SỰ CHẾT DẠY CHÚNG TA ĐIỀU GÌ
VỀ CÁC MỐI TƯƠNG
QUAN CỦA MÌNH
Lm. Nnamdi Moneme, OMV
WHĐ (01.11.2022) - "Nếu
có thể, tôi sẽ trao tặng
bất cứ thứ gì để ông ấy sống lại".
Đây không phải là một dòng trong
một bản tình ca buồn, ít ra cũng
không phải là một câu hát mà tôi biết.
Trái lại, đây thực sự là một lời cầu nguyện
chân thành mà tôi đã nói với Chúa cách đây vài tháng khi bố tôi đột ngột qua đời. Tôi biết điều đó là
không thể nhưng tôi chỉ muốn bày tỏ ước muốn sâu sắc nhất của tôi với Chúa cho
dù điều đó nghe có vẻ vô lý hay sai lầm về mặt thần học đến mức nào.
Lúc ấy, tôi
không hề nhận ra rằng cái chết
đang dạy cho tôi một trong những bài học quan trọng nhất trong cuộc đời. Qua
kinh nghiệm, tôi học được rằng điều quan trọng nhất trong cuộc đời của chúng ta
là mối tương quan tốt đẹp với
Thiên Chúa và với người khác. Khi trải nghiệm sự ra đi của người thân, chúng ta thấy mọi thứ khác như lu mờ đi so với việc có
những giây phút quý giá ở bên những người
mình yêu thương.
Sự hiệp thông của chúng ta với
Thiên Chúa và với người khác có vị trí ưu tiên trong cuộc sống này, trước hết là vì
Thiên Chúa là mối tương quan của
các Ngôi vị - Cha, Con và Thánh Thần. Thiên Chúa cũng mong muốn đưa chúng ta vào sự hiệp thông sâu sắc hơn với Ngài
và với người khác, đến nỗi đã chia sẻ sự sống của chính Ngài
với chúng ta bằng ân sủng ngay trong hiện tại, và bằng vinh
quang trong tương lai, “Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta muốn mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý".
Đây không phải là mong muốn hão huyền về phía Thiên Chúa. Thiên
Chúa sẽ ban cho và làm bất cứ
điều gì để đưa chúng ta vào mối tương quan sâu sa hơn với Ngài. Thiên Chúa đã ban Con Một của Ngài vì mối
tương quan với chúng ta như là con cái của Ngài. Con Thiên Chúa là Đức Giêsu đã phó mình trên thập giá
cũng vì mối tương quan này, “chỉ
có một Thiên Chúa, chỉ có một
Ðấng trung gian giữa Thiên
Chúa và loài người: đó là một
con người, Ðức Kitô Giêsu, Ðấng tự hiến làm giá chuộc mọi người”. (1Tm
2, 5-6) Chúng ta nhận được Chúa Thánh Thần cũng là để biến mối
tương quan được thừa nhận này thành hiện thực. Thiên Chúa không ngừng tha thứ tội lỗi và ban cho
chúng ta những ân sủng vì mục đích này.
Được dựng nên theo hình ảnh và giống Thiên Chúa,
chúng ta cần tự vấn xem mình sẵn
sàng để làm gì, để cho đi điều gì, và để lớn lên trong tình yêu đối với Thiên Chúa và người khác? Liệu chúng ta có đang nhận được lòng thương xót
và ân sủng biến chúng ta thành con
cái Thiên Chúa, nhưng chúng ta lại đã không cố gắng để
yêu mến Thiên Chúa và người
lân cận không?
Người quản gia bất lương trong Tin
Mừng Lc 16, 1-13 là một đầy tớ ích kỷ và hoang phí, anh ta dường như thường lạm dụng tài sản của ông chủ. Anh đã bừng tỉnh khi nghe ông
chủ nói, "Anh hãy phúc trình về công việc quản lý của anh, vì từ nay
anh không được làm quản gia nữa" (c. 3). Thời gian phục vụ của anh ta đã kết thúc. Đây chẳng phải là
điều mà Thiên Chúa cũng sẽ nói với
chúng ta khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng và thời gian phục vụ trên trần gian của chúng ta cũng đến hồi kết sao?
Người quản lý đã biển thủ tiền bạc và trở thành người sử
dụng tất cả những gì anh ta có trong tay - những tờ hẹn trả nợ - để đảm bảo tương lai của mình
thông qua các mối tương quan tốt
hơn với người khác. Giờ đây, anh ta đầu tư vào các mối tương quan chứ không phải vào những mong muốn và mục
tiêu ích kỷ của bản thân nữa,
“Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước
mình về nhà họ!” (c. 4).
