ĐỐI MẶT VỚI NỖI BUỒN CỦA LINH MỤC KHI NGHỈ HƯU
Lm.
Herb Weber[*]
WGPVL (20.07.2023) - Đối mặt với nỗi buồn của linh mục
khi nghỉ hưu: Một
chương mới trong cuộc đời để tập trung vào việc trở thành người của Chúa.
Kể từ khi tôi chuyển sang “tình trạng cao niên” [hay còn gọi là “tình trạng nghỉ hưu bán phần”]
(senior status) vào
mùa hè năm ngoái, như giáo phận của chúng tôi quen gọi như thế với các linh mục
đã nghỉ hưu, tôi thường được hỏi rằng mình thích
được nghỉ hưu như thế nào. Hầu hết mọi lúc tôi đều trả lời một cách thành thật
rằng tôi đang tận hưởng thời gian cho dù phải thích
nghi với một chương mới trong cuộc đời mình. Đối với tôi, kinh nghiệm nghỉ hưu
đến sau 48 năm tích cực trong sứ vụ.
Điều mà tôi không nói với mọi người và chỉ tự mình nhận ra sau khi suy ngẫm, đó là tôi cũng đã dành -
và tiếp tục dành - thời gian để đau buồn, mà chính điều này cũng là một quá trình.
Tìm hiểu về nỗi buồn
Các linh mục trở thành một vấn
đề nào đó mà các chuyên
gia hay nhắc đến khi đề cập đến sự đau buồn. Qua mọi cái chết của người giáo dân, các mục tử nhận thức được nỗi đau và nỗi
buồn mà chính
mình cũng có thể dự phần. Họ cũng biết rằng việc chấp nhận một cách sống mới có
thể là một thử thách. Các linh mục thường giúp mọi người đối phó với nỗi đau bằng
cách đồng hành cùng họ trong cuộc hành trình, lắng nghe và giúp đỡ những người
đang đau buồn để tìm ra một cách sống mới.
Ngoài ra, với tư cách là những mục tử tận tình, chúng ta
cũng phải đối mặt với nỗi đau của chính mình. Không có gì lạ khi cái chết của
giáo dân ở mọi lứa tuổi cũng ảnh hưởng đến chúng ta. Ngay cả khi tôi đã chia sẻ sức mạnh tinh thần và cảm xúc với người khác,
tôi cũng phải đối mặt với nỗi đau nơi chính mình. Khi Hope, một thiếu nữ 17 tuổi mắc bệnh thiếu máu Fanconi, chết vì suy thận, tôi đã khóc
cùng với gia đình và bạn bè của cô ấy. Và khi Tommy, 90 tuổi, nhân vật
danh tiếng trong giáo xứ qua đời, tôi biết rằng mình vừa mất đi một người
bạn.
Thêm vào đó, có một loại đau buồn xảy ra khi các vị lãnh đạo trong giáo xứ
nói với bạn rằng họ chuyển đi nơi khác vì thay đổi công việc hoặc để gần gia
đình hơn. Việc họ cảm thấy hối tiếc khi rời khỏi ngôi nhà thờ của bạn thường
cũng chỉ mang lại một niềm an ủi nho nhỏ.
Chắc chắn, các linh mục biết rất nhiều về nỗi buồn. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ đọc bất cứ điều gì về quá trình đau buồn liên
quan đến việc nghỉ hưu. Nỗi đau buồn đi kèm với việc nghỉ hưu có thể gây bối rối
vì các linh mục không mong đợi điều đó hoặc vì dường như không ai thừa nhận điều
đó khi các buổi chuyện trò từ biệt được diễn ra. Hầu hết những người mang
đến lời chúc tốt lành khi
từ biệt đều nhấn mạnh đến các thành tựu hoặc niềm vui dành cho một cuộc đời vốn nay đây mai đó.
Những người
có thiện chí chúc mừng Cha Herb Weber được nghỉ hưu.
