THỨ SÁU TUẦN THÁNH
SUY NIỆM ĐÀNG THÁNH GIÁ VỚI ĐỨC THÁNH CHA
Vatican News Tiếng Việt
Vatican News (07.04.2023) - Những bài suy niệm Đàng Thánh Giá năm nay về chủ đề hoà bình, là tiếng nói chứng từ của nhiều người khắp nơi, đang hoặc đã trải qua chiến tranh, bạo lực. Họ đã nói với Đức Thánh Cha trong các chuyến tông du của ngài.
Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa Giêsu, Chúa
là “bình an của chúng con” (Eph 2:14). Tr ước Cuộc Thương khó, Chúa đã nói: “Thầy
để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho
anh em không theo kiểu thế gian” (Ga 14,27). Lạy Chúa, chúng con cần sự bình an
của Chúa, sự bình an mà chúng con không thể xây dựng bằng sức riêng của mình.
Chúng con cần được nghe lặp đi lặp lại ba lần những lời này, khi Chúa phục
sinh, đã làm tươi mới tâm hồn các môn đệ: “Bình an cho anh em!” (Ga
20,19.21.26). Lạy Chúa Giêsu, Đấng vác thập giá vì chúng con, xin nhìn đến trái
đất chúng con đang khao khát hòa bình, trong khi máu của anh chị em Chúa vẫn đổ
và nước mắt của biết bao bà mẹ mất con trong chiến tranh hòa cùng nước mắt của
Mẹ thánh Chúa. Lạy Chúa, Chúa cũng khóc thương Giêrusalem vì đã không nhận ra
con đường bình an (xem Lc 19,42). Khởi đi từ Đất Thánh, đêm nay chúng con bước
đi lại Đường Thánh Giá theo sau Chúa. Chúng con sẽ bước đi trên đường thánh giá
đó để lắng nghe nỗi đau khổ của Chúa, được phản ánh trong nỗi đau khổ của những
anh chị em đã đau khổ và chịu đựng sự thiếu vắng hòa bình trên thế giới; để cho
mình được lay động bởi những chứng từ và tiếng vang đến tai và con tim của Đức
Thánh Cha trong các chuyến tông du. Chúng là tiếng vọng của hòa bình vang lên
trong “cuộc chiến tranh thế giới thứ ba từng phần” này, những tiếng kêu đến từ
các quốc gia và khu vực ngày nay bị chia cắt bởi bạo lực, bất công và nghèo
đói. Tất cả những nơi xảy ra xung đột, hận thù và bách hại đều có mặt trong lời
cầu nguyện của Thứ Sáu Tuần Thánh này. Lạy Chúa Giêsu, khi Chúa giáng sinh, các
thiên thần đã loan báo: “Bình an dưới thế cho con người” (Lc 2:14). Giờ đây, những
lời cầu nguyện của chúng con hướng lên trời cao để cầu xin “hòa bình trên trái
đất, niềm khao khát sâu xa của con người ở mọi thời đại” (Pacem in terris, 1).
Chúng con cầu xin hoà
bình mà Chúa đã trao cho chúng con và chúng con không thể giữ được. Lạy Chúa
Giêsu, từ Thánh giá, Chúa ôm lấy cả thế giới: xin tha thứ lỗi lầm của chúng
con, chữa lành tâm hồn chúng con và ban bình an cho chúng con.
Chặng thứ I. Chúa Giêsu bị kết án tử (tiếng nói hòa bình từ Đất Thánh)
X. Chúng con thờ lạy
và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đ: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Sau đó [Philatô] thả
Ba-ra-ba cho họ và sau khi cho đánh đòn Chúa Giê-su, thì giao Người cho họ đi
đóng đinh (Mt 27:26).
Ba-ra-ba hay Giê-su? Họ
phải lựa chọn. Đó không chỉ là sự lựa chọn bất kỳ nào: đó là việc quyết định sẽ
đứng về phía nào, đảm nhận vị trí nào trong những sự kiện phức tạp của cuộc đời.
Hòa bình, điều mà tất cả chúng ta đều mong muốn, không tự phát sinh nhưng do
quyết định của chúng ta. Xưa cũng như nay, chúng ta liên tục được mời gọi để lựa
chọn giữa Ba-ra-ba và Chúa Giê-su: nổi loạn hay nhu mì, vũ khí hay chứng từ,
quyền lực con người hay sức mạnh thầm lặng của hạt giống bé nhỏ, quyền lực của
thế gian hay sức mạnh của Thánh Thần. Tại Đất Thánh, dường như sự lựa chọn của
chúng tôi luôn rơi vào Ba-ra-ba. Bạo lực dường như là ngôn ngữ duy nhất của
chúng tôi. Động cơ trả đũa lẫn nhau liên tục được nuôi dưỡng bởi chính nỗi đau,
điều này thường trở thành tiêu chí phán đoán duy nhất. Công lý và sự tha thứ đã
không thể đối thoại với nhau. Chúng ta sống với nhau, nhưng không nhận ra nhau,
từ chối sự tồn tại của nhau, lên án nhau, trong một vòng luẩn quẩn bất tận và
ngày càng bạo lực. Và trong bối cảnh đầy hận thù và oán hận này, chúng ta cũng
được mời gọi để bày tỏ sự phán đoán và đưa ra quyết định của mình. Và chúng ta
không thể làm điều đó mà không nhìn vào Đấng bị kết án tử thầm lặng, là kẻ thua
cuộc, nhưng là Đấng mà chúng ta chọn lựa: Giêsu. Chúa Kitô mời gọi chúng ta đừng
sử dụng thước đo của Philatô và của đám đông, nhưng hãy nhìn nhận nỗi đau của
người khác, đặt công lý và sự tha thứ đối thoại với nhau, và mong muốn ơn cứu độ
cho mọi người, kể cả kẻ trộm, kể cả Ba-ra-ba.
Chúng ta cùng cầu nguyện: Lạy
Chúa Giêsu, xin soi sáng chúng con!
