ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ VINH - THANH
Đại Chủng viện Phanxicô Xaviê Vinh Thanh
I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH
1. Bối cảnh hình thành
Trước khi thành lập Đại Chủng viện năm 1877, trên địa bàn ba tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh-Quảng Bình đã sớm có những Tiểu Chủng viện, thường được gọi là Trường La-tinh, là nơi đào tạo linh mục cho phần đất phía nam của Giáo phận Tây Đàng ngoài. Trước hết là Tiểu Chủng viện Thánh Giuse ở Trang Nứa, Nghệ An (1692-1798), do Đức cha De Bourges (Đức cha Gia) thành lập khoảng năm 1692. Sau khi Tiểu Chủng viện Trang Nứa bị quân Tây Sơn tàn phá, đến năm 1803, Thừa sai Jean-Jacques Guérard (Cố Đoan), sau này làm Giám mục, đã thành lập một Tiểu Chủng viện thánh Giacôbê tại Hướng Phương (Quảng Bình). Chủng viện này phải đóng cửa năm 1833 do sắc chỉ cấm đạo của vua Minh Mệnh. Khoảng năm 1847, Đức cha Jean Denis Gauthier Hậu, Giám mục tiên khởi giáo phận Vinh, đã thiết lập tại Xã Đoài một Tiểu Chung viện.
1. Bối cảnh hình thành
Trước khi thành lập Đại Chủng viện năm 1877, trên địa bàn ba tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh-Quảng Bình đã sớm có những Tiểu Chủng viện, thường được gọi là Trường La-tinh, là nơi đào tạo linh mục cho phần đất phía nam của Giáo phận Tây Đàng ngoài. Trước hết là Tiểu Chủng viện Thánh Giuse ở Trang Nứa, Nghệ An (1692-1798), do Đức cha De Bourges (Đức cha Gia) thành lập khoảng năm 1692. Sau khi Tiểu Chủng viện Trang Nứa bị quân Tây Sơn tàn phá, đến năm 1803, Thừa sai Jean-Jacques Guérard (Cố Đoan), sau này làm Giám mục, đã thành lập một Tiểu Chủng viện thánh Giacôbê tại Hướng Phương (Quảng Bình). Chủng viện này phải đóng cửa năm 1833 do sắc chỉ cấm đạo của vua Minh Mệnh. Khoảng năm 1847, Đức cha Jean Denis Gauthier Hậu, Giám mục tiên khởi giáo phận Vinh, đã thiết lập tại Xã Đoài một Tiểu Chung viện.
Tiểu Chủng viện Xã Đoài năm 1925
Như thế, tính đến nửa đầu thế kỷ 19, trên địa bàn Nghệ – Tĩnh – Bình đã có hai chủng viện. Điều đó chứng tỏ đời sống đức tin tại khu vực này đã tương đối vững chắc. Đó cũng là cơ sở để Tòa thánh quyết định tách khu vực này ra khỏi Giáo phận Tây Đàng ngoài để thiết lập giáo phận mới. Ngày 27 tháng 3 năm 1846, giáo phận Vinh chính thức được thành lập.
Sau khi thành lập Giáo phận, do bị cấm cách, nên Đại Chủng viện chưa thể hình thành. Tới năm 1877, Đức cha Yves Maria Croc Hòa khởi công xây dựng Chủng viện sát cạnh Nhà Chung (cùng lúc với việc xây dựng nhà thờ Chính tòa), lấy tên là Đại chủng viện Xã Đoài.
Năm 1890, Đức cha Louis Pineau Trị, ngay sau khi nhậm chức (năm 1886), đã quyết định dùng nhà hưu dưỡng linh mục làm cơ sở Ðại chủng viện và đổi tên thành Đại chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê. Như thế, chỗ ở của Ðại chủng viện ngày nay, trước kia chính là nhà hưu của các linh mục.
Từ năm 1914 đến 1916, Đức cha Andre Joseph Eloy Bắc đã kiến thiết lại toàn bộ công trình của Đại Chủng viện, bao gồm một nhà hai tầng dành cho Ban giáo sư, nhà nguyện, nhà Micae, nhà Giuse, nhà Maria và nhà Phanxicô. Tổng thể công trình kiến trúc này của Đại Chung viện được duy trì mãi cho đến 1988. Cùng với sự ổn định về cơ sở vật chất thì công tác đào tạo cũng có nhiều tiến triển. Cho đến trước biến cố 1946, có thể nói Đại chủng viện đã có một thời kỳ cực thịnh.
