BA BÀI HỌC
CHO TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ TRONG THỜI COVID
Tác giả: Bobby Angel[1]
Biên dịch: Nhóm dịch Gioan
XXIII
Từ: media.wordonfire.org[2]
WGPMT (17.7.2021) - Những thách đố nổi lên qua đại dịch
COVID trong năm vừa qua đã cho thấy sự cần thiết của công cụ kỹ thuật số đối với
truyền thông giáo xứ. Nhưng nó cũng cho thấy thiếu sót của chúng – công cụ kỹ
thuật số tự chúng không giải quyết được các vấn đề của chúng ta. Đây là ba bài
học mà mỗi nhà lãnh đạo giáo xứ hay giáo phận cần hiểu khi nghĩ tới việc thúc đẩy
truyền thông của giáo xứ.
BÀI HỌC SỐ 1 - Nhóm
82%
Một trong những sai lầm căn bản nhất mà chúng ta thấy các
nhà lãnh đạo giáo xứ liên tục mắc phải liên quan đến truyền thông (kỹ thuật số
hoặc phương tiện khác) là không nhận ra các nhóm người khác nhau trong cộng
đoàn. Có nhiều cách giải quyết vấn đề này. Đây là cách giải quyết (rất) đơn giản
sẽ tạo nên sự khác biệt lớn cho truyền thông ở mỗi giáo xứ: nhóm 7%, nhóm 11%
và nhóm 82%.
Nhóm 7%
Nhóm 7% (dựa trên nghiên cứu nổi tiếng của Dynamic Catholic)
là những người hầu hết hay giúp đỡ tài chính và tình nguyện cho giáo xứ ở mức độ
trung bình. Nhóm 7% này phần lớn là “người tham gia”. Họ gắn bó với chúng ta kể
cả qua những tai tiếng và thiếu sót từ các thành viên trong Hội Thánh. Thông
tin cho họ tương đối dễ dàng. Họ đọc bảng tin, nghe các thông báo, kiểm tra
trang web, đặt ra đường hướng mục vụ cho giáo xứ, kiểm tra email và có thể tải ứng dụng hay theo dõi bạn
trên phương tiện truyền thông. Hầu hết họ sẽ trở lại tham dự Thánh Lễ.
Nhóm 11%
Nhóm 11% nằm ở đầu bên kia của cán cân. Đây là phần trăm những
người Công Giáo vẫn mang danh là người Công Giáo nhưng không bao giờ tham dự
Thánh Lễ - chưa từng. Và, không có gì ngạc nhiên, họ vẫn chưa quay về. Mặc dù họ
vẫn cần được rao giảng Tin Mừng và giáo xứ có thể giúp, nhưng không phải là vấn
đề tức thời (cơ hội!) tại giáo xứ.
Nhóm 82%
Nằm giữa hai thái cực 7% (tham gia nhất) và 11% (hầu như
không tham gia), phần còn lại chúng ta gọi là nhóm 82%. Họ vẫn còn xuất hiện…
đôi khi! Ít nhất họ có hiện diện, trước khi có lệnh cách li vì COVID.
Một số người trong
số này (khoảng 14% của nhóm này) trung thành tham dự Thánh Lễ hằng tuần trước đại
dịch COVID (họ chỉ không tình nguyện cũng không đóng góp gì). Phần còn lại của
nhóm này (chiếm đại đa số) tham dự Thánh Lễ ít thường xuyên – nghĩa là, mỗi
tháng, cách tuần, hay chỉ vào dịp lễ Giáng Sinh, Phục Sinh hoặc Thứ Tư Lễ Tro.