Jeff
Montross/JSM Design & Photography
Nhiều sắc thái
Tôi thừa nhận rằng có nhiều điều làm tôi yêu thích về tình trạng cao niên, bao gồm lịch trình nhẹ nhàng hơn, khả năng hỗ trợ
các mục tử lân cận bằng cách cử hành Thánh lễ tại giáo xứ của họ, và tìm thấy sự nâng bậc giá trị đã được làm mới lại đối với chức linh mục bên ngoài vai trò của một nhà
điều hành. Đồng thời, tôi thừa
nhận rằng tôi đã phải chịu một mất mát đáng kể, đôi khi điều đó giáng lên tôi một cú nặng nề.
Khi sinh nhật lần thứ 75 của tôi đến gần, trong thâm tâm tôi biết rằng đã đến
lúc phải rời bỏ cương vị mục
tử của Giáo xứ Thánh
Gioan XXIII, nơi tôi vừa là người sáng lập vừa là mục tử duy nhất trong 17 năm qua. Do đó, mối quan hệ của tôi với giáo xứ và
các thành viên của giáo xứ
này rất sâu sắc.
Mặc dù tôi đã chọn nghỉ hưu một cách có ý thức và biết rằng điều đó là tốt cho cả tôi và giáo xứ, nhưng cũng có tất cả những
biểu hiện liên quan đến nỗi buồn: một niềm khao khát
sâu sắc được trở lại với những người mà tôi yêu thương, một chút luyến tiếc vì
tôi không thể hiện diện trong những khoảnh khắc đặc biệt và quan trọngở đó, và cả một chút buồn bã bất cứ khi nào tôi nghe tin rằng cuộc sống
ở giáo xứ đó đang diễn ra (rất tốt) mà không có tôi lãnh đạo.
Không phải mọi người nghỉ hưu đều có thể trải qua nỗi buồn theo cách mà tôi
đã trải qua. Họ có thể nhận thức rõ hơn về sự nhẹ nhàng hoặc niềm hân hoan về
những gì đã đạt được. Tuy
nhiên, tôi nghi ngờ rằng các linh mục nghỉ hưu hoặc đang phải đối mặt với việc nghỉ hưu cần phải ý thức về quá
trình này.
Các thành phần của đau buồn
Tôi chia trải nghiệm đau buồn thành nhiều thành phần, mỗi thành phần
cũng đưa ra một thử thách để giúp tôi vượt qua nỗi đau này.
Thứ nhất, có một sự thay đổi cụ thể và rõ ràng diễn ra đối với hầu hết
các linh mục nghỉ hưu - nghĩa là họ cần phải rời khỏi nơi ở do giáo xứ cung cấp.
Nhiều người trong các ngành nghề khác không có sự buông bỏ thêm vào như
thế khi họ rời khỏi vị trí của mình. Đó không chỉ đơn giản là rời khỏi một ngôi
nhà, nhưng chính là rời khỏi lối sống vốn đã trở thành một phần trong kinh nghiệm
của một linh mục. Cá nhân tôi thấy phấn khích khi tìm kiếm một nơi ở mới. Có một
tinh thần phiêu lưu xuất hiện đến mức không thể cưỡng lại được. May mắn thay, một
số thành viên của giáo xứ đã ở đó để giúp đỡ tôi.
Không nên bỏ qua khía cạnh buông bỏ này bởi vì, ngay cả đối với những
linh mục ít vật chất nhất, đó là một lời nhắc nhở rằng hầu hết mọi người đều phụ
thuộc vào việc có được một mái nhà, một nơi trú ẩn và bảo vệ. Cùng với vấn đề
nhà ở, còn có vấn đề buông bỏ về sự yên ổn, vì trong hầu hết cuộc đời của chúng
ta, chúng ta đã biết rằng các giáo xứ có trách nhiệm chu cấp cho các mục tử của
mình.
Đối phó với sự mất mát này, tôi thấy cần phải cởi mở và phó thác trước
những điều mới lạ. Mỗi lần trong đời tôi di chuyển - từ rời khỏi nhà đến chủng
viện, từ chủng viện đến chức linh mục, và từ nhiệm sở này sang nhiệm sở khác -
đều phải có một hành động của đức tin. Giống như Giáo Hội tự gọi mình là Giáo
Hội lữ hành, tôi cố gắng coi những cuộc di chuyển này là thời điểm của sự
khám phá mới. Nếu đức tin của chúng ta nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không phải
là công dân vĩnh viễn của thế giới này, thì những cuộc di chuyển như thế có thể
phù hợp để nhắc nhở chúng ta về điều này.
