh địa, là ngọn núi uy linh bậc nhất trong Ngũ Nhạc,
được xưng tụng là Ngũ Nhạc độc tôn:[70]
Ngũ nhạc quy lai
bất khán sơn,
Thái Sơn quy lai
bất khán nhạc.[71]
Theo đó mà người
xưa ca ngợi: “Công cha như núi Thái Sơn…”,[72] một hình ảnh
linh thiêng, cao cả dành cho một thành viên chính yếu trong gia đình: người
cha.
Biểu tượng Núi
Thái Sơn nói về sự cao cả của tình cha, biểu tượng Nước Trong Nguồn nói về sự bao
la của lòng mẹ; và cứ thế mà luận tiếp, biểu tượng cho những người con…. Rồi
theo đó mà tất cũng nghiệm ra phần nào ý nghĩa của hai từ gia đình nói chung,
và nói riêng trong lời khẳng quyết Giáo xứ là gia đình
của Chúa.... Khái niệm dân
gian về cụm từ gia đình tìm thấy ý nghĩa sâu xa của mình trong chính các biểu
tượng Núi Thái Sơn và Nước Trong Nguồn. Khái niệm thiêng liêng của lời khẳng
quyết Giáo xứ là gia đình của
Chúa... tìm thấy một
trong những ý nghĩa khởi đầu của mình trong chính khái niệm dân gian về cụm từ
gia đình. Bởi lẽ:
Cha nào con nấy.
Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.
Sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đấy.
Con nhà tông, chẳng giống lông cũng giống cánh.
Ba vuông sánh với
bảy tròn,
Đời cha vinh hiển, đời con sang giàu.
Thật vậy, gia đình là tế bào căn bản của xã hội (the basic cell of society), là một phần
tử, một cơ cấu thiêng liêng của xã hội Việt Nam, nguồn sức mạnh của xã hội này,
nguồn gốc của nhiều truyền thống, nhiều quy định, các thực hành tín ngưỡng, các
giá trị văn hóa sâu xa với các mối dây ràng buộc chặt chẽ. Trong các mối dây
ràng buộc này, gia đình còn là lòng hiếu thảo với “Núi Thái Sơn” với “Nước
Trong Nguồn”.
Ào ào gió giục mây Tần,
Một xe trong cõi hồng trần bước ra.
Rủ nhau lên viếng mả cha,
Tảo lăng mồ mẹ lụy đà tuôn rơi.
Công cha trượng lắm cha ôi,
Ngãi mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
Thế mới hay, đối với người Việt Nam, thật dễ hiểu lời khẳng quyết Giáo xứ là gia đình của Chúa.... Gia đình không chỉ là Giáo hội tại gia mà còn là một hình ảnh rất
thích hợp, cách riêng đối với người Việt Nam, để diễn tả bản chất của các giáo
hội địa phương, các giáo xứ tại Việt Nam. Gia đình biểu hiệu cho một kinh nghiệm
rất cụ thể của người dân Việt
Tóm lại, làm người
Á đông nói chung, người Việt
Bí tích Thánh Thể chính là nguồn mạch của hôn
nhân Kitô giáo. Quả thế, hy lễ
Thánh Thể diễn lại giao ước tình yêu giữa Đức Kitô và Hội thánh, vì giao ước ấy
đã được ký kết bằng máu của Người trên thập giá. Chính trong hy lễ của Giao ước
mới và vĩnh cửu ấy mà các đôi bạn Kitô hữu tìm được nguồn mạch tuôn trào làm
cho giao ước hôn nhân của họ được khuôn đúc từ bên trong và được sinh động bền
bỉ. Vì là sự diễn lại hy lễ tình yêu của Đức Kitô đối với Hội thánh, phép Thánh
Thể là nguồn mạch đức ái. Nơi ân huệ Thánh Thể là bí tích của Đức Ái, gia đình
Kitô hữu gặp được nền tảng và linh hồn cho sự hiệp thông và cho sứ mạng của
mình: Bánh Thánh Thể làm cho những phần tử khác nhau của cộng đồng gia đình trở
nên một thân thể duy nhất, một hình ảnh diễn tả và một sự tham dự vào Thân mình
“bị phó nộp” và vào Máu “đã đổ ra” của Đức Kitô sẽ trở nên một nguồn mạch bất tận
cho gia đình Kitô hữu đến múc lấy năng lực cho hoạt động thừa sai và tông đồ.[74]
Trình bày rõ nét về hình ảnh Giáo xứ là gia
đình của Chúa... tất sẽ góp phần làm sâu sắc hơn các mối tương giao cần có của các tín hữu
là con cái thảo hiếu đối với Thiên Chúa là Cha nhân từ trong các gia đình giáo
xứ của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.
Và với một số hướng dẫn của Giáo hội
Thể theo sự an bài của Thiên Chúa là Cha nhân từ, nhờ công nghiệp Đức Giêsu Kitô, và trong sự
hoạt động của Chúa Thánh thần, Giáo xứ là
gia đình của Chúa... được thành lập, trở nên hiện thực hữu hình cách tuần tự,
với công việc bổn phận của từng thành phần trong gia đình, qua các giai đoạn tiếp
nối của lịch sử loài người. Đặt mình trên “Tảng Đá Giêsu Kitô”, gia đình của
Chúa chắc chắn cũng cậy nhờ đến “viên đá Phêrô”, mà chính Chúa Giêsu Kitô đã đặt
làm nền móng hữu hình của gia đình Giáo hội Người, để củng cố đức tin và sự hiệp
nhất vững chắc của các thành viên trong gia đình đang sống giữa dòng lịch sử.
… từ nguyên thủy Giáo hội được tiên báo bằng hình
bóng, được chuẩn bị kỳ diệu trong lịch sử dân Ítraen và trong Giao ước cũ được
thành lập trong thời cuối cùng; và được biểu hiện lúc Chúa Thánh Thần ngự xuống,
rồi đến ngày tận thế sẽ được hoàn tất trong vinh quang.[75]
Chính trong giáo
xứ mà phần đông các tín hữu Công giáo biết rằng họ được thiết lập thành Giáo hội
(hoặc một phần của Giáo hội) và đồng thời, họ kinh nghiệm được cách thế để tạo
thành Giáo hội. Sự hợp tác giữa hàng giáo sĩ và giáo dân rất cần thiết để đạt
được điều này. Sự hợp tác ấy đòi phải có sự tham khảo với các giáo dân để xác định
những nhu cầu mục vụ và các ước nguyện của cộng đoàn. Phương cách rất thích hợp
để đạt được mục tiêu này là thiết lập hội đồng mục vụ, trong đó mọi người đều
có thể tham gia.[76]
Tất cả những ai
được giao phó việc chăm sóc các linh hồn tất phải vâng phục lệnh Chúa là biết
các chiên của mình (Ga 10,1-16), dâng lễ tế cho họ, nuôi dưỡng họ bằng việc rao
giảng Lời Chúa, cử hành các bí tích và nêu gương sáng trong mọi việc, chăm sóc
những người nghèo và tất cả những người bất hạnh bằng tình thương của một người
cha, và phải tận tâm với các trách nhiệm khác của một vị mục tử.[77]
Thật ra, với tinh
thần của Công đồng Vaticanô II, nhiều hình ảnh về Giáo hội đã được đặc biệt
quan tâm, được đề cao rõ rệt: là bí tích…,[78] là hiền
thê…,[79] là
vườn nho…,[80] là
“một cộng đồng Thánh Thể”,[81] là
Nhiệm Thể Chúa Kitô,[82] là
“‘gia đình của Thiên Chúa, một nhóm bừng cháy tinh thần hợp nhất’, ‘một mái nhà
thân thương và niềm nở’, ‘một cộng đoàn tín hữu’.”[83]
Cách tổng quát, ý
niệm giáo hội các cấp đều là gia đình của Chúa kể là minh nhiên trong những hướng dẫn của Giáo hội.[84] Cụ
thể hơn, kiểu nói Giáo xứ là gia đình của
Chúa... có nền tảng trong Thánh kinh và nằm trong giáo huấn thường xuyên của
Giáo hội:
Vậy anh em không
còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các
người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa, bởi đã được xây dựng
trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ, còn đá tảng góc tường là chính Đức
Kitô Giêsu. Trong Người, toàn thể công trình xây dựng ăn khớp với nhau và vươn
lên thành ngôi đền thánh trong Chúa. Trong Người, cả anh em nữa, cũng được xây
dựng cùng với những người khác thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí.[85]
Môsê đã trung
thành khi thi hành chức vụ đối với toàn thể nhà Thiên Chúa, với tư cách là tôi
tớ để làm chứng về các điều Thiên Chúa sẽ phán truyền. Còn Đức Kitô thì trung
thành với tư cách là người Con đứng đầu nhà Thiên Chúa. Mà nhà Thiên Chúa là
chính chúng ta, miễn là chúng ta giữ vững đến cùng lòng tin tưởng và thái độ hiên
ngang về niềm hy vọng của chúng ta.[86]
Vì tất cả chúng
ta đều là con cái Thiên Chúa và hợp thành một gia đình trong Chúa Kitô (x. Dt
3,6), nên khi hiệp thông với nhau trong tình yêu qua lời đồng thanh ca tụng
Chúa Ba Ngôi chí thánh, chúng ta cùng đáp lại lời mời gọi thân tình của Giáo hội,
và được tham dự, cảm mến trước phụng vụ vinh hiển toàn hảo.[87] Vì khi
Chúa Kitô hiện đến và khi kẻ chết sống lại trong vinh quang, ánh sáng Thiên
Chúa sẽ chiếu soi Thành Thánh trên trời và Con Chiên sẽ là đuốc sáng (x. Kh 21,23).[88]
Hợp thành một gia
đình trong Chúa Kitô, “Con Chiên đã bị giết”[89] nhờ Thần
Khí của Người, các thành viên trong gia đình của Chúa sẽ thờ
lạy Thiên Chúa vì tất cả đều là con cái Thiên Chúa:
Toàn thể các thụ
tạo sẽ thờ lạy Thiên Chúa và “Con Chiên đã bị giết” (Kh 5,12) trong hạnh phúc
sung mãn của đức ái, và đồng thanh ca tụng rằng: “Ngợi khen, danh dự, vinh hiển,
quyền năng muôn đời cho Ðấng ngự trên ngai và Con Chiên” (Kh 5,13-14).[90]
Xác tín rằng Giáo xứ là gia đình của Chúa... còn bởi lẽ chính Ðức Kitô:
… đã truyền lệnh cho
các tông đồ đi rao giảng sứ điệp Phúc âm cho muôn dân để làm cho nhân loại trở
thành gia đình của Thiên Chúa, trong đó, lề luật sung mãn sẽ là tình thương.[91]
Nhận lãnh lời Chúa mạc khải, các bí tích, tình
huynh đệ của Chúa Con nhờ Thần Khí hoạt động trong gia đình Thiên Chúa là Cha, Giáo xứ là gia đình của Chúa... thấy rõ
bản chất truyền giáo của mình và muốn chia sẻ kho báu ấy với muôn dân.
