HỌC VIỆN CÔNG GIÁO VIỆT NAM
Trực Thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

 
I. BỐI CẢNH VIỆC ĐÀO TẠO CỦA GIÁO HỘI VIỆT NAM

 1. Các cơ sở đào tạo trước năm 1975
 
Trước 1975, các cơ sở đào tạo nhân sự cho Giáo hội Việt Nam chủ yếu là các Đại Chủng viện (ĐCV): ĐCV Liễu Nhai (Hà Nội) hoạt động 1934-1954; ĐCV Xã Đoài (Vinh) hoạt động trong hai giai đoạn 1886 - 1945 và 1951 - 1981; ĐCV Phú Xuân (Huế) hoạt động 1888 - 1953; ĐCV Sài Gòn hoạt động từ năm 1886; Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X (Đà Lạt) hoạt động từ năm 1958 và giải tán năm 1977 (x. Đỗ Mạnh Hùng, Niên Giám GHCGVN 2016, tr.274-279).

 2. Các cơ sở đào tạo sau năm 1975 
 
  a. Đại Chủng viện
 
Sau năm 1975, tất cả các ĐCV tại Việt Nam đều chính thức ngưng hoạt động. Vào năm 1986, sáu ĐCV chính thức mở cửa lại: Miền Bắc: Hà Nội và Vinh Thanh; Miền Trung: Huế và Nha Trang; Miền Nam: Tp. HCM và Cần Thơ. Hiện nay, Giáo hội Việt Nam gồm 26 giáo phận có 7 ĐCV: Hà Nội, Bùi Chu, Vinh Thanh, Huế, Nha Trang, Xuân Lộc, Tp. HCM và Cần Thơ. Tổng số chủng sinh tại các ĐCV niên khóa 2014-2015 là 2037 (x. Đỗ Mạnh Hùng, Niên Giám GHCGVN 2016 tr.274-287).

  b. Học viện của các dòng tu
 
Các dòng tu nam nữ thành lập các Học viện riêng hoặc Học viện Liên dòng để đào tạo linh mục và tu sĩ cho hội dòng của mình. Thông thường, chương trình của Học viện Liên dòng Nam kéo dài 6 năm (2 năm Triết học, 4 năm Thần học); chương trình của Học viện Liên dòng Nữ kéo dài 3 năm.

 3. Nhu cầu của Giáo Hội Việt Nam
 
   1/ Các giáo phận và dòng tu cần đào tạo người có chuyên môn thần học để giảng dạy tại các Chủng viện và Học viện Liên dòng, cũng như làm công tác huấn luyện cho các hội dòng. Hầu hết các giáo phận và dòng tu phải gởi nhân sự đào tạo ở nước ngoài.   
 
   2/ GHVN cần có một trường thần học phục vụ cho mọi thành phần dân Chúa (linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân) có nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu về Thần học.
 
   3/ GHVN cần xây dựng nền thần học mang bản sắc văn hóa Việt Nam, phù hợp với người Việt Nam nhằm giúp giáo dân Việt nam sống đức tin một cách tích cực trên quê hương của mình.

 
II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ THÀNH LẬP 
 
Từ những nhu cầu của GHVN, ý tưởng thành lập Học Viện Công Giáo Việt Nam (HVCGVN) bắt đầu vào Hội nghị Thường niên Kỳ I năm 2010 của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN). Sau bốn năm chuẩn bị, ĐGM Giuse Đinh Đức Đạo, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo, đã trình bày dự án HVCGVN lên Bộ Rao Giảng Tin Mừng cho các Dân Tộc ngày 29/4/2014 và trình lên Bộ Giáo Dục Công Giáo (GDCG) của Tòa Thánh ngày 02/5/2014.
 
Ngày 25/5/2014,  ĐTGM Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ Tịch HĐGMVN, đã gửi văn thư sang Bộ GDCG của Tòa Thánh, xin thành lập một Phân Khoa Thần Học cho Giáo Hội Việt Nam.

Ngày 12/6/2014, Bộ GDCG của Tòa Thánh đã gửi văn thư chấp thuận chủ trương cho HĐGMVN thành lập một Học viện Thần Học tự trị (Autonomous Institute of Theology), tức là một Phân Khoa Thần học.

Ngày 02/01/2015,  ĐTGM Phaolô Bùi Văn Đọc, đã gửi văn thư đến Thủ Tướng Chính Phủ xin được thành lập HVCGVN.
 
