GIÁO LÝ CHO BÀI GIẢNG
(Theo hướng dẫn của Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích)
LỄ HIỂN LINH
WHĐ (04.01.2024) - Để hỗ trợ các nhà giảng thuyết thuận tiện hơn trong việc thêm giáo lý vào bài giảng, Ban Biên tập xin được trích dẫn những điểm giáo lý phù hợp với các bài đọc Kinh Thánh của các lễ Chúa nhật, lễ trọng theo sự theo hướng dẫn của Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích trong Tập sách Hướng dẫn giảng thuyết được công bố qua Sắc lệnh ký ngày 29.06.2014.
Số 280, 529, 748, 1165, 2466, 2715: Đức Kitô là ánh
sáng muôn dân Số 60, 442, 674, 755, 767, 774-776, 781, 831: Giáo Hội,
bí tích hợp nhất nhân loại |
Số 528, 724: Hiển Linh
528. Hiển Linh là sự tỏ
mình ra của Chúa Giêsu, như Đấng Messia của Israel, là Con Thiên Chúa, và là Đấng
Cứu Độ trần gian. Cùng với việc Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Jorđanô và với
tiệc cưới Cana[1], lễ này mừng kính việc “các
đạo sĩ” từ phương Đông đến thờ lạy Chúa Giêsu[2].
Nơi các “đạo sĩ” này, là đại diện cho các tôn giáo lương dân lân cận, Tin Mừng
nhận ra những hoa quả đầu mùa của các dân tộc sẽ đón nhận Tin Mừng cứu độ nhờ mầu
nhiệm Nhập Thể. Việc các đạo sĩ đến Giêrusalem để bái lạy Vua dân Do Thái[3] cho thấy các vị ấy đến
Israel, dưới ánh sáng tiên báo Đấng Messia của ngôi sao Đavid[4], để tìm kiếm Đấng sẽ là vua
của các dân tộc[5]. Việc họ đến có nghĩa là các
dân ngoại chỉ có thể gặp được Chúa Giêsu và thờ lạy Người là Con Thiên Chúa và
là Đấng Cứu độ trần gian, bằng cách hướng về dân Do Thái[6]
và nhờ dân ấy mà lãnh nhận lời hứa về Đấng Messia như đã được ghi chép trong Cựu
Ước[7]. Cuộc Hiển Linh cho thấy
đông đảo dân ngoại được gia nhập vào gia đình của các Tổ Phụ[8], và được hưởng “phẩm giá của
Israel”[9].
724. Nơi Đức Maria, Chúa Thánh Thần làm tỏ hiện Con của Chúa Cha đã trở thành Con của Đức Trinh Nữ. Mẹ
là bụi gai bừng cháy của cuộc Thần hiện tối hậu: chính Mẹ, được đầy tràn Chúa
Thánh Thần, tỏ cho thấy Ngôi Lời trong xác phàm khiêm hạ của Người, và làm cho
những kẻ nghèo hèn[10] và những của đầu mùa của
các dân tộc[11] nhận biết Người.
Số 280, 529, 748, 1165, 2466, 2715: Đức Kitô là ánh
sáng muôn dân
280. Công trình tạo dựng là nền
tảng liên quan đến “mọi sáng kiến
cứu độ của Thiên Chúa”, “khởi đầu của lịch sử cứu độ”[12]
mà Đức Kitô là tột đỉnh. Ngược lại, mầu nhiệm Đức Kitô là ánh sáng quyết định
soi tỏ mầu nhiệm tạo dựng; mầu nhiệm Đức Kitô mạc khải cùng đích của việc “lúc
khởi đầu, Thiên Chúa đã sáng tạo trời đất” (St 1,1): ngay từ đầu, Thiên Chúa đã
nhắm tới vinh quang của công trình tạo dựng mới trong Đức Kitô[13].
529. Việc dâng Chúa Giêsu vào
Đền thờ[14] cho thấy Người có tư cách
là “con đầu lòng” thuộc về Thiên Chúa như sở hữu riêng của Ngài[15]. Cùng với ông Simêon và bà
Anna, toàn thể dân Israel đến gặp gỡ
Đấng Cứu Độ mà họ trông chờ (truyền thống Byzantin gọi biến cố này như vậy).