… mối thông hiệp cùng toàn thể Giáo hội kể như là
hoàn tất, khi chính các giáo hội địa phương cũng tích cực tham gia vào hoạt động
truyền giáo nơi các dân tộc khác.[92]
Để toàn thể các thụ tạo thờ lạy Thiên Chúa, đồng
thanh ca tụng trong hạnh phúc sung mãn của đức ái, Tông huấn Kitô hữu giáo dân cũng đã viết về con cái Thiên Chúa tại
các gia đình giáo xứ, là “gia đình của Thiên Chúa, một nhóm bừng cháy tinh thần
hợp nhất”… như sau:
Cộng đồng Giáo hội,
trong khi luôn có một chiều kích phổ quát, tìm được cách diễn tả rất gần gũi và
tỏ hiện nơi giáo xứ. Đó là nơi người ta gặp được Giáo hội tại địa phương. Theo
một ý nghĩa nào đó, thì đó chính là Giáo hội đang sống tại các gia đình của những
người con nam và nữ của mình. Điều cần thiết là mọi người, dưới ánh sáng đức
tin, hãy tái khám phá ý nghĩa đích thực của giáo xứ, nơi chính “mầu nhiệm” của
Giáo hội hiện diện và hoạt động mặc dù có những lúc nhân sự và phương tiện thiếu
thốn, và có những lúc bị tản mác tại các lãnh thổ rộng lớn hoặc hầu như không
thấy tại những khu vực đông đúc và náo nhiệt của các thành phố hiện đại.[93]
Trên nguyên tắc
giáo luật, giáo xứ là một cộng đoàn tín hữu được thiết lập cách bền vững trong
giáo hội địa phương mà không thuần túy chỉ là một cơ cấu, một lãnh thổ hoặc một
tòa nhà.[94] Gia
đình giáo xứ là:
… “gia đình của
Thiên Chúa, một nhóm bừng cháy tinh thần hợp nhất”, “một mái nhà thân thương và
niềm nở”, “một cộng đoàn tín hữu”. Giáo xứ được thiết lập một cách rõ ràng và
đơn giản trên một thực tại thần học bởi vì giáo xứ là một cộng đồng Thánh Thể.
Điều ấy có nghĩa giáo xứ là một cộng đồng thích hợp để cử hành Thánh Thể, nguồn
mạch sống động để xây dựng giáo xứ và là mối liên kết bí tích của sự hiệp thông
trọn vẹn giữa giáo xứ với toàn thể Giáo hội.[95]
Khi suy luận về
nguồn gốc, nền tảng và sứ mệnh của gia đình giáo hội địa phương, các thành phần
dân Chúa trong gia đình giáo xứ cần ý thức rõ ràng rằng, những ai tin vào Chúa
Kitô và sống theo lời Người thì được tham dự vào đời sống thần linh, đời sống của
Thiên Chúa Ba Ngôi. Bởi ý định khôn ngoan của Thiên Chúa là Cha nhân lành, các
thành phần trong gia đình giáo xứ được góp phần họp thành gia đình của chính
Chúa, như “Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi”.
Bởi ý định khôn
ngoan nhân lành, hoàn toàn tự do và mầu nhiệm, Chúa Cha hằng hữu đã tạo dựng vũ
trụ, Người quyết định nâng loài người lên tham dự đời sống thần linh” trong
Chúa Con: “Chúa Cha muốn qui tụ những ai tin Chúa Kitô họp thành Hội thánh”.[96]
Thật vậy, dẫu biết
rằng:
Một từ ngữ giáo hội
đã được dùng để chỉ về cả bốn cấp trong thực tế: những cộng đoàn địa phương nhỏ
nhất, những nhóm liên kết trong một thành phố, những nhóm liên kết trong các
vùng rộng lớn và phong trào Kitô giáo lớn hơn nữa,[97]
thì giáo hội địa
phương hay còn gọi cách quen thuộc hơn là giáo xứ, họ đạo… trong Giáo xứ là gia đình của Chúa... chính là
một trong những đề tài quan trọng mà Giáo hội qua nhiều văn kiện của mình đã hết
sức quan tâm, đề cao cách trực tiếp hoặc gián tiếp, cùng với những hướng dẫn
giúp đem vào thực hành.
Vì thế, các thành
phần dân Chúa, giáo sĩ, tu sĩ cũng như giáo dân, nhất là những người sống trong
“nền văn hóa nể trọng” của người Việt Nam, nên suy gẫm đoạn Thánh kinh sau đây
để biết cùng nhau làm việc trong mái ấm gia đình giáo hội địa phương, gia đình
giáo xứ, để thực sự biết khiêm nhường phục vụ:
Với hàng niên trưởng
nơi anh em, tôi, một kẻ đồng hàng niên trưởng, một nhân chứng về những sự thống
khổ của Đức Kitô, và là kẻ đã được chung phần vinh quang hòng được mạc khải,
tôi có lời khuyên này: Hãy chăn dắt đàn chiên của Thiên Chúa nơi anh em, hãy
coi sóc không phải như thể miễn cưỡng, nhưng là sẵn lòng, thể theo ý Thiên
Chúa, không hám trục lợi, nhưng nhiệt thành. Đừng như thể làm chúa trên phần cơ
nghiệp đã lĩnh, nhưng là làm gương mẫu cho đàn chiên. Và khi Đấng chăn chiên tối
cao tỏ hiện, anh em sẽ lĩnh triều thiên vinh quang bất diệt. Cũng vậy, những kẻ
hậu sinh hãy biết suy phục hàng niên trưởng. Còn đối xử với nhau, hết thảy hãy
mặc lấy sự khiêm nhượng, vì Thiên Chúa chống lại phường kiêu ngạo và ban ơn cho
những kẻ khiêm nhượng.[98]
Hơn hẳn những người
quản lý các công ty, xí nghiệp với việc hoạch định, tổ chức, kiểm tra của doanh
nghiệp, các giáo sĩ phải thực hiện thật tốt vai trò hết sức quan trọng của
cương vị mình là: giúp hiệp nhất các thành viên trong gia đình bằng việc chăm
sóc các linh hồn (cura aminarum). Thật
vậy, các thành viên trong gia đình Giáo hội nói chung, các giáo hội địa phương,
các giáo xứ cần liên kết với nhau theo mô hình liên kết của các chi thể trong
Thân Mình mầu nhiệm của Chúa Kitô.[99] Ðức
Piô XII viết:
Ðể định nghĩa, để
mô tả khuôn mặt thật của Giáo hội Chúa Kitô, ta không thể tìm thấy thành ngữ
nào hay hơn, hoàn hảo hơn, và hoà hợp với khía cạnh thần linh hơn là thành ngữ
“Nhiệm Thể của Ðức Kitô”.[100]
Bởi lẽ,
Khi ta nâng chén
chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há là chẳng phải dự phần vào Máu Đức Kitô sao?
Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao?[101]
Và vì thế, cùng với
sức mạnh của Thánh Thần, sự dấn thân trong cương vị lãnh đạo, năng lực cũng như
kỹ năng điều hành của các Kitô hữu lãnh đạo, giáo sĩ cũng như giáo dân, được
coi là bổn phận hơn là quyền lợi, là sự phục vụ hơn là quản lý, quản trị (more as their ministry than as
administration).
Cũng như Con Người
đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng
sống làm giá chuộc muôn người.[102]
… giữa anh em thì
không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh
em.[103]
Ai phục vụ Thầy,
thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy,
Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy.[104]
Anh em sẽ nhận được
sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là
chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđêa, và cho đến tận
cùng trái đất.[105]
Theo đó, các
thành viên khác trong gia đình của Chúa được quyền lãnh nhận từ các Kitô hữu
lãnh đạo những thiện ích tinh thần của Giáo hội, sự hướng dẫn của lời Chúa với
ân sủng của bí tích. Như thế, mọi Kitô hữu đều có thể và cần được chuẩn bị cách
thích ứng, đều được mời gọi cách tha thiết để sống dồi dào tinh thần đời sống Giáo xứ là gia đình của Chúa..., để cùng
nhau tham gia tích cực vào công việc bổn phận hằng ngày là phụng sự Thiên Chúa
và phục vụ anh chị em đồng loại.[106]
Thiên Chúa là Đấng
trung thành, Người đã kêu gọi anh em đến hiệp thông với Con của Người là Đức
Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.[107]
Từ những hướng dẫn nêu trên của Giáo hội, Giáo xứ là gia đình của Chúa... muốn góp
lời nhận định rằng một cơ cấu lãnh đạo nào trong Giáo hội, nếu muốn thích đáng, thì đều vừa phải có tính
cách quy mục tử (pastor-centered),[108] vừa
phải mang tính hợp tác tham gia (participative).[109] Mô
hình tham gia quy mục tử (the
participative pastor-centered model) là mô hình sống trong gia đình của
Chúa.
Mô hình tham gia
quy mục tử mang tính quy mục tử vì vị mục tử hoạt động như vị đại diện Chúa
Kitô khi thực hiện các trách vụ chính yếu như dạy dỗ, rao giảng, thánh hóa và
điều hành. Vị mục tử hoàn toàn không phải là một quản trị viên hoặc nhà lãnh đạo
một cơ quan trần thế. Mô hình tham gia quy mục tử mang tính hợp tác vì tất cả
các tín hữu đều có những vị trí phù hợp trong các hoạt động thuộc gia đình của
Chúa, cùng chung một mục đích để đạt đến và có phẩm giá đặc biệt hoàn toàn xứng
đáng được đối xử bình đẳng trước mặt Thiên Chúa. Tất cả giáo sĩ, tu sĩ cũng như
giáo dân, đều là “đồng nghiệp trong vườn nho” (co-workers in the vineyard) nước Thiên Chúa, trong gia đình của
Chúa.[110]
Trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi
Với những nỗ lực
xây dựng mô hình tham gia quy mục tử của các thành phần dân Chúa, giáo sĩ, tu
sĩ cũng như giáo dân, Giáo xứ là gia đình
của Chúa... kín múc sức mạnh và làm sáng tỏ hình ảnh của mình từ chính mầu
nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Là một “bí tích cứu độ phổ quát”,[111] sứ vụ của Giáo hội nói chung, giáo xứ nói riêng
phải tùy thuộc vào, phải là thành phần trong công trình của Chúa Kitô và Chúa
Thánh Thần bởi hoạt động của Giáo hội hay giáo xứ nhất thiết phải nằm trong
chương trình quan phòng của Thiên Chúa Cha.[112] Bằng từ
ngữ khác, đó chính là công trình tạo dựng liên tục (creatio continua) của Thiên Chúa Ba Ngôi.[113]
Là nguồn cội của
mọi sự, Thiên Chúa Ba Ngôi hẳn cũng là căn rễ của Giáo xứ là gia đình của Chúa.... Mạc khải còn cho thấy rõ chỗ đứng
độc đáo của Giáo hội trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa Ba Ngôi. Thật vậy,
Giáo hội phát sinh từ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, tức là từ sáng kiến của
Chúa Cha, từ sự khôn ngoan của Chúa Con, và từ tình yêu của Chúa Thánh Thần. Thần
học về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi có tầm quan trọng rõ rệt trong việc giảng dạy
về sự hiệp thông, và về những thực hành mục vụ trong Giáo hội các cấp, để góp
phần phản ánh sự hiện hữu của Ba Ngôi Thiên Chúa trên thế gian.
