PHÚC
ÂM HÓA BẰNG NHỮNG CÔNG VIỆC BÁC ÁI
Nữ tu Catherine Fino
WHĐ (21.6.2021) – Hoạt động bác ái đồng hành và
hỗ trợ hoạt động của các nhà truyền giáo vào thế kỷ 17, trên tất cả các đại lục
mà các vị đã mạo hiểm tìm đến. Chẳng hạn, Cha Le Jeune, bề trên dòng Tên và phụ
trách sứ vụ truyền giáo tại Nouvelle-France (Québec), năm 1635 đã kêu gọi thành
lập một tu viện các dì phước phục vụ bệnh viện (soeurs hospitalières) vì «lòng
bác ái của các dì sẽ làm cho người bán khai (sauvages) trở lại hơn là do tất cả
những bài giảng và những lời nói của chúng ta[1]».
Thật vậy, các nữ tu đến từ Pháp và những nữ thổ dân da đỏ đã nâng đỡ nhau để đảm
nhận nhiệm vụ tiếp nhận cư trú, cứu tế trong những điều kiện khắc nghiệt của
mùa đông Québec, và đã có ơn gọi nữ thổ dân đầu tiên trước khi có bổ nhiệm đại
diện tông toà đầu tiên, Đức cha de Laval, một người bạn của Đức cha Lambert de
la Motte, năm 1659. Tại Việt Nam, mười năm sau (1669), ngay từ chuyến viếng
thăm mục vụ đầu tiên, Đức cha Lambert de la Motte thành lập hội dòng những Nữ
Tu Mến Thánh Giá. Các nữ tu hỗ trợ việc
Phúc Âm hoá bằng sức mạnh chứng từ và phẩm chất phục vụ của họ, nhất là
khi đảm nhận việc dạy giáo lý cho trẻ em cũng như người lớn. Thế kỷ 19 và 20 (tới
năm 1960) vẫn còn thấy rõ những đặc tính này qua việc nhiều hội dòng được thiết
lập nhắm hoạt động bác ái và giáo dục, vốn là «những phương thế thể hiện và là
dấu chứng hữu hình" cho thấy tính thích đáng của đức tin Kitô giáo trên
bình diện xã hội và nhân sinh[2]».
Ngày nay, tại Pháp, tại Québec hay tại Việt Nam,
những biến chuyển văn hoá và những thay đổi về lối sống, về gia đình và nghề
nghiệp, lại lần nữa đòi hỏi một cuộc
Phúc Âm hoá mới mẻ. Đồng thời trong mục vụ của Giáo hội Công giáo, chức
năng bác ái xã hội đã trở nên thời sự, chẳng hạn thông điệp Caritas in veritate, tông huấn Evangelii gaudium, nhưng cũng như thông điệp
Laudato si và lời kêu gọi mạnh mẽ của
ĐTC Phanxicô về việc thực hiện lòng thương xót cách cụ thể. Vậy vấn đề quan trọng
là, phải nghiên cứu lại xem các việc bác ái đã đóng góp thế nào cho việc Phúc
Âm hóa và liệu chúng thích đáng đến mức nào đối với điều kiện chính trị xã hội
và văn hóa đặc trưng của Việt Nam hôm nay.
Trước hết chúng ta sẽ phân tích cách thế mà hoạt
động bác ái đóng góp vào việc Phúc Âm
hoá (phần trình bày I). Tiếp đến chúng ta sẽ gợi ra một vài hướng suy nghĩ liên
quan đến việc đào tạo lòng bác ái thực tiễn trong bối cảnh văn hóa hiện đại.
(phần trình bày II).
I. Tiếp cận lịch sử: Chức năng của việc bác ái trong sứ vụ truyền
giáo
Bên Tây phương, việc hội nhập các tân tòng vào cộng
đồng Kitô hữu xem ra rất dễ dàng, qua việc tham dự vào một hoạt động giáo xứ,
như ca đoàn hay nhân viên địa phương của Secours Catholique (Caritas), hoạt động này giúp người tân
tòng tạo nên những liên hệ bằng hữu và có được «một vị trí» trong cộng đồng.
Ngược lại, những người thụ ơn lại xin được cùng chia sẻ Lời Chúa hay cùng cầu
nguyện với những người làm việc thiện nguyện. Thể chế bác ái lại trở thành –
như trong cuộc Phúc Âm hoá đầu tiên – một
nơi thuận lợi cho mục vụ rao giảng Tin Mừng trong giai đoạn đầu, giúp dễ dàng hội
nhập vào một cộng đồng huynh đệ linh hoạt bởi đức tin.
Mối liên hệ giữa việc bác ái và việc Phúc Âm hoá được lịch sử Giáo hội xác nhận.
Phẩm chất của sự tương trợ huynh đệ đã góp phần phát triển những cộng đoàn Kitô
hữu từ thời đế quốc Roma[3], và ảnh hưởng sâu rộng của
các tu viện thời trung cổ cũng là nhờ thực hiện các dịch vụ bác ái xã hội: khai
hoang đất đai và làm sạch các đầm lầy, mở cửa tiếp đón và săn sóc lữ khách, người
nghèo, v.v. Sau nữa việc phục vụ các bệnh nhân hay giáo dục người nghèo đã là
nét đặc trưng của đà phát triển của sứ vụ ad
gentes từ thế kỷ 17 cho đến hôm nay[4].
Chúng ta sẽ phân tích lịch sử một công cuộc truyền giáo để thấu hiểu chức năng
của hoạt động bác ái trong buổi đầu tiến trình phúc âm hóa.
1. Phúc Âm hoá bằng việc chia sẻ đời sống
hàng ngày, nguồn gốc của tình tương thân tương ái.
Trong công cuộc truyền giáo tại Nouvelle-France
(Québec), tiến trình phúc âm hóa khởi đầu bằng việc hoà mình vào trong khung cảnh
sống do các nhà truyền giáo thiết lập, suốt mùa đông các bệnh nhân và những người
tàn tật lưu trú tại «Nhà Thương» (Hôtel-Dieu). Khi ấy, các thổ dân bắt đầu làm
quen với việc phục vụ hằng ngày trong nhà thương qua việc đóng góp tùy theo sức
lực, đặc biệt là những phụ nữ giúp đỡ các dì phước chuẩn bị các bữa ăn theo tập
tục địa phương[5].
Dầu khác biệt về văn hoá, việc chia sẻ cuộc sống
hằng ngày trở thành cơ hội quý mến lẫn nhau. Các thổ dân biết ơn vì được săn
sóc, trong khi các nữ tu thán phục trước sự chăm chút mà các bà mẹ dành cho con
cái, lòng kiên nhẫn của các bệnh nhân và sự thông cảm sâu xa giữa tất cả những
«con người rất khác biệt về xứ sở, tuổi tác và phái tính[6]».