Ngoài sự buông bỏ cơ bản nhất này, còn có việc đánh mất căn tính
của một mục tử. Mặc dù hầu hết các linh mục, trong đó có tôi, vốn không
thích lãnh nhận công tác điều hành, nhưng tôi có thể nói rằng công việc mục vụ
vốn là một niềm vui. Tôi đã chấp nhận sứ mệnh của giáo xứ và ghi nhớ tầm nhìn của
giáo xứ, sẵn sàng chia sẻ nó với những người khác. Tôi muốn nghĩ rằng tôi chưa
bao giờ cảm thấy rằng mình phải có tiếng nói cuối cùng trong mọi quyết định,
nhưng tôi thích được biết rằng tôi có thể chia sẻ với mọi người một cách tiếp cận
cụ thể để trở thành Giáo Hội.
Thay vì trở thành một linh mục - mục tử, tôi bắt đầu tập trung vào việc
trở thành một linh mục với tư cách là người của Chúa. Nói cách khác, điểm nhấn
mới của tôi phải là tôi là ai chứ không chỉ đơn giản là vai
trò mà tôi đã vui vẻ chấp nhận trong suốt những năm qua. Tôi vẫn còn nhiều cơ hội
để làm mục tử, nhưng bây giờ chức vụ đó bắt nguồn từ chính chức linh mục chứ
không phải từ một vị trí nào đó mà tôi đã được chỉ định.
Cuối cùng, và đây là điều quan trọng, tôi rất đau buồn khi gặp lại những
giáo dân vốn đã là một phần quan trọng trong cuộc đời tôi. Trong những năm qua,
tôi đã có cơ hội hiện diện với các gia đình tại các buổi cử hành bí tích và những
khoảnh khắc vui vẻ khác. Tôi cũng đã từng chia sẻ nỗi đau, nỗi buồn, đôi khi chỉ
là ngồi bên cạnh họ lúc nguy kịch. Tuy nhiên, tôi hầu như lúc nào cũng cảm thấy
mình là thành viên của nhiều gia đình. Việc không gặp mọi người thường xuyên đã
để lại một khoảng trống trong trái tim tôi.
Tôi không muốn phủ nhận sự mất mát hay nỗi đau này. Tôi cũng biết rằng
nó sẽ không bao giờ giống như nó đã từng. Xin mượn lời tiêu đề từ tác phẩm của
Thomas Wolfe để nói lên tâm trạng này: “Bạn không thể về nhà được nữa!”
Đó là một phần của nỗi buồn khi nghỉ hưu.
Trong Giáo Hội, người vừa nghỉ hưu dường như nên bước sang một bên để vị
mục tử mới có thể tìm ra con đường cho riêng mình. Khi tôi gặp lại các cựu giáo
dân tại các buổi chiêu đãi, buổi hòa nhạc hoặc quán cà phê, đó là những khoảnh
khắc rất vui cho cả tôi và họ. Tôi nghi ngờ một số mối quan hệ tình bạn sẽ tiếp
tục trong khi những mối quan hệ khác sẽ nhường bước khi nhiều ngày và nhiều tuần
trôi qua.
Tôi thường thấy mình tập trung vào những đứa trẻ nhỏ hơn trong giáo xứ,
đặc biệt là những đứa trẻ mẫu giáo mà tôi gặp hàng tuần. Một người mẹ nói với
tôi rằng cậu con trai 4 tuổi của cô ấy không thể hiểu được rằng tôi sẽ không có
mặt ở đó thường xuyên. Tôi muốn nhắc nhở đứa trẻ rằng tôi vẫn yêu nó và gia
đình nó. Những người trong giáo xứ vấn tiếp tục quan trọng đối với tôi.
Ba cách đối mặt với nỗi buồn
Tình cảm đó cũng cho phép tôi nêu bật ba cách để đối phó với nỗi buồn từ
việc nghỉ hưu. Một mặt, tôi nhớ đến những người đã từng là một phần quan trọng
trong cuộc đời tôi trong lời cầu nguyện, cầu xin ơn lành tiếp tục xuống trên họ.