… thể chế nhân loại
được mời gọi trong Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần để suy tư hay gợi nhớ lại trên
thế gian việc Thiên Chúa là mối hiệp thông đời đời. Vì vậy, Giáo hội được mời gọi
để trở nên hình ảnh của mối liên hệ các ngôi vị, qua mối tương quan đối với Thiên
Chúa, và do đó Giáo hội có khả năng phản ánh một chút gì về sự hiện hữu của
Thiên Chúa trên thế gian.[114]
Dẫu chỉ là một
đơn vị nhỏ bé của Giáo hội, giáo xứ vẫn luôn có thể là nơi kế hoạch của Thiên
Chúa diễn tiến, nơi hội tụ sứ mạng của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần. Giáo xứ là gia đình của Chúa... học bài
học hiệp nhất từ Thiên Chúa Ba Ngôi với mối tương quan vĩnh cửu của chính Ba
Ngôi Thiên Chúa. Tương quan này phải là nền tảng sự hiệp thông của nhân loại, của
Giáo hội, các giáo phận, các giáo xứ.
Như các Ngôi hiệp
nhất với nhau trong tình yêu, Giáo hội hiệp thông trong sự thông hiệp của gia
đình Thiên Chúa phải là một Giáo hội của sự hiệp nhất và hiệp thông với nhau
trong tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi, trong sự bình đẳng của con cái Thiên Chúa,
trong tình bằng hữu nhân loại, trong sự quảng đại về thời gian và không gian
dành cho nhau, và cho sự diễn đạt của mỗi cá nhân hay từng nhóm đối với nhau.
Những nỗ lực hiệp nhất và hiệp thông ấy trong mô hình tham gia quy mục tử, nhờ
được nhận biết bởi các mối tương quan, đến phiên mình, sẽ góp phần xây dựng Giáo xứ là gia đình của Chúa....[115]
... trở nên “Ba
Ngôi” là trở nên một thế giới trong đó con người được nhận biết bởi các mối
tương quan xã hội thay vì bởi quyền hành hay các sở hữu của họ, một thế giới
trong đó con người xem mọi sự như là của chung và chia sẻ mọi sự, ngoại trừ đặc
tính cá nhân của họ.[116]
Như gia đình là
cơ yếu, là tế bào căn bản của xã hội, Giáo
xứ là gia đình của Chúa... cũng là tế bào căn bản của Thân Thể mầu nhiệm của
Đức Kitô, là nơi cư ngụ của Thiên Chúa Ba Ngôi, là “nhà của Chúa”. Giáo hội
(giáo xứ)… phải là nơi chứa đựng tinh thần hiệp nhất với truyền thống xem mọi sự
là của chung, sẵn sàng vì Chúa mà chia sẻ mọi sự. Là kết quả phát xuất từ sự hiệp
nhất của chính Thiên Chúa, sự hiệp nhất của Giáo hội đòi mọi thành viên gia
đình Giáo hội phải biết suy gẫm về chính mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, và dâng
lên Ba Ngôi lễ vật cao quý là sự hiệp nhất trong an hòa và huynh đệ.
Lễ vật cao quý nhất
(mà chúng ta có thể dâng lên) Thiên Chúa, là niềm an hòa và tình đoàn kết huynh
đệ của chúng ta, tức là của một dân tộc kết hiệp trong và bởi mối hiệp nhất của
Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.[117]
Chúng tôi tin vào
Giáo hội của Thiên Chúa, một Giáo hội duy nhất, thánh thiện, Công giáo và tông
truyền, trong đó chúng tôi được dạy dỗ. Chính ở đây chúng tôi được biết Chúa
Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và
chúng tôi được rửa tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.[118]
Ðời sống siêu
nhiên trong Giáo xứ là gia đình của
Chúa... đương nhiên cũng hệ tại sự tham dự của các thành phần gia đình của
Chúa vào chính bản tính của Chúa Ba Ngôi,[119] nhờ Ngôi
Cha, và Ngôi Con,[120] và
Ngôi Thánh Thần:[121]
Lạy Cha, Con muốn
rằng Con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho Con cũng ở đó với Con, để họ
chiêm ngưỡng vinh quang của Con, vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha đã
yêu thương Con trước khi thế gian được tạo thành. Lạy Cha là Đấng công chính,
thế gian đã không biết Cha, nhưng Con, Con đã biết Cha, và những người này đã
biết là chính Cha đã sai Con. Con đã cho họ biết danh Cha, và sẽ còn cho họ biết
nữa, để tình Cha đã yêu thương Con, ở trong họ, và Con cũng ở trong họ nữa.[122]
Thánh Phaolô còn
nói đến phải ăn ở thế nào trong nhà của Thiên Chúa. Giáo xứ là gia đình của Chúa... là hình ảnh rất thích hợp để diễn tả
các mối tương giao và sinh hoạt tại các giáo hội địa phương, các giáo xứ theo mẫu
gương hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Tôi viết cho anh
thư này, dù vẫn hy vọng sớm đến với anh. Nhưng nếu tôi chậm trễ, thì thư này sẽ
cho anh biết phải ăn ở thế nào trong nhà của Thiên Chúa, tức là Hội thánh của
Thiên Chúa hằng sống, cột trụ và điểm tựa của chân lý. Phải công nhận rằng: mầu
nhiệm của đạo thánh thật là cao cả, đó là: Đức Kitô xuất hiện trong thân phận
người phàm, được Chúa Thánh Thần chứng thực là công chính; Người được các thiên
thần chiêm ngưỡng, và được loan truyền giữa muôn dân; Người được cả hoàn cầu
tin kính, được siêu thăng cõi trời vinh hiển.[123]
Hiến chế tín lý về Giáo hội trình bày Giáo xứ là gia đình của Chúa... tuyên bố
rằng bản chất nội tại của Giáo hội, các giáo hội địa phương, giáo xứ biểu
hiệu bằng nhiều hình ảnh “… nhờ Chúa Kitô, trong Thánh Thần, dẫn đưa cộng
đoàn ấy về với Thiên Chúa Cha”. Theo đó, Giáo hội còn là nơi các linh mục thi
hành:
… nhiệm vụ của
Chúa Kitô, chủ chăn và thủ lãnh, tụ họp gia đình Thiên Chúa là cộng đoàn huynh
đệ có cùng một tâm hồn, và nhờ Chúa Kitô, trong Thánh Thần, dẫn đưa cộng đoàn ấy
về với Thiên Chúa Cha.[124]
Cũng theo đó, Giáo xứ là gia đình của Chúa... là nơi vẫn
thường diễn ra mối liên lạc giữa các tín hữu “lữ hành” và các thánh trên trời,
hiểu theo ánh sáng trọn vẹn của đức tin, đồng thời làm cho phong phú hơn sự tôn
thờ mà Giáo xứ là gia đình của Chúa... dành
riêng cho Thiên Chúa Cha nhờ Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần.
Vi tất cả chúng
ta đều là con cái Thiên Chúa và họp thành một gia đình trong Chúa Kitô (x. Dt
3,6), nên khi hiệp thông với nhau trong tình yêu qua lời đồng thanh ca tụng
Chúa Ba Ngôi chí thánh, chúng ta cùng đáp lại lời mời gọi thân tình của Giáo hội
và được tham dự, cảm mến trước phụng vụ vinh hiển toàn hảo.[125]
Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới
ngày nay cũng đề cập đến Giáo xứ là gia đình của Chúa... ở nhiều
nơi. Chúa Giêsu Kitô được mô tả là Ðấng đã muốn chia sẻ và thánh hóa những
mối liên hệ của con người, nhất là những liên hệ thuộc về gia đình là nguồn gốc
phát sinh những liên hệ xã hội. Thật vậy, Đức Giêsu Kitô đã truyền dạy rõ ràng
rằng phải cư xử với nhau như anh em trong sự sung mãn của đức ái Kitô giáo để
nhân loại trở nên gia đình của Thiên Chúa. Ðó cũng chính là đặc tính gia đình, đặc tính cộng đoàn của thiên chức con người được
tiền định nơi Đức Kitô (filii in Filio) trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.
Lấy tình Cha săn sóc mọi
người, Thiên Chúa đã muốn rằng tất cả mọi người phải làm thành một gia đình và
đối xử với nhau bằng tình huynh đệ. Bởi vì mọi người được tạo dựng giống hình ảnh
của Thiên Chúa là Ðấng đã “cho tất cả nhân loại do một nguyên tổ cư ngụ trên khắp
mặt đất” (Cv 17,26), nên họ đều được gọi tới cùng một cứu cánh duy nhất là
chính Thiên Chúa.[126]
Chính trong mầu nhiệm
Thiên Chúa Ba Ngôi mà Giáo hội—với các giáo hội địa phương của mình—học hỏi và
thực hành mối tương quan giữa Giáo hội và thế giới.
Phát sinh từ tình yêu
Chúa Cha muôn đời,[127] do Chúa Kitô là
Ðấng Cứu Ðộ thiết lập trong thời gian, được qui tụ trong Chúa Thánh Thần,[128] Giáo hội có mục
đích cứu rỗi và cánh chung. Mục đích này chỉ có thể thành tựu trọn vẹn trong thời
kỳ sẽ đến. Nhưng giờ đây Giáo hội đã hiện diện trên trái đất này rồi, được qui
tụ gồm những con người là phần tử của xã hội trần gian; họ được kêu gọi để hợp
thành gia đình các con cái Thiên Chúa ngay trong lịch sử nhân loại, ngõ hầu
tăng trưởng luôn mãi cho tới khi Chúa đến.[129]
Những canh tân cải tổ cần
được thực hiện để tiếp tục kêu gọi các con cái Thiên Chúa quy tụ thành gia đình
của Chúa ngay trong lịch sử nhân loại
để Giáo hội (giáo xứ) thực sự… là gia
đình của Chúa. Thật vậy, trong mầu
nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, Giáo hội phải là trung tâm hiệp thông nhân loại, là
bí tích tạo nên sự hiệp thông, hiệp nhất trong một gia đình duy nhất, gia đình
hiệp thông của Chúa trên trần gian.