Khi chúng con tin rằng
chúng con luôn đúng: Lạy Chúa Giêsu, xin soi sáng chúng con!
Khi chúng con lên án
mà không cảm thông cho anh chị em: Lạy Chúa Giêsu, xin soi sáng chúng
con!
Khi chúng con nhắm mắt
trước bất công: Lạy Chúa Giêsu, xin soi sáng chúng con!
Khi chúng con bóp nghẹt
những điều tốt đẹp xung quanh mình: Lạy Chúa Giêsu, xin soi sáng chúng
con!
Chặng thứ 2. Chúa Giêsu vác Thánh giá (tiếng nói hòa bình từ một di dân Tây Phi)
X. Chúng con thờ lạy
và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đ: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Tội lỗi của chúng ta,
chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối
với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương
mà anh em đã được chữa lành. (1 Pr 2,24).
Con đường thánh giá của
tôi bắt đầu cách đây 6 năm, khi tôi rời thành phố của mình. Sau 13 ngày hành
trình, chúng tôi đến sa mạc và vượt qua sa mạc trong 8 ngày, gặp thấy những chiếc
ô tô bị cháy, những thùng nước rỗng, xác người, cho đến khi chúng tôi đến được
Libya. Những ai còn nợ những kẻ buôn người vượt biên đã bị nhốt và bị tra tấn
cho đến khi họ trả hết nợ. Một số mất mạng, số khác mất đầu. Họ hứa sẽ đưa tôi
lên một con tàu đến châu Âu, nhưng các chuyến đi đã bị hủy bỏ và chúng tôi
không lấy lại được tiền. Ở đó có chiến tranh và chúng tôi không còn quan tâm đến
bạo lực và đạn lạc nữa. Tôi đã tìm được công việc của một thợ trát vữa để trả
tiền cho một cuộc vượt biển khác. Cuối cùng, tôi đi cùng hơn 100 người trên một
chiếc xuồng cao su. Chúng tôi đi thuyền trong nhiều giờ trước khi một con tàu Ý
cứu chúng tôi. Tôi tràn ngập niềm vui, chúng tôi quỳ xuống tạ ơn Chúa; sau đó
chúng tôi phát hiện ra rằng con tàu đang quay trở lại Libya. Ở đó chúng tôi bị
nhốt trong một trung tâm giam giữ, nơi tồi tệ nhất trên thế giới. Mười tháng
sau tôi lại lên thuyền. Đêm đầu tiên sóng to, 4 người rơi xuống biển, cứu được
2 người. Tôi lăn ra ngủ và chỉ mong chết. Tỉnh dậy, tôi thấy mọi người bên cạnh
tôi đang cười. Một số ngư dân Tunisia đã kêu cứu, con tàu đã đến và các tổ chức
phi chính phủ đã cho chúng tôi thức ăn, quần áo và chỗ ở. Tôi đã làm việc để trả
tiền cho một cuộc vượt biển khác. Đó là lần thứ sáu; Sau 3 ngày lênh đênh trên
biển, tôi đến Malta. Tôi ở trong một trung tâm trong 6 tháng và ở đó tôi đã bị
mất trí; hàng đêm tôi hỏi Chúa tại sao: tại sao những người như chúng tôi lại
coi chúng tôi là kẻ thù? Nhiều người chạy trốn chiến tranh đeo thánh giá giống
như của tôi.
Chúng ta cùng cầu nguyện: Lạy
Chúa Giêsu, xin giải thoát chúng con!
Khỏi việc dễ dàng lên
án người khác: Lạy Chúa Giêsu, xin giải thoát chúng con!
Khỏi sự phán xét vội
vàng: Lạy Chúa Giêsu, xin giải thoát chúng con!
Khỏi những chỉ trích
và những lời vô bổ: Lạy Chúa Giêsu, xin giải thoát chúng con!
Khỏi việc nói xấu huỷ
diệt: Lạy Chúa Giêsu, xin giải thoát chúng con!
Chặng thứ 3. Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất (tiếng nói hòa bình của những người trẻ Trung Mỹ)
X. Chúng con thờ lạy
và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đ: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Chính người đã mang lấy
những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta, còn chúng
ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt,bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê
chề. Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi
lầm (Is 53,4-5)
Người trẻ chúng ta muốn
hòa bình. Nhưng chúng ta thường sa ngã và sự sa ngã có nhiều tên gọi: lười biếng,
sợ hãi, ngã lòng, và cả những hứa hẹn hão huyền về một cuộc sống dễ dàng nhưng
bẩn thỉu, được tạo nên bởi tham lam và đồi bại. Đây là điều làm gia tăng vòng
xoáy buôn bán ma túy, bạo lực, nghiện ngập và bóc lột con người, trong khi quá
nhiều gia đình tiếp tục đau khổ vì mất con cái; và sự không trừng phạt những kẻ
lừa đảo, bắt cóc và giết người cứ tiếp diễn vô tận. Làm thế nào để có được hòa
bình? Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã ngã vùi dưới thập giá, nhưng rồi Chúa đã đứng dậy,
Chúa lại vác thập giá và với nó, Chúa ban bình an cho chúng con. Chúa thúc bách
chúng con nắm lấy cuộc sống trong tay, Chúa thúc bách chúng con can đảm dấn
thân trước điều mà ngôn ngữ của chúng con gọi là thỏa hiệp. Và nó cũng có nghĩa
là nói không với rất nhiều thỏa hiệp, với những thỏa hiệp sai lầm giết chết hòa
bình. Chúng con có đầy những thỏa hiệp: chúng con không muốn bạo lực, nhưng
chúng con tấn công trên mạng xã hội những người không cùng suy nghĩ với chúng
con; chúng con muốn một xã hội hiệp nhất, nhưng chúng con không nỗ lực để hiểu
ai là người lân cận của chúng con; tệ hơn, chúng con bỏ rơi những người cần đến
chúng con. Lạy Chúa, xin đặt vào lòng chúng con khát vọng nâng đỡ những ai quỵ
ngã. Như Chúa làm với chúng con.