Tình tương thân tương ái được gia tăng nhờ những hy sinh mà các nhà truyền giáo
vui vẻ chấp nhận. Sự anh dũng hằng
ngày thể hiện trước hết qua sự quá tải công việc, để chiến đấu chống lại dịch bệnh
tấn công người dân bản địa, sự quá tải đó càng tăng bội do thiếu thốn phương tiện
và cơ sở. Những "nhà – bệnh viện"
đầu tiên là những « trang trại » nhỏ bé, vẻn vẹn ba bốn căn: «một căn chúng
tôi dùng làm phòng bệnh nhân, căn giữa dùng làm nhà nguyện, căn còn lại dùng
làm nhà bếp, phòng ăn, phòng ngủ và mọi thứ sinh hoạt khác[7]».
Suốt mùa đông khắc nghiệt, các dì phước phải chịu đựng lạnh giá và mọi hậu quả
của nó, nên đã có những dì phước vừa đến được một năm đã qua đời (1640). Chính
qua hành vi "tử đạo bởi lòng mến", sẵn sàng "hiến tế thân mình tại
Canada[8]" qua việc phục vụ tại bệnh
viện mà các nữ tu Augustine đầu tiên đã hợp đoàn với các tử đạo Dòng Tên tại
Québec[9] . Lịch sử các Nữ tu Mến
Thánh Giá, được thành lập cùng thời gian, cũng theo chiều hướng như vậy, sống gần
gũi với người nông dân, phục vụ người lân cận, sống gắn bó đến mức anh hùng
trong suốt những năm tháng bị bách hại. Những hành vi bác ái dự phần vào chứng
tá đức tin theo mức độ mà các nhà truyền giáo hay các nữ tu chấp thuận chia sẻ
cuộc sống bấp bênh của dân chúng, sự bấp bênh này gắn liền với hoàn cảnh sống
hay với những tình thế căng thẳng về chính trị[10].
2. Nhận thức về sự tham dự vào cùng một kinh
nghiệm đối thần: Một tiến trình tiệm tiến
Tạp chí "Relations des jesuites" cũng đề cập tới sự biến đổi từ từ
trong thái độ cư xử của người da đỏ đối với người bệnh, người tàn tật, người hấp
hối: thay vì loại trừ khỏi bộ tộc hay bỏ rơi như trước kia, giờ đây họ đem những
người như thế đến cho các thừa sai và cho tái hội nhập vào bộ tộc[11]; cũng thế, các phụ nữ không
còn buộc phải rời bỏ chồng mình đang đau bệnh để tìm kiếm một cột trụ gia đình
khác, vì giờ đây, gia đình có thể lưu trú tại bệnh viện. Hơn nữa, nhờ tham gia
vào công việc cứu tế và việc chăm sóc mà các phụ nữ thổ dân đã rất ngưỡng mộ
các dì phước và đàng khác, cách thức mà người phụ nữ da đỏ tham gia vào các dịch
vụ, chăm sóc trong bệnh viện cũng khiến cho các dì phước cảm phục: «họ thực hiện
việc thăm viếng, giúp đỡ không thua kém gì một phụ nữ Âu Châu có học, họ làm tất
cả với tinh thần khiêm tốn và với lòng mến hết sức tươi vui. Phía đàn ông trong
bộ tộc cũng thế: «Những người bán khai chưa từng hiểu thăm viếng bệnh nhân có
nghĩa là gì, nay tập sống bác ái». «
Một người bạn lâm cơn nguy tử...hai trong số họ vẫn ở lại bên cạnh để giúp đỡ.
Lòng bác ái như thế không phải là điều
bình thường đối với họ, việc của Thiên Chúa dần dần chiếm hữu trái tim họ [12]».
Việc sử dụng hạn từ «bác ái» là rất có ý nghĩa.
Khi có những cách dùng mới, các nhà truyền giáo giải thích hạn từ này như là dấu
chỉ việc các thổ dân tham dự vào kinh nghiệm đức tin (théologale), kinh nghiệm
này thực sự tháp nhập họ vào cộng đồng Kitô hữu và khiến ta không còn hoài nghi
về tính chân thực của việc trở lại đạo. Hành vi chăm sóc đóng vai trò của một
bí tích hỗ tương cho sự hiện diện của Đức Kitô: cũng như các hành vi tiếp đón
ân cần do lòng bác ái mang ý nghĩa và thể hiện sự hiện diện của Đức Kitô cho
người thổ dân, thì ngược lại, các việc bác ái mà người thổ dân thực thi cũng chứng
tỏ cho các nhà truyền giáo thấy họ đã đón nhận ơn sủng và ơn thánh hóa nơi con
người họ như thế nào. Khi các tu sĩ dòng Tên tố giác những thực hành mang tính
chất hỗn hợp, thiếu biện biệt (pratiques syncrétistes), các dì phước đã biện
minh cho lòng thành của người thổ dân, chứng cứ là những sự giúp đỡ mà các thổ
dân dành cho họ trong bệnh viện[13].
Tiến trình nhận biết lẫn nhau đặt nền tảng trên
cách hiểu về lòng hiếu khách (tiếp đón), theo nghĩa là không gian thuận lợi nhất
cho việc gặp đức Kitô, dựa vào các qui chiếu kinh thánh truyền thống. Đặt hành
vi Tin Mừng của việc rửa chân (Ga 13) vào trong cử chỉ tiếp đón đối với từng bệnh
nhân gợi lại việc chiêm ngắm Đức Kitô được phục vụ dưới khuôn mặt của bệnh nhân
nghèo. Cử chỉ này cũng nối kết nữ tu cứu tế, người chấp nhận chịu lây nhiễm, với
cử chỉ dứt khoát của Đức Kitô khi Ngài bước vào cuộc Thương khó, và như thế làm
cho người nữ tu tham dự vào lòng bác ái của Đức Kitô tôi tớ[14].
Như thế, người thổ dân cũng được tham dự, được đưa vào trong một truyền thống
theo đó, việc bác ái đã hàm chứa chiều kích đối thần và vì thế có thể hướng tới
việc đón nhận bí tích rửa tội [15].
Những việc bác ái quả thực đã tạo thuận lợi cho việc nhận biết Đức Kitô cũng
như việc nhận biết lẫn nhau nơi những người được mời gọi cùng nhau làm thành cộng
đoàn bước theo Đức Kitô.