Chúa Giêsu được nhìn nhận là Đấng Messia được mong đợi đã quá lâu, là “ánh sáng
muôn dân”, là “vinh quang của Israel”, nhưng cũng là “dấu hiệu cho người đời chống
báng”. Lưỡi gươm của đau khổ được tiên báo cho Đức Maria, loan báo một việc
dâng hiến khác, hoàn hảo và duy nhất, là việc dâng hiến trên thập giá, việc
dâng hiến này sẽ mang lại ơn cứu độ mà Thiên Chúa “đã dành sẵn cho muôn dân”.
748. “Ánh sáng muôn dân chính là Đức Kitô, nên Thánh Công đồng đang
nhóm họp trong Chúa Thánh Thần hết lòng mong ước chiếu giãi trên mọi người ánh
sáng của Đức Kitô, phản chiếu trên dung nhan Hội Thánh, bằng việc rao truyền
Tin Mừng cho mọi thu tạo”[16]. Những lời trên đây mở đầu
“Hiến chế tín lý về Hội Thánh” của Công đồng Vaticanô II. Như vậy, Công đồng
cho thấy đề mục đức tin về Hội Thánh hoàn toàn tùy thuộc vào những đề mục quy
chiếu về Chúa Giêsu Kitô. Hội Thánh không có ánh sáng nào khác ngoài ánh sáng của
Đức Kitô; Hội Thánh có thể so sánh, theo hình ảnh các Giáo phụ thích dùng, với
mặt trăng, mọi ánh sáng của nó đều là phản chiếu ánh sáng mặt trời.
1165. Khi Hội Thánh cử hành mầu nhiệm Đức Kitô, có một từ luôn được
nhắc đến trong kinh nguyện của Hội Thánh: đó là từ “Hôm nay”, là âm vang Lời Kinh Chúa dạy[17],
và âm vang tiếng gọi của Chúa Thánh Thần[18].
Ngày “hôm nay” này của Thiên Chúa hằng sống mà con người được mời gọi bước vào,
chính là “Giờ” của cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu, Giờ đó xuyên suốt và hướng dẫn
toàn bộ lịch sử:
“Sự sống được mở
ra cho vạn vật và tất cả được đầy tràn ánh sáng vĩnh cửu, và Đấng là Vầng Đông
của các vầng đông xâm chiếm vũ trụ: Đấng được sinh ra trước Sao Mai, bất tử và
cao cả, là Đức Kitô chiếu soi vạn vật hơn cả mặt trời. Vì vậy, ngày bừng sáng,
lâu dài, vĩnh cửu và không thể tàn lụi đã xuất hiện cho chúng ta là những kẻ
tin vào Người: đó là cuộc Vượt Qua thần bí”[19].
2466. Chân lý của Thiên Chúa được tỏ hiện cách trọn vẹn nơi Chúa
Giêsu Kitô. Chính Người, Đấng tràn đầy ân sủng và chân lý[20],
là “ánh sáng thế gian” (Ga 8,12). Chính Người là chân lý[21]. Mọi kẻ tin vào Người, thì
không còn ở trong bóng tối[22]. Môn đệ của Chúa Giêsu ở
trong lời Người, để nhận biết chân lý có sức giải thoát[23]
và thánh hóa[24]. Bước theo Chúa Giêsu là sống
bởi Thánh Thần chân lý[25], Đấng Chúa Cha sai đến nhân
danh Người[26], và là Đấng sẽ dẫn đưa đến
“sự thật toàn vẹn” (Ga 16,13). Chúa Giêsu dạy các môn đệ phải tuyệt đối yêu mến
chân lý: “Trong lời nói của anh em, hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải
nói ‘không’” (Mt 5,37).
2715. Cầu nguyện chiêm niệm là cái nhìn đầy lòng tin, chiêm ngắm
Chúa Giêsu. Người dân quê làng Ars xưa đã cầu nguyện trước Nhà Tạm rồi nói với
cha sở thánh của ông : “Tôi nhìn Chúa và Chúa nhìn tôi”[27].
Sự chăm chú nhìn Chúa như vậy là sự từ bỏ “cái tôi”. Cái nhìn của Chúa thanh
luyện tâm hồn chúng ta. Ánh sáng trong cái nhìn của Chúa Giêsu chiếu sáng con mắt
tâm hồn chúng ta; ánh sáng ấy dạy chúng ta biết nhìn mọi sự dưới ánh sáng chân
lý và lòng thương xót của Người đối với tất cả mọi người. Việc cầu nguyện chiêm
niệm cũng hướng cái nhìn vào các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Kitô. Như thế, việc
cầu nguyện này dạy “sự hiểu biết nội tâm về Chúa” để yêu mến và bước theo Người
nhiều hơn nữa[28].