Ngày 07/7/2015, Ban Tôn Giáo Chính Phủ thừa lệnh Thủ Tướng đã gửi đến HĐGMVN văn thư cho chủ trương thành lập HVCGVN.

Ngày 06/8/2015, Ban Tôn Giáo Chính Phủ trao Quyết Định cho thành lập HVCGVN.

Ngày 14/9/2015, Lễ Suy tôn Thánh Giá, Bộ GDCG của Tòa Thánh ký Sắc lệnh thành lập HVCGVN và ngày 21/10/2015 chính thức trao Sắc lệnh này cho HĐGMVN cùng với văn thư bổ nhiệm ĐGM Giuse Đinh Đức Đạo, Chủ tịch UB. Giáo dục Công giáo, làm Viện Trưởng HVCGVN, trong thời kỳ phôi thai của HVCGVN.

Ngày 05-06/7/2016, HVCGVN mở cuộc thi tuyển sinh viên Năm Chuẩn Bị cho Chương trình Cao học Thần học.

Ngày 14/9/2016, HVCGVN khai giảng Năm Chuẩn Bị cho Chương trình Cao học Thần học. HVCGVN bước vào thời kỳ hoạt động thử nghiệm 1 năm.

Ngày 14/9/2017, HVCGVN chính thức khai giảng niên khóa đầu tiên của Chương Trình Cao Học Thần học (18 sinh viên) và Chương Trình Cử nhân Thần Học (40 sinh viên).

III. SỨ MẠNG
 
Học Viện Công Giáo Việt Nam là Đại Học Công Giáo đầu tiên tại Việt Nam, trực thuộc HĐGMVN. HVCGVN nhắm đáp ứng các nhu cầu của Giáo Hội Việt Nam trong lãnh vực trí thức:

   1/ Góp phần vào nỗ lực nâng cao sự hiểu biết về Đức Tin của mọi thành phần Dân Chúa để sống và làm chứng cho Tin Mừng, nhất là trong bối cảnh có những thay đổi về mọi mặt của cuộc sống và của xu hướng tục hóa của thế giới hiện nay;

   2/ Chuẩn bị cho Giáo Hội Việt Nam một đội ngũ giáo sư có khả năng nghiên cứu và giảng dạy Thần Học tại các cơ sở huấn luyện của Giáo Hội;

   3/ Tạo môi trường thúc đẩy suy tư thần học trong kinh nghiệm sống Đức Tin và văn hóa của người Việt Nam để góp phần vào suy tư thần học của Giáo Hội hoàn vũ;

   4/ Thúc đẩy suy tư về phương pháp mục vụ để đáp ứng cho nhu cầu mục vụ truyền giáo của Giáo Hội Việt Nam trong hoàn cảnh riêng biệt của mình;

   5/ Đối thoại với các nền tư tưởng trong văn hóa Việt Nam cũng như những trào lưu tư tưởng đương thời.
 
IV. CHƯƠNG TRÌNH
 
 1. Chương trình giảng dạy

HVCGVN tổ chức chương trình Thần học theo quy chế của một Đại Học Giáo Hoàng. Chương trình Thần học được tổ chức theo 3 chu kỳ: Chu kỳ I: Cử nhân (5 năm), Chu kỳ II: Cao Học (2-3 năm) và Chu kỳ III: Tiến Sĩ (3-4 năm). Trong giai đoạn hiện nay, HVCGVN chỉ mở Chu kỳ I (Cử nhân Thần Học) và Chu kỳ II (Cao học Thần học). 
 
 -  Năm học 2016 - 2017: HVCGVN mở Năm Chuẩn Bị cho chương trình Cao Học Thần Học với hai chuyên ngành: Thần Học Thánh Kinh và Thần Học Tín Lý; 
 
 -  Năm học 2017 - 2018: HVCGVN chính thức khai giảng Khóa I cho hai chương trình Cử Nhân Thần Học và Cao Học Thần Học gồm hai chuyên ngành: Thần Học Thánh Kinh và Thần Học Tín Lý.