Hơn nữa, từ đây ta còn đi đến nhận thức về một
thực tại giáo hội mới. Mẹ Marie de St Ignace, vào năm 1642, đã thuật lại thái độ
anh hùng của một thiếu nữ cách rất ý nghĩa: «những hành động như thế là hoa trái của cây sự sống; chỉ có Đức
Giêsu-Kitô mới có thể ban lòng kiên vững như vậy cho người Pháp cũng như người bán khai, cho người Roma cũng như dân Barbare[16]». Nhận ra hoạt động của ân sủng nơi người thiếu nữ thổ dân khiến
nhà truyền giáo nhớ đến kinh nghiệm của Giáo hội tiên khởi đối với dân ngoại: cộng
đoàn Sillery hiện tại hóa kinh nghiệm của Giáo hội tiên khởi. Tất nhiên, nếu hiểu giáo hội truyền
giáo như sự phục hồi và lan truyền đến tận cùng trái đất của giáo hội tông truyền,
thì hẳn một quan niệm như thế không khác gì tham vọng đế quốc chinh phục thuộc
địa, và vì thế công cuộc truyền giáo không tránh khỏi tính chất bạo lực. Thế
nhưng chiều kích cánh chung mà cây sự sống gợi lên qui chiếu về cuộc Tạo Dựng dựa
trên nền tảng là Đức Kitô chứng thực cho tính đối thần của kinh nghiệm về một cộng
đồng mới.
Như thế những «thực hành bác ái» đã bảo đảm hai
chức năng bổ sung phục vụ cho tiến trình khai tâm Kitô hữu. Trước hết những thực
hành này đóng vai bí tích hỗ tương về sự hiện diện của Đức Kitô giữa các nhà
truyền giáo và thổ dân, khơi dậy lòng tin tưởng và quý mến lẫn nhau, và nhờ đó
người thổ dân được nhìn nhận như những Kitô hữu thực thụ. Kế đến các thực hành
bác ái giúp cho thấy hoạt động của Mầu nhiệm Vượt Qua trong một cộng đồng đa
văn hoá, nghĩa là nhận biết một thực tại giáo hội mới. «Bác ái» không chỉ được
xem như một phẩm chất của người trở lại đạo, mà còn như yếu tố cần thiết để xây
dựng Giáo hội. James Keenan không ngần ngại cho rằng truyền thống làm việc bác
ái là trọng tâm của Giáo Hội Công Giáo [17].
3. Sự bổ túc giữa phụng vụ và việc bác ái để xây
dựng cộng đồng
Trước hết cần phải nói đến sức mạnh của chứng từ.
Tạp chí Relations des jesuites cho thấy
rõ ảnh hưởng của phụng vụ cũng như của việc bác ái đối với việc trở lại của các
thổ dân như thế nào.
«Đa số họ đã trả lời rằng, điều gây ấn tượng nhất
là được thấy những cử hành để tôn thờ Thiên Chúa. Họ nói, khi chúng tôi thấy mọi
người tụ họp ở đây vào các ngày Chúa nhật và các ngày Lễ để tham dự Thánh lễ và
để cầu nguyện với Thiên Chúa; khi chúng tôi thấy việc xưng tội, rước lễ được cử
hành cách thường xuyên và với lòng sùng kính như thế nào; khi chúng tôi thấy được
những gì người ta làm cho người thổ dân, chẳng hạn cải tạo ruộng đất, xây dựng
nhà cửa, trợ giúp thể xác cũng như linh hồn, những điều đó như thế khiến chúng
tôi phải nhìn nhận đức tin quả là điều quan trọng, và những gì các ngài dạy là
chân thực[18]».
Bên cạnh chứng từ, phụng vụ là phương thế đặc biệt
để thúc đẩy tiến trình nhận biết lẫn nhau, như François Moog đã nhấn mạnh qua lời
đối đáp đối đáp mở đầu Kinh Nguyện Thánh Thể:
«Trong phần đối đáp này, hai bên (chủ tế và cộng
đoàn) được đặt như chủ thể của hành vi phụng vụ trong tương quan trực tiếp với
Chúa, chủ thể chính của phụng vụ, điều này được minh định hai lần: nơi cộng
đoàn («Chúa ở cùng anh chị em») cũng như nơi thừa tác viên chủ sự cử hành («Và ở
cùng Thần trí cha – Et avec votre Esprit»). Chính từ cuộc đối đáp này mà
"chúng ta", chủ thể cộng đoàn, được hình thành, như trong ngày lễ Ngũ
Tuần, «Hãy nâng tâm hồn (chúng ta) lên – élevons notre coeur», cộng đoàn xưng
nhận là "chúng ta": «Chúng con đang hướng về Chúa – Nous le tournons
vers le Seigneur». Nhưng "chúng ta" ở đây (cộng đoàn phụng vụ) không
dừng lại nơi mình: nó chỉ hiện hữu như lời tạ ơn dâng lên Cha, «Thật chính đáng
và phải đạo việc tạ ơn… - Vraiment il est juste et bon de te rendre grâce …».
Và như thế người ta thấy Đức Kitô kết hợp với Hội Thánh để thực hiện hành vi mà
Ngài là tác nhân chính và qua đó cho Hội Thánh được trở thành chủ thể của chính
hành vi đó như thế nào[19]».
Việc nhận biết lẫn nhau như là công trình của Thần
Khí nơi mọi tác viên của cử hành phụng vụ đi trước khả năng nói cũng như khả
năng trở thành chủ thể "chúng ta", theo nghĩa là tác viên cộng đoàn,
tương tự như việc nhận biết lẫn nhau nhờ việc bác ái đối với "tha
nhân" trong công cuộc truyền giáo của Dòng Tên, chính sự nhận biết lẫn
nhau theo hai khía cạnh này đưa đến việc tham dự vào lời tạ ơn của Con dâng lên
Cha.
4. Thống nhất kinh nghiệm Kitô giáo
Ngày nay, việc nhận biết lẫn nhau giữa những người
chia sẻ cùng một sự tham dự vào đức ái của Đức Kitô trở nên rất khó khăn, nhất
là vì đời sống xã hội, nghề nghiệp, gia đình và Giáo hội đầy biến động. Văn hoá
đương thời mang đặc tính đa chiều về đạo đức và văn hoá, nên rất khó nhận ra một
kinh nghiệm chung trong Giáo hội. Đàng khác, các hình thái liên đới không luôn
luôn được sống trong bối cảnh giáo hội, nhất là trong một thế giới Tây phương tục
hoá cũng như trong các nước mà chế độ chính trị áp đặt lên đời sống hằng ngày một
không gian xã hội và nghề nghiệp phi tôn giáo.
