1. Thế kỷ 16
1533: Theo dã sử, vào tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ I (1533), một người Âu Châu tên Inekhu lén đến truyền giáo ở làng Ninh Cường, huyện Nam Chân và làng Trà Lũ, huyện Giao Chỉ thuộc Giáo phận Bùi Chu, tỉnh Nam Định ngày nay (Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, q. XXXIII, tập II, tr. 301, Viện Sử học, NXB. Giáo dục 1988).
1550: Cha Gaspar da Santa Cruz, dòng Đaminh từ Malacca đến Hà Tiên truyền giáo, thời đó Hà Tiên thuộc Cambodia.
1580 – 1586: Cha Louis da Fonseca và Cha Gregoire de la Motte dòng Đaminh đến truyền giáo tại Quảng Nam.
1583: Các Cha Bartolomew Ruiz, Pedro Ortis, Francis de Montilla và bốn trợ sĩ dòng Phanxicô từ Philippines đến truyền giáo tại miền Bắc.
1591: Cha Pedro Ordoñez de Cevallos Rửa tội cho công chúa Mai Hoa (Maria Flora). Bà là chị của vua Lê Thái Tông.
2. Thế kỷ 17
1615: (18/01) Đoàn truyền giáo đầu tiên của dòng Tên đến cửa Hàn, Đà Nẵng, do Cha Francois Buzomiand dẫn đầu, cùng với Cha Diego Carvalho và 3 trợ sĩ: Antonio Dias, Joseph, và Paulo Saito.
1624: Cha Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ), dòng Tên (1593 - 1660) đến Hải Phố để học Tiếng Việt với Cha F. de Pina. Ngài cũng chứng kiến Bí tích Rửa tội cho bà Minh Đức Vương Thái Phi, vợ lẽ của Chúa Nguyễn Hoàng. Bà lấy tên thánh là Maria Madalena.
1625: Tháng 12, Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên ra sắc chỉ cấm người Công giáo Việt Nam không được mang trên mình hoặc treo trong nhà thánh giá và các ảnh tượng.
1628: (18/06) Trịnh Tráng ra lệnh cấm người Việt không được tiếp xúc với các thừa sai (Tây Dương Đạo Trưởng). Lúc này tại Đàng Ngoài (Miền Bắc) đã có hơn 1.600 tín hữu Công giáo.
1630: Tháng 4, Cha Đắc Lộ và các thừa sai bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài. Một tín hữu tên thánh Phanxicô, phu khiêng cáng ở triều đình, bị chém đầu vì tội chôn xác chết. Ông là chứng nhân đức tin đầu tiên ở Đàng Ngoài.
1639: Miền Bắc đã có 82.000 tín hữu Công giáo (căn cứ trên hồ sơ rửa tội). Miền Trung có khoảng 15.000 giáo dân Công giáo.
1644: (26/07) thầy Anrê Phú Yên chịu tử đạo tại Quảng Nam. Thầy là chứng nhân đức tin đầu tiên của Đàng Trong. Cha Đắc Lộ mạo hiểm ở lại Miền Trung nên bị bắt, bị cầm tù và sau đó bị trục xuất.
1651: Tại Rôma, Cha Đắc Lộ cho xuất bản 3 tác phẩm quốc ngữ đầu tiên do chính Cha biên soạn và nhà xuất bản Đa Ngữ Thánh Bộ Truyền Giáo ấn hành:
- Ngày 05/02/1651: Từ điển Việt - Bồ - La
- Ngày 05/02/1651: Sách Văn Phạm Việt Nam
- Ngày 02/10/1651: Sách song ngữ Phép Giảng Tám Ngày.
1659: Đức Thánh Cha Alexander III ban sắc lệnh thành lập 2 giáo phận truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam.
1660: Cha Đắc Lộ muốn trở lại truyền giáo tại Việt Nam nhưng không thành. Cha đã được sai sang truyền giáo tại Batư (1654) và yên nghỉ tại Ispahan (05/11/1660).
