SỐNG SỨ ĐIỆP NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO ƠN GỌI 2022
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
1. Ơn gọi có một chiều kích cá nhân: đáp lại cái nhìn của Thiên Chúa
Giống như một nhà điêu khắc tài ba, Thiên Chúa làm cho chúng ta “ra khỏi chính mình để trở nên kiệt tác mà chúng
ta được kêu gọi trở thành”. Thật
thế,
- mỗi
chúng ta đều được Thiên Chúa “nhìn thấy” và gọt giũa
ra khỏi “khối đá” hư vô, để trở thành một cá vị được Thiên Chúa mong muốn và yêu thương;
- mỗi
chúng ta đều có một vị trí riêng và đặc biệt trong chương
trình của Thiên Chúa;
- mỗi
chúng ta đều có những tiềm năng, được gói gọn trong đặc thù của
cuộc đời mình mà đôi khi chính
chúng ta không hề hay biết…
2. Ơn gọi có một chiều kích phổ quát: cùng nhau xây dựng một thế giới huynh đệ
- chúng
ta cần và phụ thuộc vào người khác. Giống như “những mảnh ghép” với những “vẻ
đẹp riêng”, nhưng cần được ghép lại với nhau “trong sự đa dạng hài hòa”, để
tạo thành một bức tranh khảm hoàn chỉnh;
- chúng
ta liên đới và có
trách nhiệm với nhau. Giống như những ngôi sao tỏa sáng, chúng ta được kêu gọi để hình thành “những chòm sao có thể hướng dẫn và thắp sáng lộ trình của nhân loại,
bắt đầu từ những nơi chúng ta đang sống”;
- chúng
ta được mời gọi quan tâm, hành động với tình yêu thương để “góp phần vào sự phát triển của một nhân loại được
truyền cảm hứng bởi tình yêu và sự chấp nhận lẫn nhau”.
- chúng
ta được mời gọi
khám phá nhân tính của chính mình - trở thành “những người bảo vệ lẫn nhau và bảo vệ tạo vật”; và để xây dựng một “đại gia đình nhân loại” hiệp nhất trong yêu
thương, một “thế giới huynh đệ”.
3. “Ơn gọi” không phải là sự chọn lựa một lần thay cho tất cả, mà là một sự lựa chọn hiện sinh trong cuộc sống
Tại mỗi thời điểm của
cuộc đời, chúng ta được mời gọi tham gia vào “cuộc đối thoại mang tính ơn gọi” với
Thiên Chúa và những người khác, để trở
nên “chính
mình hơn bao giờ hết”. Điều này
có nghĩa là,
- nếu là những người lãnh chức linh mục thừa tác, chúng
ta ngày càng “trở thành khí cụ của ân sủng và lòng thương xót
của Chúa Kitô”;
- nếu là những người nam và nữ thánh hiến, chúng ta ngày càng trở
thành “lời ngợi khen Thiên Chúa và ngôn sứ về một nhân loại mới”;
- nếu là những người sống đời hôn nhân, chúng ta ngày càng trở thành “một món quà cho nhau và là những người trao ban
và giáo dục sự sống”.
- trên tất cả, mỗi chúng ta được mời gọi để “nhìn người khác và thế giới bằng con mắt của
Thiên Chúa, để phục vụ điều thiện và lan tỏa tình yêu, bằng lời nói và việc làm”.
4. “Ơn gọi” là một lời
kêu gọi để thi hành sứ mạng của Giáo hội
Sống trong lòng Giáo hội, chúng ta được mời gọi
để lắng nghe, để cùng nhau “biến giấc mơ của Thiên Chúa thành hiện thực”.
Do đó,
- “ơn
gọi” không nên được hiểu hạn hẹp khi chỉ là vấn đề “chọn hình thức sống này hay hình thức sống khác”, càng không phải
chỉ để dành cho những người trong tác vụ được truyền chức hoặc đời sống thánh hiến;
- ơn
gọi là một lời
kêu gọi ý thức rằng mỗi chúng ta cần phát huy những tài
năng của mình để phục vụ, xây dựng vương quốc của sự thánh thiện, ân sủng,
công lý, hòa bình và tình yêu theo sự thúc giục và ân ban của Thánh Thần;
- ơn
gọi là một lời
kêu gọi của “sự hài hoà của nhiều ân sủng khác nhau” để cùng nhau góp phần của
mình trong việc thực thi sứ mệnh mà Đức
Kitô trao cho
Giáo hội đó là
“quy tụ
nhân loại đã phân tán và hoà giải nhân loại với Thiên Chúa”.
Hiểu như vậy, sống như vậy, thì phải chăng, Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi
- không phải chỉ được cử hành mỗi năm một lần;
- không phải chỉ
là việc cầu nguyện
cho Giáo hội có nhiều ơn gọi linh mục, tu sĩ;
- không phải chỉ
là việc giới thiệu,
khuyến khích những người trẻ gia nhập đời sống tu trì hoặc theo đuổi ơn gọi
linh mục;
mà, trọng tâm và cốt yếu hơn, là giúp
Kitô hữu ý thức cách sâu xa rằng, mỗi người đều có một ơn gọi để đáp lại và hoàn thành:
- ơn gọi làm người trong thế giới;
- ơn gọi làm con Chúa trong lòng Giáo hội;
- ơn gọi như mình “là”
để mỗi chúng ta có thể
“tìm thấy
vị trí của mình và cống hiến hết sức mình” trong kế hoạch yêu thương, mầu
nhiệm của Thiên Chúa ngay trong môi trường sống thực tế, từng ngày, của mỗi chúng ta?