Sau khi thành lập Giáo phận, do bị cấm cách, nên Đại Chủng viện chưa thể hình thành. Tới năm 1877, Đức cha Yves Maria Croc Hòa khởi công xây dựng Chủng viện sát cạnh Nhà Chung (cùng lúc với việc xây dựng nhà thờ Chính tòa), lấy tên là Đại chủng viện Xã Đoài.
Năm 1890, Đức cha Louis Pineau Trị, ngay sau khi nhậm chức (năm 1886), đã quyết định dùng nhà hưu dưỡng linh mục làm cơ sở Ðại chủng viện và đổi tên thành Đại chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê. Như thế, chỗ ở của Ðại chủng viện ngày nay, trước kia chính là nhà hưu của các linh mục.
Từ năm 1914 đến 1916, Đức cha Andre Joseph Eloy Bắc đã kiến thiết lại toàn bộ công trình của Đại Chủng viện, bao gồm một nhà hai tầng dành cho Ban giáo sư, nhà nguyện, nhà Micae, nhà Giuse, nhà Maria và nhà Phanxicô. Tổng thể công trình kiến trúc này của Đại Chung viện được duy trì mãi cho đến 1988. Cùng với sự ổn định về cơ sở vật chất thì công tác đào tạo cũng có nhiều tiến triển. Cho đến trước biến cố 1946, có thể nói Đại chủng viện đã có một thời kỳ cực thịnh.
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê Xã Đoài năm 1917
Từ năm 1946 – 1951, Đại Chủng viện bị các thừa sai đóng cửa, vì các chủng sinh tham gia biểu tình đòi trao quyền tự trị cho hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Năm 1948, Tiểu chủng viện được mở cửa trở lại sau 28 tháng trời các chủng sinh phải mòn mỏi chờ đợi. Đến năm 1951, sau khi linh mục G.B Trần Hữu Đức được tấn phong Giám mục, Đại chủng viện mới được mở cửa hoạt động trở lại, đón 17 chủng sinh trên tổng số 48 chủng sinh của niên khoá 1945 – 1946.
Sau biến cố 1954, tình hình đạo Công giáo miền Bắc nói chung, Đại chủng viện nói riêng, gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài sự khủng hoảng về mặt nhân sự, do một số chủng sinh di cư vào Nam, những người ở lại cũng luôn trong tâm trạng hoang mang, không biết tương lai của mình sẽ thế nào. Tình hình ngày càng khó khăn trong những năm tiếp theo. Nhiều chủng sinh lần lượt bị đưa vào trại giam vì những lý do không rõ ràng, số còn lại bị quản thúc tại gia. Cuối cùng, Đại chủng viện phải tạm đóng cửa vào năm 1981.
Ngày 22 tháng 11 năm 1988, sau rất nhiều cố gắng của bề trên hai Giáo phận Vinh và Thanh Hoá là Đức cha Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp, Giám mục giáo phận Vinh, và Đức cha Phêrô Phạm Tần, Giám mục giáo phận Thanh hóa, Đại chủng viện đã được mở cửa trở lại với tên gọi - Đại chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê Vinh – Thanh, nơi đào tạo linh mục cho hai giáo phận.
2. Định hướng thành lập
Trước hết, việc đào tạo linh mục luôn là ưu tiên hàng đầu của tất cả các giáo phận vì đó là đòi buộc của Toà Thánh, được nêu rõ trong Huấn thị năm 1659, theo đó cần phải nỗ lực nhằm thành lập hàng giáo sĩ bản quốc. Vì thế, việc ưu tư cho giáo phận có được hàng giáo sĩ người Việt Nam là định hướng số một. Thứ đến là mong muốn các linh mục xuất thân từ Đại Chủng viện này đều là những nhà truyền giáo, đúng như tên gọi của Đại Chủng viện là Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê, một nhà truyền giáo vĩ đại.
3. Đấng sáng lập
Đức cha Yves Maria Croc Hòa là người đặt nền móng đầu tiên cho Đại Chủng viện. Đức cha Andre Joseph Eloy Bắc là người tổ chức và kiến thiết nên diện mạo cho Đại Chung viện có một sự vững chãi. Đức cha Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp và Đức cha Phêrô Phạm Tần là hai chứng nhân xây đắp cho Đại chủng viện trở thành nơi đào tạo linh mục cho hai Giáo phận.
