Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Xuân Lộc
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ GIÁO PHẬN XUÂN LỘC
1. Lịch sử Giáo phận
TÔNG
SẮC THÀNH LẬP GIÁO PHẬN
Bổ
nhiệm Đức cha Giuse LÊ VĂN ẤN
Giám
mục tiên khởi Giáo phận Xuân Lộc
Phaolô - Giám Mục
Tôi
tớ các tôi tớ Thiên Chúa
Kính gửi Hiền đệ Giuse Lê Văn Ấn
thuộc
hàng giáo sĩ Triều, mới đắc cử Giám mục Giáo phận Xuân lộc
lời chào và phép lành Tòa thánh
Chiếu theo Tông
thư về “việc phân chia các Giáo phận” được niêm phong bằng chì – trên phần địa
hạt mà hôm nay Ta thiết lập Nhà thờ Chính tòa, Ta thiết nghĩ phần địa hạt đó cần
phải có một vị Giám mục, để không những chỉ huy và săn sóc cộng đồng giáo dân
đã uỷ thác cho ngài, mà rồi ra, nhờ ơn Chúa, còn đem rất nhiều người chưa được
ánh sáng Phúc âm chiếu dọi về đoàn chiên Chúa Kitô. Vì thế, Thánh bộ Truyền
giáo, sau khi đã thỉnh ý Hiền đệ đáng kính Angelo Palmas, Tổng Giám mục hiệu
tòa Vibiana, Khâm sứ Tòa thánh tại Việt Nam và Cao Miên, đã nhận thấy Hiền đệ
thân mến là vị có đủ tài đức, xứng đáng lãnh nhận và có khả năng chu toàn chức
vụ Giám mục trong Địa phận nói trên một cách thành công mỹ mãn, hôm nay Ta bổ
nhiệm Hiền đệ làm Giám mục tiên khởi Địa phận Xuân Lộc với đầy đủ quyền hành,
cũng như đầy đủ mọi trách nhiệm đi theo với chức vụ của Hiền đệ đúng như Giáo
luật.
Để tiện lợi cho
Hiền đệ, Ta ban phép cho Hiền đệ có thể xin bất cứ vị Giám mục nào phong chức
cho ngoài đô thị La Mã, nhưng theo luật Phụng vụ phải có thêm hai vị phụ phong,
tất cả các vị này phải ở trong tình trạng thông hảo cùng Ta. Trước khi chịu chức,
và trước khi về nhận Địa phận mới, Hiền đệ còn phải xin một vị Giám mục vẫn
thông hảo với Tòa thánh để trước mặt ngài, Hiền đệ đọc lời Tuyên xưng Đức tin
và hai lời tuyên thệ khác, tức là trung thành với Ta và các Đức Giáo Hoàng kế vị
Ta, và tuyên thệ chống tà thuyết Duy Tân. Thế rồi trên bản Tuyên thệ, Hiền đệ
và vị Giám mục đã chứng kiến lời tuyên thệ phải ký tên, đóng dấu gửi về Thánh bộ
Truyền Giáo càng sớm càng hay. Nhân dịp này Ta cũng xin Hiền đệ đáng kính, tức
Đức Tổng Giám mục Sài Gòn, là Trưởng Giáo chủ của Hiền đệ, để ngài chỉ giáo và
giúp đỡ Hiền đệ trong việc thực thi nhiệm vụ nặng nề Giám mục, mỗi khi Hiền đệ
cần đến ngài.
Đồng thời Ta khuyên
nhủ giáo sĩ và giáo dân Địa phận Xuân Lộc không những hãy niềm nở đón tiếp Hiền
đệ như một người cha, một vị chủ chăn, mà còn phải biết tuân phục những luật lệ
mà Hiền đệ sẽ ban bố, vì đối với họ, Hiền đệ sẽ là đại diện Chúa Kitô và rao
truyền giới răn của Người.
Ta cũng muốn rằng Bức Tông Thư có niêm phong bằng chì, sau khi tiếp nhận, sẽ được công bố nơi Nhà thờ Chính tòa, trong một ngày lễ buộc. Sau hết, Hiền đệ thân mến, Ta khuyên Hiền đệ từ nay hãy lưu tâm đến việc mở rộng nước Chúa Kitô trong những người xung quanh, và theo lời Thánh Tông đồ lương dân, hãy tự cống hiến bản thân và tài lực để chu toàn nghĩa vụ chủ chăn và hướng dẫn các tâm hồn.
Làm
tại La Mã, từ điện Thánh Phêrô, ngày 14-10-1965.
Năm
thứ ba triều đại của Ta.
Ký
tên: Hồng y Giacôbê A. Copello.
Chưởng
Ấn Giáo Hội La Mã và văn phòng Chưởng Ấn
Giám
mục: Giuse Rossi, Proton. Apost.
Gioan
Calleri, Proton, Apost.
Phanxicô
Tinello, Regens
2. Giám mục Giáo phận: Đức cha Gioan Đỗ Văn Ngân
Sinh ngày:
06.07.1953 tại Ninh Bình, Phát Diệm.
Ngày
14.01.1992: chịu chức Linh mục tại Xuân Lộc.
Năm 1992: Phó
xứ Ninh Phát, Giáo hạt Gia Kiệm.
Năm 1994: Chánh
xứ Ninh Phát, Giáo hạt Gia Kiệm.
Năm 2005: Giáo
sư Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc và Quản nhiệm Giáo xứ Suối Tre.
Năm 2006: Du học
Philippines.
Năm 2010: trở về
Giáo phận và làm Phó Giám đốc Đại Chủng viện, đặc trách Ban triết học.
Năm 2016: Tổng
Đại diện Giáo phận Xuân Lộc.
Ngày
02.05.2017: Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá
Giáo phận Xuân Lộc.
Ngày 01.06.2017:
được tấn phong Giám mục tại Tòa Giám mục Xuân Lộc.
Khẩu hiệu Giám mục: "Tựa vào lòng Chúa Giêsu".
Năm
2018: Chủ tịch Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin trực thuộc HĐGM Việt Nam.
Ngày 16.01.2021:
Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục Chính tòa Xuân Lộc.
Ngày 03.03.2021: nhậm chức Giám mục Chính tòa Xuân Lộc tại Nhà thờ Chính tòa Xuân Lộc.
3. Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
Đức cha Giuse Lê Văn Ấn
Giám mục tiên khởi Giáo phận Xuân Lộc
Đức Cha Giuse Lê
Văn Ấn sinh ngày 10 tháng 09 năm 1916 tại Giáo xứ Thác Đá Hạ, thuộc quận Bồng
Sơn, tỉnh Bình Định. Cụ thân sinh là ông Lê Đồ, thầy bốn tháp tùng Đức cha
Cuénot, và thân mẫu là bà Đào Thị Sự, trước cũng là một Nữ tu. Cả hai ông bà cố
đều thuộc dòng dõi các Thánh Tử Đạo.
Khi lên 13 tuổi,
cậu Lê Văn Ấn dâng mình vào Chủng viện Làng Sông.
Năm 1938: Thầy
Lê Văn Ấn được Đức cha Tardieu và Hội đồng Giáo phận giới thiệu du học tại trường
Propagande ở La Mã.
Ngày 10-03-1944:
được Đức Hồng y Fumasoni Biondi truyền chức Linh mục. Trong thời gian du học,
Linh mục Lê Văn Ấn đã tốt nghiệp Tiến sĩ Thần học tại La Mã. Sau đó tốt nghiệp
Cử nhân Xã Hội học ở Pháp và du hành nghiên cứu tại Anh Quốc trong 1 năm. Ngài
thông thạo rất nhiều ngôn ngữ.
Năm 1948:
ngài hồi hương, và được cử làm Cha sở Giáo xứ An Ngãi ở Quảng Nam.
Năm1956, ngài được thăng chức Chánh xứ Đà Nẵng, và Hạt trưởng Đà Nẵng. Ngài đã
xây dựng nhiều cơ sở tôn giáo, nổi bật là Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng.
Ngày 09-01-1966:
Cha Giuse Lê Văn Ấn được tấn phong Giám mục tại Nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng với khẩu
hiệu: “Hãy giết đi mà ăn” (Cv.10,13).
Ngày 13-01-1966:
ngài chấp chánh Giáo phận Xuân Lộc mới được thành lập.
Ngài làm Giám mục 09 năm và qua đời ngày 17-06-1974, hưởng thọ 58 tuổi với 35 năm Linh mục.
Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Lãng
Đức cha Đaminh
Nguyễn Văn Lãng sinh ngày 14-11-1921 tại làng Xuân Hòa, Giáo phận Bắc Ninh,
trong một gia đình lễ giáo. Năm 14 tuổi, cậu Lãng được vào học tại Tiểu Chủng
viện Lạng Sơn. Mãn Tiểu Chủng viện, Thầy Đaminh Lãng được gửi vào Đại Chủng viện
Xuân Bích, Hà Nội. Năm 1945, Đại Chủng viện đóng cửa, Thầy Đaminh bị gián đoạn
việc học. Năm 1947, Đức cha Lạng Sơn gửi Thầy vào Dòng Đaminh để theo học thần
học tại Học viện Dòng Chúa Cứu Thế Nam Đồng.
Ngày 21-05-1951:
Thầy Đaminh Lãng được Đức Giám mục Trịnh Như Khuê phong chức Linh mục tại
Hà Nội. Sau đó Cha được cử đi coi xứ Tiên Nha và Đại Lãm.
Năm 1955: Cha
Đaminh Lãng được gửi du học Rôma.
Năm 1958: Cha
Đaminh Lãng đậu Tiến sĩ Giáo Luật.
Năm 1959: Cha
Đaminh Lãng du học bên Anh rồi trở về nước, lần lượt được cử làm Giám đốc Tiểu
Chủng viện Lạng Sơn di cư.
Năm 1961: Cha
Đaminh Lãng giữ chức Bí thư Tòa Giám mục Long Xuyên.
Năm
1971: Cha Đaminh Lãng du hành qua nhiều nước Âu Mỹ để nghiên cứu về giáo dục
chủng sinh.
Năm
1972: Cha Đaminh Lãng là Giáo sư Đại Chủng viện thánh Thomas Long Xuyên.
Ngày
11-08-1974: Cha Đaminh Lãng được tấn phong Giám mục tại Vương cung Thánh
đường Đức Bà Sài Gòn do Đức Hồng y Angelo Rossi chủ phong, với khẩu hiệu
Giám mục: “Con Trông Cậy Chúa”.
Ngày 04-09-1974:
Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Lãng chấp chánh Giáo phận Xuân Lộc. Ngài tiếp nối các
công việc của Đức cha cố Giuse Lê Văn Ấn và hướng dẫn Giáo phận Xuân Lộc trên
đường phát triển.
Ngày 22-02-1988: Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Lãng qua đời đột ngột tại bệnh viện Hố Nai, hưởng thọ 67 tuổi, sau 14 năm làm Giám mục Xuân lộc.
Đức cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật
Đức cha Phaolô
Maria Nguyễn Minh Nhật là vị Giám mục thứ ba của Giáo phận Xuân Lộc. Ngài sinh
ngày 12 tháng 09 năm 1926 tại Phát Diệm. Thụ phong Linh mục ngày 07-06-1952. Du
học Canada và tốt nghiệp M.A. Lịch Sử Các Tôn Giáo.
Ngày 16-07-1975,
ngài được tấn phong Giám mục phó Giáo phận Xuân Lộc với khẩu hiệu: “Phục vụ Chúa trong hân hoan”. Sau khi
được tấn phong, Đức cha Phaolô Maria vẫn ở tại Tu hội Tông Đồ Nhỏ do ngài sáng
lập tại Bạch Lâm cho tới ngày 26-10-1984, là ngày ngài được về Tòa Giám mục
Xuân Lộc.
Ngày 22-02-1988,
khi Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Lãng qua đời, ngài lên kế vị sau 13 năm làm Giám
mục phó (1975-1988). Ngài đã thể hiện trong cuộc sống tất cả ý hướng đời mình
là “phục vụ Chúa trong hân hoan”.
Từ gia đình của
ngài, Thiên Chúa đã chọn 3 trong 4 người con để phục vụ Hội thánh. Ngài có một
người em trai là Linh mục Nguyễn Lân Mẫn, Tiến sĩ giáo dục, Giáo sư Đại Chủng
viện Huế, và Sơ Nguyễn Thị Chuyên, Hội dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp.
Trong 32 năm
Giám mục (1975-2007). Đức cha Phaolô Maria đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng
Giám mục Việt Nam hai nhiệm kỳ: khoá IV và V. Ngài đã thực hiện nhiều việc lớn,
canh tân đời sống tinh thần cho giáo dân, tu sĩ, chủng sinh, linh mục, đồng thời
xây dựng cơ sở vật chất: Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Bãi Dâu, trùng tu tượng
đài Chúa Kitô Vua ở núi Tao Phùng.