Đối với các Kitô hữu, đặc biệt các thế hệ trẻ,
phải rất lưu tâm giữ lấy thời gian và không gian làm nơi thống nhất kinh nghiệm
của họ và làm cho kinh nghiệm đó mang chiều kích đối thần. Phụng vụ Chúa nhật
có thể một phần bảo đảm chức năng này, qua việc thâu hợp các mối liên đới tản
mác, rời rạc trong lãnh vực đời sống riêng cũng như đời sống xã hội, nghề nghiệp,
cũng như qua lời loan báo hoạt động của Đức Kitô đang tiếp tục xây dựng Giáo hội,
xây dựng Vương quốc Công lý, Hoà bình trong xã hội. Việc phục vụ anh em, bổ túc
cho phụng vụ, khi ấy có thể bảo toàn chức năng dẫn nhập vào chiều kích cộng
đoàn đức tin, bằng cách làm cho việc xây dựng cộng đoàn giáo hội được ăn rễ sâu
trong những gì là cụ thể, khiêm tốn, vô danh tản mác của những trách nhiệm hằng
ngày mà Thần Khí khơi lên.
Cuối cùng, chúng ta còn phải suy nghĩ xem làm
sao có thể xây dựng, làm sáng tỏ tính "khai tâm" [mytagogie] nơi các
kinh nghiệm gia đình hay nghề nghiệp khi mà các kinh nghiệm đó ngày càng đa phức,
đa dạng. Để nhận ra tính đối thần nơi các lối sống đã trở nên xa lạ với truyền
thống, ta có thể dựa vào những thực hành xã hội - Kitô giáo - được Alain
Thomasset xác định như những thực hành ý nghĩa nhất trong bối cảnh hậu-hiện đại:
«làm chứng cho một tình huynh đệ vô điều kiện», «Quan tâm chiều kích xã hội của
con người với nét riêng biệt của họ», « rộng mở với tất cả mọi người và can đảm
đón nhận sự khác biệt», «trở nên những người biết quên mình phục vụ tha nhân[20]». Trong tác phẩm cuối của
ông, Les vertus sociales. Justice,
solidarité, compassion, hospitalité, espérance, - Những đức tính xã hội. Công
lý, sự liên đới, lòng trắc ẩn, hiếu khách, niềm hy vọng, Thomasset chứng
minh các đức tính đâm rễ trong Lời Chúa và trong truyền thống Giáo hội, truyền
thống này cung cấp «một nền tảng vững chắc mang lại ý hướng cho các thực hành
và những mô hình để vận dụng các thực hành này». Việc nhận biết học thuyết xã hội
của Giáo hội là không đủ nếu không có thực hành, vì thế các tín hữu được mời gọi
dấn thân vào đời sống cộng đoàn, một đời sống trong đó ba chiều kích: «phục vụ,
loan báo và phụng vụ"luôn gắn liền với nhau[21]».
II. Phúc Âm hóa dựa trên việc bác ái: một số hướng mục vụ
1. Gia đình, môi trường đặc biệt thuận lợi
cho Phúc Âm hóa dưới khía cạnh "bác ái"
Thượng hội đồng giám mục vừa qua về «ơn gọi và sứ
vụ của gia đình trong Giáo hội và trong thế giới» mời gọi phải xét đến gia đình
như một tác nhân đặc biệt của phúc âm hoá. Khái niệm «Giáo hội tại gia» gợi ra
trách nhiệm của các gia đình trong việc khai tâm cầu nguyện và dẫn nhập vào đức
tin[22]. Nhưng cũng phải lưu tâm đến
chức năng loan báo Tin mừng của các «việc bác ái» trong đời sống hằng ngày của
gia đình, là nơi học tập khả năng "chăm sóc người khác".
Gia đình hằng ngày phải lo lắng cho những bấp
bênh của các thành viên. Cung cấp lương thực, chu cấp nước uống, vấn đề vệ
sinh, nuôi dưỡng, việc chăm sóc tiện nghi thể lý… là những phương thức nâng đỡ
cuộc sống, mang lại một bầu khí đủ ấm áp, an toàn để đối diện với thế giới bên
ngoài, giúp tìm lại sự an vui, vững vàng trong con người khi sự bất an leo
thang do bệnh tật hoặc tuổi tác. Để bảo đảm việc nâng đỡ này, gia đình là một
«trường học các khả năng[23]» vừa giúp sống quên mình, vừa
tập biết đón nhận lẫn nhau. Gia đình là nơi đầu tiên người ta tập coi «người nhỏ
bé nhất trong gia đình» như là trọng tâm, và như thế là tập đón tiếp Đức Kitô.
Gia đình không những là nơi chuyên lo cho sự bấp
bênh của các thành viên mà còn là nơi tập sống sự khác biệt cũng như khôi phục
các mối liên hệ. Gia đình là nơi đầu tiên mà người ta học biết sự khác biệt giữa
các thế hệ, khác biệt về phái tính, tính cách, sở thích, quyền lợi v.v., và là
môi trường đủ thuận lợi để - nếu có thể - mỗi người có thể hình thành con người
riêng của mình qua việc đón nhận cách tích cực sự khác biệt. Tất nhiên, những bất
ngờ của cuộc sống lứa đôi hay của việc giáo dục, và những khó khăn trong việc
lo cho cha mẹ già nua, phải sống phụ thuộc nhắc chúng ta nhớ rằng, không nên lý
tưởng hóa gia đình và cuộc sống chung đòi hỏi phải đặt ra những điều kiện đạo đức.
Giữ sự quân bình luôn là điều cần thiết, theo
nghĩa đừng tự triệt tiêu mình cũng như đừng đè bẹp người khác; thái độ quân
bình này này luôn cần thiết đối với mọi giai đoạn trong đời sống lứa đôi, trong
tương quan giáo dục cũng như trong việc giúp đỡ những người cao tuổi. Các giới
hạn đặt ra cho mỗi thành viên trong gia đình để giúp mỗi người lưu tâm đến từng
thành viên quả thực là cần thiết đối với cấu trúc gia đình. Như thế, gia đình
là môi trường đặc biệt thuận lợi cho việc tập tiếp đón lẫn nhau, tập sống hiệp
thông với nhau.