Đức Giêsu hướng sự chú ý
vào người quản lý như một điển hình về cách chúng ta tận dụng hiệu quả tất cả những gì chúng ta đang có trong hiện tại, bởi vì tương lai của chúng ta phụ
thuộc vào các mối tương quan của
chúng ta hiện nay, “Thầy bảo cho các con biết: hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi
hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu” (c. 9). Bất kể kiếm được và sử dụng như thế nào, thì sớm muộn
gì của cải, dù đó là tiền bạc, sức khỏe, thành công,
danh vọng, thú tiêu khiển,… cũng
sẽ lụi tàn.
Nhưng sự hiệp thông của chúng ta
với Thiên Chúa và với người khác trên
trái đất này chuẩn bị cho chúng ta sự giàu có không phai nhạt trên thiên đàng.
Có 3 câu hỏi giúp chúng ta tự phân định rằng liệu chúng ta có thực sự
tận dụng mọi thứ để lớn lên
trong mối tương quan với Thiên Chúa và với người khác không:
1. Những thứ này kiếm được như thế nào?
Có phải tôi thủ đắc những thứ này theo cách tôi tôn trọng quyền của Thiên Chúa không?
Có phải do tham lam, trộm cắp,
hoặc thiếu trung thực mà tôi giành
được nó không? Có phải tôi tìm kiếm và sở hữu của cải mà không quan tâm gì đến ý muốn của Thiên Chúa không?
Tôi có chà đạp lên quyền và phẩm
giá của người khác; Tôi có lợi
dụng người khác để có được của cải
này không?
2. Của cải đang được sử dụng như thế nào?
Của cải có được sử dụng để giúp tôi
làm theo ý Chúa và giúp người
khác cũng làm như thế hay nó là cách để tôi tự thỏa mãn hoặc tự khoe khoang? Của cải có
được sử dụng để phục vụ và quan tâm
đến người khác hay để thống trị họ? Của cải có đang làm vinh danh Chúa hay
góp phần vào vương quốc bóng tối? Của cải giúp tôi lớn lên trong sự thánh thiện hay khiến tôi trở
nên xấu xa hơn?
3. Ảnh hưởng của vật này đối với
tôi là gì?
Món đồ này làm cho tôi biết ơn và tin tưởng
vào Chúa hơn hay nó làm cho tôi kiêu
ngạo và tự phụ? Món đồ này có giúp tôi nhạy cảm với nhu cầu của người khác không? Món đồ này khiến tôi trở nên ích kỷ
hay vị tha hơn? Món đồ này có phải là thần tượng, thứ mà tôi tôn thờ và khao khát khôn nguôi không? Nó làm cho tôi nên tệ hại hay mang lại điều tốt nhất nơi tôi?
Chúng ta cần tự vấn với những câu hỏi này nếu chúng ta
muốn tìm kiếm và tận hưởng của cải theo cách thế giúp chúng ta lớn lên trong tình yêu đối với
Thiên Chúa và người khác. Mọi thứ
trong cuộc đời của chúng ta - thời gian, của cải, và tài năng - đều được trao cho chúng ta để chúng ta
lớn lên trong tình yêu bằng việc sử dụng một cách thận trọng tất cả những gì chúng ta đón nhận từ Thiên Chúa. Chúng ta lãng phí khi tìm cách
thu nhận và sử dụng chúng theo cách làm tổn thương mối tương quan của chúng ta
với Thiên Chúa và với người khác.
Vào giờ chết, sự phục vụ trên trần gian của chúng ta sẽ kết thúc.
Chúng ta phải tường trình với Thiên Chúa về
tất cả những hồng ân mà Ngài
ban cho chúng ta và chúng ta đã sử dụng
những ân ban ấy như thế nào. Thiên
Chúa rất quảng đại khi ân ban nhưng Ngài hề lãng phí. Hiện tại là thời điểm để chúng ta phát triển mối tương quan với Thiên Chúa và người khác bằng những khả năng, và sự hỗ trợ của ân sủng.
Thiên Chúa, Đấng thiết lập các mối tương quan, luôn nỗ lực để đưa chúng ta đi vào mối tương quan sâu sắc hơn với Ngài. Thiên
Chúa đến với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể để làm mới lại tình yêu của
chúng ta đối với Ngài và người khác. Thiên Chúa luôn hành động vì mối tương quan tốt lành và lâu dài này đối với chúng ta và
người khác. Ngài mời gọi chúng ta hãy luôn làm như vậy đối với tất cả những
gì chúng ta sở hữu.
Chúng ta đừng đợi đến giây phút
lâm chung – giờ chết của người thân hay của chính mình - để rút ra bài học này.
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: catholicexchange.com (20. 9. 2022)