1663: (12/11) Những vị thừa sai dòng Tên cuối cùng bị trục xuất, chấm dứt thời kỳ khai phá của dòng Tên tại Đàng Ngoài.
1665: Tháng 2, tất cả các vị thừa sai dòng Tên đều bị trục xuất, chấm dứt thời kỳ khai phá của dòng Tên tại Đàng Trong.
1668: Tại chủng viện Ayutthaya, Thái Lan, bốn linh mục Việt Nam đầu tiên được Đức cha Lambert de la Motte thụ phong linh mục: Cha Giuse Trang và Luca Bền (Đàng Trong, được thụ phong vào tháng 3); Cha Bênêdictô Hiền và Gioan Huệ (Đàng Ngoài, được thụ phong vào tháng 6).
1670: Tháng 2, Đức cha Lambert de la Motte họp Công đồng Đàng Ngoài tại Phố Hiến. Ngài cũng thành lập dòng Mến Thánh Giá vào năm này.
1672: (19/01) Đức cha Lambert de la Motte họp Công đồng Đàng Trong tại Hội An (Hải Phố).
1679: Giáo phận Đàng Ngoài được chia thành 2 giáo phận mới: Đông Đàng Ngoài (từ sông Hồng ra biển) do Đức cha Deydier cai quản và Tây Đàng Ngoài (từ sông Hồng đến biên giới Lào) do Đức cha J. de Bourges coi sóc.
3. Thế kỷ 18
1704: Chúa Minh (Nguyễn Phúc Chu) đình chỉ việc cấm đạo vì quý mến một số giáo sĩ dòng Tên người Tây Ban Nha, Cha Juan Antonio Arnedo. Ngài là nhà thiên văn giỏi và là nhà thầy thuốc riêng của chúa tại kinh đô.
1771: Đức cha Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) làm đại diện tông tòa tại Đàng Trong (1771 – 1799).
4. Thế kỷ 19
1802: Vua Nguyễn Ánh thắng nhà Tây Sơn, thống nhất đất nước, lấy niên hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô. Vì nhớ đến công ơn của Đức cha Bá Đa Lộc, vua Gia Long không bách hại đạo, nhưng cũng không nâng đỡ. Tuy nhiên, Giáo hội Việt Nam được một thời gian ngắn sống bình an và phát triển.
1825: Vua Minh Mạng ra sắc chỉ cấm đạo gồm hai điểm: (1) Cấm các giáo sĩ ngoại quốc theo tàu buôn vào Việt Nam; (2) Tập trung các giáo sĩ ngoại quốc vào những điểm được chỉ định để kiểm soát.
1841: Vua Minh Mạng qua đời, vua Thiệu Trị lên nối ngôi và ra lệnh ân xá cho tất cả các tù nhân Công giáo được trở về quê hương. Nhà vua không bắt đạo gắt gao nhưng cũng không hủy bỏ những chỉ dụ cấm đạo.
1844: Đức Thánh Cha chia Giáo phận Đàng Trong thành hai giáo phận mới: Giáo phận Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) và Giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn) gồm lục tỉnh Nam Kỳ và Cao Miên.
1846: Giáo phận Tây Đàng Ngoài được chia làm hai: Giáo phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) và Giáo phận Nam Đàng Ngoài (Vinh, Nghệ An).
1848: Vua Tự Đức ra chiếu chỉ cấm Gia Tô tả đạo.
1850: Tòa Thánh chia Giáo phận Đông Đàng Trong thành hai giáo phận: Giáo phận Bắc Đàng Trong (một phần của tỉnh Quãng Bình, Quãng Trị và Thừa Thiên) và Giáo phận Đông Đàng Trong (từ Đà Nẵng, Quy Nhơn đến Phan Thiết); Giáo phận Tây Đàng Trong được chia làm hai: Giáo phận Tây Đàng Trong (từ Đồng Nai đến Vĩnh Long) và Giáo phận Nam Vang (nước Campodia và các tỉnh phía Nam Hậu Giang của Việt Nam).