4. Những biến cố và các mốc lịch sử quan trọng
- Năm 1877:Đức cha Yves Maria Croc Hòa khởi công xây dựng Chủng viện sát cạnh Nhà Chungvà Tiểu Chủng viện.
- Năm 1886: Đức cha Louis Pineau Trị quyết định dùng nhà hưu dưỡng linh mục làm Ðại chủng viện và đổi tên thành Đại chủng viện thánh Phanxicô Xaviê.
- Năm 1914 đến 1916, Đức cha Andre Joseph Eloy Bắc đã kiến thiết lại toàn bộ công trình của Đại Chủng viện.
- Năm 1945: Đại Chủng viện và Tiểu Chủng viện bị đóng cửa.
- Năm 1948: Tiểu Chủng viện mở cửa trở lại.
- Năm 1951: Đại Chủng viện mở cửa trở lại.
- Năm 1981: Đại Chủng viện bị đóng cửa.
- Ngày 22 tháng 11 năm 1988: Đại chủng viện đã được mở cửa trở lại với tên gọi mới: Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê Vinh – Thanh, làm nơi đào tạo linh mục cho hai giáo phận Vinh và Thanh Hoá.
- Ngày 8 tháng 6 năm 2012 đến 2014: tái thiết lại toàn bộ công trình Đại Chủng viện.
- Ngày 3 tháng 9 năm 2013: Làm phép Nhà nguyện của Đại Chủng viện.
- Ngày 3 tháng 12 năm 2014: Khánh thành công trình tái thiết Đại Chủng viện.
Sau biến cố 1954, tình hình đạo Công giáo miền Bắc nói chung, Đại chủng viện nói riêng, gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài sự khủng hoảng về mặt nhân sự, do một số chủng sinh di cư vào Nam, những người ở lại cũng luôn trong tâm trạng hoang mang, không biết tương lai của mình sẽ thế nào. Tình hình ngày càng khó khăn trong những năm tiếp theo. Nhiều chủng sinh lần lượt bị đưa vào trại giam vì những lý do không rõ ràng, số còn lại bị quản thúc tại gia. Cuối cùng, Đại chủng viện phải tạm đóng cửa vào năm 1981.
Ngày 22 tháng 11 năm 1988, sau rất nhiều cố gắng của bề trên hai Giáo phận Vinh và Thanh Hoá là Đức cha Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp, Giám mục giáo phận Vinh, và Đức cha Phêrô Phạm Tần, Giám mục giáo phận Thanh hóa, Đại chủng viện đã được mở cửa trở lại với tên gọi - Đại chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê Vinh – Thanh, nơi đào tạo linh mục cho hai giáo phận.
2. Định hướng thành lập
Trước hết, việc đào tạo linh mục luôn là ưu tiên hàng đầu của tất cả các giáo phận vì đó là đòi buộc của Toà Thánh, được nêu rõ trong Huấn thị năm 1659, theo đó cần phải nỗ lực nhằm thành lập hàng giáo sĩ bản quốc. Vì thế, việc ưu tư cho giáo phận có được hàng giáo sĩ người Việt Nam là định hướng số một. Thứ đến là mong muốn các linh mục xuất thân từ Đại Chủng viện này đều là những nhà truyền giáo, đúng như tên gọi của Đại Chủng viện là Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê, một nhà truyền giáo vĩ đại.
3. Đấng sáng lập
Đức cha Yves Maria Croc Hòa là người đặt nền móng đầu tiên cho Đại Chủng viện. Đức cha Andre Joseph Eloy Bắc là người tổ chức và kiến thiết nên diện mạo cho Đại Chung viện có một sự vững chãi. Đức cha Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp và Đức cha Phêrô Phạm Tần là hai chứng nhân xây đắp cho Đại chủng viện trở thành nơi đào tạo linh mục cho hai Giáo phận.
4. Những biến cố và các mốc lịch sử quan trọng
- Năm 1877:Đức cha Yves Maria Croc Hòa khởi công xây dựng Chủng viện sát cạnh Nhà Chungvà Tiểu Chủng viện.
- Năm 1886: Đức cha Louis Pineau Trị quyết định dùng nhà hưu dưỡng linh mục làm Ðại chủng viện và đổi tên thành Đại chủng viện thánh Phanxicô Xaviê.