Gia đình ngăn ngừa và dàn xếp những xung đột hằng
ngày, nhờ bắt đầu rèn luyện những quy tắc giúp con người biết vui sống với
nhau, hoặc nhờ luôn giữ sự nồng ấm trong các cuộc gặp gỡ. Dụ ngôn «người con
hoang đàng» quả thực đã lấy gia đình làm ví dụ cho thấy các nhân vật đã chuẩn bị
tâm hồn như thế nào (travail éthique) trước khi đi đến sự tha thứ và niềm vui gặp
gỡ: vun đắp lòng kiên nhẫn vô vị lợi và niềm hy vọng giao hoà (người Cha), sự hồi
tâm hay tra vấn lương tâm (người con hoang đàng), sự thừa nhận về những ân huệ
đã nhận, gạt bỏ tâm trạng hụt hẫng, không thỏa mãn, dù được biện minh, để có thể
«chọn cuộc sống» bằng cách nối lại mối tương quan (người con cả). Mọi truyện kể
về gia đình đều cho thấy những căng thẳng cần vượt qua cũng như niềm vui được
giao hòa. Truyện kể đó có thể đưa dẫn vào trình thuật Giao Ước là nơi biểu lộ
lòng thương xót của Thiên Chúa luôn mới mẻ và sự phục hồi trong Đức Kitô khả
năng yêu thương và tha thứ[24]. Gia đình là môi trường đặc
biệt thuận lợi, trong đó ta có được thời gian và sự quan tâm để tập sống mối
liên hệ mật thiết với Thiên Chúa và với tha nhân, mối liên hệ được xây dựng,
vun đắp xuyên qua việc tái lập các mối liên hệ trong đời sống gia đình.
Ngày nay, đứng trước những xung đột trong đời sống
vợ chồng, nỗi cô độc, sự hoang mang bối rối của bậc cha mẹ trong việc giáo dục,
sự kiệt sức của những người phải kề cận, chăm sóc người bệnh, không thể tự lo
cho mình...việc nâng đỡ gia đình phải trở thành mục tiêu ưu tiên của Giáo hội.
Trước hiện trạng gia đình bị phân tán do đòi hỏi học hành hay công việc, Giáo Hội,
với chiều kích phổ quát của mình, vẫn tiếp tục là chuẩn mực và là nguồn trợ lực
cho gia đình. Giáo hội còn có thể giúp phối hợp những khác biệt về văn hóa vốn
gây ra sự chia rẽ giữa các thế hệ và ngay cả giữa các gia tộc, miễn sao mục vụ
của Giáo Hội phải vừa tôn trọng tính đa phức, vừa không gây chia rẽ. Khi ấy cộng
đoàn trở thành cộng đoàn đa văn hoá và do đó có thể giúp cho các gia đình hiểu
được rằng, không nên sợ hãi hay nản chí trước những chuyển hóa về xã hội.
2. Việc bác ái: môi trường giáo dục về trách
nhiệm xã hội và mục vụ
Myriam Revault d’Allonnes, trong tác phẩm L’homme compassionnel – con người trắc ẩn (2008),
đã phân tích cách thế các phương tiện truyền thông khơi lên lòng trắc ẩn xuyên
qua việc thường xuyên cung cấp tin tức về những thảm kịch mà người xem chỉ cảm
nhận trong sự bất lực. Trong trường hợp này, « việc đánh vào tính dễ tổn thương
và cảm xúc bất an của các cá nhân không hề tạo điều kiện cho khả năng hành động
của họ; cách thức như thế chỉ khiến con người trở thành như tê liệt bởi tràn ngập
cảm xúc, và như thế chỉ dừng lại ở cảm xúc[25].
Để lòng trắc ẩn có thể mở ra và hướng tới hành động liên đới, cần phải có những
cơ chế trung gian giúp hành động cách cụ thể. Trong tác phẩm Femmes et développement, Martha Nussbaum
thuật lại việc chiếu các băng hình về hoạt động của các phụ nữ có hoàn cảnh
tương tự với các thổ dân đã giúp các phụ nữ thổ dân học bắt tay thực hiện dự án
riêng của mình[26]. Cũng thế, để thực hành đời
sống Kitô hữu chúng ta cần coi trọng những đề xuất hành động cụ thể qua đó chứng
tỏ khả năng cùng làm việc với người khác và cảm nghiệm được lợi ích của sự bổ
túc cho nhau về đặc sủng cũng như về sự dấn thân. François de Salles khuyên nhủ
«hãy để mắt đến những việc nhỏ bé nhất vì chính như thế mà người ta đi đến hành
động[27]». Có thể coi những cử chỉ
nhỏ bé về sinh thái (thu nhặt giấy hay đóng rôbinê nước), v.v., như bệ phóng
cho hành động liên đới có tầm vóc lớn lao trong tương lai, bởi qua những cử chỉ
đó các em ý thức được phần đóng góp về sáng kiến cũng như trách nhiệm riêng của
mình trong hành động chung. Như thế, dẫn nhập vào bác ái Kitô giáo có thể lồng
vào trong giáo dục công cộng về đời sống chung, về sự tôn trọng công ích, về tư
cách công dân, v.v. Một mặt, việc đào tạo người trẻ trở thành «những nhà bênh vực
hoà bình, công lý và hòa giải» là đòn bẩy chính yếu để biến đổi những giới hạn
văn hoá từ bên trong và đồng thời duy trì ý thức về trách nhiệm xã hội chính trị
chứ không dừng lại ở tương quan sức mạnh[28].
Đàng khác, chính qua sự dấn thân với tinh thần trách nhiệm mà họ ý thức sự nâng
đỡ, dìu dắt nhờ mối tương quan mật thiết với Đức Kitô.
Các truyền thống linh đạo thực hành là phương tiện
rất quý báu đem lại cho các hành vi bác ái tầm vóc đối thần (đức tin) và phúc
âm hoá. Vào thế kỷ 17, Nhà Thương (Hôtel-Dieu) đầu tiên của Nouvelle France được
dâng hiến cho « Máu Thánh Đức Kitô ». Hiến pháp của các dì phước (phục vụ bệnh
viện, cứu tế) xác định rõ việc dâng hiến này được thực hiện xuyên qua các việc
bác ái, vì những cử chỉ chăm sóc được dâng lại cho Chúa hầu ơn cứu độ được chuyển
đạt đến từng người trong hoàn cảnh riêng của họ: « Phụng vụ (office) của chúng
ta là hứng nhận những giọt Máu châu báu của Đức GIÊSU-KITÔ và dùng những giọt
châu báu đó để cứu các linh hồn xuyên qua những công việc nhỏ mọn của chúng ta,
chính vì ơn cứu độ các linh hồn mà Máu Châu báu đã tuôn trào[29]». Nơi các nữ tu Ursule cũng
như nơi các nhà truyền giáo tại Nouvelle-France, việc giáo dục được hiểu như một
trung gian cho sự gặp gỡ giữa trẻ em với Đức Kitô: vấn đề là biết đưa ra thực
hành câu phúc âm: «Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Ta[30]».