Đức cha Phaolô
Maria, sau những ngày tháng dài đau bệnh, trước khi qua đời, ngài đã tự tay viết
Chúc Thư để nói lên những ý nguyện cuối cùng của ngài. Ngài tỏ bày:
“Lòng tôn kính
yêu mến tôn thờ Thiên Chúa, lòng yêu mến Đức Trinh Nữ Maria, mà tôi đã được hiến
dâng cho Người từ khi tôi còn trong lòng mẹ và tôi đã được ra đời vào chính
ngày lễ kính Thánh Danh Đức Mẹ (12.09.1926). Tôi mang tên Maria của Người
và muốn thuộc về Người trọn vẹn và mãi mãi.
Tôi tin cậy và
yêu mến Thánh cả Giuse, mẫu gương khiêm nhường và phục vụ hằng bảo trợ
tôi và Giáo phận. Thánh Phaolô Tông đồ, bổn mạng tôi và là mẫu gương tông đồ
tôi bắt chước.
Tôi yêu mến Giáo
hội Mẹ Rôma, Công giáo và Tông truyền, tuân theo và tin phục mọi điều Giáo hội
dạy. Tôi yêu mến và hoàn toàn vâng phục Đức Thánh Cha là đại diện Chúa
Kitô nơi trần gian…”
Ngài cám ơn Đức
cha Phụ tá, Cha Tổng Đại diện và quý Cha, các cộng sự viên nhiệt thành và tận tụy
để phục vụ ích chung; cám ơn quý Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh và đoàn chiên
Giáo phận Xuân lộc mà ngài đã suốt đời phục vụ trong nhiệm vụ chủ chăn.
Ngày 12.10.2004,
Đức cha Phaolô Maria bổ túc Chúc Thư, ngài viết:
“- Tôi ước ao
các Cha Tu hội Tông Đồ Nhỏ tiếp tục tinh thần tông đồ nhỏ.
- Tôi ước ao lập
một khu tĩnh tâm tại Trụ sở Tu Hội để các Linh mục, Tu sĩ và giáo dân các nơi về
tĩnh tâm.
- Thao thức lớn
nhất của tôi là có một Giám mục kế vị mà tôi ao ước xin Toà thánh cho Cha Tổng
đại diện Đaminh Nguyễn Chu Trinh nhận trọng trách này.
- Tôi cũng rất mong
có thêm Giáo phận mới tại Vũng Tàu mà Đức cha Phụ tá sẽ làm Giám mục tiên khởi.
- Tôi mong nhiều
điều và tôi đã trao tất cả cho Thánh Giuse: như có Chủng viện, có Linh mục (…)
- Tôi cám ơn
Giáo hội, Giáo phận, cám ơn mọi người thân của tôi và các cộng sự viên của tôi
những năm qua.
- Tôi sống tinh
thần đã dạy các con cái mình: vui nhận phận mình, và tôi rất hân hoan phụng sự
Chúa.
- Tôi bình an ra
đi.”
Đức cha Phaolô Maria đã an nghỉ trong Chúa ngày 17-01-2007, hưởng thọ 81 tuổi.
Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh
Đức cha Đaminh
sinh ngày 20 tháng 03 năm 1940, tại Phú Nhai, Xuân Phương, Xuân Trường, Nam Định,
Giáo phận Bùi Chu.
Thụ phong Linh mục
ngày 29/4/1966 tại Nhà thờ Chính tòa Sài Gòn.
Từ 1966 đến
1975: Phó xứ Chính Tòa Xuân Lộc; trong thời gian này, ngài phụ trách:
Truyền thông xã hội của Giáo phận Xuân Lộc, Giám đốc Trường Trung Học cấp 2-3
Hoà Bình.
Từ 1975 đến
2004: Chánh xứ Giáo xứ Chính Tòa kiêm Quản
hạt Giáo hạt Xuân Lộc.
Năm 1978: Đại diện
Giám mục.
Năm 1990: Trưởng
Ban Xây Dựng của Giáo phận Xuân Lộc.
Năm 1993: Đặc
trách mục vụ giáo dân.
Năm 2000: Tổng Đại
diện Giáo phận Xuân Lộc.
Ngày
30.09.2004: Tòa thánh bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Xuân Lộc.
Ngày 11.11.2004:
được tấn phong Giám mục với khẩu hiệu: “Tất cả vì tình yêu Đức Kitô”.
Ngày 07.05.2016: hưu dưỡng tại Tòa Giám mục Xuân Lộc.
Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo
Sinh ngày: 02
tháng 03 năm 1945 tại Thức Hóa, Bùi Chu.
1957: học tại Tiểu
Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê Bùi Chu.
1964: học tại Đại
Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.
1965: học tại Đại
học Giáo hoàng Urbaniana, Rôma.
1971: thụ phong
Linh mục tại Rôma, thuộc Tổng Giáo phận Sài Gòn.
1971-1976: học tại
Đại học Alfonsianum, Rôma (văn bằng: Tiến sĩ Thần học Luân Lý).
1976-2007: Phó
Giám đốc và sau đó Giám đốc Trung tâm Linh hoạt Truyền giáo Quốc tế (C.I.A.M).
1980-2009: Giáo
sư tại Phân khoa Truyền giáo - Đại học Giáo hoàng Urbaniana, Viện Giáo lý và
Linh đạo Truyền giáo.
1981-2007: Giám
đốc linh đạo của Foyer Phaolô VI.
1982-1983: dọn
Tiến sĩ Truyền giáo Đại học Giáo hoàng Grêgôriana.
1987-1993: Thành
viên Hội đồng Quốc tế về Giáo lý (COINCAT) thuộc Bộ Giáo sĩ.
1992-2001: Thành
viên tổ chức "Nostra Aetate" thuộc Hội đồng Tòa thánh về đối thoại
Liên tôn.
1995-2000: Thành
viên Ủy ban Mục vụ Đại Năm Thánh 2000.
1999-2005: Giám
đốc văn phòng phối kết Tông đồ Mục vụ Việt Nam hải ngoại, trực thuộc bộ Truyền
giáo.
2001-2012: Tư vấn
Hội đồng Tòa thánh về đối thoại liên tôn.
2009-2013: Giám
đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc.
28.02.2013: được
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc.
05.04.2013: được
tấn phong Giám mục tại tòa Giám mục Xuân Lộc
04.06.2015: Đức
Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục phó Giáo phận Xuân Lộc với quyền kế vị.
07.05.2016: chấp
chánh Giám mục Chính tòa Xuân Lộc.
Khẩu hiệu Giám mục:
“Này là Mình Thầy” ( Mc 14,22).
