Chương trình học hỏi trong Năm Thánh 2010

12/11/2009

Chương trình học hỏi trong Năm Thánh 2010


Ban Tổ chức Năm Thánh 2010

Hội đồng Giám mục Việt Nam

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH HỌC HỎI TRONG NĂM THÁNH 2010

I. TÀI LIỆU HỌC HỎI

 

1. Nội dung:

 

Tài liệu gồm 2 phần phụ (mở & kết)

và 3 phần chính (một: mầu nhiệm; hai: hiệp thông; ba: sứ vụ)

 

Phần mở: Ý nghĩa, mục đích và tổ chức của Năm Thánh.

 

Phần một: Trong Năm Thánh, Giáo Hội tại Việt Nam tìm về cội nguồn và hướng tới cùng đích để khám phá lại bản chất và sứ mệnh của mình. Nhờ đó, Giáo Hội nhận thức rõ mình là ai và có mặt tại Việt Nam để làm gì.

 

Phần hai: Trong Năm Thánh cũng như những năm tiếp theo, Giáo Hội tại Việt Nam muốn trở nên một Giáo Hội Hiệp Thông bằng cách xây dựng cộng đoàn theo mô hình Giáo Hội Tham Gia.

 

Phần ba: Trong Năm Thánh cũng như những năm tiếp theo, Giáo Hội tại Việt Nam muốn canh tân sứ vụ bằng cách canh tân ý thức, nhiệt tình và phương thức truyền giáo, gặp gỡ và đối thoại với thế giới chung quanh, yêu thương và phục vụ đồng bào.

 

Phần kết: Cùng với các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Giáo Hội chiêm ngắm và học với Đức Maria để biết sống ơn gọi và chu toàn sứ mạng đã lãnh nhận.

 

2. Mục đích yêu cầu:

 

Phần mở khơi lên tâm tình hân hoan tạ ơn và vận động các tín hữu tham gia các hoạt động trong Năm Thánh.

 

Phần một giúp các tín hữu hiểu hơn về bản chất và sứ mệnh của Giáo Hội; nhờ đó, ý thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong Giáo Hội, tránh những phê phán và đòi hỏi không đúng về Giáo Hội.

 

Phần hai giúp các tín hữu hiểu Giáo Hội như là sự hiệp thông cũng như mô hình Giáo Hội tham gia; nhờ đó, tích cực đối thoại và dấn thân trong Giáo Hội, tránh chủ nghĩa cục bộ và đạo đức cá nhân.

 

Phần ba giúp các tín hữu ý thức trách nhiệm hàng đầu của Giáo Hội là truyền giáo, là loan báo Đức Kitô và Tin Mừng của Ngài; nhờ đó, tích cực truyền giáo bằng cách tham gia cuộc đối thoại tam diện của Giáo Hội với người nghèo, với nền văn hóa dân tộc và với các tôn giáo, liên đới và phục vụ con người, tránh thái độ “thờ ơ, vô trách nhiệm”.

 

Phần kết khơi lên tâm tình tạ ơn vì hồng ân Năm Thánh, niềm tin tưởng và phó thác tiến về phía trước.

 

3. Hình thức trình bày

 

Tài liệu được khai triển thành 14 bài; ngoài hai bài mở và kết phục vụ cho việc khai mạc và bế mạc Năm Thánh vào tháng 12/2009 và tháng 1/2011, còn có mười hai bài phục vụ cho việc tổ chức học hỏi trong mười hai tháng, cách riêng cho Đại hội Dân Chúa vào tháng 11/2010.

 

Mỗi bài thường có bốn ý tưởng chính, mỗi ý tưởng ứng với mỗi tuần, và được soạn dưới ba hình thức: trình bày, hỏi-đáp và gợi ý thảo luận.

 

II. CHƯƠNG TRÌNH HỌC HỎI

 

PHẦN MỞ: HÂN HOAN & CẢM TẠ

 

THÁNG 12/2009

PHẦN MỞ:

 

0.1    Ý nghĩa – Mục Đích – Tổ Chức của Năm Thánh 2010

0.2    Tìm hiểu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam (1)

         Hân hoan và cảm tạ khi nhìn lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam: giai đoạn hình thành

0.3    Tìm hiểu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam (2)

         Hân hoan và cảm tạ khi nhìn lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam: giai đoạn phát triển

0.4    Tìm hiểu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam (3)

         Hân hoan và cảm tạ khi nhìn lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam: giai đoạn trưởng thành

 

 

PHẦN MỘT: MẦU NHIỆM GIÁO HỘI

 

THÁNG 1/2010

 

Đề tài 1: Giáo Hội tìm về cội nguồn để khám phá lại bản chất của mình

 

1.1    Giáo Hội ý thức mình thuộc về Chúa.

1.2    Giáo Hội ý thức mình là Dân Thiên Chúa.       

1.3    Giáo Hội ý thức mình là Thân Mình Chúa Kitô.

1.4    Giáo Hội ý thức mình là Đền Thờ Chúa Thánh Thần.

 

THÁNG 2/2010

 

Đề tài 2: Giáo Hội tìm về cội nguồn để khám phá lại bản chất của mình

 

2.1    Giáo Hội ý thức mình cũng là tổ chức hữu hình.

2.2    Giáo Hội ý thức mình là một với Giáo Hội phổ quát   

2.3    Giáo Hội ý thức mình là một tổ chức theo phẩm trật.

2.4    Giáo Hội ý thức mình là thánh nhưng còn phải nên thánh

 

 

THÁNG 3/2010

 

Đề tài 3: Giáo Hội hướng tới cùng đích để khám phá lại sứ mạng của mình

 