1856: Tàu Pháp bắn phá cảng Đà Nẵng. Vua Tự Đức nổi giận, ra chiếu chỉ cấm đạo lần thứ tư (1858). Các Tây Dương Đạo Trưởng bị bắt sẽ phải chịu chém, bêu đầu ba ngày ở những nơi công cộng và quăng xác xuống biển.
1861: Pháp chiếm thành Kỳ Hòa, mở rộng vùng kiểm soát tới Biên Hòa, Tây Ninh, Mỹ Tho và Vĩnh Long. Tình hình chính trị và ngoại giao càng bất ổn, triều đình càng căm thù và ra tay giết các tín hữu Công giáo. Các tín hữu tại Ba Giồng, Hữu Đạo, Biên Hòa, Bà Rịa bị sát hại tập thể.
1862: Hòa ước Nhân Tuất có khoản quy định về tự do tôn giáo nhưng vua Tự Đức vẫn duy trì việc cấm đạo. Những cuộc sát hại tập thể tiếp tục diễn ra ở Nam Định, Hưng Yên và Biên Hòa.
1895: Giáo phận Hưng Hóa được thiết lập gồm các tỉnh Sơn Tây, Yên Bái, Hòa Bình và Lai Châu.
Tóm kết: Dưới thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, Việt Nam có hơn 40.000 tín hữu Công giáo minh chứng cho đức tin Công giáo. Dù trải qua nhiều cuộc bắt đạo, nhưng đến năm 1890, Việt Nam vẫn có 708.000 tín hữu Công giáo.
5. Thế kỷ 20
1925: (20/05) Lập tòa Khâm Sứ Tòa Thánh tại Việt Nam (gồm cả Thái Lan, Cambodia và AiLao) tại Huế, sau đó dời ra Hà Nội (1951) và dời vào Sài Gòn (1959).
1933: (11/06) Việt Nam có giám mục tiên khởi người bản xứ: Đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng. Đức cha được tấn phong giám mục tại đền thờ thánh Phêrô, Vatican.
1934: Công đồng Đông Dương tiên khởi họp tại Hà Nội.
1945: Cách mạng tháng 8 thành công và nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời.
1954: Sau hiệp định Geneve, Việt Nam bị chia đôi từ vĩ tuyến 17 và cuộc di cư của gần 1.000.000 người từ Bắc vào Nam.
1960: (24/11) Thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Các giáo phận hiệu tòa trở thành chánh tòa với 3 tòa Tổng giám mục: Hà Nội, Huế và Sài Gòn.
1975: Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra đời.
1980: (24/04 - 1/05) Đại Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đầu tiên họp tại Hà Nội. HĐGM đã ra thư chung “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”.
1987: Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn được mở cửa trở lại sau 5 năm tạm ngưng.
1988: (09/06) Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II truyên phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam.
1989: (01-13/07) Đức Hồng Y Roger Etchegaray đến thăm Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một viên chức cao cấp của Tòa Thánh đến thăm Việt Nam kể từ năm 1975.
1991: (25/09) Mẹ Teresa Calcutta đến thăm Việt Nam.
1993: (18/10) Hội nghị Thường Niên của Hội Đồng Giám Mục họp lần đầu tiên tại Tp. HCM.
1998: Khi mạc Thượng Hội Đồng Giám mục Á Châu ở Rôma. Đây là Thượng hội đồng có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam. Ngày 24 tháng 6, Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình.
6. Thế kỷ 21
2000: Năm thánh: Tôn vinh Chúa Ba Ngôi và Bí tích Thánh Thể. Thầy giảng Anrê Phú Yên được tôn phong chân phước.
2002: (14-23/01) Đoàn Giám mục Việt Nam, 24 vị, đi “ad limina”
2003: Đức Thánh Cha bổ nhiệm Sứ Thần Tòa Thánh người Việt Nam đầu tiên tại Togo và Benin (Phi Châu): Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Tốt.