Chúng ta cùng cầu nguyện: Lạy
Chúa Giêsu, xin nâng chúng con dậy!
Khỏi sự lười biếng của
chúng con: Lạy Chúa Giêsu, xin nâng chúng con dậy!
Khỏi những sa ngã của
chúng con: Lạy Chúa Giêsu, xin nâng chúng con dậy!
Khỏi những nỗi buồn của
chúng con: Lạy Chúa Giêsu, xin nâng chúng con dậy!
Khỏi việc suy nghĩ rằng
việc giúp đỡ người khác chẳng đụng gì đến chúng con: Lạy Chúa Giêsu,
xin nâng chúng con dậy!
Chặng thứ 4. Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ (tiếng nói hòa bình từ một bà mẹ Nam Mỹ)
X. Chúng con thờ lạy
và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đ: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Ông Si-mê-ôn chúc phúc
cho hai ông bà, và nói với bà Ma-ri-a, mẹ của Hài Nhi: “Thiên Chúa đã đặt cháu
bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn
là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều
người sẽ lộ ra.” (Lc 2:34-35).
Năm 2012, một quả mìn
do quân du kích gài đã nổ và tàn phá chân tôi. Những mảnh đạn gây ra hàng chục
vết thương trên người tôi. Từ thời điểm đó, tôi luôn nhớ tiếng la hét của mọi
người và máu ở khắp mọi nơi. Nhưng điều khiến tôi kinh hãi nhất là nhìn thấy đứa
con 7 tháng tuổi bê bết máu với nhiều mảnh thủy tinh găm vào khuôn mặt bé bỏng.
Mẹ Maria cảm thấy thế nào khi nhìn thấy khuôn mặt bầm tím và đầy máu của Chúa
Giê-su! Tôi, một nạn nhân của bạo lực vô nghĩa, lúc đầu cảm thấy tức giận và phẫn
uất, nhưng sau đó tôi khám phát ra rằng nếu tôi gieo rắc hận thù, tôi sẽ tạo ra
nhiều bạo lực hơn. Tôi nhận ra rằng bên trong tôi và xung quanh tôi còn có những
vết thương sâu hơn những vết thương trên cơ thể. Tôi hiểu rằng nhiều nạn nhân,
giống như tôi và ngang qua tôi, cần khám phá ra rằng mọi sự vẫn chưa là điểm kết
đối với họ và một người không thể sống với sự oán giận. Vì vậy, tôi bắt đầu
giúp đỡ họ: Tôi nghiên cứu để dạy cách phòng ngừa tai nạn do hàng triệu quả mìn
nằm rải rác trên lãnh thổ của chúng tôi. Tôi cám ơn Chúa Giêsu và Mẹ Người về
việc khám phá ra rằng lau nước mắt cho người khác không phải là phí thời giờ,
mà là liều thuốc tốt nhất để chữa lành chính mình.
Chúng ta cùng cầu nguyện: Lạy
Chúa Giêsu, xin cho chúng con nhận ra Chúa!
Nơi khuôn mặt biến dạng
của những người đau khổ: Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con nhận ra
Chúa!
Nơi những người bé mọn
và người nghèo: Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con nhận ra Chúa!
Nơi bất cứ ai cần một
cử chỉ yêu thương: Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con nhận ra Chúa!
Nơi những người bị
bách hại vì công lý: Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con nhận ra Chúa!
Chặng thứ 5. Chúa Giê-su được người Ky-rê-nê
giúp đỡ (tiếng nói hòa bình của
ba người di cư từ Châu Phi, Nam Á và Trung Đông)
X. Chúng con thờ lạy
và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đ: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Khi điệu Đức Giê-su
đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Si-môn, gốc Ky-rê-nê, đặt thập giá
lên vai cho ông vác theo sau Đức Giê-su (Lc 23:26).
[1] Tôi là người bị hận
thù làm tổn thương. Hận thù, một khi đã trải qua, sẽ không bị lãng quên, nó sẽ
thay đổi bạn. Hận thù có hình thức khủng khiếp. Nó khiến một người sử dụng súng
không chỉ để bắn vào người khác mà còn làm gãy xương chính họ trong khi những
người khác đứng nhìn. Trong tôi trống rỗng tình yêu khiến tôi cảm thấy nơi mình
một gánh nặng vô dụng. Sẽ có một Ky-rê-nê cho tôi không?
[2] Cuộc sống của tôi
là trên đường, trốn bom đạn, trốn đói rét. Tôi đã bị đẩy vào xe tải, giấu trong
thùng xe, ném lên những chiếc thuyền ọp ẹp. Tuy nhiên, cuộc hành trình của tôi vẫn
tiếp tục đến một nơi an toàn, nơi mang lại tự do và cơ hội, nơi tôi có thể cho
và nhận tình yêu, thực hành đức tin của mình, nơi hy vọng là có thật. Sẽ có một
Ky-rê-nê cho tôi không?
[3] Tôi thường được hỏi:
“Bạn là ai? Tại sao bạn ở đây? Tình trạng của bạn là gì! Bạn có muốn ở lại
không? Bạn sẽ đi đâu? Đây không phải là những câu hỏi nhằm làm tổn thương,
nhưng sự thực chúng làm tổn thương. Chúng làm giảm những gì tôi hy vọng khi
đánh dấu trên các ô biểu mẫu; tôi phải chọn là người nước ngoài, là nạn nhân,
là người xin tị nạn, người tị nạn, người di cư, hay diện khác. Nhưng những gì
tôi muốn viết là một người, một người anh em, một người bạn, một tín hữu, một
người láng giềng... Sẽ có một Ky-rê-nê cho tôi không?
Chúng ta cùng cầu nguyện: Lạy
Chúa Giêsu, xin tha thứ cho chúng con!
Chúng con đã coi thường
Chúa nơi những người bất hạnh: Lạy Chúa Giêsu, xin tha thứ cho chúng
con!