Từ 2013 - 2019:
Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Ngày 03.03.2021:
được Đức Thánh Cha Phanxicô chấp thuận đơn xin nghỉ hưu theo Giáo luật.
Hiện nay, Đức cha Giuse vẫn giữ chức vụ Viện trưởng Học viện Công giáo Việt Nam, Thành viên Bộ Giáo dục Công giáo trực thuộc Tòa thánh.
Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm
Sinh ngày:
09-01-1942 tại Bà Rịa.
Thụ phong Linh mục
ngày: 01-05-1969 (sau đó du học Rôma, đậu văn bằng Tiến sĩ Giáo luật).
Du học về, Cha
Tôma làm Quản lý Toà Giám Mục kiêm Chánh xứ Xuân Khánh, Giáo sư Giáo luật
tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.
Ngày 07-05-1992:
được tấn phong Giám mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc.
Khẩu hiệu Giám mục: “Hiền lành và khiêm nhường”.
Đức cha Tôma là
Chánh án Toà án hôn phối, đặc trách tất cả Dòng tu nam nữ trong Giáo phận Xuân
Lộc.
Ngày 22 tháng 11 năm 2005, Ðức Thánh Cha Bênêđíctô XVI thành lập Giáo phận mới Bà Rịa và bổ nhiệm Đức cha Tôma làm Giám mục Chính tòa tiên khởi của Giáo phận mới này.
Đức cha Thomas Vũ Đình Hiệu
Sinh ngày:
30/10/1954 tại Ninh Mỹ, Nam Ðịnh, Giáo phận Bùi Chu.
1966-1967: tu học
tại Tiểu Chủng viện Thánh Phaolô, Phú Nhuận.
1967-1969: tu học
tại Tiểu Chủng viện Thánh Phaolô, Phước Lâm.
1969-1973: tu học
tại Chủng viện Thánh Phaolô, Xuân Lộc.
1973-1977: tu học
tại Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Ðà Lạt (Khóa 16).
1978-1988: phục
vụ tại Giáo xứ Thiên Phước (Tân Mai 2).
1988-1999: phục
vụ tại Tòa Giám mục Xuân Lộc.
25/01/1999: thụ
phong Linh mục tại Nhà thờ Chính tòa Xuân Lộc.
2000-2006: du học
tại Toulouse - Pháp, đậu Cao học Thần học Luân Lý.
2006-2009: Chánh
văn phòng Tòa Giám mục Xuân Lộc.
25/07/2009: được
bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc.
Tấn phong Giám mục:10.10.2009.
Khẩu hiệu Giám mục: "Ngài yêu họ đến cùng" (Ga 13,1).
24/12/2012: Đức
Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám mục phó Giáo phận Bùi Chu.
17 tháng 8 năm 2013: chấp chánh Giám mục Chính tòa Giáo phận Bùi Chu.
4. Vị Trí
Ðịa giới Giáo phận Xuân Lộc có hình ngũ giác không đều cạnh. Phía Ðông giáp Giáo phận Ðà Lạt và Phan Thiết. Phía Tây giáp Giáo phận Sài Gòn. Phía Nam giáp Giáo phận Bà Rịa. Phía Bắc giáp Giáo phận Phú Cường (tỉnh Bình Dương). Giáo phận Xuân Lộc hiện nay gồm có: tỉnh Ðồng Nai, và một phần tỉnh Bình Dương, với tổng diện tích 6,439 km2.
5. Số Liệu
Theo bản thống kê mục vụ năm 2020, Giáo phận Xuân Lộc có: 1.047.894 giáo dân sống trong 275 Giáo xứ và 28 Giáo họ biệt lập đang trong tiến trình lên Giáo xứ. Kể từ ngày 03 tháng 03 năm 2021, Giáo phận Xuân Lộc do 01 Đức Giám mục và 619 Linh mục Triều - Dòng chăm sóc mục vụ, cùng với sự cộng tác phục vụ của 1.852 Tu sĩ nam nữ.
6. Những Sắc Tộc
Có thể kể những sắc tộc sau: 1/ Xtiêng (hình thành 2 nhóm: Bu Lơ và Bù Chép). 2/ Dân tộc Mạ. 3/ Dân Chơ Ro… và một số người Tày, người Cơ Ho, định cư ở các huyện Tân Phú, Ðịnh Quán…
7. Sông Núi
Vùng Ðồng Nai có nhiều núi và rừng rậm. Hầu hết là núi thấp có rừng bao phủ như núi Chứa Chan lớn nhất, cao 838m; núi Cam Tiên 441m; núi Bé Bạc 319m; dãy núi Mây Tào cao 716m nằm ở giáp ranh các tỉnh Ðồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu. Ở Biên Hòa chỉ có một số núi thấp như Bửu Long, Thùy Vân, Thần Mẫu… Sông Ðồng Nai chảy dọc theo hướng Tây Nam qua Nhà Bè và đổ ra cửa Soài Rạp.
8. Sinh Hoạt Tôn Giáo
Giáo phận Xuân Lộc
luôn nỗ lực sống theo đường hướng của Giáo hội hoàn vũ và sống trong lòng dân tộc
Việt Nam: “Xây dựng trong Hội thánh một nếp sống, một lối diễn tả đức tin phù hợp
với truyền thống dân tộc; tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây
dựng tổ quốc” (Thư chung HĐGMVN năm 1980). Cụ thể:
- Từ năm 1990,
nhân dịp Ngân khánh (25 năm) thành lập Giáo phận, Đức cha Phaolô Maria Nguyễn
Minh Nhật đã phổ biến chương trình giáo lý chung nhằm đào tạo con người toàn diện
về nhân bản và đức tin.
- Sau Đại Hội
Dân Chúa Việt Nam năm 2010 tại Tp.HCM, Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh đã đẩy mạnh
nỗ lực đào tạo người giáo dân với kế hoạch ngũ niên (2011-2015) chuẩn bị mừng
Kim khánh (50 năm) thành lập Giáo phận vào năm 2015: “Canh tân đời sống đức tin
để gia đình và Giáo xứ thành gia đình của Thiên Chúa”.
- Trong suốt thời
gian đảm nhận trách nhiệm Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, từ 2016 tới 2021, Đức
cha Giuse Đinh Đức Đạo đã dành hết tâm huyết mục tử để triển khai đường hướng mục
vụ “Lòng Chúa Thương Xót”.
- Từ ngày 03 tháng 03 năm 2021, Đức cha Gioan Đỗ Văn Ngân chấp chánh Giáo phận và ngài tiếp tục hướng dẫn dân Chúa theo đường hướng mục vụ của các vị tiền nhiệm cùng với những thích nghi cần thiết và cần có đối với sự thay đổi trong nhịp sống nhân loại.