2005: (22/11) Thành lập Giáo phận Bà Rịa. Việt Nam bắt đầu chính thức có 26 giáo phận. Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Tổng trưởng Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng đến thăm Việt Nam (28/11- 05/12).
2010: Năm thánh kỷ niệm 350 năm thàng lập hai Giáo phận: Đàng Ngoài và Đàng Trong; kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.
2011: Ngày 13/11 Tổng Giám mục Leopondo Girelli được đặt làm Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam.
2012: (10-16/12) Liên HĐGM Á Châu (FABC) lần thứ X được tổ chức tại Gp. Xuân Lộc và Tp. HCM.
2015: (4/1) Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn được chọn làm Hồng y. Đây là vị Hồng y thứ sáu của GHCGVN.
1533: Theo dã sử, vào tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ I (1533), một người Âu Châu tên Inekhu lén đến truyền giáo ở làng Ninh Cường, huyện Nam Chân và làng Trà Lũ, huyện Giao Chỉ thuộc Giáo phận Bùi Chu, tỉnh Nam Định ngày nay (Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, q. XXXIII, tập II, tr. 301, Viện Sử học, NXB. Giáo dục 1988).
1550: Cha Gaspar da Santa Cruz, dòng Đaminh từ Malacca đến Hà Tiên truyền giáo, thời đó Hà Tiên thuộc Cambodia.
1580 – 1586: Cha Louis da Fonseca và Cha Gregoire de la Motte dòng Đaminh đến truyền giáo tại Quảng Nam.
1583: Các Cha Bartolomew Ruiz, Pedro Ortis, Francis de Montilla và bốn trợ sĩ dòng Phanxicô từ Philippines đến truyền giáo tại miền Bắc.
1591: Cha Pedro Ordoñez de Cevallos Rửa tội cho công chúa Mai Hoa (Maria Flora). Bà là chị của vua Lê Thái Tông.
2. Thế kỷ 17
1615: (18/01) Đoàn truyền giáo đầu tiên của dòng Tên đến cửa Hàn, Đà Nẵng, do Cha Francois Buzomiand dẫn đầu, cùng với Cha Diego Carvalho và 3 trợ sĩ: Antonio Dias, Joseph, và Paulo Saito.
1624: Cha Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ), dòng Tên (1593 - 1660) đến Hải Phố để học Tiếng Việt với Cha F. de Pina. Ngài cũng chứng kiến Bí tích Rửa tội cho bà Minh Đức Vương Thái Phi, vợ lẽ của Chúa Nguyễn Hoàng. Bà lấy tên thánh là Maria Madalena.
1625: Tháng 12, Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên ra sắc chỉ cấm người Công giáo Việt Nam không được mang trên mình hoặc treo trong nhà thánh giá và các ảnh tượng.
1628: (18/06) Trịnh Tráng ra lệnh cấm người Việt không được tiếp xúc với các thừa sai (Tây Dương Đạo Trưởng). Lúc này tại Đàng Ngoài (Miền Bắc) đã có hơn 1.600 tín hữu Công giáo.
1630: Tháng 4, Cha Đắc Lộ và các thừa sai bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài. Một tín hữu tên thánh Phanxicô, phu khiêng cáng ở triều đình, bị chém đầu vì tội chôn xác chết. Ông là chứng nhân đức tin đầu tiên ở Đàng Ngoài.
1639: Miền Bắc đã có 82.000 tín hữu Công giáo (căn cứ trên hồ sơ rửa tội). Miền Trung có khoảng 15.000 giáo dân Công giáo.
1644: (26/07) thầy Anrê Phú Yên chịu tử đạo tại Quảng Nam. Thầy là chứng nhân đức tin đầu tiên của Đàng Trong. Cha Đắc Lộ mạo hiểm ở lại Miền Trung nên bị bắt, bị cầm tù và sau đó bị trục xuất.