Đây không chỉ đơn giản là một lời cầu nguyện chiếu lệ, mà đúng hơn là một cách
tích cực để dâng lên Chúa những người mà tôi không thể nhìn thấy và ở bên cạnh.
Tôi cũng cảm thấy mình đã nhận được ơn lành khi đã có thể ở cạnh bên những
người môn đệ cùng chí hướng tốt lành như thế trong những năm qua. Cách tôi chọn
để nhìn vào công việc mục vụ là trở thành một phần của cộng đồng mà tôi phục vụ,
không tách rời khỏi họ. Thái độ này có thể gây ra nhiều nỗi đau buồn hơn vào những
thời điểm này, nhưng ơn lành thì lại rất dồi dào.
Sau đó, tôi nhận ra rằng tôi có thể tìm ra những cách thức thích hợp để
tiếp cận, những cách nhắc nhở mọi người rằng sứ vụ mục tử của họ không
chỉ là một công việc. Ví dụ, trong nhiều năm, khi tôi thấy trên báo chí rằng
một số học sinh trung học mà tôi biết đến trong nhiều năm qua được vinh danh,
tôi đã quyết định gửi cho họ một số ghi chú. Tôi biết những lời nói của mình sẽ
được đón nhận nồng nhiệt và hữu ích cho những thanh thiếu niên này; tôi cũng biết
điều quan trọng đối với tôi là cho họ biết rằng tôi mừng cho họ.
Trong một cuộc trò chuyện gần đây với một doanh nhân đang chuẩn bị nghỉ
hưu, tôi đã cố gắng giải thích những niềm vui và thách thức mà tôi đã gặp phải.
Khi tôi đề cập đến việc không tiếp tục ở với những người trong giáo xứ, anh ấy
ngay lập tức nói rằng điều đó nghe có vẻ đáng buồn. Sau đó, anh ấy đưa ra những
hiểu biết sâu sắc mà chúng ta, những người có đức tin thường rao giảng về sự cần
thiết khi đừng để cuộc sống đời này này và những gì nó mang lại chiếm hữu.
Điều đó đã giúp tôi tìm thấy mục tiêu để buông bỏ theo cách mà tôi chưa bao giờ
lường trước được khi tôi tiếp tục suy ngẫm xem chức tư tế là gì và chúng ta có
thể gặp phải điều gì khi nghỉ hưu.
Chuyển
ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên
(Theo The Priest (15/7/2023))
Nguồn: giaophanvinhlong.net (20.07.2023)
Thông Điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô về Sự Nghỉ hưu
Phát biểu về chủ đề tuổi già và hưu trí, trong buổi tiếp kiến chung ngày
11 tháng 5 năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết: “Đối với nhiều người,
viễn cảnh về hưu trùng hợp với viễn cảnh được nghỉ ngơi xứng đáng và đã chờ đợi
từ lâu sau những hoạt động đòi hỏi nhiều sức lực và mệt mỏi. Nhưng cũng xảy ra
rằng sự kết thúc công việc có thể là nguồn gốc của sự lo lắng và đi kèm với một
số sự náo động. ‘Tôi sẽ làm gì, bây giờ cuộc sống của tôi sẽ trống rỗng với những
gì đã lấp đầy nó bấy lâu nay?’ Đây là vấn đề. Công việc hàng ngày cũng có nghĩa
là một tập hợp các mối quan hệ, sự hài lòng khi kiếm sống, trải nghiệm khi có một
vai trò, sự công nhận xứng đáng, một khoảng thời gian trọn vẹn vượt ra ngoài
khung giờ làm việc một mình...
Nhưng, chúng ta hãy tự hỏi: Chúng ta có đang nỗ lực để ‘khôi phục lại
hình dạng’ hay không? Hay chúng ta chỉ đơn giản là chịu đựng sức ì của các điều
kiện vật chất và kinh tế? Trên thực tế, sự đồng hiện diện của các thế hệ đang nối
dài thêm. Có phải tất cả chúng ta đang cùng nhau cố gắng làm cho những điều kiện
này trở nên nhân văn hơn, yêu thương hơn, công bằng hơn trong những điều kiện mới
của xã hội hiện đại?”
[*] Cha Herb
Weber là một linh mục đã nghỉ hưu của Giáo phận Toledo. Cha đã được
truyền chức linh mục năm 1974.