Số 60, 442, 674, 755, 767, 774-776, 781, 831: Giáo
Hội, bí tích hợp nhất nhân loại
60. Dân tộc phát sinh từ ông Abraham sẽ được thừa hưởng lời Thiên
Chúa hứa với các tổ phụ, tức là dân được Ngài tuyển chọn[29],
họ được gọi để chuẩn bị cho việc quy tụ trong tương lai mọi con cái Thiên Chúa
trong sự duy nhất của Hội Thánh[30]; dân tộc này sẽ là gốc rễ
mà các dân ngoại khi tin vào Thiên Chúa sẽ được tháp ghép vào[31].
442. Trường hợp thánh Phêrô thì khác, khi ông tuyên xưng Chúa Giêsu
là “Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”[32],
bởi vì Chúa Giêsu đã long trọng trả lời ông: “Không phải phàm nhân mạc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 16,17). Tương tự như vậy,
khi đề cập đến cuộc hối cải của mình trên đường đi Đamas, thánh Phaolô đã nói:
“Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi
nhờ ân sủng của Ngài. Ngài đã đoái thương mạc khải Con của Ngài cho tôi, để tôi
loan báo Tin Mừng về Con của Ngài cho các dân ngoại” (Gl 1,15-16). “Lập tức,
ông bắt đầu rao giảng Chúa Giêsu trong các hội đường, rằng Người là Con Thiên
Chúa” (Cv 9,20). Ngay từ đầu[33], điều này đã là trung tâm của
đức tin tông truyền[34], đức tin mà thánh Phêrô, với
tư cách là nền tảng Hội Thánh, đã tuyên xưng trước hết[35].
674. Việc Ngự đến của Đấng Messia vinh hiển vào bất cứ lúc nào
trong lịch sử tùy thuộc[36] vào việc Người được nhận biết
bởi “toàn thể Israel”[37] mà một phần dân ấy còn cứng
lòng[38] “không tin” (Rm 11,20) vào
Chúa Giêsu. Thánh Phêrô nói với người Do Thái ở Giêrusalem sau lễ Ngũ Tuần:
“Anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để Ngài xóa bỏ tội lỗi cho anh
em. Như vậy, thời kỳ an lạc mà Chúa ban cho anh em sẽ đến, khi Ngài sai Đấng
Kitô Ngài đã danh cho anh em, là Chúa Giêsu. Chúa Giêsu còn phải được giữ lại
trên trời, cho đến thời phục hồi vạn vật, thời mà Thiên Chúa đã dùng miệng các
vị thánh ngôn sứ của Ngài mà loan báo tự ngàn xưa” (Cv 3,19-21). Thánh Phaolô
cũng nhắc lại điều đó: “Thật vậy, nếu vì họ bị gạt ra một bên mà thế giới được
hòa giải với Thiên Chúa, thì việc họ được thâu nhận lại là gì, nếu không phải
là từ cõi chết bước vào cõi sống?” (Rm 11,15). Việc gia nhập của đông đủ người
Do Thái[39] vào ơn cứu độ của Đấng
Messia, sau việc gia nhập đông đủ của các dân ngoại[40],
sẽ làm cho dân Chúa đạt “tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô” (Ep 4,13), trong
đó, “Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài” (1 Cr 15,28).
755. “Hội Thánh là thửa ruộng,
hay cánh đồng của Thiên Chúa[41]. Trong cánh đồng đó, mọc
lên cây ôliu cổ thụ mà gốc rễ thánh là các Tổ phụ, và nơi cây này, sự giao hoà
giữa những người Do thái và các dân ngoại đã được và sẽ được thực hiện[42]. Hội Thánh được Nhà Làm Vườn
thiên quốc trồng như một cây nho được tuyển chọn[43].
Đức Kitô là cây nho thật, ban sức sống và sự sinh sôi nảy nở các ngành, tức là
chúng ta, những kẻ được ở trong Người nhờ Hội Thánh, và không có Người, chúng
ta không thể làm gì được[44]”[45].
767. “Vậy sau khi công trình mà Chúa Cha trao cho Chúa Con thực hiện
nơi trần thế đã được hoàn tất, thì Chúa Thánh Thần được sai đến vào ngày lễ Ngũ
Tuần, để Ngài thánh hoá Hội Thánh một cách liên lỉ”[46].