Tại Việt Nam, nền linh đạo kết hiệp với Đức Kitô của các Nữ Tu Mến Thánh Giá,
do Đức cha Lambert de la Motte hướng dẫn, đòi hỏi họ phải «suy niệm mọi ngày cuộc
thương khó của Đức Giêsu-Kitô, như phương thế ích lợi nhất để đạt tới nhận biết
và yêu mến Đức Kitô», và kết hiệp «đời sống thống hối của họ với Đấng Cứu Thế để
cầu xin cho những người bất tín trở lại »; nền linh đạo này được cụ thể hoá
trong việc giáo dục và chăm sóc các phụ nữ. Điều này không ngăn trở các Nữ tu Mến
Thánh Giá tham dự trực tiếp vào việc phúc âm hoá[31],
tương tự như những "bài giảng thuyết" của các thổ dân tân tòng, họ trở
thành người phát ngôn cho các nữ tu Québec[32].
Lịch sử các công cuộc truyền giáo cho thấy những việc bác ái đã góp phần quan
trọng trong việc gây ý thức trách nhiệm đối với việc rao giảng Tin Mừng nơi người
thực hành bác ái cũng như người thụ hưởng như thế nào.
3. Việc bác ái giúp khôi phục nền văn hoá đạo
đức cộng đồng
Bối cảnh hậu-hiện đại phương tây – với khuynh hướng
toàn cầu hoá – vừa mang tính chất đa nguyên về đạo đức vừa đòi hỏi tôn trọng
quyền tự chủ cá nhân. Với một bối cảnh như thế, việc cổ vũ, thúc đẩy thiện ích
chung trở nên đặc biệt khó khăn. Do đó, việc bác ái trở thành môi trường rất
thuận lợi để xây dựng những xác tín chung trên bình diện nhân học cũng như đạo
đức. Tất nhiên, vấn đề không phải là cổ vũ thực hành bác ái bất chấp những tiến
triển về khoa học cũng như về văn hóa. Tuy nhiên, thực hành bác ái trong giáo dục
hay trong việc đón tiếp tha nhân trong thời đại nào cũng tỏ ra là chính đáng bởi
lẽ đó là cách thức tiếp cận con người cách đúng mực, dù là trong giáo dục hay
trong việc chăm sóc y tế [33].
Ví dụ thứ nhất: trong truyền thống cứu tế Kitô giáo, việc chăm
sóc thân xác không tách khỏi việc chăm sóc linh hồn. Thật vậy, mỗi người được
nhìn nhận như là thụ tạo và được Thiên Chúa kêu gọi đích thân, con người với cả
thân xác, bởi lẽ nền tảng của nhân phẩm là Mầu Nhiệm Nhập Thể. Mối quan tâm đến
con người trong tính toàn vẹn của nó (hồn xác) luôn luôn là cần thiết để đối lại
với khuynh hướng vật dụng hóa thân xác bởi kỹ thuật sinh học trong y khoa hiện
đại (medicine biotechnologique), hoặc để đối lại với lối chăm sóc ngày càng
chuyên môn hóa và do đó cần đến nhiều chuyên viên với những chuyên môn khác
nhau.
Ví dụ thứ hai: mối quan tâm đến thân xác - rất được chú trọng
trong hành vi bác ái cụ thể - khiến ta không thể không lưu tâm đến con người
trong tính dễ tổn thương hoặc bấp bênh về mặt xã hội khi suy nghĩ về cách thức
chăm sóc hoặc giáo dục. Để chống lại những cám dỗ hiện đại như tuyển chọn phôi,
an tử, hoặc các hình thái loại trừ khỏi xã hội những người kém hiệu năng, đức
tin Kitô giáo giúp tái khẳng định phẩm giá của mỗi con người, và điều này rất
phù hợp với quan điểm mà triết gia Guillaume Le Blanc đề xướng: đối với nền văn
hóa thiên về kỹ thuật và tự do (phóng khoáng), cần phải có sự điều tiết về mặt
đạo đức cũng như phải «giới hạn quyền lực dân sự liên quan đến định nghĩa về sự
sống». Ở đây, chúng ta còn cần phải nhấn mạnh đến vị trí hàng đầu mà truyền thống
Kitô giáo dành cho «kẻ bé mọn nhất» bởi chính Đức Kitô đã đồng hóa mình với người
như thế, điều này giúp tôn trọng nhân phẩm của những con người yếu hèn, dễ tổn
thương nhất và do đó góp phần vào việc bảo vệ sự sống con người bằng nhiều
cách, chẳng hạn qua chăm sóc y tế, giáo dục, hoặc qua nỗ lực thăng tiến các quyền
xã hội (droits sociaux). Philippe Bordeyne nhấn mạnh rằng, một nền đạo đức tôn
giáo về tính dễ bị tổn thương là «một nền đạo đức của ân sủng[34]», nhờ đó mà mọi con người,
dù đã ra hèn yếu, đều đón nhận từ Đức Kitô khả năng yêu thương, làm điều lành,
thăng tiến công lý, chính điều này khiến họ sống có trách nhiệm hoặc không sống
như thể mình chỉ là nạn nhân. Trong truyền thống Kitô giáo, các bệnh nhân được
mời góp phần vào cuộc chiến đấu chống lại tật bệnh, dù chỉ bằng lời cầu nguyện,
hoặc qua lời kêu gọi các em học sinh lớn giúp đỡ, trông nom các em học sinh nhỏ
hơn[35]. Như thế, việc bác ái, cũng
như các hoạt động xã hội khác, quả thực là một trường học giúp cho người thực
thi cũng như người thụ hưởng thoát ra khỏi não trạng thành tích, tiêu thụ của
thời hiện đại.
Ví dụ thư ba: Nhờ các hoạt động xã hội và hành vi liên đới,
các Kitô hữu có thể nhìn nhận và đón nhận tất cả những gì giúp xây dựng con người
(humanisant) trong mọi hoàn cảnh văn hóa hoặc chính trị. Đây chính là điều mà
Luke Bertherton miêu tả trong tác phẩm Hospitality
and Holiness (Lòng Hiếu khách và Sự Thiêng Thánh) khi chú giải chương 10
nói về cuộc gặp gỡ giữa Phêrô và Cornêliô trong sách Tông đồ Công vụ. Ông lưu ý
đến việc Phêrô chấp nhận sự đón tiếp của Cornêliô trước khi ông này trở thành
Kitô hữu, và tiếp theo đó «cuộc sống của cả hai người, Phêrô và Cornelio, đã được
biến đổi bởi Thần Khí đến mức cả hai sắp xếp lại cuộc sống riêng cũng như cuộc
sống chung trong sự đón nhận lẫn nhau chứ không loại trừ nhau[36]». Theo Bertherton, việc quy
hướng mang tính cộng đoàn về Đức Kitô giúp các Kitô hữu phân biệt điều gì là tốt
và đúng –duy trì những chuẩn mực về nhân học cũng như đạo đức học – và do đó
không e ngại đón nhận nền văn hóa và chia sẻ với đồng bào của mình những phong
tục trong đời sống chung, sống tình liên đới trong đời sống hằng ngày, vì cũng
chính như thế mà Giáo Hội đã "ra đi như người khách lạ giữa lòng thế giới,
đem đến cho thế giới khôn ngoan hàm chứa tiềm năng cánh chung[37]».