Đối với nhóm 82% này – dù sao hầu hết trong số họ - các bí
tích không phải là ưu tiên hàng đầu: Họ thường xuyên bỏ tham dự Thánh Lễ, hiếm
khi hoặc không bao giờ đi xưng tội, v.v… Nhưng họ vẫn xuất hiện hoặc vì có gắn
bó cách nào đó cách tích cực với niềm tin của mình, hoặc vì sự tiếc nhớ đang
suy yếu dần, hay vì thói quen mà bây giờ, tại COVID, họ không còn nữa. Dĩ
nhiên, họ đã không còn nhạy cảm với luật buộc tham dự Thánh Lễ Chúa nhật, cho
nên việc tái lập luật buộc ấy không thay đổi nhiều (mặc dù đây là cơ hội đáng
quan tâm để giúp cho người giáo dân chưa hiểu rõ về luật buộc này!).
Nói chung, nhiều người trong nhóm này đã từ từ trôi dạt ra
khỏi giáo xứ. (Hãy nhớ rằng 6 người ra đi trong số một người trở lại). Mỗi năm
có ít giáo dân trở lại hơn. Hội Thánh chưa tìm hiểu phương thế để đảo ngược xu
hướng tổng thể này, và bây giờ COVID đã xuất hiện, và, tôi lo ngại, đẩy nhanh
cuộc xuất hành. Bao nhiêu? Chúng ta chưa biết.
Nhóm 82% là thách đố của chúng ta đối với COVID. Thách đố đó
vẫn còn đến hôm nay. Tôi nói “thách đố”, nhưng thực chất nó là cơ hội. Hội Thánh phải biết kết nối với
nhóm 82% này. Sự kết nối bắt đầu từ việc liệt kê danh sách những người này và cần
hiểu rằng họ khác biệt hơn so với những nhà lãnh đạo giáo xứ (điển hình là những
người nằm trong nhóm 7%).
Nhóm 82% này đã xuất hiện (trước COVID)! Vào vài dịp trong
năm, họ đã và đang đứng trước chúng ta. Họ không phải là những người khuất mặt
phải tìm kiếm “ngoài kia” trên mạng xã hội. Họ vẫn ngồi cạnh chúng ta trên băng
ghế, lắng nghe những gì chúng ta phải nói, cho chúng ta cơ hội xây dựng tương
quan tốt hơn với họ. Nhưng chúng ta rất thường lãng phí cơ hội đó. Và bây giờ họ
là những người có nguy cơ không quay trở lại cao nhất.
Hầu hết các nhà lãnh đạo giáo xứ đều có ý định tốt khi liên
lạc với nhóm 82% này. Nhưng thực tế, nhiều chương trình học hỏi, các sứ vụ ở
giáo xứ, những đề án được đưa ra, và ngôn ngữ được sử dụng hầu như chỉ vang tới
nhóm 7% - không phải nhóm
82%. Phần mềm, nội dung, và những công cụ truyền thông họ nghĩ là hữu ích (các
app di động của giáo xứ, kênh truyền thông xã hội, thư viện điện tử, các giải
pháp ChMS[3] kiểu dữ liệu lớn, v.v…)
hầu như chỉ có tác dụng với nhóm 7%.
Tại sao các nhà lãnh đạo
giáo xứ, mặc dù rất thiện chí, tiếp tục thất bại trong việc liên lạc với nhóm
82%?
Bởi vì những người đưa ra các quyết định đó thường là những
người điển hình nằm trong nhóm 7%. Và những lời phàn nàn họ nghe được đến từ
nhóm 7% này. Và phần lớn số tiền đóng góp xuất phát từ nhóm 7%. Tất cả đều xảy
ra bên trong “Bong bóng 7%”. Vì vậy, việc họ nhìn mọi thứ qua lăng kính đó là lẽ
tự nhiên, nhưng đó là một lí do chính khiến các giáo xứ không thành công trong
việc thu hút những người đang từ từ ra đi (nhóm 82%). Để thành công, họ phải
thoát ra cái vòng phản hồi trong nhóm 7% đó, đặc biệt chú ý đến những người
đang cố gắng kết nối, và sẵn sàng cố gắng thử nghiệm một cách tiếp cận khác. Đó
là bước một để quay về từ COVID.
BÀI HỌC SỐ 2 – Trực
tiếp liên lạc với các giáo dân khi bạn cần phải làm nhất
Khi việc cách li và các hạn chế được đưa ra, chúng ta nhanh
chóng nhận thấy mỗi giám mục hay giáo xứ có thể trực tiếp liên lạc với đoàn
chiên của mình tốt như thế nào.