Hiệp nhất để nhằm đạt những
của cải thiêng liêng, trở nên giàu có vì những của cải ấy, gia đình này “như một
xã hội được thiết lập qui củ trên trần gian”,[130] được trang bị
“các phương thế thích hợp để kết hiệp thành một xã hội hữu hình”.[131] Như thế, là “một
đoàn thể hữu hình và là cộng đoàn thiêng liêng”,[132] Giáo hội đồng tiến
với toàn thể nhân loại và cùng chia sẻ một số phận trần thế với thế giới; Giáo
hội như men và hồn của xã hội loài người,[133] sẽ được đổi mới
trong Chúa Kitô và biến thành gia đình của Thiên Chúa.[134]
Đồng tiến với nhân loại
và không còn tự coi mình như một thể chế, một xã hội hoàn hảo giữa lòng thế giới,
nhưng chia sẻ số phận trần thế với thế giới, Giáo xứ là gia đình của Chúa... ngày nay ý thức rất rõ ràng là mình
có bổn phận phải kiến tạo sự hiệp thông trong xã hội, phản ánh mầu nhiệm đời sống
Thiên Chúa Ba Ngôi, nguồn mạch và nguyên ủy mọi sự thánh thiện.
Trong Chúa Kitô, Giáo hội
là men là muối cho đời để đổi mới cuộc đời và được đổi mới nhờ Người, để thực sự
trở thành gia đình của Thiên Chúa Ba Ngôi.[135] Như thế, các
thành phần thuộc gia đình của Ba Ngôi Thiên Chúa sẽ đem sứ điệp Phúc âm soi chiếu
cho trần gian, quy tụ anh chị em khắp nơi trong Chúa Thánh Thần, xây dựng tình
huynh đệ Kitô giáo, cổ võ cuộc đối thoại thẳng thắn và chân thành. Quả vậy,
Với sứ mệnh đem sứ điệp
Phúc âm soi chiếu cả thế giới và quy tụ trong một Chúa Thánh Thần tất cả mọi
người của mọi quốc gia, chủng tộc hay văn hóa, Giáo hội trở thành dấu chứng của
tình huynh đệ, một mối tình tạo điều kiện và cổ võ một cuộc đối thoại chân
thành. Vậy trước hết, chúng ta cần cổ võ ngay trong lòng Giáo hội sự quí mến,
tôn trọng và hòa thuận với nhau bằng sự chấp nhận mọi dị biệt chính đáng để
luôn luôn có thể đối thoại hữu hiệu giữa những phần tử của một dân Chúa duy nhất,
dù là chủ chăn hay các Kitô hữu khác. Thật vậy, những gì liên kết giữa các tín
hữu còn mạnh hơn những gì chia rẽ: hiệp nhất trong những gì chính yếu, tự do
trong những gì nghi ngờ, bác ái trong hết mọi sự.[136]
Thế nên, mô phỏng theo
cách tương quan của gia đình Ba Ngôi Thiên Chúa cũng có nghĩa là gia đình giáo
xứ phải sống theo chính mô hình hiệp thông của gia đình Chúa Ba Ngôi, rất nên
tham khảo mô hình tham gia quy mục tử,[137] cần tạo
bầu khí đối thoại hữu hiệu, trợ lực nhiệt tâm, hiệp thông tích cực và hợp tác
lành mạnh: “thống nhất trong điều chính, tương nhượng trong điều phụ, bác ái
trong mọi sự”.[138]
Giáo xứ là gia đình của Chúa... sẽ sống sao cho ra gia đình của Chúa, sống sao cho hài hòa, sống sao
cho bao dung, sống sao cho ân cần phục vụ theo tinh thần Tin mừng: “Một nhà vui
sống chữ hòa, một đời vui sống chẳng qua chữ cần”. Sắc lệnh về hiệp nhất bàn đến tình huynh đệ của gia đình Thiên Chúa
như sau:
Nhờ các tông đồ và những
người kế vị các ngài, là các giám mục cùng đấng thủ lãnh kế vị Thánh Phêrô,
trung thành rao giảng Phúc âm và ban phát các bí tích, lại nhờ sự điều khiển
yêu thương dưới tác động của Thánh Thần, Chúa Kitô muốn dân Người lớn lên và
hoàn thành sự thông hiệp trong hiệp nhất, nghĩa là: cùng tuyên xưng một đức
tin, cùng cử hành một nghi lễ phụng tự, cùng hòa hợp trong tình huynh đệ của
gia đình Thiên Chúa.[139]
Giáo xứ là gia đình của Chúa... không chỉ có bổn phận cử
hành ban phát các bí tích và nhờ tác động của Chúa Thánh Thần mà trung thành
rao giảng Phúc âm; Sắc lệnh về hoạt động
truyền giáo của Giáo hội còn khẳng định rõ ràng việc Giáo hội được coi như
“bí tích cứu độ phổ quát” nêu ra bổn phận vì sứ vụ, vì những đòi hỏi căn bản
của Công giáo tính và vì mệnh lệnh của Đấng Sáng Lập, phải loan báo Phúc âm cho
hết mọi người. Thế cũng có nghĩa là, trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, các hoạt
động của gia đình giáo hội địa phương, giáo xứ, họ đạo… phải nên như mái nhà,
nơi an cư, mái ấm thuộc gia đình của Chúa để sẵn sàng chuyển tiếp ơn cứu độ của
Chúa cho tất cả các thành viên gia đình nhân loại, để Tin mừng được công bố cho
muôn dân.
Được Thiên Chúa sai đến
muôn dân để nên “bí tích cứu độ phổ quát,[140] Giáo hội,
vì những đòi hỏi căn bản của Công giáo tính và vì mệnh lệnh của Đấng Sáng Lập,[141]
nhất quyết loan báo Phúc âm cho hết mọi người. Thực vậy, chính các tông đồ, nền
tảng Giáo hội, đã theo chân Chúa Kitô, “rao giảng lời chân lý và khai sinh các
giáo đoàn”.[142]
Do đó, những người kế vị các Tông đồ có nhiệm vụ tiếp tục công việc này, để “lời
Chúa được lan tràn và sáng tỏ” (2 Th 3,1), nước Chúa được công bố và thiết lập
khắp trần gian”.[143]
Và dường như, trong sự
quan phòng của Thiên Chúa Ba Ngôi, để nước của Người được thiết lập khắp trần
gian, các văn kiện Công đồng Vaticanô II, nhất là Hiến chế tín lý về Giáo hội, đã góp phần làm sáng tỏ di sản của
Thánh kinh và Thánh truyền trong nhận định Giáo
xứ là gia đình của Chúa... với sự tham gia tích cực của mọi thành phần
trong gia đình, cả giáo sĩ, tu sĩ lẫn giáo dân.
Giáo xứ là gia đình của Chúa... có sứ mệnh làm thuốc chữa
lành những gì tội ác làm cho hư hỏng đi. Thần Khí Chúa dùng gia đình của Chúa
làm công cụ khiến cho xã hội thấm nhuần sự sống Thiên Chúa Ba Ngôi, hầu nhờ đó
mọi sự sẽ được thật sự đổi mới. Vì thế, những suy tư về mầu nhiệm gia đình của
Chúa không được là một mớ những lý luận trừu tượng mông lung, nhưng phải dẫn đến
những việc làm cụ thể.
Vì là chi thể của Nhiệm Thể Ðức Kitô, Giáo xứ là gia đình của Chúa... ý thức rằng
Giáo hội là nơi mình tin, mình sống, mình hy vọng; là nơi mình đón nhận Thần
Khí, lãnh nhận ơn gọi và sứ mạng trong nỗ lực đào sâu về mầu nhiệm sống động,
thần bí, siêu nhiên của Nhiệm Thể Chúa Kitô để sống tích cực, để các thành phần
trong gia đình Giáo hội, giáo phận, giáo xứ… thực sự là gia đình của Chúa.
Để các thành phần trong gia đình giáo xứ…
Chỉ duy có giám mục
giáo phận có quyền thành lập, giải tán hoặc thay đổi các giáo xứ; tuy nhiên
ngài không nên thành lập, giải tán hoặc thay đổi một cách đáng kể các giáo xứ
mà không tham khảo ý kiến hội đồng linh mục.[144]
Chức giám mục là một chức thánh trọn vẹn.[145] Theo đó, giám mục
giáo phận mới chính là người sinh ra gia đình giáo xứ trong gia đình giáo phận cách chính thức, thành
lập gia đình giáo xứ cách chính thức
(dẫu rằng có thể, và thường là thế, “giáo xứ” đã được hình
thành trước đó như một cộng đoàn).
Tuy là người tác
sinh ra gia đình giáo xứ trong gia đình
giáo phận của mình, giám mục giáo phận không thể chăm sóc từng giáo xứ một trong
giáo phận, nên ngài ủy thác cho những cộng sự viên của mình là các linh
mục, cách đặc biệt các linh mục chính xứ trong cương vị chủ chăn riêng (proper pastors) để các gia đình giáo xứ chu toàn sứ mạng Chúa Giêsu giao phó, để Giáo hội (giáo xứ) đích thực là gia đình của
Chúa.[146] Cần hiểu rằng
linh mục cũng là thành viên của gia đình ấy. Thật vậy,
Giáo xứ là một cộng đoàn tín hữu được thiết lập cách bền vững ở trong
giáo hội địa phương, và việc săn sóc mục vụ được ủy thác cho linh mục chính xứ
làm chủ chăn riêng, dưới quyền của giám mục giáo phận.[147]
Dưới quyền của
giám mục giáo phận, linh mục là những cộng sự viên của hàng giám mục, đặc biệt là giám mục giáo phận của mình. Nhờ sự liên kết với
giám mục của mình, các linh mục được tham dự vào quyền bính mà chính Chúa Kitô
đã trao cho các tông đồ, các giám mục để kiến tạo, thánh hóa và cai quản Thân
Thể Người là các giáo xứ, gia đình của Chúa.
Vì vậy, chức linh mục của
các ngài tuy dựa trên những bí tích khai sinh đời sống Kitô giáo, nhưng lại được
một bí tích riêng in dấu đặc biệt khi các ngài được Chúa Thánh Thần xức dầu:
như thế các ngài nên giống Chúa Kitô linh mục, đến nỗi có quyền thay mặt Chúa
Kitô là Ðầu mà hành động.[148]
Với sự ủy thác của giám mục
giáo phận, tương quan giữa linh mục và các thành viên khác thuộc gia đình giáo xứ bắt đầu từ, và có nền
tảng thần học trong con người Chúa Giêsu Kitô. Các mục tử có bổn phận chăm
sóc đàn chiên, lo lắng, xây dựng
cho gia đình cộng đoàn, chữa lành và giúp các thành viên tích cực sinh hoạt với
cộng đoàn, chăm lo cho cộng đoàn… để xây dựng Giáo xứ là gia đình của Chúa..., là Thân Thể của Chúa Kitô là Đầu.[149]
Thêm vào đó, vì giáo hội địa phương phải được hiểu
là một thành phần căn bản của toàn thể dân Chúa, khái niệm Giáo hội, giáo hội địa
phương, giáo xứ là gia đình của Chúa cũng đã xuất hiện nhiều trong các văn kiện
của các thượng hội đồng giám mục.