III. Kết luận
Tóm lại hoạt động bác ái góp phần vào việc Phúc Âm hoá theo ba viễn tượng: tạo thuận lợi
cho việc nhận biết lẫn nhau về giá trị con người và giúp việc xây dựng cộng đồng
giáo hội; tạo thuận lợi cho mối liên hệ hỗ tương giữa các sinh hoạt xã hội,
giáo hội và gia đình, tất cả được thống nhất, kết nhập trong chiều kích đối thần
bởi cử hành Thánh Thể; nhấn mạnh đến những đề xuất cụ thể nhằm thực hiện sự phục
vụ và tính liên đới, biến lòng thương xót thành hành động, nhấn mạnh đến những
linh đạo thực hành đem lại cho hoạt động cụ thể sức năng động tông đồ, và nhấn
mạnh đến những chuẩn mực nhân học và đạo đức giúp cho chúng ta hiện diện sâu xa
và trở thành tác viên giữa lòng các xã hội và các nền văn hóa.
(Trích tài liệu thường huấn các nhà đào tạo ứng sinh linh mục tại Việt
Nam, Tháng 7 – 2016, Ủy ban Giáo sĩ / HĐGMVN)
[1] Relations des jésuites,
1611-1636, chứa đựng những điều đã qua đáng chú ý trong các sứ vụ truyền giáo của
các Cha thuộc Compagnie de Jésus (dòng Tên) tại NOUVELLE-FRANCE, 1635, p 8.
[2] Luc Garcia, « Les canaux et les signes de la visibilité, ou la
justification de l’existence d’institutions catholiques spécifiques »,
dans Quand les missionnaires
rencontraient les Vietnamiens (1920-1960), Paris: Karthala, 2008, p 79-96.
[3] Rodney Stark. The Rise of Christianity. How the Obscure,
Marginal Jesus Movement Became the Dominant Religious Force in the Western
World in a Few Centuries (Sự tăng trưởng của Kitô giáo. Phong trào Không Tiếng
tăm, Ngoài lề về Giêsu Trở nên Sức mạnh Tôn giáo Nổi trội nhất tại Thế giới
Phương Tây trong Vài Thế kỷ như thế nào). San Francisco: HarperCollins, 1996.
[4] cf. Catherine Fino, L’hospitalité, figure sociale de la
charité. Deux fondations hospitalières à Québec (Lòng hiếu khách - cho cư trú
-, gương mặt xã hội của bác ái. Hai sáng lập cứu tế tại Québec. Paris: DDB, (coll. « Théologie à
l’Université »), 2010, pp 87-154.
[7] Annales de l’Hôtel-Dieu de
Québec, 1636-1716, composées par les Révérendes Mère Jeanne-Françoise JUCHEREAU
de St-Ignace et Marie-Andrée DUPLESSIS de Ste Hélène, Anciennes Religieuses de
ce Monastère. Editées dans le texte original avec une Introduction et des
Notes de Dom Albert JAMET de l’Abbaye de Solesme, Hôtel-Dieu de Québec:
MCMXXXIX –1939 (1), 1984, p 29.
[10] Người ta gặp lại cùng trực giác này về sự cần thiết để Giáo
hội từ bỏ chủ nghĩa hiếu thắng (riomphalisme) trong Léonard Santedi Kinkupu, Les défis de l’évangélisation dans l’Afrique contemporaine, Paris:
Karthala, 2005, p. 110-111.
[13] x. cái chết của con gái nhà Louyse - la mort de la fille de Louyse, Relations des jésuites, 1643, p 42.
Shenven Li, trong Stratégies missionnaires
des jésuites français en Nouvelle-France et en Chine au XVIIe siècle – Những
chiến lược truyền giáo của các tu sĩ dòng Tên tại Nouvelle-France và tại Trung
Hoa, Chương10: « Phénomènes synchrétiques – Những hiện tượng lẫn
lộn», p 303, lưu ý có những nghi thức tang lễ hỗn hợp nơi những người Huy-rôn
(Canada), với những lễ dâng truyền thống.
[14] Ngày nay Etien Grieu lấy lại trách nhiệm về truyền thống dẫn giải để
miêu tả chiều kích đối thần của việc phục vụ mối dây nối kết »: «Khi rửa chân
các môn đệ, Chúa Giêsu gợi ra việc chăm
sóc mà ngài làm toàn bộ cho họ. (…) Cũng thế, khi cúi mình tới tận phần thân thể của chúng ta mà chúng ta coi thường
nhất , Chúa Giêsu báo cho biết ước muốn phục vụ toàn thể nhân loại của Ngài, bằng
cách bắt đầu bởi điều mà trong đó, người ta có thể quên cách dễ dàng nhất. Từ
nay, những cử chỉ nền tảng (rất thường)
qua đó chúng ta chăm sóc tha nhân được soi sáng bởi ánh sáng này. Đối với tín đồ,
những cử chỉ này gợi lên sự hiệp thông mà Đức Kitô đã khôi phục giữa Cha Ngài
và nhân loại, chúng thực tại hoá mối hiệp thông này và làm cho nó một lần nữa
trở nên khả giác và hiển nhiên (sờ thấy được) đối với mọi người. Những liên hệ
nhân sinh có khả năng này là lại giúp cảm nhận, nhìn thấy và nghe sự sống của
Thiên Chúa đang lưu chuyển trong chúng ta , trong Les liens humains ont cette
capacité de donner à nouveau à sentir, à voir et à entendre la vie de Dieu qui
passe en nous, dans Un lien si fort.
Quand l’amour de Dieu se fait diaconie, Paris: Ed. de l’Atelier, 2009, p. 54-55
[15] Nghi thức gia nhập
kitô giáo cho người lớn coi «việc trở lại về não trạng và về các tập tục
» và «việc thực hành bác ái» cấu thành tiêu chuẩn kết nạp với lời mời gọi quyết
định (Paris: Desclée / Mame, 1972, 1996 - 2ème éd. française, §
128).
[17] James Keenan, The
Works of Mercy. The Heart of Catholicism, New York / Oxford: Rowman &
Littelfield Publishers, Inc, 2004.
[19] François Moog, « La communauté chrétienne, sujet de l’action catéchétique », Lumen Vitae Vol. LXII, n°2, 2007, p. 158.
