KHƠI DẬY NGUỒN CẢM HỨNG TỪ CHÚA GIÊSU - VỊ MỤC TỬ NHÂN LÀNH
Chúa Nhật IV Phục Sinh Năm C
(Cv 13, 14. 43-52; Kh 7, 9. 14b-17; Ga 10, 27-30)

Tác giả: Jaime L. Waters

WHĐ (06.5.2022) - Hình ảnh Chúa Giêsu – vị Mục tử nhân lành là hình ảnh gây được tiếng vang đối với nhiều người. Hình ảnh này gợi lên cho chúng ta suy nghĩ về sự chăm sóc, bảo vệ và hướng dẫn của Thiên Chúa. Trong các tác phẩm nghệ thuật, Chúa Giêsu thường được mô tảngười đang vác chiên trên vai và sau cổ của Ngài. Trong bài Tin Mừng hôm nay, cũng như bài đọc thứ hai và bài thánh vịnh đáp ca, dưới ánh sáng của Lời Chúa chúng ta nghe thấy một số phần đã khơi dậy nguồn cảm hứng cho các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo như vậy. Khi chúng ta đang trong hành trình của mùa Phục sinh, hình ảnh của Chúa Giêsu – Vị Mục tử nhân lành cho chúng ta cơ hội để cầu nguyện và suy ngẫm, đồng thời là mẫu gương để chúng ta noi theo mà chăm sóc lẫn nhau.

Trong Tin mừng thánh Gioan, Chúa Giêsu ngỏ lời với những người theo Ngài và với một cộng đoàn lớn hơn. Trong bối cảnh Tin Mừng của cộng đoàn lớn hơn này, Chúa Giêsu tuyên bố NgàiMục tử nhân lành, Mục tử đã hiến mạng sống cho đàn chiên của mình. Ngài cũng nói rằng Ngài là cửa chuồng chiên để bảo vệ đàn chiên. Khi nói đến việc hiến mạng sống của Ngài, đâyđiều ám chỉ rõ ràng về việc Ngài bị đóng đinh, và Ngài chuẩn bị cho các môn đệ qua việc giải thích sự đau khổ sắp tới của Ngài như một hành động yêu thương.

Hình ảnh ẩn dụ về Chúa Giêsu là người chăn chiên và những người theo Ngài là đàn chiên cũng đưa ra một khuôn khổ cho mối tương quan giữa Chúa Giêsu và những người theo Ngài. Những người theo Ngài (đàn chiên) dựa vào Chúa Giêsu (người chăn chiên) để được an toàn và dẫn dắt trong suốt cuộc đời. Chúa Giêsu nói Ngài là Mục tử nhân lành để khẳng định sự bảo vệ và nâng đỡ của Ngài đối với những ai tin vào Ngài, và Ngài nói rõ kết quả của mối quan hệ này: “Ta cho chúng được sống đời đời; chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Ta”.

Hình ảnh người chăn chiênđàn chiên được làm nổi bật ở nhiều phần trong Kinh thánh. Trong Tin mừng Matthêu và Luca, dụ ngôn về người chăn chiên đi tìm con chiên bị lạc là hình ảnh nhằm nói đến việc Thiên Chúa đang tìm kiếm và vui mừng khi con người biết ăn năn và quay lưng lại với tội lỗi. Bài đọc thứ hai từ sách Khải Huyền đưa ra một mô tả bằng hình ảnh pha trộn một vài ẩn dụ: Chúa Giêsu là Con Chiên hiến tế và cũng chính Chúa Giêsu là người dẫn chúng ta đến sự sống đời đời. Trong bài thánh vịnh đáp ca, chúng ta nghe được lời bài hát kêu gọi cộng đoàn thờ phượng và ngợi khen Thiên Chúa vì đã chăm sóc dân Người và quan tâm đến đàn chiên.

Những lời này nhắc lại những gì chúng ta đọc trong Tin Mừng Chúa Nhật tuần trước khi Chúa Giêsu nói với Phêrô, một người lãnh đạo, rằng: Hãy chăn dắt các chiên con của Thầy… Hãy chăn dắt các chiên con của Thầy … Hãy chăn dắt các chiên mẹ của Thầy”.

Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu được điều gì từ ngôn ngữ của người chăn chiênđàn chiên? Việc chúng ta liên tưởng Chúa Giêsu như là vị Mục tử nhân lành rõ ràng là hấp dẫn và thuyết phục. Điều này khẳng định rằng Chúa Giêsu có trách nhiệm đối với những người được đặt dưới sự chăm sóc của Ngài. Cuộc đời, sứ vụ, cái chết và sự Phục sinh của Chúa Giêsu đều cho thấy hình ảnh Mục tử của Ngài, kể cả việc Ngài bảo vệ và dẫn dắt những người đi theo Ngài. Dựa vào bài Tin Mừng của Chúa Nhật tuần trước, chúng ta cũng được nhắc nhở rằng tất cả chúng ta phải noi theo vị Mục tử nhân lành, biết chăm sóc nhu cầu của cộng đoàn và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất. Chúng ta nên cầu nguyện trong lời tạ ơn, như Vịnh gia nhắc nhở chúng ta, rằng Thiên Chúavị Mục tử của chúng ta. Tuy nhiên, sống trong thế giới này, chúng ta cũng phải hành động như vị Mục tử của chúng ta: dẫn dắt và đáp ứng nhu cầu của người khác.

Jos. Đăng Vũ
Chuyển ngữ từ: americamagazine.org (2.5.2022)