Chính vì Giáo hội là gia đình Thiên Chúa mà Chúa
Cha đã có sáng kiến tạo dựng nên Ađam. Chính vì Giáo hội như gia đình của
Thiên Chúa mà Chúa Kitô, Ađam mới và người thừa kế cho mọi dân tộc, đã xây dựng
Giáo hội bằng quà tặng của chính mình và máu Người. Chính Giáo hội như gia
đình của Thiên Chúa đã bày tỏ ra cho thế giới biết Thánh Thần mà Chúa Con gửi đến
từ Chúa Cha là để cho có mối hiệp thông giữa tất cả mọi người.[150]
Chính sự nâng đỡ, đùm bọc nhau cách chân thành mới
diễn tả được mối tương quan đích thực giữa những người là anh chị em trong một
gia đình, anh chị em chí cốt với nhau: “Anh em như chân với tay, rách lành đùm
bọc, dở hay đỡ đần”. Chính vì Giáo xứ là
gia đình của Chúa... mà sự chia sẻ di sản cứu độ vô tận của Chúa Giêsu Kitô
với những thành viên trong nhà và “ngoài” nhà, là chuyện tất yếu phải thực hiện
để gia đình của Chúa được ngày càng phát triển. Theo đó, các thành viên gia
đình của Chúa luôn đồng hành với tất cả mọi người.
Trong sự trung thành với Thiên Chúa, Giáo hội Á
châu tìm cách đồng hành với tất cả mọi người anh chị em Á châu, hiệp nhất qua
việc chia sẻ cuộc sống và nền văn hóa chung, qua định mệnh được nối kết vào
nhau, qua những tài nguyên phong phú về tôn giáo và thiêng liêng mà Giáo hội muốn
thu nhập, và Giáo hội cũng muốn chia sẻ di sản cứu độ vô tận của Chúa Giêsu
Kitô với tất cả mọi người.[151]
Chia sẻ, đồng hành, hiệp thông, hiệp nhất… là những
từ ngữ thường được nhắc đến và cần được nhắc đến cách riêng, để việc chia sẻ ơn
cứu độ Chúa Giêsu Kitô thiết lập trở nên di sản cho muôn dân, của muôn dân, với
muôn dân… và thực sự làm cho gia đình của Chúa ngày càng phát triển. Việc đồng
hành của các giáo hội địa phương, các giáo xứ… với tất cả mọi người cũng giúp định
hướng những suy tư thần học về Giáo hội, những hoạt động mục vụ trong sứ mạng
truyền giáo.[152] Bởi khi nói đến Giáo xứ là gia đình của Chúa..., cần khẳng
định rằng giáo xứ thật sự là một thực thể sống động, một cộng đồng cầu nguyện,
cộng đồng phụng tự, cộng đồng phục vụ… với các hoạt động tông đồ, là một phần
thực tại của Giáo hội phổ quát. Giáo xứ
là gia đình của Chúa... cũng được nhận ra qua chính những sinh hoạt cụ thể
hằng ngày đó trong đời sống đức tin, đức cậy, đức mến của gia đình giáo xứ.[153]
Thật vậy, giáo xứ, một giáo hội địa phương, phải
là một cộng đồng cầu nguyện, chia sẻ di sản cứu độ vô tận của Chúa Giêsu Kitô với
muôn dân qua đời sống phục vụ, tương trợ và hoạt động tông đồ. Giáo xứ là một cộng đồng phụng vụ, chăm sóc và
truyền giáo. Nhờ các hoạt động phụng vụ, giáo xứ có thể góp phần quang tỏa “sự
hợp nhất của dân Thiên Chúa như một sự hiệp thông có tổ chức”[154]
trong gia đình của Chúa và là gia đình của Chúa.
… là gia đình của Chúa
Hội Thánh tại Việt Nam còn phải canh tân chính
mình qua nỗ lực xây dựng Hội Thánh như một gia đình, trong đó mọi người
hiệp thông với nhau như anh chị em một nhà, bình đẳng với nhau trên nền tảng ơn
gọi làm người và làm con Chúa, chia sẻ cùng một sứ mạng và trách nhiệm dù được
thể hiện trong những bậc sống và nhiệm vụ khác nhau.[155]
Đức Giám mục
Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền cũng đã từng phát biểu trong một phiên họp của Công đồng
Vaticanô II như sau:
Quan niệm Giáo hội
là gia đình của Thiên Chúa rất gần gũi với con người. Cách trình bày mầu
nhiệm Giáo hội bằng những từ ngữ về gia đình rất quen thuộc và dễ hiểu đối với
mọi người.... Trình bày Giáo hội như gia đình của Thiên Chúa giúp các Kitô hữu
trở về với Tin mừng, trở về với cách giảng dạy đơn sơ của Ðức Giêsu (Ðức Giêsu
dùng rất nhiều hình ảnh về gia đình); nhờ đó dễ hiểu và thấm nhuần Tin mừng
hơn.[156]
Yves Congar, nhà
thần học danh tiếng của Công đồng Vaticanô II, cũng đưa hình ảnh gia đình vào
thần học giáo hội địa phương và làm thăng hoa ý nghĩa về hình ảnh gia đình đã
có trước đó.[157]
Các đại biểu Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010 cảm thấy thật
ấn tượng khi nghe những từ ngữ thân thương đó được nhắc đến cách trang trọng
trong chính Sứ
điệp của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010: “Hội thánh
như một gia đình”.
Dẫu biết rằng hai từ gia đình ngày nay có nhiều biến tướng hơn xưa, hình ảnh
gia đình có bị xói mòn hơn xưa: nhiều gia đình
bị lung lay, đổ vỡ hơn xưa,
nhiều gia đình lâm vào cảnh cha mẹ ly
thân, ly dị làm con cái đau khổ hơn
xưa, nhiều người coi gia
đình chỉ là trò chơi “không hơn không kém” hơn xưa… thì việc sánh ví “Hội thánh như một gia đình” vẫn còn đó những giá
trị: những hình ảnh rất tốt đẹp của một gia đình hạnh phúc và những ý nghĩa rất
tuyệt vời của cụm từ gia đình trong chính thời đại tân tiến hiện nay. Bởi lẽ, để
xây dựng “Hội thánh như một gia đình”, các thành viên gia đình của Chúa cần ý thức rõ ràng về các mối
tương giao thế nào là nền tảng, các mối hiệp thông thế nào là căn bản đối với
nhau trong gia đình Hội thánh Chúa. Theo đó cách
đương nhiên, cần tôn trọng đúng mức sự bình đẳng:
… với nhau trên nền tảng
ơn gọi làm người và làm con Chúa, chia sẻ cùng một sứ mạng và trách nhiệm dù được
thể hiện trong những bậc sống và nhiệm vụ khác nhau.[158]
Thật vậy, khi so sánh giáo xứ
như một gia đình của Chúa, trong đó “mọi người hiệp thông
với nhau như anh chị em một nhà” có Chúa là Cha, thì gia đình giáo xứ đích thực
là nền tảng của giáo phận, mọi thành viên trong giáo xứ được sinh ra và lớn
lên thành người, thành con Chúa ngay trong gia đình giáo xứ này.[159]
Thật vậy, khi so sánh giáo phận
như một gia đình của Chúa, trong đó “mọi người hiệp thông
với nhau như anh chị em một nhà” có Chúa là Cha, thì gia đình giáo phận đích thực
là nền tảng của gia đình giáo tỉnh, mọi thành viên trong giáo phận được
nuôi dưỡng bổ sung để hòa nhập vào một môi trường rộng lớn hơn, đầy đủ hơn cho
đời sống của con người được phát triển trọn vẹn, và cuộc sống rộng lớn hơn đó đối
với người Kitô hữu là chính giáo phận của mình, và còn sẵn sàng mở ra cho những
khả năng xây dựng và phục vụ đa dạng hơn của gia đình giáo tỉnh.[160]
Và thật vậy, khi so sánh giáo tỉnh
như một gia đình của Chúa, trong đó “mọi người hiệp thông
với nhau như anh chị em một nhà” có Chúa là Cha, thì gia đình giáo tỉnh cũng đích
thực là nền tảng gia đình của giáo hội một vùng miền hay gia đình giáo hội
của một quốc gia, hay gia đình Giáo hội phổ quát. Nghĩa là, dựa theo kiểu nói của
Karl Rahner, gia đình Giáo hội các cấp (tỉnh, miền, quốc gia, phổ quát) thật sự
trở nên bí tích cứu độ toàn thế giới (sacrament
of the world’s salvation), nhờ sự thông hiệp với nhau như anh chị em một nhà, với sự đồng hành của các giáo sĩ, tu sĩ trong cuộc sống và qua tác vụ truyền
giáo.[161]
… nhân loại ngày càng
hiệp nhất trong đời sống dân sự, kinh tế và xã hội, nên, cùng quan tâm và hiệp
lực dưới sự hướng dẫn của các giám mục và giáo hoàng, các linh mục càng phải ra sức loại trừ mọi mầm mống chia rẽ, để
toàn thể nhân loại được đưa dẫn về với hiệp nhất trong gia đình Thiên Chúa.[162]
Hơn nữa, lối trình bày “Hội thánh như một gia đình” còn lấy mẫu gương hoàn hảo nơi
thánh gia thất. Chúa Giêsu, Mẹ
Maria và Thánh cả Giuse trong thánh gia là một gia đình hạnh phúc
“trên cả tuyệt vời”. Sự hiệp thông của ba đấng thánh
làm sáng tỏ chân lý: Nơi đâu có Chúa hiện diện, nơi đó có tình thương và
là Thiên Đàng. Sự hiệp thông của ba đấng thánh
làm hiển hiện sự hiệp thông của Ba Ngôi Thiên
Chúa, nền tảng của sự hiệp thông trong Giáo hội của Chúa… như/là gia đình của Chúa.
Sự hiệp thông này vừa là đòi hỏi vừa là lời chứng
cần thiết mà Hội Thánh phải bày tỏ trước mặt mọi người như Chúa Giêsu đã thiết
tha cầu nguyện: “Xin cho họ nên một
như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha để họ cũng ở trong Chúng ta. Như vậy, thế
gian sẽ tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17,21).[163]
Cùng hiệp thông trong đời sống mục vụ giáo xứ
Nếu Giáo xứ
là gia đình của Chúa... thì giáo xứ cũng là vườn nho của Thiên Chúa, mỗi
giáo xứ là một vườn nho nhỏ trong vườn nho duy nhất của Thiên Chúa. Theo đó, mọi
người trong giáo xứ đều được mời và có bổn phận làm thợ vườn nho trong vườn nho
duy nhất ấy mà công cán được tính đến hợp theo lẽ công bằng và “trên cả công bằng”.