Chúng con đã phớt lờ
Chúa nơi những người cần sự giúp đỡ: Lạy Chúa Giêsu, xin tha thứ cho
chúng con!
Chúng con đã bỏ rơi
Chúa nơi những người không thể tự vệ: Lạy Chúa Giêsu, xin tha thứ cho
chúng con!
Chúng con đã không phục
vụ Chúa nơi những người đau khổ: Lạy Chúa Giêsu, xin tha thứ cho chúng
con!
Chặng thứ 6. Veronica lau mặt Chúa Giêsu (tiếng nói hòa bình từ một linh mục tu sĩ ở Bán đảo Balkan)
X. Chúng con thờ lạy
và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đ: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Hỡi những kẻ Cha Ta
chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo
thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn ; Ta khát, các ngươi đã cho uống
; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước ; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc
; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng ; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han. (Mt
25:34-36)
Tôi là một linh mục quản
xứ, 40 tuổi khi chiến tranh đến: nhiều người mang vũ khí đột nhập vào nhà xứ và
đưa tôi đến một cánh đồng, nơi tôi đã phải ở đó bốn tháng. Thật khủng khiếp:
thiếu những điều kiện vệ sinh tối thiểu, chúng tôi phải chịu đói khát, không được
tắm rửa, cạo râu; chúng tôi bị ngược đãi, bị đánh đập và tra tấn bằng nhiều đồ
vật khác nhau. Họ đưa tôi ra ngoài, thậm chí năm lần một ngày, đặc biệt là vào
ban đêm, gọi tôi là cha xứ và đánh tôi. Ngoài những thứ khác, họ đã đánh gãy ba
chiếc xương sườn và đe dọa rút móng tay của tôi, rắc muối vào vết thương của
tôi và lột da sống của tôi. Có lần tôi quá khó chống chọi, tôi đã cầu xin lính
canh giết tôi, vì tôi tin chắc rằng họ sẽ làm điều đó bằng mọi cách. Nhưng lính
canh đã trả lời tôi: “Ông sẽ không chết dễ dàng như vậy, đổi ông chúng tôi sẽ
nhận lại 150 người của chúng tôi”. Những lời đó làm sống lại trong tôi hy vọng
sống sót. Nhưng tôi sẽ không thể tự mình chịu đựng tất cả những điều ác đó, nếu
không có Chúa: lời cầu nguyện, được lặp đi lặp lại trong tim, đã có tác dụng kỳ
diệu. Và Chúa đã đến, dưới những hình thức giúp đỡ và thực phẩm, thông qua một
phụ nữ Hồi giáo, tên là Fatima, người đã tìm cách đến giúp tôi bằng cách vượt
qua hận thù. Cô ấy đối với tôi như Veronica đối với Chúa Giêsu. Bây giờ, cho đến
cuối đời, tôi làm chứng vềsự khủng khiếp của chiến tranh và kêu lên: Đừng bao
giờ chiến tranh nữa!
Chúng ta cùng cầu nguyện: Lạy
Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con cái nhìn của Chúa!
Để yêu những người
không được yêu: Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con cái nhìn của
Chúa!
Để giúp đỡ những người
lạc lối: Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con cái nhìn của Chúa!
Để chăm sóc những ai
chịu bạo lực: Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con cái nhìn của Chúa!
Để chào đón những người
hối lỗi: Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con cái nhìn của Chúa!
Chặng thứ 7. Chúa Giêsu ngã xuống lần thứ
hai (tiếng nói hoà bình của 2 thiếu niên Bắc Phi)
X. Chúng con thờ lạy
và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đ: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
“Lạy Chúa, có bao giờ
chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống ; 38có bao giờ đã
thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước ; hoặc trần truồng mà cho mặc ? 39Có
bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu
?” 40Đức Vua sẽ đáp lại rằng : ‘Ta bảo thật các ngươi : mỗi lần các
ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là
các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Mt 25:37-40).
[1] Con tên là Joseph,
16 tuổi. Con đến trại tản cư cùng bố mẹ vào năm 2015 và đã sống ở đó hơn 8 năm.
Nếu có hòa bình, con sẽ ở lại ngôi nhà của mình, nơi con được sinh ra và tận hưởng
tuổi thơ của mình. Ở đây cuộc sống không tốt. Con sợ tương lai, đối với con và
với những đứa trẻ khác. Tại sao chúng con phải chịu đựng trong trại tản cư? Bởi
vì những cuộc xung đột đang diễn ra ở đất nước con, nơi đã bị chiến tranh tàn
phá từ lâu. Không có hòa bình chúng ta sẽ không thể đứng dậy. Nhiều khi hòa
bình được hứa hẹn, nhưng chúng ta lại tiếp tục ngã gục dưới sức nặng của chiến
tranh, dưới thập giá của chúng ta. Con cảm tạ Chúa, Đấng đã nuôi dưỡng chúng
con như một người cha, và nhiều người quảng đại mà con có thể chưa bao giờ biết
đến và những người đã giúp chúng con sống sót.
[2] Con là Johnson và
kể từ năm 2014, con đã sống ở một trại khác dành cho những người di tản, khu B,
tổ 2. Con 14 tuổi và đang học lớp ba. Cuộc sống ở đây không tốt, nhiều trẻ em
không được đến trường vì không có giáo viên hoặc không có trường học cho tất cả
mọi người, nơi này quá nhỏ và đông đúc, thậm chí không có sân để chơi bóng đá.
Chúng con muốn hoà bình để về nhà. Hòa bình là tốt, chiến tranh là xấu. Con muốn
nói điều này với các nhà lãnh đạo của thế giới. Và con xin tất cả những người bạn
cầu nguyện cho hòa bình.
Chúng ta cùng cầu nguyện: Lạy
Chúa Giêsu, xin làm cho chúng con mạnh mẽ!
Trong giờ thử
thách: Lạy Chúa Giêsu, xin làm cho chúng con mạnh mẽ!