 
 2. Dự án trong tương lai
 
   -  Dự án gần: HVCGVN sẽ thành lập Viện Ngôn ngữ bắt đầu với Anh Ngữ, kế tiếp Pháp Ngữ, Ý ngữ, Đức Ngữ. Song song với ngành sinh ngữ, HVCGVN cũng mở những khóa học về Cổ ngữ: Hy Lạp, Latinh, Hipri để phục vụ cho việc học và nghiên cứu Thần học.
 
   -  Dự án xa: Hiện nay HVCGVN chỉ  hoạt động trong ngành Thần Học, nhưng trong tương lai, khi chính sách Nhà Nước Việt Nam cho phép các tôn giáo tham dự vào công trình giáo dục các thế hệ tương lai cho đất nước, HVCGVN sẽ hướng tới các ngành học vấn khác ngoài ngành Thần học.
 
 3. Hợp Tác Quốc Tế
 
Trong tinh thần hiệp thông của Giáo Hội và xu hướng văn hóa trên thế giới hiện nay, HVCGVN sẽ mở rộng cánh cửa để mời gọi sự cộng tác của các Đại Học, đặc biệt các Phân khoa Thần Học trên thế giới. Sự cộng tác quốc tế sẽ tạo cơ hội cho các thành viên của HVCGVN trao đổi tư tưởng và kinh nghiệm với nước ngoài.
 
V. CƠ SỞ
 
HVCGVN hiện chưa có cơ sở sinh hoạt chính thức. Năm 2016-2017, các hoạt động của Học viện diễn ra tại lầu V, tòa nhà Văn phòng HĐGMVN, số 72/12 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, TP.HCM. Năm học 2017-2018, số sinh viên tăng từ 18 lên 68, Học viện đã dời về Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài gòn, Số 6B Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1. 

VI. TỔ CHỨC NHÂN SỰ NĂM 2017 - 2018
 
 1. Hội Đồng Chỉ Đạo
   Chưởng Ấn: Tgm. Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGMVN  
   Phó Chưởng Ấn: Gm. Giuse Đinh Đức Đạo, Chủ tịch UB. GDCG 
   Viện Trưởng: Gm. Giuse Đinh Đức Đạo  
 
 2. Ban Cố vấn của Viện Trưởng
   1/ Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
   2/ Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng, Tgp. Sài Gòn
   3/ Lm. Giuse Ngô Ngọc Khanh, OFM
   4/ Lm. Vinh Sơn Nguyễn Cao Dũng, SCJ
 
 3. Ban Học Vụ
 
   a. Thành viên
   1/ Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ, Trưởng ban
   2/ Lm. Giuse Nguyễn Văn Am, SDB
   3/ Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng, Tgp. Sài Gòn
   4/ Lm. Phaolô Vũ Chí Hỷ, SSS
   5/ Lm. Giuse Đỗ Quang Khang, ĐCV Sài Gòn
   6/ Lm. Giuse Ngô Ngọc Khanh, OFM
   7/ Lm. Phaolô Nguyễn Thành Sang, Gp. Mỹ Tho, Gs. ĐCV Sài Gòn

   b. Nhiệm vụ đặc trách
   1/ Lm. Giuse Ngô Ngọc Khanh, OFM: Chương trình Cử nhân (STB)
   2/ Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ: Chương trình Cao học (STL) và Năm Chuẩn Bị
   3/ Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng: Ban Ngôn Ngữ

 4. Ban Đồng Hành – Tư Vấn
 
   a. Tiểu ban Đồng Hành – Tư vấn Trí thức
   1/ Lm. Nguyễn Cao Siêu, SJ
   2/ Lm. Tạ Huy Hoàng. Tgp. Sài Gòn
   3/ Lm. Giuse Ngô Ngọc Khanh, OFM
 
   b. Tiểu ban Đồng Hành – Tư vấn Đời sống
   1/ Nt. Rosa Vũ Thị Loan, FMSR
   2/ Sh. Đa Minh Đinh Bình An, FSC
   3/ Nt. Maria Phạm Thị Hiền, MTG Chợ Quán
   4/ Nt. Maria Goretti Nguyễn Thị Tám, Đaminh Thánh Tâm
   5/ Nt. Anna Nguyễn Thị Thanh, MTG Gò Vấp

 5. Ban Nghiên Cứu và Tổ Chức Hội Luận
   1/ Lm. Giuse Đỗ Quang Khang, ĐCV Sài Gòn
   2/ Nt. Maria Nguyễn Thị Kim Oanh, Đaminh Lạng Sơn