Nước Trời giống
như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho
của mình. Sau khi đã thoả thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ
vào vườn nho làm việc. Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở ra, thấy có những người
khác ở không, đang đứng ngoài chợ. Ông cũng bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy đi vào
vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng”. Họ liền đi. Khoảng giờ thứ
sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy. Khoảng giờ mười một,
ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ: “Sao các
anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết?” Họ đáp: “Vì không ai mướn chúng tôi.”
Ông bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho!”.[164]
Cũng theo đó, với tinh thần cùng hiệp thông
trong đời sống mục vụ giáo xứ, mọi người cần nhận biết rằng
Chúa là Đấng ban tặng nhiều hơn, đúng ra là tất cả, so với những gì Người đòi hỏi
và người ta làm được, ngay cả khi làm việc vườn nho ngay từ đầu, hay giờ thứ
ba, giờ thứ sáu, giờ thứ chín. Câu chuyện Đức Giêsu tại
Người thiếu phụ
… không còn phải vì
lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người
thật là Đấng cứu độ trần gian (...nous
savons que c’est vraiment Lui, le Sauveur du monde).[170]
Vì thế, trong tâm
tình noi gương sự khiêm nhường phục vụ của Chúa Giêsu Kitô và tạ ơn Người, Đấng
ban cho nhân loại nước hằng sống, đang hạ mình xin nước uống nơi người trần thế,[171]
các thành viên của Giáo xứ là gia đình của
Chúa..., trong đời sống mục vụ giáo
xứ, cần khiêm nhường quảng đại và kiên nhẫn phục vụ anh chị em, để “… ý
Cha thể hiện dưới đất cũng như trên Trời” (Thy
will be done on earth as it is in heaven).[172] Vả lại, Thiên Chúa đích thị là Cha của tất cả
chúng ta; chúng ta được là “những người con trong Người Con” (filii in Filio) của Thiên Chúa là Cha.
Mà cũng vì thế và
hơn thế nữa, Giáo hội, giáo xứ… là gia đình của Chúa, vườn nho của Chúa, ruộng
lúa của Chúa… là những cụm từ các nhà thần học Việt Nam có thể/rất nên sử dụng
trong những tác phẩm của mình để diễn tả đời sống đạo của các tín hữu Việt Nam,
sứ mệnh của Giáo hội phổ quát, các giáo hội địa phương; cách riêng là các giáo
xứ và các mối tương giao mục vụ của các thành viên Giáo xứ là gia đình của Chúa... tại Việt Nam.[173] Nhìn xa
hơn nữa, tưởng cũng rất nên phác họa, thiết kế, xây dựng một nền thần học về
Giáo hội dựa trên hình ảnh gia đình của Thiên Chúa, để các thành viên trong gia
đình của Chúa cùng hiệp thông, cùng lao
động cách dễ dàng hơn trong vườn nho là đời sống mục vụ của mỗi giáo xứ cũng như của toàn thể Giáo hội. Thật vậy,
Cũng như người ta
được sinh trong một gia đình cụ thể với vị trí địa lý và những điều kiện cụ thể
thế nào, thì các Kitô hữu được rửa tội và được huấn luyện trong Chúa Kitô tại
các giáo hội địa phương cụ thể cũng như vậy. Những cuộc tụ họp trong sự hiệp
thông với Chúa tự thân đã có giá trị. Nghĩa là các cuộc tụ họp ấy không phải là
phương thế nhằm đạt đến một mục đích lớn hơn, nhưng tự thân đã là sự hiện thực
của Giáo hội. Sự hiện thân hoặc hiện thực này xây dựng Giáo hội từ bên dưới, được
liên kết với giáo hội lớn hơn ấy nhờ sự hiện diện phẩm trật và sự chỉ định chủ
chăn của họ, còn họ, họ là dân thánh của Thiên Chúa (Plebs sancta), một cộng đồng gồm cả linh mục và dân chúng.[174]
Thế nên, mô hình tham gia quy mục tử (the participative pastor-centered model)
trong tác phẩm Quản trị giáo xứ: Lãnh đạo
hợp tác[175] mà chúng ta đã có dịp nhắc đến đôi lần phía trên, là một trong những nỗ lực
nhằm trình bày mối liên hệ hữu cơ giữa các phần tử của một gia đình giáo xứ
Công giáo với vị mục tử (đức cha, cha xứ, cha sở…) là trái tim của gia đình. Dĩ
nhiên, vị Mục Tử đích thực của gia đình ấy là chính Đức Giêsu Kitô.[176]
Theo đó, vị mục tử (đức cha, cha xứ, cha sở…) cần
ứng xử và được đối xử như một người cha-anh tinh thần trong gia đình giáo phận,
giáo xứ… trong niềm tin. Ngài là một phụ huynh hơn là một giám thị, một mục tử
hơn là một nhà quản lý. Nhưng chính Chúa Giêsu mới là Mục Tử trên hết của
gia đình giáo phận, giáo xứ, Mục Tử tốt lành của đoàn chiên, Mục Tử đích thực của
tất cả các thành viên: giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân. Là một Đức Kitô khác (Alter Christus), vị mục tử cũng phải hy
sinh mạng sống vì đoàn chiên, phải thực tâm ước muốn, hay ít ra phải sẵn lòng sống
chết với đoàn chiên.
Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy
sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và
vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ
lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết
gì đến chiên. Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của Tôi, và chiên của
Tôi biết Tôi, như Chúa Cha biết Tôi, và Tôi biết Chúa Cha, và Tôi hy sinh mạng
sống mình cho đoàn chiên.[177]
Theo đó thì không chỉ “Có con gây dựng
cho con, có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng”, một trong những đạo lý rất tự
nhiên của gia đình là kiến tạo mối tương giao thiện hảo giữa các thành viên
trong gia đình, mà còn hơn vậy, mối tương giao chân thành và thiện hảo là không
thể thiếu nơi mọi thành viên trong một gia đình giáo xứ dành cho vị mục tử của
họ. Nhưng trước hết và trên hết vẫn là mối tương giao của các thành viên thuộc
gia đình giáo xứ trong Đức Giêsu phải phản ánh chuẩn mực thần học của “những
người con trong Người Con” (filii in
Filio) với Thiên Chúa là Cha.[178]
Nói tóm lại, mang chân lý Tin mừng đến cho mọi
người, giới thiệu Ðức Kitô như mầu nhiệm cứu độ duy nhất trong lịch sử nhân loại,
các thành viên thuộc một gia đình giáo xứ phải kiến tạo, duy trì, làm đậm nét
và sinh động mỗi ngày một hơn hình ảnh Giáo
xứ là gia đình của Chúa... trong bối cảnh của nền văn hóa hiện đang đầy ắp
những sai trái làm băng hoại gia đình và xã hội, để làm sâu sắc hơn các mối
tương giao cần có của các tín hữu là con cái thảo hiếu đối với Thiên Chúa là
Cha nhân từ trong các gia đình giáo xứ của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.
Ðức Kitô đã từng tha thiết cầu nguyện cho “Gia đình của Chúa” như sau:
Con không chỉ cầu nguyện cho những người này,
nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào Con, để tất cả nên một, như Cha ở
trong Con và Con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta.[179]
Vậy chúng ta cũng cầu nguyện:
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi
là Cha, và Con, và Thánh Thần,
chúng con thờ lạy, ngợi khen, và cảm tạ Chúa.
Chúa là Đấng Tạo Dựng… vì yêu thương.
Chúa là Đấng Cứu Độ… vì yêu thương.
Chúa là Đấng Thánh Hóa… vì yêu thương.
Xin dẫn chúng con vào sống trong gia đình của
Chúa.
Xin dạy chúng con,
những thành viên trong gia đình Giáo hội,
đồng thời cũng là những thành viên hiện diện
trong gia đình giáo xứ của mỗi người chúng con,
biết cảm nếm hương vị tình yêu của đời sống ấy
qua việc mau mắn vâng nghe theo tiếng Chúa
với những hướng dẫn cụ thể của Giáo hội Chúa.
Xin dạy chúng con
biết sống tinh thần hiệp thông:
“…để tất cả nên một
như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha”.[180]
Xin dạy chúng con
biết trân quý ơn trọng đại Chúa đã ban cho
là được trở nên các thành viên
trong gia đình của
Chúa. Amen.
Trích Tập san Hiệp Thông / HĐGM VN, Số 68 (Tháng 11 & 12 năm 2011)
[7] Ủy
ban Phụng tự (trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt
[9] X. Battista Mondin, La Chiesa primizia del regno (Giáo hội sơ khai…) (Bologna:
EDB, 1989), 16-27.
[11] Ý thức bổn phận phải
giải thích các bằng chứng của quá khứ,
nhà thần
học dựa vào kiến thức về bối cảnh của các sự kiện ngày trước mà tìm hiểu và
giải thích về Giáo hội.
[12]
Dưới ánh sáng
đức tin và lý trí mà thu thập các dữ kiện, các hiện tượng
và mọi tài liệu liên quan đến Giáo hội,
nhà thần
học thực hiện công tác thần học về Giáo hội.
[13] Triết lý là công cụ
đặc thù và rất có hiệu năng trong nỗ lực suy tư về thực tại; triết lý về xã hội đóng vai trò đặc biệt trong Giáo hội học. Nhà thần học nếu
không đào sâu triết lý nói chung, triết lý về xã hội nói riêng, thì khó mà hiểu
được nhiều về mầu nhiệm Giáo hội.
[14] Với sự
soi sáng của Thánh kinh, Thánh truyền và Huấn quyền của Giáo hội, nhà thần học đào sâu ý nghĩa của mầu
nhiệm Giáo hội.
[15] Nhà
thần học suy nghĩ về con người theo ý niệm nhân vị, một bản ngã trong thế đối
thoại với tha nhân, dùng hình ảnh “lời nói, sứ điệp và cuộc tọa đàm” (x. Ecclesiam
suam) để tìm hiểu và giới thiệu Giáo hội trong thế đối thoại với thế giới.
[16] Phương pháp chủ yếu là cầu nguyện để biết
thánh ý Thiên Chúa: Ðức Giêsu muốn dạy chúng ta điều gì về Giáo hội phổ quát,
giáo phận, giáo xứ, được hiện thực hóa trong những cơ cấu các tông đồ để lại.
[17] Rao giảng Tin mừng là nhiệm vụ cốt cán
của các tông đồ trong việc thiết lập cộng đoàn: huấn giáo, cử hành Thánh Thể,
coi sóc việc bác ái từ thiện, thực hiện thừa tác vụ hòa giải… (x. 2 Cr 5,18).