Lúc đó “Hội Thánh được tỏ hiện một cách công khai trước mặt dân chúng, và Tin Mừng
bắt đầu được truyền bá cho muôn dân qua việc rao giảng”[47].
Bởi vì là “cuộc triệu tập” mọi người đến với ơn cứu độ, nên tự bản chất của
mình, Hội Thánh có tính chất thừa sai, được Đức Kitô sai đến với mọi dân tộc để
làm cho họ thành môn đệ[48].
774. Từ mysterion trong
tiếng Hy Lạp được dịch sang tiếng La tinh bằng hai từ là mysterium (mầu nhiệm) và sacramentum
(bí tích). Trong cách giải thích về sau này, từ sacramentum (bí tích) diễn
tả dấu chỉ hữu hình của thực tại ẩn giấu của ơn cứu độ, thực tại ẩn giấu đó được
diễn tả bằng từ mysterium (mầu nhiệm).
Theo nghĩa này, chính Đức Kitô là mầu nhiệm của ơn cứu độ: “Mầu nhiệm của Thiên
Chúa không là gì khác ngoài Đức Kitô”[49].
Công trình cứu độ do nhân tính thánh thiện và có sức thánh hóa của Đức Kitô thực
hiện là bí tích của ơn cứu độ. Bí tích này được biểu lộ và hoạt động trong các
bí tích của Hội Thánh (mà các Giáo Hội Đông phương cũng gọi là các “mầu nhiệm
thánh”). Bảy bí tích là những dấu chỉ và những dụng cụ Chúa Thánh Thần dùng để
tuôn đổ ân sủng của Đức Kitô là Đầu, trên Hội Thánh là Thân Thể của Người. Như
vậy, Hội Thánh chứa đựng và truyền thông ân sủng vô hình mà mình là dấu chỉ.
Trong ý nghĩa loại suy này, chính Hội Thánh được gọi là một “bí tích”.
775. “Trong Đức Kitô, Hội Thánh là bí tích, nghĩa là dấu chỉ và dụng
cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hợp nhất của toàn thể nhân
loại”[50]: là bí tích của sự kết hợp mật thiết con người với Thiên
Chúa: đó là mục đích đầu tiên của Hội Thánh. Bởi vì sự hiệp thông giữa con
người bắt rễ trong sự kết hợp với Thiên Chúa, nên Hội Thánh cũng là bí tích của
sự hợp nhất của nhân loại. Trong Hội
Thánh, sự hợp nhất đó đã bắt đầu, bởi vì Hội Thánh quy tụ những người “thuộc mọi
dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ” (Kh 7,9); đồng thời, Hội Thánh là
“dấu chỉ và dụng cụ” để thực hiện trọn vẹn sự hợp nhất này mà cho đến nay vẫn
còn phải đạt tới.
776. Với tính cách là bí tích, Hội Thánh là dụng cụ của Đức Kitô.
“Hội Thánh cũng được Đức Kitô sử dụng như dụng cụ để cứu chuộc mọi người”[51], “Hội Thánh là bí tích phổ
quát của ơn cứu độ”[52] qua đó Đức Kitô “biểu lộ và
đồng thời thực hiện mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa đối với con người”[53]. Hội Thánh là “kế hoạch hữu
hình của tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại”[54],
trong kế hoạch này, Thiên Chúa muốn cho “nhân loại phổ quát họp thành Dân duy
nhất của Thiên Chúa, quy tụ thành Thân thể duy nhất của Đức Kitô, xây dựng nên
một Đền thờ duy nhất của Chúa Thánh Thần”[55].
781. “Quả thật, trong mọi thời và trong mọi dân, bất cứ ai kính sợ
Thiên Chúa và thực hành sự công chính đều được Ngài đón nhận. Tuy nhiên, Thiên
Chúa không muốn thánh hoá và cứu độ người ta riêng rẽ từng người một, không
liên kết với nhau, nhưng Ngài muốn thiết lập họ thành một Dân, là dân nhận biết
Ngài trong chân lý, và phụng sự Ngài một cách thánh thiện. Vì vậy, Ngài đã chọn
dân Israel làm dân của Ngài, thiết lập với họ một Giao ước, giáo huấn họ dần dần,
bằng cách biểu lộ chính mình Ngài và ý muốn của Ngài trong lịch sử của họ và
thánh hiến họ cho Ngài. Tuy nhiên, tất cả những điều đó chỉ là chuẩn bị và hình
bóng của Giao Ước mới và hoàn hảo, sẽ được ký kết trong Đức Kitô…. Đó là Giao Ước
mới Đức Kitô đã thiết lập trong máu Người, Người kêu gọi những người Do thái và
dân ngoại làm thành một Dân, liên kết nhau hướng về sự hợp nhất không theo xác
thịt nhưng trong Thần Khí [56].
