Tháng 5/2010
Tuần 1: Giáo Hội tại Việt nam muốn trở nên một cộng đoàn hiệp thông
P H Ầ N H A I
NHÌN VÀO HIỆN TẠI ĐỂ KHÁM PHÁ NHỮNG DẤU CHỈ THỜI ĐẠI
Cùng với Giáo Hội, chúng ta đi tìm một cách thế mới để hiện diện và hoạt động trong bối cảnh hiện tại của đất nước. Cách thế hiện diện mới của Giáo Hội tại Việt Nam là trở nên một cộng đoàn HIỆP THÔNG, trong đó mọi tín hữu tích cực THAM GIA vào đời sống và sứ mạng của Giáo Hội trong cộng đoàn cũng như trong thế giới. Nhận thức này định hướng và chi phối cách sống đạo của chúng ta; đó là gắn bó và dấn thân với cộng đoàn thay vì khép lại và đóng khung trong chủ nghĩa cục bộ và lối sống đạo đức cá nhân.
ĐỀ TÀI 5: GIÁO HỘI MUỐN TRỞ NÊN CỘNG ĐOÀN HIỆP THÔNG
A. PHẦN TRÌNH BÀY
Sự hiệp thông trong Giáo Hội bắt nguồn từ sự hiệp thông của chính Ba Ngôi Thiên Chúa. Do đó, Giáo Hội là dấu chỉ và khí cụ của sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và nhân loại theo hai mặt: một bên là Thiên Chúa vì yêu thương tự thông đạt cho nhân loại (self-communication), một bên là sự đáp trả của nhân loại trong tin yêu và hy vọng.
Sự hiệp thông này trước hết là sự hiệp thông của người tín hữu với Thiên Chúa, sự hiệp thông làm cho họ được nên một với Thiên Chúa và được diễn tả qua tương giao hài hòa với Chúa trong cuộc sống của người tín hữu. Sự hiệp thông ở chiều sâu này khơi nguồn cho mối hiệp thông mà Kitô hữu chia sẻ cho nhau trong Đức Kitô qua tác động của Thánh Thần.
Hiệp thông với Chúa và hiệp thông với nhau, hai chiều kích này không thể tách rời nhau: chiều dọc và chiều ngang của mầu nhiệm hiệp thông duy nhất. Một đàng, sự hiệp thông với Thiên Chúa là nền tảng và điều kiện thiết yếu cho mối hiệp thông đích thực giữa các Kitô hữu. Đàng khác, mối hiệp thông giữa các anh chị em Kitô hữu lại chính là hoa trái hữu hình nhất và thuyết phục nhất cho sự hiệp thông với Thiên Chúa. Chỉ trong sự hiệp thông toàn diện và sâu xa này, chúng ta mới có thể nói về Giáo hội như bí tích của sự hiệp nhất nhân loại …
Theo ý hướng trên, Giáo Hội Việt Nam trước hết phải là một cộng đoàn hiệp thông đâm rễ sâu trong đời sống Chúa Ba Ngôi, một cộng đoàn cầu nguyện và chiêm niệm, một cộng đoàn cử hành bí tích với Thánh Thể là trung tâm; kế đến, phải là cộng đoàn tham gia và đồng trách nhiệm, một cộng đoàn hiệp nhất với các chủ chăn cũng như với Giáo Hội duy nhất. Cuối cùng, phải là cộng đoàn làm chứng cho những ý nghĩa và giá trị mà mình tuyên xưng, để cho những giá trị đó nhập thể vào trong lối sống của mình, diễn tả chúng trong cách thế hiện diện, đối thoại và thực hành của mình trong mọi lãnh vực hoạt động của Giáo Hội ngay giữa lòng thế giới. Giáo Hội không ngừng tiến về phía trước trong sứ vụ của mình và đồng hành với toàn thể nhân loại trong hành trình đi tới Vương quốc của Chúa Cha (x. Nguyễn Khảm, Đi Tìm Một Cách Thế Hiện Diện Mới Của Giáo Hội Tại Châu Á).
B. PHẦN HỎI-ĐÁP
1- H. Các giám mục Việt
T. Các giám mục Việt
2- H. Sự hiệp thông trong Giáo Hội bắt nguồn từ đâu?
T. Sự hiệp thông trong Giáo Hội bắt nguồn từ sự hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúa Cha – Đấng đã ban cho chúng ta Thần Khí của Ngài qua Chúa Con – đòi hỏi chúng ta phải hiệp thông với nhau.
3- H. Sự hiệp thông trong Giáo Hội được thể hiện trên bình diện nào ?
T. Sự hiệp thông trong Giáo Hội được thể hiện trên hai bình diện: một là hiệp thông với Thiên Chúa, hai là hiệp thông giữa các Kitô hữu với nhau.
4- H. Hai mối hiệp thông này liên kết với nhau như thế nào?
T. Hiệp thông với Thiên Chúa là nền tảng của sự hiệp thông giữa các Kitô hữu và hiệp thông giữa các Kitô hữu là hoa trái của sự hiệp thông với Thiên Chúa.
5- H. Sự hiệp thông trong Giáo Hội được biểu lộ qua những hình thức nào?
T. Sự hiệp thông trong Giáo Hội được biểu lộ qua việc các tín hữu lắng nghe giáo huấn các Tông đồ, tham dự Thánh Thể, chuyên cần cầu nguyện và chia sẻ huynh đệ.
1. Bạn hiểu thế nào về Giáo Hội Hiệp Thông mà Hội Đồng Giám Mục đề nghị với Dân Chúa trong Năm Thánh này?
2. Giáo xứ hay nhóm của bạn đang phát triển theo sự đồng
nhất hay hiệp thông, chu cấp hay tham gia?
3. Để xây dựng và phát triển giáo xứ hay nhóm
của bạn nên Giáo Hội Hiệp Thông, theo bạn, cần điều chỉnh và canh tân
những gì?