[18] Trong phạm vi bài viết này, cụm từ “giáo
hội địa phương” có khi được hiểu là giáo phận (particular church, diocese),
có khi là giáo xứ (local church, parish), có khi cả hai: giáo phận và
giáo xứ.
[19] James A. Coriden, The Parish in Catholic Tradition: History, Theology and Canon Law (Giáo xứ trong Truyền thống Công giáo: Lịch
sử, Thần học và Giáo luật)
(New York: Paulist Press, 1997), 41.
[20] X. GS, số 62b. Năm 1976, Uỷ ban Thần học Quốc tế đề
xuất 12 luận đề về tương quan giữa huấn quyền và các nhà thần học; rồi đến năm
1990, Bộ Giáo lý Ðức tin cũng đã công bố một văn kiện về ơn gọi trong Giáo hội
của các nhà thần học (x. Congrégation pour la Doctrine de la Foi, “La vocation
ecclésiale du théologien”, DC 72 [1990] 653-70).
[21] Một số nhà thần học tên tuổi trong lãnh vực này
là:
Matthia Scheeben (1835-1888), H. Newman (1801-1890), F. Pilgram (1819-1890), C.
Passaglia (1827-1859), J. B. Franzelin (1816-1886)….
[22] Những tài liệu rất cổ
xưa có nhiều liên quan về đề tài Giáo hội, giáo hội địa phương, giáo xứ: Mục tử của Herma, các tác
phẩm của Thánh Clêmêntê Rômanô, Thánh Inhaxiô Antiôkia.
[23] Ðấng Thiên Sai là “Hoàng Tử Bình An” (Is 9,6) sẽ giải
hòa con người với con người và với Thiên Chúa như trong một địa đàng mới (x. Is
35,1-10; Hs 2,20t).
[25] Theo kiểu nói của Hilariô. Ðó cũng chính là xác tín của Truyền thống Kitô giáo, so sánh Giáo hội
với Evà sinh ra từ cạnh sườn của Ađam (x. DS
901; SC, số 5), và Ðức Kitô là Ađam
mới (x. 1 Cr 15,45): Từ trái tim rạn vỡ của Ðức Kitô, Giáo hội được sinh ra và
được làm Hiền Thê Ðức Kitô (Ex corde
scisso Ecclesia Christo jugata nascitur).
[26] Theo kiểu nói của Xíprianô. Năm 1302, trong Trọng sắc Unam sanctam, Ðức Giáo hoàng
Bôniphaxiô VIII đã so sánh Giáo hội với con tàu của Noê.
[28]
Theo kiểu nói của Ôrigênê. Truyền thống còn
nêu danh những phụ nữ tội lỗi trong Thánh kinh làm hình bóng tiên trưng cho
Giáo hội: Thamar, Mađalêna.... Có lẽ vì thế mà tước hiệu nghe có vẻ nghịch lý casta meretrix (“gái điếm trinh bạch”)
cũng đã được áp dụng cho Giáo hội (x. von Balthasar, H.U. “Casta Meretrix,” trong Sponsa
Verbi: Skizzen zuer Theologie, II, [Einsiedeln, 1961], 203-305).
[31]
Theo kiểu nói của Grêgôriô Nazianô. “Duy một
Chúa, duy một đức tin” (Ep 4,5). Thật vậy, ngay trong bữa Tiệc Ly, Ðức Giêsu
cầu nguyện cho những kẻ sẽ tin nhờ
lời rao giảng Tin mừng của các môn đệ được thật sự trở nên một như Người với
Cha Người là một (x. Ga 17,20).
[33]
Theo kiểu nói của Xirilô Giêrusalem. Thêm vào đó, bên
cạnh đức ái, đoàn sủng hay nhiệm vụ của những người khuyên bảo cộng đoàn (x. Cv
15,32) và giải nghĩa những điều Thiên Chúa mạc khải được Thánh Phaolô ca tụng
rất nhiều vì vai trò tích cực trong việc xây dựng Giáo hội (x. 1 Cr 14,1-5) và
được Thiên Chúa đặt cùng vai với các tông đồ, làm nền móng của “nhà Thiên Chúa”
(x. Ep 2,20; 3,5).
[34] Một số biến cố và
trào lưu trí thức của vài thế kỷ trước đã trở thành những yếu tố xúc tác, những
đóng góp lớn cho việc canh tân Giáo hội học.
[35]
Moehler, J. A., Symbolik §
36, I (Harmstadt: J. R. Geiselmann, 1958),
389; x. Michael J. Himes, Ongoing
Incarnation: Johann Adam Muhler and the
Beginning of Modern Ecclesiology (Nxb. Crossroad, 1997), 97.
[38] Muehlen H., Una Mystica Persona (Muenchen 1964); x. Dejaifve G., “Un tournant
dans l’Ecclésiologie” trong Nouv.
Rev. Théo. 87 (1965)
961tt.
[40] Giáo hội học chuyên khoa
chào đời từ thế kỷ 14 với các tác phẩm rất đáng lưu ý về Giáo hội: De Regimine Christiano (1301-1032) của
Joannes thành Viterbo, De Ecclesiastica
Potestate của Gil thành Rôma,
De Potestate Regis et Papae (1300) của Gioan thành Paris….
[42] Ngoài giáo hội địa phương thì
không có Giáo hội. Thánh Hilariô còn
viết: “Dù ở thế giới chỉ có một Giáo hội, song mỗi thành phố có một giáo hội;
một trong tất cả, vì dẫu nhiều, một Giáo hội duy nhất nơi nhiều giáo hội.” (In
Ps 14.3).
[43] X. “The ‘communion of Saints’ as three states of the
Church: pilgrimage, purification, and glory”, trong Communio số chuyên
đề Summer 1988 (
[45] X. LG, số 32c, 49, 50; AG, số 36a, PO, số 8, 9; CD, số 16c. Giáo hội sáp nhập những con
người mới lãnh nhận bí tích thánh tẩy vào Ðức Kitô, giúp hoàn tất mối hiệp
thông của các thụ nhân này trong Thánh Thể. Khi ấy, Giáo hội Nhiệm Thể được
“lớn lên nhờ sức Thiên Chúa ban” (x. Cl 2,19; UR, số 24a).
[49] Nếu chỉ tính một phương diện, một quan điểm hay một phương pháp thể hiện mà
thôi, nguy cơ bỏ sót những khía cạnh khác là tất yếu và rất đáng tiếc.
[51] Các cộng đoàn Kitô hữu ly khai, trong một mức độ nào
đó, cũng là “giáo hội” hoặc “cộng đồng giáo hội”. Dù
chúng tôi tin là họ còn khiếm khuyết, tuy nhiên, không phải vì vậy mà các giáo
hội và các cộng đồng giáo hội ly khai ấy không mang một ý nghĩa và một giá trị
nào hết ở trong mầu nhiệm cứu độ,” bởi vì họ là “những phương thế cứu rỗi” nằm
trong tay của Thiên Chúa. (
[55]
Giáo hội địa phương, giáo xứ chính là Giáo hội đang hiện diện và hoạt động
trong một nơi chốn nhất định.
[56] Giáo hội là bí tích tiên khởi của sự hiện diện đầy
yêu thương và cứu độ của Thiên Chúa trên thế giới (x. Karl Rahner, “Church,
Churches and Religions,” trong Theological Investigations 18, trg. 188-95; K. Kunnumpuram, Ways
of Salvation: The Salvific Meaning of Non-Chistian Religions According to the
Teaching of Vatican II, Poona 1971).
[57]
Gọi là “từ trên
xuống” vì cách nhìn này đơn thuần dựa vào
Thánh kinh, Thánh truyền và huấn quyền
mà trình bày, giải thích về quá trình hình thành và bản chất của Giáo hội (x. Battista Mondin, La Chiesa primizia
[58]
Gọi là “từ dưới
lên” vì cách nhìn này dựa vào các khoa học
nhân văn, nhất là vào kỹ thuật phân tích xã hội học và chính trị học mà tìm
hiểu quá trình hình thành và bản chất của Giáo hội (x. Battista Mondin, La Chiesa primizia
[67]
Thái Sơn (1.545m) là ngọn núi nằm về phía Bắc thành phố Thái An, là một trong
năm ngọn núi lớn của Trung Quốc, là ngọn núi thiêng ở xứ Hoa Hạ (Hoa Hạ Thần
Sơn).
[69]
Cha mẹ là người gieo mầm, rồi
cưu mang, rồi sinh ra con, rồi cho bú mớm… dạy con sống cho phải đạo, được sánh ví như Núi
Thái Sơn, như Nước Trong Nguồn. Công cha nghĩa mẹ được nhắc đến cách đặc biệt
qua thành công của những người con.
[70] Theo thần thoại của dân tộc Trung Hoa, Bàn Cổ là vị thần đầu tiên sáng tạo ra thế giới, vạn sự vạn vật trong trời đất. Khi Bàn Cổ chết, đầu mình và tứ chi biến thành năm ngọn núi, gọi là Ngũ Nhạc: (1) Bắc Nhạc, Hằng Sơn thuộc tỉnh Sơn Tây cao 2.017m; (2) Nam Nhạc, Hành Sơn thuộc tỉnh Hồ Nam, cao 1.290m; (3) Đông Nhạc, Thái Sơn thuộc tỉnh Sơn Đông, cao 1.545m; (4) Tây Nhạc, Hoa Sơn thuộc tỉnh Thiểm Tây, cao 1.997m; và (5) Trung Nhạc, Tung Sơn thuộc tỉnh Hà Nam, cao 1,494m. Thái Sơn nằm ở hướng Đông, nơi mặt trời mọc, tương truyền là đầu của Bàn Cổ hóa thành, do đó Thái Sơn là biểu tượng cho sự ra đời và trí tuệ của toàn thân. Thái Sơn là nơi cát tường phát sinh của muôn vật. Vì thế, Thái Sơn là ngọn núi linh thiêng nhất, đứng đầu trong Ngũ Nhạc. Sách Thuật dị ký còn viết: Ngày xưa khi Bàn Cổ chết, đầu của Bàn Cổ là Đông Nhạc, bụng là Trung Nhạc, tay trái là Nam Nhạc, tay phải là Bắc Nhạc, và hai chân là Tây Nhạc. Các văn nhân cũng kể rằng nước mắt của Bàn Cổ là sông, hơi thở là gió, giọng nói là sấm, đồng tử trong mắt là ánh sáng... (Nhiệm Phưởng, thế kỷ VI).
[71] Ý
nói: những ai đã từng du ngoạn qua Ngũ Nhạc thì không cần phải đến bất cứ ngọn
núi nào trong thiên hạ làm gì nữa. Và nếu ai đã từng du ngoạn Thái Sơn rồi thì
không cần phải đến những ngọn núi kia trong Ngũ Nhạc.