9. Tổ Chức Nhân Sự
Ngay từ khi Giáo
phận mới thành lập, vị Giám mục tiên khởi đã tổ chức Hội đồng Linh mục để giúp
ngài điều hành Giáo phận. Sau năm 1975, các sinh hoạt của Hội đồng Linh mục bị
tạm ngưng. Đến năm 2005, Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh tái lập Hội đồng Linh
mục với các thành viên gồm: các Linh mục trong Ban Tư Vấn, các Linh mục Trưởng
ban, một Linh mục đại diện Dòng tu và Tu hội nam, và một số đại biểu tuyển cử
theo lớp tuổi. Năm 2008, Hội đồng Linh mục đã duyệt xét và thống nhất bản “Hướng Dẫn Đời Sống Và Sứ Vụ Linh Mục”,
được Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh công bố và ban hành ngày 11.11.2008 nhân kỷ
niệm 4 năm tấn phong Giám mục của Ngài. Bảy năm sau, ngày 04 tháng 08 năm 2015,
cũng chính Đức cha Đaminh phê chuẩn đặng công bố bản “Hướng Dẫn Đời Sống Và Sứ
Vụ Linh Mục” đã được điều chỉnh những chi tiết cần.
Hiện nay, Giáo phận Xuân Lộc có 19 Ban (Giáo Lý Đức Tin & Kinh Thánh, Phụng tự, Nghệ Thuật Thánh & Xây Dựng, Thánh Nhạc, Loan Báo Tin Mừng, Linh mục, Chủng Sinh – Ơn Gọi & Lễ Sinh, Tu Sĩ, Ban Hành Giáo, Truyền Thông, Huấn Giáo, Văn Hóa, Công Lý – Hòa Bình, Mục Vụ Gia Đình, Bác Ái Xã Hội – Caritas, Mục Vụ Di Dân và Công Nhân, Bảo Vệ Sự Sống, Tư Pháp, Văn Phòng; 5 giới (cao niên, gia trưởng, hiền mẫu, giới trẻ, thiếu nhi); 3 nhóm ngành nghề (y tế, giáo dục, thương mại); 8 phong trào & hội đoàn (Hiệp hội Lòng Chúa Thương Xót, Gia đình Khôi Bình, Phong trào Cursillo, Huynh đoàn Đaminh, Legio Mariae, Huynh đoàn Thánh Thể, Gia đình Tận Hiến, Phong trào Thăng Tiến Hôn Nhân & Gia Đình. Mỗi ban, mỗi giới, và mỗi nhóm ngành nghề cũng như mỗi phong trào & hội đoàn đều có 1 Linh mục được bổ nhiệm để chịu trách nhiệm điều hành.
10. Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc
Quá Trình Hình Thành
Năm 1975, công
việc huấn luyện Chủng sinh trải qua một bước ngoặt: các Chủng viện tạm thời
đóng cửa. Mãi đến năm 1986, Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn mới được hoạt động
lại và trở thành nơi đào tạo Linh mục cho 6 Giáo phận: Tp. Hồ Chí Minh, Đà Lạt,
Mỹ Tho, Phan Thiết, Phú Cường và Xuân Lộc. Con số ứng sinh được đề nghị thì nhiều,
nhưng số lượng được chấp thuận lại rất hạn chế và cứ hai năm mới được chiêu
sinh một lần trong khi nhu cầu của các Giáo phận lại rất lớn. Do đó, Đức cha
Phaolô-Maria Nguyễn Minh Nhật, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, đã đề xuất dự án mở
Đại Chủng viện tại Xuân Lộc. Dự án này được Hội đồng Giám mục Việt Nam chấp thuận
và kiến nghị với Chính phủ. Ngày 26/10/1999, Ban Tôn giáo Chính phủ thông báo
cho Đức Giám mục Giáo phận biết là Thủ tướng đã có chủ trương cho mở Đại Chủng
viện tại Xuân Lộc với danh xưng “Cơ Sở II Đại Chủng viện Thánh Giuse Tp. Hồ Chí
Minh”. Tuy nhiên, việc thực hiện dự án còn gặp nhiều trở ngại.
Ngày 30/09/2004,
Đức cha Phaolô-Maria Nguyễn Minh Nhật nghỉ hưu. Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh
kế vị và tích cực xúc tiến để dự án sớm được thực hiện.
Ngày 14/12/2005,
Chính phủ chính thức chấp thuận cho thành lập Đại Chủng viện Thánh Giuse Cơ sở
II tại Xuân Lộc để đào tạo Linh mục cho 4 Giáo phận: Xuân Lộc, Bà Rịa, Đà Lạt
và Phan Thiết.
Xây Dựng Cơ Sở
Với sự cộng tác
tích cực của cả Giáo phận, Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh đã cho thực hiện
công trình xây dựng Đại Chủng viện trên khu đất trước đây là Tiểu Chủng viện
Thánh Phaolô.
Ngày 26/08/2006:
Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Đại Chủng
viện và nâng cấp Tòa Giám mục.
Ngày 26/09/2008:
Thánh lễ Tạ ơn công trình gần hoàn thành, nhân dịp có khóa họp của Hội đồng
Giám mục Việt Nam tại Tòa Giám mục Xuân Lộc.
Ngày 19/03/2009:
cung hiến Nhà nguyện Đại Chủng viện và kết thúc công trình xây dựng Đại Chủng
viện.
Ngày 03/01/2011:
khởi công xây dựng tòa nhà mới cho Ban Triết học để nhận thêm Chủng sinh. Từ
niên khóa 2011 – 2012, Đại Chủng viện chiêu sinh mỗi năm 75 Chủng sinh mới và,
vì vậy, số lượng Chủng sinh trong Đại Chủng viện dự kiến có lúc sẽ lên tới 525.
Ngày 13/04/2012:
Thánh lễ Tạ ơn công trình tòa nhà Ban Triết học gần hoàn thành, nhân dịp có
khóa họp của Hội đồng Giám mục Việt Nam tại Tòa Giám mục Xuân Lộc, và kết thúc
cuộc viếng thăm mục vụ của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện không
thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam.
Sinh Hoạt Của Đại Chủng Viện
Năm 2006, vì nhu
cầu và hoàn cảnh đòi hỏi, Đại Chủng viện đã bắt đầu hoạt động trong khi còn
đang xây dựng cơ sở vật chất. Ngày 01/10/2006 Đại Chủng viện Xuân Lộc khai giảng
Khóa đầu tiên với 66 chủng sinh của riêng Giáo phận Xuân Lộc, vì các Giáo phận
khác chưa kịp chuẩn bị ứng sinh.