Bản tin được in ra chỉ có tác dụng nếu người ta đến xem, và
thậm chí khi đó, chỉ một tỉ lệ nhỏ giáo dân đọc nó. Phương tiện truyền thông xã
hội và các ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động cũng không đủ vào đâu và sẽ
tiếp tục như vậy, vì phần lớn giáo dân sẽ không theo dõi giáo xứ trên phương tiện
truyền thông xã hội, và họ cũng không buồn tải ứng dụng của giáo xứ xuống. Những
kênh thông tin này có thể chấp nhận được đối với nhóm 7%, nhưng đó là cách tôi
thấy. Hầu hết người giáo dân sẽ không chủ động đọc trang web giáo xứ, mặc dù có
nhiều người đã đọc trong đại dịch COVID. Trước đây, cũng như bây giờ, điều hết
sức quan trọng là làm cho các thông tin phổ biến nhất dễ tìm trên trang web của
giáo xứ, và trang này phải thích ứng với điện thoại di động.
Nhưng nếu đó là tất cả những gì một giáo xứ đã gặp phải khi
sự này xảy đến, họ thấy mình không được chuẩn bị đủ. Các diễn đàn đó không phải
là cách tốt nhất để đạt tới hết đoàn chiên, dù có đại dịch hay không. Đặc biệt
nếu chúng ta muốn tiếp cận được người giáo dân, chúng ta cần tiếp cận với nhóm
đông nhất: nhóm 82%.
Các giáo xứ và giáo phận cần phải đầu tư vào những kênh trực
tiếp hơn mà cũng có nền độc lập hơn. Và về mặt đó, không có gì tốt hơn là tin
nhắn văn bản và email.
Nếu bạn có địa chỉ email và số điện thoại di động của người
giáo dân, bạn có thể 1) liên hệ trực tiếp với họ ngay lúc ra thông báo và 2)
dùng chúng vào một số công cụ và nền tảng khác nhau (ví dụ, nếu như chủ sở hữu
một công ty công nghệ hiện đang điều khiển một kênh đặc biệt, công cụ, mạng xã
hội hay kho ứng dụng nào đó muốn kiểm duyệt hay cản trở bạn, bạn có thể lấy địa
chỉ email hay số điện thoại và dùng chúng ở một nơi nào khác và vẫn trực tiếp
tiếp cận người của mình). Về vấn đề này, không có kênh liên lạc nào khác có giá
trị như email và tin nhắn văn bản.
Hơn nữa, đây là những kênh (email và nhắn tin) hoạt động hiệu
quả nhất cho việc tiếp cận những giáo dân ít tham gia (nhóm 82%). Chủ yếu vì những
người giáo dân ít tham gia này không phải tạo một tài khoản, tải xuống ứng dụng,
hoặc đăng nhập nơi nào đó, hay phải làm cái
gì đó để nhận thông tin. Họ sẵn sàng kiểm tra email và hộp thoại suốt ngày. Đơn
giản, mà hiệu quả.
May mắn thay, nhiều giáo xứ và giáo phận hiểu vấn đề này và
đã chuẩn bị sẵn sàng khi COVID xảy đến, các giáo phận và giáo xứ đã thu thập địa
chỉ email và số điện thoại di động, đồng thời trang bị cho các nhà lãnh đạo với
những công cụ đơn giản để dùng chúng cách hiệu quả. Thật không may, vẫn còn nhiều
giáo xứ và giáo phận không nắm bắt được chân tướng cội rễ này, đã không đầu tư
những cách thức đáng tin cậy này là lập các danh sách và dùng tin nhắn văn bản
và email như cột trụ truyền thông kỹ thuật số của mình. Điều này được chứng
minh cách thực tế là Flocknote (dịch vụ tin nhắn văn bản và email của chúng tôi
cho các giáo xứ) phát triển hơn trong hai tháng vừa qua sau khi COVID xuất hiện
so với năm năm đầu tiên tồn tại.