[72] Năm 1987, UNESCO
công nhận Thái Sơn là di sản thế giới: “… là đối tượng triều bái của các đế
vương trong hơn hai ngàn năm qua, các kiệt tác nhân văn trong núi hội nhập cách
hoàn mỹ và hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Biểu tượng Thái Sơn không chỉ là
núi ngàn cao cả mà còn là dòng suối nguồn về tinh thần của các nhà nghệ thuật
và học giả Trung Quốc, là biểu tượng của nền văn minh và tín ngưỡng của Trung
Quốc cổ đại”.
[73] Karl Rahner, “The Theology of the Parish” trong The Parish from Theology to Practice,
ed., Hugo Rahner (Westminster, MD., Newman Press, 1958), 26.
[78]
“Giáo hội là một bí tích. Giáo hội chuyên chở lời Chúa Giêsu và là nguồn mạch
của sự cứu chuộc. Toàn thể Giáo hội với tất cả các thành phần... được sai đi để
tuyên xưng, làm chứng tá, làm thể hiện và loan truyền mầu nhiệm hiệp thông của
Chúa Ba Ngôi.” (Thượng Hội đồng Giám mục Á châu 1998 (19/4-14/5) (Hội nghị đặc
biệt), Lineamenta, số 26; x. Le Guillou, Marie Joseph, “Church” in Sacramentum
mundi, I, 313-17).
[79]
“Đức Chúa không muốn thấy Giáo hội của Ngài đứng trước mặt Ngài như là một sự
thất bại tỏ tường, có một không hai, mà như là một hiền thê tráng lệ xứng với
Ngài… là câu trả lời thích đáng,
đúng như Thiên Chúa đợi chờ từ thế giới thụ tạo, và đúng như ơn và lời Ngài đã
gợi dậy trong đó”. (Von Balthasar H.
U., Qui est l’Église? [Coll. Cahiers de l’École Cathédrale:
Parole et Silence, 2000], 59)
[80]
X. Hoang H. Ta, Quản trị giáo xứ: Lãnh
đạo hợp tác (nguyên tác: A Training
Program to Promote Collaborative Leadership in a Parish Pastoral Council of
Vietnamese People (
[82]
“Sứ mệnh của Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần được hoàn tất trong Giáo hội, là Thân
Thể của Ðức Kitô và là Ðền Thờ của Chúa Thánh Thần”. (Thượng Hội đồng Giám mục
Á châu 1998 (19/4-14/5) (Hội nghị đặc biệt), Lineamenta, số 26)
[99]
Khi thêm tính từ “huyền nhiệm” vào cụm từ “Thân Thể Ðức Kitô” để chỉ Giáo hội,
cụm từ “Nhiệm Thể Ðức Kitô” đã xuất sắc diễn tả ý nghĩa sâu xa của giáo hội các
cấp và mau chóng được đón nhận vì làm rõ nghĩa vị trí các thành viên trong gia
đình Giáo hội nói chung, các giáo hội địa phương, các giáo xứ… đối với Ðức Kitô
là Đầu của Nhiệm Thể.
[106]
Cách riêng, điều này có thể được áp dụng như những phương thế chính yếu cho các
thành viên hội đồng, hội đoàn trong giáo xứ, đại diện tiếng nói của các phần tử
trong giáo xứ. Thực vậy, các hội đồng và các hội đoàn trong giáo xứ, tuy không
theo nghĩa pháp lý, là những đại diện của giáo xứ, những đại diện của gia đình
giáo xứ về nhiều phương diện.
[109]
Bởi lẽ, sự hợp tác, hiệp thông, tham gia phục vụ là một trong những dấu chỉ
đích thực của lãnh đạo học trong Giáo hội.
[110]
Tạ, Giáo hội (giáo xứ) như/là gia đình của Chúa (BTH. UBGLĐT: Lưu hành nội
bộ, 2010), 36; x. Hoang H. Ta, A Training
Program to Promote Collaborative Leadership in a Parish Pastoral Council of
Vietnamese People (
[113] Tạo dựng từ hư không (creatio ex nihilo)
và tạo dựng không ngừng (creatio
continua) làm thành những
phương cách tương hỗ trong việc giải thích quan điểm thần học cho rằng Thiên
Chúa Đấng Tạo Hoá thì vừa siêu việt vừa nội tại trong toàn bộ tạo dựng. (x. Hoang H. Ta, Tạo dựng: Ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng…[nguyên tác: Creation: Influencing and Influenced…]
[TP. HCM: Đại Chủng viện Thánh Giuse, 2006], 336).
[138] Câu La Tinh nổi tiếng này “In necessariis unitas, in dubiis libertas,
in omnibus caritas” được gán cho Thánh Âutinh là tác giả. Đức Giáo hoàng
Gioan XXIII đã sử dụng câu này trong Thông
điệp Ad Petri cathedram (về chân lý, hiệp nhất, bình an trong tinh thần bác
ái), ban hành ngày 29 tháng 6 năm 1959.
[141] X. Mt 16,15. Sắc lệnh đưa ra hai lý
do minh chứng sự truyền giáo là cần thiết: (1) Giáo hội là Công giáo, rộng mở
cho mọi người, để tất cả trở nên phần tử của Giáo hội; (2) Chúa Giêsu Kitô đã
truyền lệnh rao giảng Phúc âm cho mọi người. Nguyên hai lý do này đủ để ngăn
chận mọi mưu toan nhằm giảm bớt giá trị của công việc truyền giáo, viện cớ rằng
người ngoài Kitô giáo tìm được con đường cứu rỗi trong tôn giáo của họ, vì thế
không nên đem Tin mừng Chúa Kitô đến quấy rầy họ.
[145] X. LG, số
21.
Giáo huấn của Giáo hội đương đại, cách riêng Công đồng Vaticanô II, khẳng định điều đó.
Trong lịch sử Giáo hội, có những lúc người ta không có cùng cái nhìn về chức vụ
giám mục và linh mục như ngày nay. Thánh Giêrônimô (342-420) viết: “Linh mục làm
được những gì giám mục làm chỉ trừ phong chức” (Epistolae, 146,1); Thánh Gioan Kim Khẩu
(347-407) viết:
“Giám mục hơn linh mục chỉ là năng
quyền phong chức, và chỉ trong phương diện này giám mục hơn linh mục…” (Bài giảng II, 1 về 1 Tm 3,8); Peter Lombard (1100-1160), Thánh Albert Cả (1206-1280), Thánh Tôma Aquinô (1225-1274), Thánh Bonaventura (1221-1274) cũng chấp nhận những tư tưởng vừa nêu (x. Sentenciarum IV 24,14; IV a. 39).
[146] X. GLGHCG, số 1557; 1562; LG, số 21. Trong những thể kỷ đầu,
giám mục là người lãnh đạo cộng đoàn (giáo phận/giáo xứ). Cộng đoàn thường không quá lớn,
và chỉ có giám mục là người chủ tế thánh lễ cho cộng đoàn. Sau thế kỷ thứ tư,
số tín hữu tăng nhanh. Giáo hội cần thêm nhiều vị lãnh đạo chăm lo tinh thần
cho giáo dân cách chu đáo và giáo dân dễ dàng tiếp cận hơn. Thế là nhiều linh
mục được thụ phong, và các ngài cộng tác với các giám mục trong việc chăm sóc
đời sống tinh thần của giáo dân.
[149]
X. Mt 14,13-21; Lc 9,10 -17; 17,11-19;
Mc 6,30-44; Ga 6,1-13; Yves
Congar, L’ecclésiologie du haut Moyen-Age (Paris: Cerf 1968) 87-8.
[150]
Maura Browne, ed., “Message of the Synod số 24” trong The African Synod:
Documents, Reflections, Perspectives, (Maryknoll, NY: Orbis Books, 1996),
72.
[152]
X. Hilar Odili Okeke, “From Domestic Church to Family of God: the African
Christian Family in the African Synod,” trong Neue Zeitschrift fur
Missionswissenchaft 52 (1996), 193-207.
[153] Karl Rahner, “The Theology of the Parish” trong The Parish from Theology to Practice,
ed., Hugo Rahner (Westminster, MD., Newman Press, 1958), 23-35.
[154] X. Thánh bộ Giáo sĩ, “Huấn thị về một số
vấn đề liên quan đến... tác vụ của các linh mục” (6§1) trong The Sacrament of Orders and the Clerical
State: A Commentary on the Code of Canon Law (Bí tích truyền chức và địa vị giáo sĩ: bình luận về bộ giáo luật),
ed. William H. Woestman (
[155]
Ban Tổ chức Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010, Sứ
điệp của Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010, số 5, lấy ngày 26 tháng 11 năm 2010 từ: http://daihoidanchua.net.
[172] Kinh Lạy Cha có ba câu:
(1) 28 từ; (2) 43 từ; (3) 1 từ. “be
done”: thì hiện tại bàng thái cách, dạng bị động (present tense of subjunctive mood in passive voice); “is”: thì hiện
tại đơn trực thuyết cách, dạng chủ động (simple
present tense of indicative mood in active voice).
[173] Nếu được, nên giảm bớt việc sử dụng triết lý Tây
phương, người Việt Nam có thể và rất nên dùng lối suy luận Việt Nam, triết lý
Việt Nam, thần học Việt Nam để giới thiệu Tin mừng của Ðức Giêsu Kitô cho người
dân Việt Nam, nhất là những người chưa thực sự biết Thiên Chúa, như một Ðấng
Kitô của Á châu, của Việt Nam. Đó sẽ là một đường lối mới khả dĩ để trở nên
Giáo hội, để trở nên: “tự túc, tự chủ, tự phát triển, và tự thần học hóa, trong
khi vẫn duy trì sự hiệp nhất, hiệp thông trong đức tin của tất cả các giáo hội
địa phương” (Mission and Cathechesis, 201-2).
[175]
Hoang H. Ta, Quản trị giáo xứ: Lãnh đạo
hợp tác (Tập II) (nguyên tác: A Training Program to Promote Collaborative
Leadership in a Parish Pastoral Council of Vietnamese People (
[176]
X. Walter Kasper, Leadership in the Church, 73. Henri de Lubac cắt
nghiã chức giám mục trong thần học liên quan trực tiếp đến thánh lễ và đến vai
trò coi sóc giáo dân. Hervé-Marie Legrand cũng nhận định rằng chức năng
chủ tế các bí tích và xây dựng sự hợp nhất cộng đoàn được liên kết trong con người giám mục, linh mục. Walter Kasper còn
khẳng định chức năng lãnh đạo cộng
đoàn không thể tách rời khỏi chức năng chủ tế thánh lễ vì
cả hai đều nhắm cùng một đích là xây dựng Thân Thể Chúa Kitô (x. Henri de Lubac, Corpus Mysticum [Paris: Aubier 1949] 104; John Paul II, Ecclesia de Eucharistia [Rome: Vatican Press 2003] số 21).
[180]
Ga 17,21.