Từ niên khóa
2007 – 2008, Đại Chủng viện bắt đầu đón nhận các Chủng sinh của 3 Giáo phận Bà
Rịa, Đà Lạt và Phan Thiết.
Từ 26/09/2010: với
tinh thần truyền giáo, Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận Xuân
Lộc, đã cho phép Đại Chủng viện nhận Chủng sinh từ các Giáo phận còn quá thiếu
Linh mục. Trong niên khóa 2010 – 2011, Đại Chủng viện đã mở cửa đón nhận các Chủng
sinh của 3 Giáo phận miền Bắc: Hưng Hóa, Lạng Sơn và Phát Diệm.
Ngày 25/04/2011:
Phái đoàn Nhà Nước đến thăm Đại Chủng viện với mục đích công bố sắc lệnh của
Chính phủ chính thức công nhận Đại Chủng viện Xuân Lộc là một Đại Chủng viện độc
lập với danh xưng chính thức: “Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc”.
Tiếp tục phát
huy tinh thần truyền giáo, Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc đã nhận thêm các
chủng sinh của các Giáo phận miền Bắc. Do đó, trong niên khóa 2011 – 2012, Đại
Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc có 336 Chủng sinh thuộc 9 Giáo phận: Xuân Lộc,
Bà Rịa, Đà Lạt, Phan Thiết, Hải Phòng, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Phát Diệm và Thanh
Hóa.
Tính đến niên
khóa 2020 – 2021, Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc có 447 Chủng sinh thuộc
11 Giáo phận: Bà Rịa, Bắc Ninh, Đà Lạt, Hải Phòng, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Long
xuyên, Phan Thiết, Phát Diệm, Thanh Hóa, và Xuân Lộc.
Tổ Chức Và Tăng Cường Nhân Sự
Ngay từ những
ngày đầu, Đại Chủng viện đã được tổ chức và điều hành do một Ban Đào tạo, dưới
sự hướng dẫn của Cha Giám đốc Giuse Nguyễn Năng.
Ngày 25/07/2009:
Cha Giám đốc Giuse Nguyễn Năng được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận
Phát Diệm.
Ngày 15/09/2009:
Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo, từ Rôma, đã về làm Giám đốc Đại Chủng viện do lời mời
của Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc. Ban Đào tạo
và Giáo sư của Đại Chủng viện đã được tăng cường liên tục để đáp ứng các nhu cầu
huấn luyện cho các Chủng sinh mỗi ngày mỗi đông số. Trong niên khóa 2020 –
2021, nhân sự lo việc đào tạo trong Đại Chủng viện Xuân Lộc gồm có 01 Giám mục;
21 Linh mục trong Ban Giám đốc và Giáo sư nội trú; 37 Linh mục, 01 Nữ tu và 03
giáo dân trong Ban Giáo sư ngoại trú.
Đường Hướng Huấn Luyện Chủng Sinh
Viễn Tượng Và Mục Đích Việc Đào Tạo
Mục đích việc huấn
luyện trong Chủng viện là đào tạo Chủng sinh thành Linh mục cho Giáo hội của
Chúa. Trong khi trung thành noi theo những chỉ dẫn của Giáo hội, công việc huấn
luyện Chủng sinh trong Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc muốn đưa ra những áp dụng
cụ thể, với những dấu nhấn cần thiết để làm nổi bật khuôn mặt của Linh mục
tương lai, như những Linh mục hạnh phúc trong ơn gọi và hăng say, nhiệt thành
trong sứ vụ, thể hiện qua 5 yếu tố sau đây:
Say mến Chúa
Giêsu đến độ gắn bó với Chúa, trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa, hạnh phúc
được thuộc trọn về Chúa, để Chúa trở thành lực đẩy cho tất cả cuộc sống và công
tác tông đồ, và luôn được thúc đẩy bởi lòng ước ao giới thiệu Chúa Kitô chịu
đóng đinh cho tha nhân. Sẵn sàng hy sinh, từ bỏ tất cả vì Chúa, theo những đòi
hỏi và tinh thần của 3 Lời khuyên Phúc âm, cho lòng được thanh thoát để sẵn
sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì Chúa muốn và để có khả năng sử dụng
tất cả những gì mình có để phục vụ Chúa và lo cho công việc Nhà Chúa. Đầy lòng
thao thức, hăng say mục vụ và truyền giáo: với tinh thần và tâm tình của Chúa
Giêsu Mục tử nhân lành, thương yêu chăm sóc đoàn dân Chúa trao phó và thao thức
lo lắng để anh chị em lương dân được biết Chúa.
Có khả năng trí
thức về chiều sâu và chiều rộng để hiểu sâu xa mầu nhiệm Chúa; hiểu ngọn nguồn,
căn rễ các vấn đề của con người và của xã hội đương thời dưới ánh sáng của Đức
Tin và có sáng kiến mục vụ đem Tin Mừng đến người thời đại cách thích hợp.
Thấm nhuần tình
yêu đối với Giáo hội: trong tinh thần đức tin, yêu mến Đức Thánh Cha, gắn bó với
Giáo phận, kính yêu và vâng lời Bề trên, thương yêu và cộng tác chân thành với
anh em Linh mục, với mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận, đồng thời tâm tư
cũng rộng mở ra các nhu cầu chung của Giáo hội hoàn vũ và của công việc truyền
giáo khắp nơi trên thế giới.
Những Yếu Tố Được Để Ý Đặc Biệt Trong Hành Trình Huấn
Luyện
Tất cả chương
trình sống và các sinh hoạt trong chủng viện nhắm đến mục tiêu huấn luyện nói
trên. Một số yếu tố được lưu tâm đặc biệt:
Đời Sống Thiêng Liêng
Chương trình đào
tạo nhắm giúp các Chủng sinh luyện tập để có đời sống nội tâm sâu xa, có nếp sống
thân tình và gần gũi với Chúa Giêsu Thánh Thể, yêu mến suy niệm Lời Chúa để được
biến đổi trong tâm tư, tiêu chuẩn và nếp sống theo tinh thần của Chúa, có lòng
xác tín và yêu thích việc cầu nguyện theo cộng đoàn cũng như riêng tư cá nhân.
Do đó, ngoài những giờ cầu nguyện đã được ấn định trong chương trình của chủng
viện, các Chủng sinh được khích lệ tìm giờ viếng Chúa Giêsu Thánh Thể và giờ cầu
nguyện riêng để sống thân mật với Chúa.