Trong nỗ lực xây dựng
những nhịp cầu huynh đệ: Lạy Chúa Giêsu, xin làm cho chúng con mạnh mẽ!
Trong khi vác thập
giá: Lạy Chúa Giêsu, xin làm cho chúng con mạnh mẽ!
Trong việc làm chứng
cho Tin Mừng: Lạy Chúa Giêsu, xin làm cho chúng con mạnh mẽ!
Chặng thứ 8. Chúa Giê-su gặp các phụ nữ
Giê-ru-sa-lem (tiếng nói hòa bình từ
Đông Nam Á)
X. Chúng con thờ lạy
và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đ: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Dân chúng đi theo Người
đông lắm, trong số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người.
(Lc 23:27).
Chúa Giê-su vác thập
giá của Người. Và tôi nghĩ rằng đất nước của tôi cũng mang thập giá của mình.
Chúng tôi là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, nhưng chúng tôi đang bị đè bẹp bởi
thập giá của xung đột: bởi bạo lực, bởi những di tản nội địa, bởi những cuộc tấn
công vào những nơi thờ phượng... Lạy Chúa Giêsu, quả là một gánh nặng mà chúng
con phải lê bước trên Đường Thánh Giá dường như vô tận. Những giọt nước mắt của
những người mẹ khóc cho cái đói của những đứa con của họ. Và giống như họ, tôi
cũng không có nhiều lời để cầu nguyện nhưng có nhiều nước mắt để dâng. Lạy
Chúa, đoàn lính dẫn Chúa lên đồi Canvê thật đông, nhưng những người phụ nữ khóc
thương đã vượt qua đám đông bị sự dữ lấn át. Chính họ đã tiếp thêm sức mạnh cho
Chúa, những người mẹ không nhìn Chúa như một người bị kết án mà là một đứa con.
Ở đây cũng vậy, một người phụ nữ bước ra khỏi đám đông, người đã trở thành mẹ
tinh thần của nhiều người, người đã quỳ xuống để bảo vệ người dân của mình trước
sức mạnh vũ trang và sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình, bằng sự nhu mì, cầu
xin hòa bình và hòa giải. Lạy Chúa Giêsu, nay cũng như xưa, trong sự xô bồ rùng
rợn của hận thù, vũ điệu hòa bình đã được cất lên. Và Kitô hữu chúng con muốn
trở thành khí cụ của hòa bình. Lạy Chúa Giêsu, xin hoán cải chúng con về với
Chúa và ban sức mạnh cho chúng con, vì chỉ mình Chúa là sức mạnh của chúng con.
Chúng ta cùng cầu nguyện: Lạy
Chúa Giêsu, xin hoán cải chúng con!
Khỏi việc buôn bán vũ
khí mà không bối rối lương tâm: Lạy Chúa Giêsu, xin hoán cải chúng con!
Khỏi việc phân bổ tiền
bạc cho vũ khí thay vì thực phẩm: Lạy Chúa Giêsu, xin hoán cải chúng
con!
Khỏi ách nô lệ đồng tiền
gây ra chiến tranh và bất công: Lạy Chúa Giêsu, xin hoán cải chúng con!
Để giáo mác nên liềm
nên hái: Lạy Chúa Giêsu, xin hoán cải chúng con!
Chặng thứ 9. Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ
ba (tiếng nói hòa bình của một nữ thánh hiến đến
từ Trung Phi)
X. Chúng con thờ lạy
và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đ: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Thật, Thầy bảo thật
anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một
mình ; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quý mạng
sống mình, thì sẽ mất ; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ
lại được cho sự sống đời đời. (Ga 12:24-25).
Vào ngày 5 tháng 12
năm 2013 lúc 5 giờ sáng, tôi bị đánh thức bởi những tiếng súng. Quân nổi dậy
đang xâm chiếm thủ đô. Nhiều người bỏ chạy tìm cách ẩn nấp, nhưng cũng đủ để
trúng đạn lạc mà chết. Đó là khởi đầu của những đau khổ không thể diễn tả được:
giết chóc, mất mát gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Em gái tôi biến mất và
không bao giờ trở lại, điều này đã gây tổn thương lớn cho bố tôi, người đã rời
bỏ chúng tôi vài năm sau đó sau một trận ốm ngắn. Tôi cứ khóc. Trong thung lũng
đầy nước mắt và trong câu hỏi “tại sao”, tôi nghĩ đến Chúa Giêsu, Đấng cũng ngã
xuống dưới sức nặng của bạo lực, đến độ phải thốt lên trên thập giá: “Lạy Thiên
Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” Tôi đã liên kết “tại sao” của mình với của
Người, và một câu trả lời xuất hiện trong tôi: hãy yêu như Chúa Giê-su yêu bạn.
Đó là ánh sáng trong bóng tối. Tôi hiểu rằng tôi phải múc lấy sức mạnh để yêu.
Kể từ đó, bất cứ khi nào có được sự yên bình tối thiểu, tôi đi Lễ. Để đến được
giáo xứ, tôi phải đi một chặng đường dài và vượt qua ít nhất ba rào cản của phiến
quân. Tuy nhiên, hết Thánh Lễ này đến Thánh Lễ khác, một niềm xác tín lớn dần
lên trong tôi: mặc dù thực tế đã mất tất cả, kể cả ngôi nhà nơi tôi lớn lên, mọi
thứ đều trôi qua ngoại trừ Chúa. Điều này đã vực tôi dậy và cùng với một số người
bạn, chúng tôi bắt đầu tập hợp một số trẻ em đang chơi trò đóng vai lính chiến,
để cố gắng truyền cho chúng về tương lai, về những giá trị Tin Mừng của việc
giúp đỡ lẫn nhau, về tha thứ, trung thực, để ước mơ hòa bình trở thành hiện thực.
Chúng ta cùng cầu nguyện: Lạy
Chúa Giêsu, xin chữa lành chúng con!
Khỏi nỗi sợ không được
yêu thương: Lạy Chúa Giêsu, xin chữa lành chúng con!