[20] Alain Thomasset, « Les pratiques sociales chrétiennes
et leur force de conviction dans une société pluraliste », dans RETM n°251, septembre 2008, pp 261-271.
[21] Alain Thomasset, Les
vertus sociales. Justice, solidarité, compassion, hospitalité, espérance,
Bruxelles: Lessius, (coll. « Donner raison. Théologie »), 2015, p.
321 et 325.
[22] x. Thượng Hội Đồng Giám mục. Hội nghị chung và thông thường
lần XIV, «Ơn gọi và sứ vụ của gia đình trong Giáo hội và trong thế giới đương
thời», Rapport final (Báo cáo tổng kết), 24 octobre 2015, n°37 ; 42 - 43.
[23] Jean-Philippe Pierron, Le climat familial. Une poétique de la famille – Bầu khí gia đình. Chất thơ của gia đình. Paris: Cerf, (coll. « La nuit surveillée »), 2009, p 119ss.
[24] cf. André Wénin, Joseph
ou l’invention de la fraternité – Giuse hay việc tìm ra tình huynh đệ (Genèse
37-50), Bruxelles: Lessius, 2005 ; Kenneth R. Melchin nhấn mạnh
« l’expérience du renversement opéré par Dieu des effets débilitants du
péché – kinh nghiệm về sự đảo chiều được Thiên Chúa làm về những hiệu quả
của tội lỗi trở nên suy yếu», trong L’art
de vivre ensemble, Ottawa, Novalis, 2006, p. 161.
[26] Martha C. Nussbaum, Femmes et
développement humain. L’approche des capabilités (Phụ nữ và sự phát triển con người. Tiếp cận
những khả năng), Paris: Des femmes. Antoinette Fouque, 2008, pp
165-166 ; 410-411. Cũng xem ba dự phóng liên đới được đề xuất cho trẻ em
(do CCFD - Centre catholique contre la
faim et pour le développement – Trung tâm Công giáo chống đói nghèo và vì sự
phát triển.), chúng là những khuyến khích vì được điều hành bởi những trẻ
em khác.
[27] Philippe Bordeyne, « La culpabilité comme quête de l’amour
désintéressé », dans Réinventer la
culpabilité, Paris: Collège des Bernardins / Ed. Parole et Silence, 2009,
p. 166, en référence à Saint François de Sales, Lettres d’amitié spirituelle, Paris: DDB, 1980, pp 111-125.
[28] x. Gloria Wirba Kenyufoon, « The contribution of African religious women in service to peace, justice and reconciliation – Sự đóng góp của các nữ tu Phi Châu trong việc phục vụ hoà bình, công lý và hoà giải», trong Joseph Ndi-Okalla (dir.), Thượng hội đồng châu Phi lần thứ hai trước những thách đố xã hội-kinh tế và đạo đức của lục địa, p 171-183 ; lịch sử truyền giáo Việt Nam được ghi dấu bởi việc chìm sâu trong những liên quan về vũ lực xã hội-chính trị, như tác phẩm Quand les missionnaires rencontraient les Vietnamiens (1920-1960) của Luc Garcia đã minh chứng.
[30] Constitutions des religieuses de Sainte-Ursule de la
Congrégation de Paris, 1646, 1ère partie, chapitre I, cité dans Du
XVIIe siècle à l’Union Romaine. Choix de textes de l’Ordre de Sainte Ursule,
Bar-Le-Duc, Imprimerie Saint Paul, 1979, p. 28 ; x. Catherine Fino,
« Les aspects éthiques de la réforme pastorale post-tridentine – Những
mặt đạo đức của cuộc cải cách mục vụ hậu-Tridentino», Transversalités
n°126 ; avril-juin 2013, p 106.
[31] « Thấy mình tuyệt đối cô độc, không người
giúp việc, không giáo lý viên, vị truyền giáo mới này giao cho Dì phước Miêu,
khi ấy 26 tuổi, việc dạy dỗ những người mới học giáo lý: Dì đã chuẩn bị cho 58
người nhận Thanh Tẩy. Phong trào trở lại bắt đầu lan rộng trong huyện, linh mục Gernot không do dự gửi Dì Miêu, có một
nữ tu khác tháp tùng, đến các trung tâm lân cận. Được bổ nhiệm làm phụ bề trên (sous-prieure)
của tu viện, Dì đã hết sức nhiệt tâm hoán cải các lương dân và loan báo tin tốt
lành của Phúc Âm. Dì thường giảng đạo ngay giữa chợ, thách các nhà sư
tranh luận, luôn có đám đông lương dân đi theo, lý thú lắng nghe lời rung động
của nữ tu trẻ này.», Annales de la société des Missions Etrangères (sử biên
niên của hội Missions Etrangères), Paris, 1908, p 11, trích dẫn bởi
daoquangtoan.pagesperso-orange.fr, site consulté le 21 décembre 2015.
[32] Dominique Deslandres, « Femmes missionnaires en
Nouvelle-France. Les débuts des ursulines et des hospitalières à Québec »,
dans Jean Delumeau, La religion de ma mère, Paris: Cerf, 1992, p 221.
[33] x. Catherine Fino, « L’autorité des pratiques
chrétiennes de charité en contexte de pluralisme. L’impulsion de Vatican II et
le travail à poursuivre (Quyền thực hành bác ái kitô giáo trong bối cảnh
đa nguyên. Sự thúc đẩy của Vaticano II và công việc phải theo)», trong Gilles
Routhier và Guy Jobin (dir.), L’autorité
et les autorités. L’herméneutique
théologique de Vatican II (Quyền lực và nhà cầm quyền. Chú giải thần học
Vaticano II), Paris: Cerf, 2010, pp 224-225.
[34] Philippe Bordeyne, « La référence à la vulnérabilité
en éthique de la santé: défis et chance pour la foi chrétienne – Sự quy
chiếu về tính dễ bị tổn thương trong đạo đức sức khoẻ: thách đố và cơ may đối với
đức tin kitô giáo », RETM, n°239,
06/2006, p 58.
[35] Chức năng của « đội trưởng – dizainière »,
Coutumier de Grenoble, 1645, trích dẫn bởi Mẹ Marie de Chantal Gueudré, Histoire de l’Ordre des Ursulines en France,
Tome 2: Les monastères d’Ursulines sous
l’Ancien Régime, Paris, Eds. Saint-Paul, 1960, p. 259.
[36] Luke Bretherton, Hospitality
as Holiness. Christian Witness Amid Moral Diversity, Asgate: Farnham
England / Burlington US, (2006), 2010, p. 137.
[37] Luke Bretherton, Hospitality
as Holiness, p 138