Những Yếu Tố Nhân Bản Được Nhấn Mạnh
Các văn kiện của
Giáo hội về đào tạo linh mục, nhất là Tông huấn Pastores dabo vobis (s. 43-44)
nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc đào tạo nhân bản trong hành trình đào tạo
linh mục. Trong hoàn cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam hiện nay, Chủng viện lưu ý
Chủng sinh về những điểm sau đây: những đức tính nhân bản cần luyện tập: tinh
thần công bằng, lòng ngay thẳng, lòng nhân ái, sự tín trung trong lời nói, tinh
thần trách nhiệm trong cộng đoàn, lòng chung, tinh thần trách nhiệm của người
tông đồ và của người lãnh đạo, tinh thần khiêm nhường, tinh thần “kính trên nhường
dưới”, hòa hợp 3 yếu tố: vâng lời – cộng tác – sáng kiến, tình yêu gia đình và
lòng yêu quê hương dân tộc theo ánh sáng đức tin. Những tật xấu cần diệt trừ:
gian dối, trọng hình thức, bệnh thành tích, tính ươn lười, tính toán tư lợi,
danh vọng, tự ái, ăn nhậu, tính hưởng thụ.
Việc Sử Dụng Các Phương Tiện Truyền Thông Tân Tiến: Xe
Gắn Máy, Điện Thoại Di Động, Máy Vi Tính, Tivi, Internet, 3G, MP4, iPod,
iPhone, iPad…
Các phương tiện
truyền thông là những phương tiện có thể làm cho cuộc sống thêm phong phú và
giúp ích rất nhiều cho việc tông đồ, nhưng chúng cũng có thể dẫn đến đam mê,
làm bại hoại tâm hồn. Thay vì sử dụng chúng như dụng cụ để xây đắp cuộc đời và
để phục vụ, nhiều người đã trở thành nô lệ và cuộc sống trở nên mệt mỏi và trống
rỗng. Do đó, Chủng sinh được hướng dẫn để luyện tập cho lòng được thanh thoát
và tự do để có thể sử dụng chúng một cách tích cực, như những phương tiện để phục
vụ Chúa và làm ích cho tha nhân.
Lý tưởng: cuộc
luyện tập nhằm giúp Chủng sinh làm chủ chính mình để khi không còn kỷ luật cộng
đoàn, không có ai bên cạnh, vẫn có khả năng quyết định chỉ sử dụng chúng khi cần,
và chỉ sở hữu các phương tiện ở mức độ cần thiết theo tinh thần khó nghèo của Lời
khuyên Phúc âm. Tự luyện: hành trình luyện tập cốt yếu là việc tự luyện, theo
nghĩa là mỗi Chủng sinh phải ý thức về tầm quan trọng của sự tự chủ trong tương
quan với những phương tiện tân tiến này và ra sức luyện tập. Qui luật: để trợ lực
cho những lúc yếu đuối, cần phải có những qui luật. Ngoài những qui luật chung,
mỗi Chủng sinh phải tự biết mình để, nếu cần, đưa ra những qui luật riêng cho
chính mình, sau khi đã bàn hỏi với Cha linh hướng.
Tinh Thần Và Chương Trình Ngày Chúa Nhật Mục Vụ
Chương trình
Ngày Chúa Nhật Mục Vụ nhắm 4 mục đích: i) khơi dậy, nuôi dưỡng tinh thần và
lòng thao thức mục vụ, truyền giáo nơi các Chủng sinh; ii) giúp các Chủng sinh
ý thức những nhu cầu mục vụ chính yếu hiện nay; iii) tạo cơ hội để các Chủng
sinh có thể tiếp xúc cụ thể với những nhu cầu mục vụ, truyền giáo đó; iv) học hỏi
kinh nghiệm nơi những vị đang dấn thân phục vụ trong các môi trường mục vụ truyền
giáo.
Do đó, mỗi niên
khóa, các Chủng sinh sẽ được hướng dẫn đến những môi trường mục vụ truyền giáo
khác nhau.
Các mảng mục vụ
truyền giáo: trừ Triết I ở nhà học tập kỹ năng mục vụ, Triết II: giới trẻ, thiếu
nhi; Thần I: dân nghèo, bệnh nhân, người già; Thần II: di dân; Thần III: sinh
viên, tân tòng; Thần IV: truyền giáo.
Những điểm cần
được lưu tâm:
Luyện tập tinh
thần dấn thân và óc sáng kiến mục vụ.
Tinh thần đơn sơ
và khó nghèo: trên nguyên tắc, đem theo túi đồ ăn để khỏi làm phiền và khỏi trở
thành gánh nặng cho các giáo xứ.
Luyện tập lòng
thao thức mục vụ theo gương Chúa Giêsu (x. Lc 4, 40-44): khi xong công tác mục
vụ sẽ về Chủng viện ngay, không thăm viếng bạn bè hay gia đình. Khi về Chủng viện,
nếu còn thì giờ, sẽ đến với Chúa Giêsu Thánh Thể để cầu nguyện cho những người
hay những hoàn cảnh đã gặp trong ngày mục vụ.
Phương Thức Huấn Luyện
Nguyên tắc: Mục đích của
việc huấn luyện trong Chủng viện không phải là chỉ dạy cho biết nhiều ý niệm và
lý thuyết triết học, thần học hay trau dồi khả năng kỹ thuật cho hoàn hảo,
nhưng là huấn luyện con người trên mọi chiều kích, giúp các Chủng sinh được biến
đổi từ một thanh niên thành một môn đệ của Chúa trong ơn gọi linh mục. Do đó,
hai tác nhân chính yếu là Chúa Thánh Thần với sức mạnh và ơn thánh của Ngài và
người Chủng sinh. Các Cha giáo trong Chủng viện và các yếu tố khác chỉ đóng vai
trò hướng dẫn, hỗ trợ, khích lệ… Vì vậy, việc huấn luyện phải được gắn liền với
việc tự huấn luyện.
Phương thức: Để đạt được mục
đích theo nguyên tắc trên đây, mỗi lớp sẽ có 3 Cha đồng hành phụ trách: Ban Đồng
hành: hướng dẫn và uốn nắn đời sống nhân bản và mục vụ; Ban Linh hướng: hướng dẫn
và uốn nắn đời sống thiêng liêng; Ban Học vấn: uốn nắn các suy tư, rèn luyện khả
năng lãnh hội và diễn đạt tư tưởng. Công tác của Ban Huấn luyện sẽ theo phương
thức sau đây:
- Gây ý thức và
chỉ dẫn.
- Khích lệ các
Chủng sinh gặp gỡ và lắng nghe tiếng Chúa.