Khỏi nỗi sợ bị hiểu lầm: Lạy
Chúa Giêsu, xin chữa lành chúng con!
Khỏi nỗi sợ bị lãng
quên: Lạy Chúa Giêsu, xin chữa lành chúng con!
Khỏi nỗi sợ không làm
được: Lạy Chúa Giêsu, xin chữa lành chúng con!
Chặng thứ 10. Chúa Giê-su bị lột áo (tiếng nói hòa bình của những người trẻ Ucraina và Nga)
X. Chúng con thờ lạy
và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đ: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
[Những người lính]
đóng đinh Người vào thập giá, rồi đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau, xem ai
được cái gì. Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh : Áo xống tôi, chúng đem chia
chác, cả áo dài, cũng bắt thăm luôn (Mc 15:24; Ga 19:24).
[1] Năm ngoái, bố và mẹ
đưa tôi và em trai tôi sang Ý, nơi bà của chúng tôi đã làm việc hơn hai mươi
năm. Chúng tôi rời Mariupol trong đêm. Tại biên giới, những người lính chặn cha
tôi lại và nói với ông rằng ông phải ở lại Ucraina để chiến đấu. Chúng tôi tiếp
tục đi xe buýt thêm hai ngày nữa. Đến Ý tôi buồn lắm. Tôi cảm thấy bị tước mất
mọi thứ: hoàn toàn trần trụi. Tôi không biết ngôn ngữ và tôi không có bất kỳ
người bạn nào. Bà tôi đã cố gắng hết sức để khiến tôi cảm thấy may mắn nhưng tất
cả những điều tôi thể hiện không gì khác hơn là muốn nói rằng tôi muốn về nhà.
Cuối cùng gia đình tôi quyết định quay trở lại Ucraina. Ở đây tình hình tiếp tục
khó khăn, chiến tranh diễn ra ở mọi phía, thành phố bị phá hủy. Nhưng trong
lòng tôi vẫn còn niềm tin chắc về điều mà bà đã nói với tôi khi tôi khóc rằng:
“Rồi con sẽ thấy, mọi chuyện rồi sẽ qua. Và với sự trợ giúp của Thiên Chúa nhân
từ, hòa bình sẽ trở lại”
[2] Ngược lại, tôi là
một cậu bé người Nga... khi nói điều đó, tôi gần như cảm thấy có lỗi, nhưng đồng
thời tôi cũng không hiểu tại sao, và tôi cảm thấy tồi tệ hai lần. Bị tước đoạt
hạnh phúc và những ước mơ cho tương lai. Tôi đã nhìn thấy bà tôi và mẹ tôi khóc
trong hai năm. Một lá thư gởi cho chúng tôi báo rằng anh trai tôi đã qua đời,
tôi vẫn nhớ anh ấy vào ngày sinh nhật thứ 18 của anh ấy, tươi cười và rạng rỡ
như mặt trời, và tất cả những điều này chỉ vài tuần trước khi lên đường trên một
hành trình dài. Ai cũng bảo chúng tôi nên tự hào nhưng ở nhà chỉ có biết bao
đau khổ và buồn tủi. Điều tương tự cũng xảy ra với bố và ông tôi, họ cũng đã
lên đường và chúng tôi không biết gì hơn. Một số bạn cùng lớp của tôi vô cùng sợ
hãi đã thì thầm vào tai tôi rằng có chiến tranh. Về nhà, tôi viết một lời cầu
nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho thế giới được hòa bình và tất cả chúng con có
thể là anh em.
Chúng ta cùng cầu nguyện: Lạy
Chúa Giêsu, xin thanh tẩy chúng con!
Khỏi oán ghét và thù hận: Lạy
Chúa Giêsu, xin thanh tẩy chúng con!
Khỏi lời nói và phản ứng
bạo lực: Lạy Chúa Giêsu, xin thanh tẩy chúng con!
Khỏi những thái độ gây
chia rẽ: Lạy Chúa Giêsu, xin thanh tẩy chúng con!
Khỏi việc tìm cách hạ
nhục người khác: Lạy Chúa Giêsu, xin thanh tẩy chúng con!
Chặng thứ 11. Chúa Giê-su bị đóng đinh trên
Thánh giá (tiếng nói hòa bình của
một thanh niên vùng Cận Đông)
X. Chúng con thờ lạy
và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đ: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Bên cạnh Người, chúng
còn đóng đinh hai tên cướp, một đứa bên phải, một đứa bên trái. Kẻ qua người lại
đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu vừa nói: “Ê, mi là kẻ phá Đền Thờ, và nội trong
ba ngày xây lại được, có giỏi thì xuống khỏi thập giá mà cứu mình đi!” (Mc
15,27-30).
Vào năm 2012, các nhóm
cực đoan có vũ trang đã đột nhập vào khu phố của chúng tôi, giết chết những người
trên ban công và các tòa nhà chung cư bằng loạt súng máy. Lúc đó tôi 9 tuổi.
Tôi nhớ nỗi thống khổ của cha mẹ; vào buổi tối, chúng tôi ôm nhau và cầu nguyện,
trong khi nhận thức được một thực tế khắc nghiệt mới trước mắt chúng tôi. Cuộc
chiến trở nên khủng khiếp hơn mỗi ngày. Trong một thời gian dài không có ánh
sáng và nước, giếng được đào khắp nơi. Thực phẩm là vấn đề hàng ngày. Vào năm
2014, khi chúng tôi đang ở trên ban công, một quả bom đã phát nổ trước cửa nhà,
quăng chúng tôi vào trong và bao phủ chúng tôi bằng kính và mảnh vụn. Vài tháng
sau, một quả bom khác đánh trúng phòng bố mẹ tôi, họ đã được cứu sống như một
phép lạ và miễn cưỡng quyết định rời khỏi đất nước. Một thử thách khác bắt đầu,
bởi vì, sau hai lần cố gắng xin thị thực không thành công, chúng tôi vẫn phải
lên đường. Chúng tôi liều mạng, ở lại trên một tảng đá chờ bình minh và một con
tàu bảo vệ bờ biển. Được giải cứu, người dân địa phương mở rộng vòng tay chào
đón chúng tôi, thấu hiểu những khó khăn của chúng tôi. Chiến tranh đã là thập
giá của cuộc đời chúng tôi. Chiến tranh giết chết hy vọng. Ở đất nước chúng
tôi, thêm vào sau những thiên tai khủng khiếp, nhiều gia đình, trẻ em và người
già không còn hy vọng. Nhân danh Chúa Giêsu, Đấng đã mở rộng vòng tay trên
Thánh giá, xin hãy đến với dân tộc tôi!