3.1    Giáo Hội không sống cho chính mình, nhưng cho Đức Kitô và Nước Trời.

3.2    Nước Thiên Chúa đang phát triển trong trần gian: có đó nhưng chưa hoàn thành.     

3.3    Nước Thiên Chúa là chính Đức Kitô (Đức Kitô là hiện thân của Nước Thiên Chúa).

3.4    Nước Thiên Chúa là thế giới của yêu thương: công lý, bình an và hoan lạc.

 

THÁNG 4/2010

 

Đề tài 4: Giáo Hội hướng tới cùng đích để khám phá lại sứ mạng của mình

 

4.1    Giáo Hội ý thức mình là Giáo Hội lữ hành, là dấu chỉ và khí cụ của Nước Trời

4.2    Góp phần xây dựng trần thế, nơi công lý, bình an và ân sủng ngự trị.

4.3    Đối thoại và hợp tác chống lại tục hóa, cục bộ và vô tín.

4.4    Chấp nhận đau khổ và học biết tha thứ.

 

 

PHẦN HAI: GIÁO HỘI HIỆP THÔNG & THAM GIA

 

THÁNG 5/2010

 

Đề tài 5: Giáo Hội tìm một cách thế hiện diện mới: Giáo Hội như là sự Hiệp Thông

 

5.1    Giáo Hội Việt Nam muốn trở nên cộng đoàn hiệp thông với Chúa và với nhau.

5.2    Hiệp thông trong kinh nguyện và Thánh Thể.

5.3    Hiệp thông với Giáo huấn Tông đồ.

5.4    Hiệp thông Huynh đệ.

 

THÁNG 6/2010

 

Đề tài 6: Giáo Hội đi tìm một cách thế hiện diện mới: Giáo Hội như một Gia Đình

 

6.1    Giáo Hội Việt Nam muốn trở nên một Gia đình hơn một Phẩm trật.

6.2    Vai trò của giáo dân.     

6.3    Vai trò của giáo sĩ.        

6.4    Tương quan giáo sĩ và giáo dân.           

 

THÁNG 7/2010

 

Đề tài 7: Giáo Hội đi tìm một cách thế hiện diện mới: Giáo Hội Tham Gia

 

7.1    Xây dựng hiệp thông theo mô hình Giáo Hội tham gia

7.2    Cảm thức thuộc về và ý thức tham gia.

7.3    Bình đẳng và đồng trách nhiệm.

7.4    Tạo cơ hội cho giáo dân tham gia và phát huy khả năng.

 

THÁNG 8/2010

 

Đề tài 8: Cổ võ và phát huy sự tham gia của mọi thành phần trong Giáo Hội

 

8.1   Tham gia vào đời sống cộng đoàn, tham gia hội đoàn hoặc nhóm nhỏ.

8.2   Tham gia vào kinh nguyện và phụng vụ của cộng đoàn.           

8.3   Tham gia vào việc dạy và học giáo lý.

8.4   Tham gia vào việc quản trị giáo xứ.

 

 

PHẦN BA: GIÁO HỘI CANH TÂN SỨ VỤ

 

 

THÁNG 9/2010

 

Đề tài 9: Giáo Hội canh tân ý thức và nhiệt tình truyền giáo

 

9.1   Giáo Hội Việt Nam muốn canh tân ý thức và nhiệt tình truyền giáo: Ba sứ vụ.

9.2   Sứ vụ tư tế.        

9.3   Sứ vụ tiên tri      

9.4   Sứ vụ mục tử.    

 

THÁNG 10/2010

 

Đề tài 10: Giáo Hội đi tìm một phương thức mới để loan báo Tin Mừng: Đối Thoại & Hợp Tác

 

10.1   Giáo Hội Việt Nam muốn canh tân phương pháp truyền giáo: ba cuộc đối thoại.      

10.2   Đối thoại với người nghèo.

10.3   Đối thoại với nền văn hóa dân tộc.      

10.4   Đối thoại với các tôn giáo.       

 

THÁNG 11/2010

 

Đề tài 11: Những thách đố và cơ hội trong việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay

 

11.1   Giáo Hội tại Việt Nam muốn  chọn hướng nhập thể, liên đới

11.2   Thực trạng, cơ hội và thách đố trong lãnh vực xã hội.

11.3   Thực trạng, cơ hội và thách đố trong lãnh vực văn hóa.         

11.4   Thực trạng, cơ hội và thách đố trong lãnh vực tôn giáo.

 

THÁNG 12/2010

 

Đề tài 12: Những vấn đề cần quan tâm

 

12.1   Giáo Hội Việt Nam quan tâm đặc biệt đến giáo dục, gia đình, giới trẻ. 

12.2   Giáo Hội Việt Nam quan tâm đặc biệt đến thực thi bác ái và dấn thân xã hội.

12.3   Giáo Hội Việt Nam muốn quan tâm đặc biệt đến truyền thông.         

12.4   Giáo Hội Việt Nam muốn quan tâm đặc biệt đến di dân.

 

 

PHẦN KẾT: TIN TƯỞNG & HY VỌNG

 

THÁNG 1/2011

 

PHẦN KẾT:

 

Cùng với các Thánh Tử Đạo Việt Nam,

Giáo Hội chiêm ngắm và học với Đức Maria

những bài học căn bản cho hành trình ơn gọi và sứ mạng:

ngợi khen và cảm tạ, hiểu biết và yêu mến, hiệp thông và tham gia,

quảng đại chia sẻ hồng ân đức tin và nhiệt tâm loan báo Đức Kitô,

tín thác vào quyền năng của Thiên Chúa

và tiến bước trong niềm trông cậy vững vàng hướng về trời cao.



""


""

LỊCH PHỤNG VỤ