831. Hội Thánh là công giáo bởi vì Hội Thánh được Đức Kitô sai đến
với toàn thể nhân loại[57]:
“Mọi người được
kêu gọi vào dân mới của Thiên Chúa. Vì thế dân này, vẫn là một dân duy nhất, phải
được mở rộng khắp trần gian và qua mọi thế hệ, để kế hoạch của thánh ý Thiên
Chúa được hoàn thành: từ nguyên thủy Ngài đã tạo dựng một bản tính nhân loại
duy nhất, và đã quyết định quy tụ nên một các con cái đã tản mát của Ngài…. Đặc
tính phổ quát này, làm vinh dự cho dân Thiên Chúa, là một hồng ân của chính
Chúa, nhờ đó Hội Thánh Công Giáo, một cách hữu hiệu và liên lỉ, hướng tới việc
quy tụ toàn thể nhân loại cùng mọi điều thiện hảo của họ, dưới quyền Đức Kitô
là Đầu, trong sự hợp nhất của Thần Khí của Người”[58].
Bài Ðọc I: Is 60, 1-6
“Vinh quang Chúa xuất hiện
trên ngươi”.
Trích sách Tiên tri Isaia.
Hãy đứng lên, hãy tỏa sáng ra, hỡi
Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy
trên mình ngươi.
Kìa tối tăm đang bao bọc địa cầu,
vì u minh phủ kín các dân, nhưng trên mình ngươi Chúa đang đứng dậy, vì vinh
quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của
ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi.
Hãy ngước mắt lên chung quanh, và
hãy nhìn coi: tất cả những người đó đang tập họp, đang tìm đến với ngươi; các
con trai của ngươi tự đàng xa đi tới, và các con gái ngươi đứng dậy từ khắp bên
hông.
Bấy giờ ngươi sẽ nhìn coi, và
ngươi trở nên rực rỡ, tim ngươi sẽ rạo rực và sẽ phồng lên. Bởi vì những kho
tàng bể khơi tuôn đến với ngươi, nguồn phú túc của chư dân sẽ tới tay ngươi. Những
con lạc đà tràn ngập vây phủ lấy ngươi, những lạc đà một bướu tự xứ Mađian và
Epha; tất cả những ai từ Saba đi tới, đem theo vàng và nhũ hương, và họ sẽ
tuyên rao lời ca ngợi Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 71, 1-2. 7-8.
10-11a. 12-13
Ðáp: Lạy
Chúa, mọi dân tộc trên địa cầu đều thờ lạy Chúa.
Xướng: 1) Lạy Chúa, xin ban quyền
xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính cho hoàng tử, để người
đoán xét dân Chúa cách công minh, và phân xử người nghèo khó cách chính trực.
Ðáp: Lạy
Chúa, mọi dân tộc trên địa cầu đều thờ lạy Chúa.
2) Sự công chính và nền hoà bình
viên mãn sẽ triển nở trong triều đại người, cho đến khi mặt trăng không còn chiếu
sáng. Và người sẽ thống trị từ biển nọ đến biển kia, từ sông cái đến tận cùng
trái đất.
Ðáp: Lạy
Chúa, mọi dân tộc trên địa cầu đều thờ lạy Chúa.
3) Vì người sẽ giải thoát kẻ
nghèo khó khỏi tay kẻ quyền thế, và sẽ cứu người bất hạnh không ai giúp đỡ. Người
sẽ thương xót kẻ yếu đuối và người thiếu thốn, và cứu thoát mạng sống kẻ cùng
khổ.
Ðáp: Lạy
Chúa, mọi dân tộc trên địa cầu đều thờ lạy Chúa.
4) Chúc tụng danh người đến muôn
đời, danh người còn tồn tại lâu dài như mặt trời. Vì người, các chi họ đất hứa
sẽ được chúc phúc, và các dân nước sẽ ca ngợi người.