 6. Ban Thư Ký
   1/ Lm. Vinh Sơn Nguyễn Cao Dũng, SCJ (Tổng Thư ký)
   2/ Lm. Đaminh Quách Duy Hợp, Gp. Xuân Lộc
   3/ Lm. Giuse Phạm Đức Dũng, SCJ
   4/ Nt. Maria Hoàng Thị Minh Trí, MTG Gò Vấp
   5/ Nt. Maria Trịnh Thị Hồng Sáng, MTG Thủ Thiêm
   6/ Nt. Maria Nguyễn Thị Ngọc Dung, ACR

 7. Ban Thư Viện
   1/ Lm. Giacôbê Đỗ Hữu Nghĩa, OP
   2/ Nt M. Têrêsa Nguyễn Thị Thanh Thúy, FMSR
 
 8. Ban Tài Chánh: Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng, Trưởng ban
 
   a. Tiểu ban Vận động Tài chính
    1/ Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng, Tgp. Sài gòn
    2/ Nt. Maria Trịnh Thị Hồng Sáng, MTG Thủ Thiêm

   b. Tiểu Ban Quản lý
    1/ Lm. Đaminh Dương Quang Lộc, OP
    2/ Lm. Giuse Hoàng Đức Tú, Gp. Xuân Lộc

   c. Tiểu ban Kế toán
    1/ Lm. Đaminh Quách Duy Hợp
    2/ Nt. Maria Hoàng Thị Minh Trí
 
 9. Ban Giảng Huấn 
   1/ Lm. Giuse Nguyễn Văn Am, SDB.
   2/ Lm. Phêrô Đỗ Cao Cương, SVD.
   3/ Gs. Phaolô Đỗ Mạnh Cường
   4/ Gs. Michael Downey,
   5/ Lm. Phêrô Hà Hương Giang, Gp. Xuân Lộc
   6/ Gs. Michel Nguyễn Hạnh,
   7/ Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng, Tgp. Sài Gòn
   8/ Gs. Phạm Vũ Phi Hổ
   9/ Lm. Laurenso Bùi Công Huy, OP.
 
10/ Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng, ĐCV. Sài Gòn
 11/ Lm. Phaolô Vũ Chí Hỷ, SSS.
 12/ Lm. Giuse Đỗ Quang Khang, ĐCV. Sài Gòn
 13/ Lm. Giuse Ngô Ngọc Khanh, OFM.
 14/ Lm. Phanxico Nguyễn Hoài Lâm, OCist
 15/ Lm. Mátthêu Vũ Văn Lượng, OP.
 16/ Nt. Têrêsa Hoàng Minh Tố Nga, RND.
 17/ Lm. Giuse Phạm Tuấn Nghĩa, SJ.
 18/ Nt. Anna Trần Thị Nguyệt, MTG. Xuân Lộc
 19/ Nt. Maria Nguyễn Thị Kim Oanh, Đaminh Lạng sơn
 20/ Nt. Maria Nguyễn Thị Tường Oanh, SM.
 21/ Lm. Giuse Nguyễn Thịnh Phước, SDB.
 22/ Gs. Trần Hữu Quang
 23/ Gs. Nguyễn Xuân Quang
 24/ Lm. Phaolô Nguyễn Thành Sang, Gp. Mỹ Tho
 25/ Nt. Maria Trịnh Thị Hồng Sáng, MTG. Thủ Thiêm
 26/ Lm. Phaolô Ngô Đình Sĩ, Limoges, Pháp
 27/ Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ.
 28/ Gs. Trần Tiến Thành
 29/ Lm. Giuse Vũ Uyên Thi, SJ.
 30/ Lm. P.X Nguyễn Hai Tính, SJ.
 31/ Lm. Giuse Vũ Minh Trí, SJ.
 32/ Lm. Gioan Baotixita Phạm Quý Trọng, Gp. Phú Cường
 33/ Nt. Agnes Nguyễn Thị Cảnh Tuyết, Đaminh Tam Hiêp
 34/ Lm. Giuse Nguyễn Trọng Viễn, OP.
 35/ Lm. Phaolô Lưu Quang Bảo Vinh, CSsR.
 36/ Lm. Giuse Đỗ Xuân Vinh, ĐCV. Saigon
 37/ Lm. Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, OFM
 
Học Viện Công Giáo Việt Nam
Cập nhật ngày 01/12/2017