Chúng ta cùng cầu nguyện: Lạy
Chúa Giêsu, xin chữa lành chúng con!
Khỏi việc không thể đối
thoại: Lạy Chúa Giêsu, xin chữa lành chúng con!
Khỏi nghi kỵ và ngờ vực: Lạy
Chúa Giêsu, xin chữa lành chúng con!
Khỏi sự thiếu kiên nhẫn
và hấp tấp: Lạy Chúa Giêsu, xin chữa lành chúng con!
Khỏi sự khép kín và cô
lập: Lạy Chúa Giêsu, xin chữa lành chúng con!
Chặng thứ 12. Chúa Giêsu chết trong khi tha thứ
cho những kẻ giết mình (tiếng nói hòa bình của
một bà mẹ ở Tây Á)
X. Chúng con thờ lạy
và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đ: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Đức Giê-su cầu nguyện
rằng : “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” Bấy giờ đã gần
tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. Mặt
trời ngưng chiếu sáng. Bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ngay chính giữa. Đức
Giê-su kêu lớn tiếng: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha.” Nói
xong, Người tắt thở. (Lc 23,34.44-46).
Ngày 6 tháng 8 năm
2014, thành phố bị đánh thức bởi những quả bom. Những kẻ khủng bố đã ở trước cửa.
Ba tuần trước đó, họ đã xâm chiếm các thị trấn và làng mạc lân cận, đối xử tàn
nhẫn với dân làng. Vì vậy, chúng tôi bỏ trốn, nhưng sau vài ngày chúng tôi trở
về nhà. Một buổi sáng, trong khi chúng tôi đang bận rộn và trẻ em đang chơi đùa
trước nhà, một quả đạn cối nổ gầm trên trong không trung. Tôi hốt hoảng chạy.
Không còn nghe tiếng trẻ con nữa mà tiếng la hét của người lớn ngày càng nhiều.
Con trai tôi, anh họ của nó và cô gái gần nhà chuẩn bị kết hôn đã bị bắn: họ đã
chết. Việc giết chết ba thiên thần này đã khiến chúng tôi phải trốn chạy: nếu
không xảy ra cho họ, chúng tôi ở lại thành phố và chắc chắn chúng tôi đã rơi
vào tay khủng bố. Thật không dễ để chấp nhận thực tế này. Tuy nhiên, đức tin
giúp tôi hy vọng, bởi vì nó nhắc nhở tôi rằng người chết đang ở trong vòng tay
của Chúa Giêsu, và chúng tôi, những người sống sót, cố gắng tha thứ cho kẻ xâm
lược, bởi vì Chúa Giêsu đã tha thứ cho những kẻ giết người. Trong cái chết của
chúng con, chúng con tin vào Ngài, Lạy Chúa của sự sống. Chúng con muốn theo
Ngài và làm chứng rằng tình yêu của Ngài mạnh mẽ hơn mọi sự.
Chúng ta cùng cầu nguyện: Lạy
Chúa Giêsu, xin dạy chúng con!
Biết yêu thương, như
Chúa đã yêu thương chúng con: Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con!
Biết tha thứ, như Chúa
đã tha thứ cho chúng con: Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con!
Biết thực hiện bước đầu
tiên để hòa giải giữa chúng con: Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con!
Biết làm điều thiện mà
không cần báo đáp: Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con!
Chặng thứ 13. Chúa Giêsu được tháo xác xuống khỏi
thập giá (tiếng nói hòa bình từ
một nữ tu Đông Phi)
X. Chúng con thờ lạy
và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đ: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Ai có thể tách chúng
ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói
rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta
toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. (Rm 8,35.37).
Đó là ngày 7 tháng 9
năm 2022, ngày mà đất nước chúng tôi ghi nhớ Hiệp định mà rốt cuộc dân tộc
chúng tôi được công nhận quyền độc lập hoàn toàn, thì bất ngờ xảy ra một chuyện
làm vỡ vụn niềm vui: một chị nữ tu cùng Dòng, người luôn hăng say trong sứ mạng
tại đất nước chúng tôi, đã bị giết. Những kẻ khủng bố đã vào nhà và cướp đi mạng
sống của chị một cách không thương tiếc. Ngày chiến thắng biến thành thất bại:
nỗi sợ hãi và sự bất an tràn ngập lòng chúng tôi. Kinh nghiệm của hàng trăm gia
đình chứng kiếncái chết bi thảm của người thân đã trở thành chuyện thực tế:
những bàn tay của chúng tôi ôm lấy thi thể của người chị em. Thật không dễ dàng
đồng hành với cái chết do bạo lực của một người trong gia đình, một người bạn,
một người láng giềng, cũng như không dễ dàng khi nhìn thấy nhà cửa và tài sản của
mình biến thành tro bụi và tương lai trở nên tăm tối. Nhưng đây là cuộc sống
người dân của tôi, là cuộc sống của tôi. Tuy nhiên, như chúng ta đã được chứng
kiến và học hỏi tại trường học của Đức Trinh Nữ Nazareth, người đã đón nhận
Chúa Giêsu đã chết trong vòng tay của mình và chiêm ngắm Người với tình yêu được
soi sáng bởi đức tin, chúng ta phải không ngừng tìm thấy can đảm để mơ về một
tương lai đầy hy vọng, hòa bình và hòa giải. Bởi vì, tình yêu của Chúa Kitô Phục
Sinh đã được đổ tràn vào tâm hồn chúng ta; bởi vì Người là bình an của chúng
ta, Người là chiến thắng đích thực của chúng ta. Và không gì có thể chia cắt
chúng ta khỏi tình yêu của Người.