- Thúc đẩy và
khích lệ mỗi Chủng sinh dấn thân luyện tập.
- Đồng hành và
trợ giúp mỗi Chủng sinh, nương theo thực tại cụ thể của họ.
Trong viễn tượng
này, qui luật chỉ có giá trị “chỉ đường” và nâng đỡ khi yếu đuối; những giờ gặp
gỡ và đối thoại riêng tư với Cha linh hướng, Cha đồng hành, Cha Giáo sư có tính
cách “quyết định” sẽ được coi trọng chú ý đặc biệt.
Tiến Trình Đào Tạo
Dựa theo chỉ dẫn
của bản Ratio về việc huấn luyện trong các Chủng viện, việc đào tạo các ứng
sinh linh mục của Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc được tổ chức theo tiến
trình gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn Dự tu
Mỗi Giáo phận đều
có chương trình riêng về giai đoạn dự tu là thời gian chuẩn bị để vào Chủng viện.
Riêng đối với Giáo phận Xuân Lộc, các nam sinh viên công giáo muốn theo đuổi ơn
gọi linh mục, nếu trúng tuyển, sẽ được gọi là Dự tu. Các em sẽ tiếp tục theo học
chương trình Đại học, kéo dài 3 – 4 năm, tùy ngành học. Trong thời gian này,
các em được quy tụ lại trong các “Cộng đoàn Dự tu”, có một Cha đồng hành hướng
dẫn.
Chu kỳ Triết học (3 năm)
Chương trình Triết
học kéo dài 3 năm, trong đó, Năm Triết I sẽ thực hiện chương trình của năm tu đức
theo chỉ dẫn của bản Ratio.
- Năm thử (1
năm)
- Sau chu kỳ Triết
học, các Chủng sinh trở về Giáo phận mình để sinh hoạt năm thử tùy theo sự chỉ
định của Đức Giám mục Giáo phận của mình.
- Chu kỳ Thần học
(4 năm)
- Sau năm thử, các Chủng sinh trở lại Chủng viện để tiếp tục việc tu học theo chương trình của 4 năm Thần học. Kết thúc 4 năm Thần học cũng là kết thúc chu kỳ huấn luyện trong Chủng viện, các Chủng sinh sẽ trở về Giáo phận của mình. Việc lãnh chức Phó tế và Linh mục sẽ tùy theo chương trình của mỗi Giáo phận.
11. Các Dòng Tu
Nhân sự từ các Dòng tu đang phục vụ cho Giáo phận Xuân Lộc cũng là con số đáng kể. Hiện nay, trong địa bàn Giáo phận, có 185 Linh mục Dòng và 1.852 Tu sĩ nam nữ thuộc các Dòng tu và Tu hội đang phục vụ Giáo phận.
12. Tổ Chức Điều Hành Giáo Phận
Giám mục Chính
tòa: Đức cha Gioan Đỗ Văn Ngân
Tổng đại diện:
Linh mục Đaminh Nguyễn Tuấn Anh
Đại diện Tư
pháp: Linh mục Gioan B. Nguyễn Đăng Tuệ
Chưởng ấn: Linh
mục Giuse Đoàn Xuân Linh
Giám đốc Chủng
Viện: Linh mục Giuse Đệ - Đoàn Viết Thảo
Chánh văn phòng
Tòa Giám mục: Linh mục Phanxicô X. Đỗ Đức Lực
Phụ trách tài
chánh Giáo phận: Linh mục Đaminh Nguyễn Trí Dụng
Quản lý Tòa Giám mục: Linh mục Giuse Bùi Quang Huy
Số Liệu Thống Kê Tính Tới Tháng 07 Năm 2021
Có 13 Linh mục
Quản hạt cộng tác với Giám mục trong việc điều hành Giáo phận. Cụ thể:
1. Cha Gioan Trần
Xuân Hùng, Chánh xứ Tâm Hòa: Quản hạt An Bình.
2. Cha Phêrô Phạm
Duy Liễm, Chánh xứ Thái Hiệp: Quản hạt Biên Hòa.
3. Cha Đaminh
Ngô Công Sứ, Chánh xứ Ninh Phát: Quản hạt Gia Kiệm.
4. Cha
Giuse Trần Phú Sơn, Chánh xứ Suối Cát: Quản hạt Gia Ray.
5. Cha
Phaolô Nguyễn Đức Thành, Chánh xứ Hà Nội: Quản hạt Hố Nai.
6. Cha
Phaolô Nguyễn Trọng Xuân, Chánh xứ Lộ Đức: Quản hạt Hòa Thanh.
7. Cha Phạm
Sơn Lâm, Chánh xứ Chính Tòa: Quản hạt Long Khánh.
8. Cha Gioan Bùi
Sĩ Phước, Chánh xứ Thái Lạc: Quản hạt Long Thành.
9. Cha
Vinhsơn Phạm Ngọc Anh Tuấn, Chánh xứ Trà Cổ: Quản hạt Phú Thịnh.
10. Cha Giuse
Nguyễn Anh Hùng, Chánh xứ Bắc Thần: Quản hạt Phước Lý.
11. Cha
Phanxicô X. Trần Văn Phan, Chánh xứ Phú Lâm: Quản hạt Phương Lâm.
12. Cha
Vinhsơn Nguyễn Mạnh Cường, Chánh xứ Tân Mai: Quản hạt Tân Mai.
13. Cha Giuse Vũ Văn Khải, Chánh xứ Định Quán: Quản hạt Túc Trưng.
a. Linh mục
Số Linh mục
trong Giáo phận hiện nay là 681, gồm:
+ 496 Linh mục
Triều
+ 185 Linh mục
Dòng
+ 428 Linh mục
đang làm mục vụ
+ 62 Linh mục
nghỉ hưu
b. Phó tế: 23
c. Chủng sinh: 237
d. Tu sĩ nam nữ
-
Nam: 274
-
Nữ: 1.578
f. Giáo dân
-
Tổng số Giáo dân: 1.047.894 người
-
Nam: 519.448 người
g. Giáo lý viên: 9.777 người.
Giáo phận Xuân Lộc,
suốt hành trình 55 năm qua, đã được hưởng biết bao ân ban do bởi lòng thương
xót vô bờ của Thiên Chúa.
Trước hồng ân lớn
lao Thiên Chúa không ngừng tuôn đổ trên dân ngài, cộng đồng Giáo phận luôn tha
thiết gọi mời nhau:
“Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ.
Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”
(Tv
136,1)
Ban Truyền Thông Giáo Phận Xuân Lộc
(Cập nhât lúc 20h10 ngày 19.7.2021)