Ðáp: Lạy
Chúa, mọi dân tộc trên địa cầu đều thờ lạy Chúa.
Bài Ðọc II: Ep 3, 2-3a. 5-6
“Bây giờ được tỏ ra rằng các
dân ngoại được đồng thừa tự lời hứa”.
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi
tín hữu Êphêsô.
Anh em thân mến, (chắc) anh em đã
nghe biết rằng: Thiên Chúa đã ban cho tôi việc phân phát ân sủng cho anh em, là
theo ơn mạc khải cho tôi biết, tôi đã được thấu hiểu mầu nhiệm mà con cái loài
người các thế hệ khác không được biết, nhưng nay đã mạc khải cho các thánh Tông
đồ của Người, và cho các vị Tiên tri, nhờ Thánh Thần. Và nhờ Tin Mừng, các dân
ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể và đồng thông phần với lời hứa của
Người trong Chúa Giêsu Kitô.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Mt 2,2
Alleluia, alleluia! - Chúng tôi
đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Ðông phương, và chúng tôi đã đến để triều bái
Người. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 2, 1-12
“Chúng tôi từ phương Ðông đến
thờ lạy Ðức Vua”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi Chúa Giêsu sinh hạ tại Bêlem
thuộc xứ Giuđa, trong đời vua Hêrôđê, có mấy nhà đạo sĩ từ Ðông phương tìm đến
Giêrusalem. Các ông nói: “Vua người Do thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng
tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Ðông phương, và chúng tôi đến để triều
bái Người”. Nghe nói thế, vua Hêrôđê bối rối, và tất cả Giêrusalem cùng với nhà
vua. Vua đã triệu tập tất cả các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân, và hỏi họ
cho biết nơi mà Ðức Kitô sinh hạ. Họ tâu nhà vua rằng: “Tại Bêlem thuộc xứ
Giuđa, vì đó là lời do Ðấng Tiên tri đã chép: Cả ngươi nữa, hỡi Bêlem, đất
Giuđa, không lẽ gì ngươi bé nhỏ hơn hết trong các thành trì của Giuđa, vì tự
nơi ngươi sẽ xuất hiện một thủ lãnh, Người đó sẽ chăn nuôi Israel dân tộc của
Ta”.
Bấy giờ Hêrôđê ngầm triệu tập mấy
nhà đạo sĩ tới, cặn kẽ hỏi han họ về thời giờ ngôi sao đã hiện ra. Rồi vua đã
phái họ đi Bêlem và dặn rằng: “Các khanh hãy đi điều tra cẩn thận về Hài Nhi, rồi
khi đã gặp thấy, hãy báo tin lại cho Trẫm, để cả Trẫm cũng đến triều bái Người”.
Nghe nhà vua nói, họ lên đường. Và kìa ngôi sao họ xem thấy ở Ðông phương, lại
đi trước họ, mãi cho tới nơi và đậu lại trên chỗ Hài Nhi ở. Lúc nhìn thấy ngôi
sao, họ hết sức vui mừng. Và khi tiến vào nhà, họ đã gặp thấy Hài Nhi và Bà Maria
Mẹ Người, và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người. Rồi, mở kho tàng ra, họ đã dâng
tiến Người lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược. Và khi nhận được lời mộng báo đừng
trở lại với Hêrôđê, họ đã qua đường khác trở về xứ sở mình.
[1] X. Lễ trọng mừng
Chúa Hiển Linh, Điệp Ca kinh “Magnificat”, Kinh Chiều II: Các Giờ Kinh Phụng Vụ, editio typica,
v.1 (Typis Polyglottis Vaticanis 1973) 465.
[9] Canh thức Vượt
Qua, Lời nguyện sau bài đọc thứ III:
Sách Lễ Rôma, editio typica (Typis
Polyglottis Vaticanis 1970) 277.
[19] Pseuđô-Hippôlytô Roma, In sanctum Pascha, 1, 1-2: Studia patristica mediolanensia 15,
230-232 (PG 59, 755).
[48] X. Mt 28,19-20; CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Ad Gentes, 2: AAS 58 (1966) 948; Ibid.,
5-6: AAS 58 (1966) 951-955.
[55] CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Ad Gentes, 7: AAS 58 (1966) 956; x. Id., Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 17: AAS 57 (1965) 20-21.
[58] CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 13: AAS 57 (1965) 17.