Chúng ta cùng cầu nguyện: Lạy
Chúa Giêsu, xin thương xót chúng con!
Vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng
đã hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên: Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót
chúng con!
Chúa là Đấng qua cái
chết đã tiêu diệt sự chết: Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót chúng con!
Chúa, là Đấng đã bị
đâm thâu trái tim, làm tuôn trào sự sống: Lạy Chúa Giêsu, xin thương
xót chúng con!
Chúa là Đấng từ trong
mộ soi sáng lịch sử: Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót chúng con!
Chặng thứ 14. Chúa Giê-su được an táng trong mộ (tiếng nói hòa bình của các thiếu nữ từ Nam Phi)
X. Chúng con thờ lạy
và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đ: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Sau đó, ông Giô-xếp,
người A-ri-ma-thê, xin ông Phi-la-tô cho phép hạ thi hài Đức Giê-su xuống. Ông
Phi-la-tô chấp thuận. Vậy, ông Giô-xếp đến hạ thi hài Người xuống. Ông
Ni-cô-đê-mô cũng đến. Ông mang theo chừng một trăm cân một dược trộn với trầm
hương. Các ông lãnh thi hài Đức Giê-su, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn.
(Ga 19:38-40).
Đó là một buổi tối thứ
Sáu khi quân nổi dậy đột nhập vào làng của chúng tôi, bắt giữ nhiều con tin nhất
có thể, dẫn đi bất cứ ai chúng gặp và chất lên người chúng tôi những thứ chúng
đã cướp được. Trên đường đi, họ đã giết nhiều người bằng súng hoặc dao. Họ đưa
những phụ nữ đến một công viên. Mỗi ngày chúng tôi bị hành hạ cả về thể xác lẫn
tâm hồn. Bị lột sạch quần áo và nhân phẩm, chúng tôi sống trần truồng để khỏi
chạy trốn. May mắn là, một ngày nọ, khi họ cử chúng tôi đi lấy nước từ sông,
tôi đã trốn thoát. Tỉnh của chúng tôi ngày nay vẫn là một nơi đầy nước mắt và
đau thương. Khi Đức Thánh Cha đến lục địa của chúng tôi, chúng tôi đã đặt dưới
chân Thánh Giá Chúa Giêsu những quần áo của những người có vũ trang, điều vẫn còn
khiến chúng tôi sợ hãi. Nhân danh Chúa Giêsu, chúng tôi tha thứ cho họ về tất cả
những gì họ đã làm với chúng tôi. Chúng tôi cầu xin Chúa ban cho chúng tôi ơn
chung sống hòa bình và nhân văn. Chúng ta biết và tin rằng ngôi mộ không phải
là nơi cư ngụ cuối cùng, nhưng tất cả chúng ta đều được kêu gọi đến sự sống mới
ở Giê-ru-sa-lem trên trời.
Chúng ta cùng cầu nguyện: Lạy
Chúa Giêsu, xin gìn giữ chúng con!
Trong sự hy vọng không
làm thất vọng: Lạy Chúa Giêsu, xin gìn giữ chúng con!
Trong ánh sáng không bao
giờ tắt: Lạy Chúa Giêsu, xin gìn giữ chúng con!
Trong sự tha thứ đổi mới
con tim: Lạy Chúa Giêsu, xin gìn giữ chúng con!
Trong sự bình an tạo
nên hạnh phúc: Lạy Chúa Giêsu, xin gìn giữ chúng con!
Lời nguyện kết (“14 lời tạ ơn”)
Lạy Chúa Giêsu, Ngôi Lời
hằng hữu của Chúa Cha, vì chúng con Chúa đã thinh lặng. Và trong sự thinh lặng
dẫn chúng con đến mộ Chúa, vẫn còn một lời chúng con muốn nói với Chúa khi
chúng con chiêm ngắm Đường Thánh Giá mà Chúa đã đi:
1. Tạ
ơn! Lạy Chúa Giêsu, xin tạ ơn Chúa vì sự hiền lành đánh đổ sự kiêu ngạo.
2. Tạ
ơn, vì sự can đảm Chúa đã ôm lấy thánh giá.
3. Tạ
ơn Chúa vì sự bình an chảy ra từ những vết thương của Chúa.
4. Tạ
ơn Chúa đã ban cho chúng con Mẹ thánh của Ngài làm Mẹ chúng con.
5. Tạ
ơn Chúa, vì tình yêu được thể hiện khi đối mặt với sự phản bội.
6. Tạ
ơn Chúa vì đã biến nước mắt thành nụ cười.
7. Tạ
ơn Chúa vì đã yêu thương tất cả mọi người mà không loại trừ bất kỳ ai.
8. Tạ
ơn Chúa vì niềm hy vọng mà Chúa đổ đầy trong giờ thử thách.
9. Tạ
ơn Chúa về lòng thương xót chữa lành những đau khổ.
10. Tạ ơn Chúa vì đã tự
trút bỏ mọi sự để làm cho chúng con nên giàu có.
11. Tạ ơn Chúa đã biến
cây thập giá thành cây sự sống.
12. Tạ ơn Chúa về sự
tha thứ Chúa ban cho những kẻ giết Ngài.
13. Tạ ơn Chúa đã đánh
bại sự chết.
14. Lạy Chúa Giêsu, tạ
ơn Chúa vì ánh sáng Chúa đã thắp lên trong đêm tối của chúng con, và bằng cách
hòa giải mọi chia rẽ, Chúa đã làm cho tất cả chúng con trở thành anh chị em,
con của cùng một Cha trên trời.
Lạy Cha chúng con ở trên trời…
Nguồn: vaticannews.va/vi