Chỉ khi bạn trực tiếp tiếp cận với đoàn chiên và trò chuyện
với họ, thì bạn mới có cơ hội hướng dẫn họ vượt qua đại dịch này, lắng nghe nhu
cầu của họ để phục vụ họ tốt hơn, hay làm những điều thiết thực giống như thay
đổi lịch trình hay giúp họ đóng góp trực tuyến (đóng góp trực tuyến là công cụ
thiết yếu khác cho các giáo xứ trong thời đại dịch). Tuy không chắc chắn liệu
nhóm 82% sẽ hoàn toàn quay về sau đại dịch hay không, chúng ta phải tìm cách
ngay bây giờ bắt đầu tương tác với họ để truyền cảm hứng cho họ tiến vào giáo xứ
gần hơn, chứ không phải xa cách hơn. Điều đó bắt đầu với khả năng liên lạc trực
tiếp với họ.
BÀI HỌC SỐ 3 – Việc
làm tác động mạnh hơn lời nói
Qua tất cả việc này, thông điệp mạnh mẽ nhất gởi đến giáo
dân không phải nằm ở các thông điệp được truyền tải bằng tin nhắn, website,
email, hay các phương tiện truyền thông hoặc công cụ kỹ thuật số. Nó chính là
thông điệp được truyền tải bằng việc
làm của người lãnh đạo. Người
ta nhìn thấy những gì chúng ta đã làm. Thông điệp ấy ngân vang và rõ ràng.
Trong một số trường hợp, đó là thông điệp vô cùng truyền cảm hứng. Một số trường
hợp khác thì không.
Đây không phải là lúc để chỉ tay vào người khác để nói họ
làm kém hay làm tốt như thế nào. Đây là lúc hành động. Thời điểm này sẽ là bước
ngoặt quan trọng đối với nhiều người trong nhóm 82%. Liệu họ vẫn tiếp tục rời
khỏi Hội Thánh? Hay phải chăng chúng ta sẽ tận dụng cơ hội này để giúp họ nhớ lại
lý do họ đã đến lúc ban đầu?
Câu hỏi đặt ra cho chúng ta bây giờ là chúng ta muốn nỗ lực
mạnh mẽ như thế nào, trong mọi giới hạn chúng ta có, để cho giáo dân lãnh nhận
các Bí tích và chăm sóc các nhu cầu của họ? Chúng ta sẵn sàng mạo hiểm điều gì?
Những việc chúng ta làm bây giờ sẽ cho họ biết mọi sự họ cần
biết: Đạo Công Giáo của họ có mục đích gì, nó phù hợp với cuộc sống của họ ở chỗ
nào và như thế nào? Chúng ta sẽ gởi thông điệp gì?
Nguồn: giaophanmytho.net
[1] Matthew Warner là
nhà sáng lập đồng thời là Giám đốc điều hành của Flocknote.com, một công cụ
truyền thông đầy sáng tạo giúp cho hàng ngàn giáo xứ và giáo phận kết nối tốt
hơn với đoàn chiên. Ông cũng là một nhà văn (ở BacktotheHome.com) đồng thời là
tác giả quyển: Messy & Foolish: How to Make a Mess, Be a Fool, and
Evangelize the World - Lộn xộn và ngu ngốc: Làm thế nào để gây lộn xộn,
làm một tên ngốc, và loan báo Tin Mừng cho thế giới. Ông có bằng Cử nhân kĩ sư điện của Texas A&M và và bằng cử Nhân
Quản Trị Kinh Doanh ở Entrepreneurship. Ông, vợ ông cùng với sáu người con sống
tại Texas.
[2] Trích từ ebook Catholicism
after Coronavirus, A Post-COVID
Guide for Catholics and Parishes (Đạo Công giáo sau thời
Coronavirus, Hướng dẫn dành cho người Công giáo và các giáo xứ thời
hậu Covid) của Word on Fire, trang 145-156.
[3] Christiana Middle School, trường trung học cơ sở (ND).