- Năm 1914 đến 1916, Đức cha Andre Joseph Eloy Bắc đã kiến thiết lại toàn bộ công trình của Đại Chủng viện.
- Năm 1945: Đại Chủng viện và Tiểu Chủng viện bị đóng cửa.
- Năm 1948: Tiểu Chủng viện mở cửa trở lại.
- Năm 1951: Đại Chủng viện mở cửa trở lại.
- Năm 1981: Đại Chủng viện bị đóng cửa.
- Ngày 22 tháng 11 năm 1988: Đại chủng viện đã được mở cửa trở lại với tên gọi mới: Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê Vinh – Thanh, làm nơi đào tạo linh mục cho hai giáo phận Vinh và Thanh Hoá.
- Ngày 8 tháng 6 năm 2012 đến 2014: tái thiết lại toàn bộ công trình Đại Chủng viện.
- Ngày 3 tháng 9 năm 2013: Làm phép Nhà nguyện của Đại Chủng viện.
- Ngày 3 tháng 12 năm 2014: Khánh thành công trình tái thiết Đại Chủng viện.
Toàn cảnh Đại Chủng viện Vinh Thanh hiện nay
5. Kết quả đào tạo
- Số linh mục được chịu chức từ năm 1879 đến 1914 là 144 vị.
- Số linh mục được chịu chức từ năm 1915 đến 1944 là 203 vị.
- Số linh mục được chịu chức từ năm 1951 đến 1981 là 57 vị.
- Số linh mục được chịu chức từ năm 1988 đến 24/11/2017 là 368 vị.
- Như vậy tổng số linh mục được đào tạo tại Đại Chủng viện này, tính từ khi thành lập cho đến nay là 772 vị; trong số các linh mục này có 6 vị đã được tấn phong giám mục.
II. NHÂN SỰ
1. Ban giám đốc
Cha GB. Nguyễn Khắc Bá: Giám đốc ĐCV
- Số linh mục được chịu chức từ năm 1879 đến 1914 là 144 vị.
- Số linh mục được chịu chức từ năm 1915 đến 1944 là 203 vị.
- Số linh mục được chịu chức từ năm 1951 đến 1981 là 57 vị.
- Số linh mục được chịu chức từ năm 1988 đến 24/11/2017 là 368 vị.
- Như vậy tổng số linh mục được đào tạo tại Đại Chủng viện này, tính từ khi thành lập cho đến nay là 772 vị; trong số các linh mục này có 6 vị đã được tấn phong giám mục.
II. NHÂN SỰ
1. Ban giám đốc
Cha GB. Nguyễn Khắc Bá: Giám đốc ĐCV
Cha Phêrô Nguyễn Văn Hương: Phó Giám đốc (kiêm Giám học)
Cha GB. Hoàng Đông Dương: Thư ký
Cha Giuse Trần Văn Đồng: Quản lý
2. Các giáo sư
Các giáo sư nội trú:
1/ Cha Gioan Bt Nguyễn Khắc Bá: Giám đốc, Giáo sư Thần học Tín Lý
2/ Cha Phêrô Nguyễn Văn Hương: Phó giám đốc kiêm Giám học và Giáo sư Tín lý
3/ Cha Phaolô Bùi Đình Cao: Gs. Luân Lý, kiêm cha Đồng hành chủng sinh
4/ Cha Phêrô Nguyễn Vĩnh Tâm: Linh hướng, Giáo sư Phụng Vụ
5/ Cha GB.Nguyễn Trung Kiên S.J.: Linh hướng
6/ Cha Phaolô Nguyễn Văn Thái: Gs. Mục vụ, kiêm Đồng hành chủng sinh
7/ Cha Antôn Võ Thành Công: Linh hướng
8/ Cha GB. Hoàng Đông Dương: Gs. Tín lý, kiêm Thư ký và Đồng hành Lớp
9/ Cha Giuse Trần Văn Đồng: Gs. Luân lý, kiêm Quản lý
10/ Cha Phaolô Nguyễn Văn Quang: Giáo sư Tín lý
Ngoài ra, Đại chủng viện còn có hơn 35 giáo sư ngoại trú trong và ngoài nước.
3. Chủng sinh
Hiện tại, Đại Chủng viện có 211 chủng sinh, trong đó có 52 chủng sinh (khoá XII) thần học năm thứ tư; 65 chủng sinh (khoá XIII) thần học năm thứ hai; 50 chủng sinh (khoá XIV) đã hoàn thành hai năm triết học và hiện đang đang thực tập mục vụ tại các giáo xứ; 44 chủng sinh (khoá XV) triết học năm thứ nhất.
III. CÁC VỊ GIÁM ĐỐC TIỀN NHIỆM
- Năm 1884-1886: Thừa sai Frichot Thanh
- Năm 1887-1893: Thừa sai Tessier Bình
- Năm 1894-1900: Thừa sai Belleville Thọ, (sau lên Giám Mục)
- Năm 1901-1911: Thừa sai Eloy Bắc, (sau lên Giám Mục)
- Năm 1912-1944: Thừa sai Louis Dalaine Tân
- Năm 1945-1953: Cha G.B Trần Thanh Ngoạn (Giám đốc VN tiên khởi)
- Năm 1954-1962: Cha Phaolô Trần Ðình Nhiên, (Giám Mục Phó)
- Năm 1963-1968: Cha Chính Phêrô Kính
- Năm 1969-1970: Cha Phanxicô Nguyễn Duy Chỉnh
- Năm 1971-1993: Cha Phêrô Nguyễn Văn Huyền
- Năm 1993-1999: Cha Phêrô Hoàng Bảo
- Năm 1999-2007: Cha Phêrô Lê Duy Lượng
- Năm 2007-2014: Cha Gioan Baotixita Nguyễn Khắc Bá
- Từ 08/2014-02/2017: Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên
- Từ 25/02/2017 đến nay: Cha Gioan Baotixita Nguyễn Khắc Bá
IV. KẾ HOẠCH - HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Việc đào tạo tại Đại Chủng viện, trước hết, hướng đến việc cố gắng theo sát định hướng chung của Giáo Hội, nhất là hướng đi của Ratio 2016 của Bộ Giáo sĩ và chỉ dẫn Ratio của Hội Đồng Giám mục Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu mục vụ của các giáo phận liên hệ cũng như những biến đổi sâu rộng của xã hội hiện nay.
Thứ đến, xét thấy hiện nay trên phần đất của Bắc Miền Trung này nói riêng, và Việt Nam nói chung, còn nhiều dân tộc các anh em chưa được đón nhận ánh sáng Tin Mừng, Đại Chủng viện mong muốn và cố gắng đào tạo chủng sinh trở nên những môn đệ truyền giáo cho những anh chị em mà hầu như họ đang bị lãng quyên này.
Ngoài ra, hiện tại ơn gọi của vùng này còn đang dồi dào, nên trong một tương lai gần, Đại Chủng viện mong ước đào tạo nên những vị thừa sai cho những nơi ở ngoại quốc mà hiện nay không còn có ơn gọi linh mục nữa.
V. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC
- Địa chỉ: Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê Vinh - Thanh
Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An, Việt Nam
- Điện thoại: +84 2383 861 266
- Email: daichungvienvinhthanh@gmail.com
Việc đào tạo tại Đại Chủng viện, trước hết, hướng đến việc cố gắng theo sát định hướng chung của Giáo Hội, nhất là hướng đi của Ratio 2016 của Bộ Giáo sĩ và chỉ dẫn Ratio của Hội Đồng Giám mục Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu mục vụ của các giáo phận liên hệ cũng như những biến đổi sâu rộng của xã hội hiện nay.
Thứ đến, xét thấy hiện nay trên phần đất của Bắc Miền Trung này nói riêng, và Việt Nam nói chung, còn nhiều dân tộc các anh em chưa được đón nhận ánh sáng Tin Mừng, Đại Chủng viện mong muốn và cố gắng đào tạo chủng sinh trở nên những môn đệ truyền giáo cho những anh chị em mà hầu như họ đang bị lãng quyên này.
Ngoài ra, hiện tại ơn gọi của vùng này còn đang dồi dào, nên trong một tương lai gần, Đại Chủng viện mong ước đào tạo nên những vị thừa sai cho những nơi ở ngoại quốc mà hiện nay không còn có ơn gọi linh mục nữa.
V. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC
- Địa chỉ: Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê Vinh - Thanh
Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An, Việt Nam
- Điện thoại: +84 2383 861 266
- Email: daichungvienvinhthanh@gmail.com
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê Vinh Thanh
Cập nhật ngày 28/11/2017
Cập nhật ngày 28/11/2017