1651: Tại Rôma, Cha Đắc Lộ cho xuất bản 3 tác phẩm quốc ngữ đầu tiên do chính Cha biên soạn và nhà xuất bản Đa Ngữ Thánh Bộ Truyền Giáo ấn hành:
- Ngày 05/02/1651: Từ điển Việt - Bồ - La
- Ngày 05/02/1651: Sách Văn Phạm Việt Nam
- Ngày 02/10/1651: Sách song ngữ Phép Giảng Tám Ngày.
1659: Đức Thánh Cha Alexander III ban sắc lệnh thành lập 2 giáo phận truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam.
- Giáo phận Đàng Trong: Từ sông Gianh vào Nam, gồm Chiêm Thành và Cao Miên, do Đức cha Pierre Lambert de la Motte làm Đại diện tông tòa.
- Giáo phận Đàng Ngoài: Từ sông Gianh trở ra Miền Bắc và Miền Nam Trung Hoa, do Đức cha Francois Pallu cai quản.
1660: Cha Đắc Lộ muốn trở lại truyền giáo tại Việt Nam nhưng không thành. Cha đã được sai sang truyền giáo tại Batư (1654) và yên nghỉ tại Ispahan (05/11/1660).
1663: (12/11) Những vị thừa sai dòng Tên cuối cùng bị trục xuất, chấm dứt thời kỳ khai phá của dòng Tên tại Đàng Ngoài.
1665: Tháng 2, tất cả các vị thừa sai dòng Tên đều bị trục xuất, chấm dứt thời kỳ khai phá của dòng Tên tại Đàng Trong.
1668: Tại chủng viện Ayutthaya, Thái Lan, bốn linh mục Việt Nam đầu tiên được Đức cha Lambert de la Motte thụ phong linh mục: Cha Giuse Trang và Luca Bền (Đàng Trong, được thụ phong vào tháng 3); Cha Bênêdictô Hiền và Gioan Huệ (Đàng Ngoài, được thụ phong vào tháng 6).
1670: Tháng 2, Đức cha Lambert de la Motte họp Công đồng Đàng Ngoài tại Phố Hiến. Ngài cũng thành lập dòng Mến Thánh Giá vào năm này.
1672: (19/01) Đức cha Lambert de la Motte họp Công đồng Đàng Trong tại Hội An (Hải Phố).
1679: Giáo phận Đàng Ngoài được chia thành 2 giáo phận mới: Đông Đàng Ngoài (từ sông Hồng ra biển) do Đức cha Deydier cai quản và Tây Đàng Ngoài (từ sông Hồng đến biên giới Lào) do Đức cha J. de Bourges coi sóc.
3. Thế kỷ 18
1704: Chúa Minh (Nguyễn Phúc Chu) đình chỉ việc cấm đạo vì quý mến một số giáo sĩ dòng Tên người Tây Ban Nha, Cha Juan Antonio Arnedo. Ngài là nhà thiên văn giỏi và là nhà thầy thuốc riêng của chúa tại kinh đô.
1771: Đức cha Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) làm đại diện tông tòa tại Đàng Trong (1771 – 1799).
4. Thế kỷ 19
1802: Vua Nguyễn Ánh thắng nhà Tây Sơn, thống nhất đất nước, lấy niên hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô. Vì nhớ đến công ơn của Đức cha Bá Đa Lộc, vua Gia Long không bách hại đạo, nhưng cũng không nâng đỡ. Tuy nhiên, Giáo hội Việt Nam được một thời gian ngắn sống bình an và phát triển.
1825: Vua Minh Mạng ra sắc chỉ cấm đạo gồm hai điểm: (1) Cấm các giáo sĩ ngoại quốc theo tàu buôn vào Việt Nam; (2) Tập trung các giáo sĩ ngoại quốc vào những điểm được chỉ định để kiểm soát.
1841: Vua Minh Mạng qua đời, vua Thiệu Trị lên nối ngôi và ra lệnh ân xá cho tất cả các tù nhân Công giáo được trở về quê hương. Nhà vua không bắt đạo gắt gao nhưng cũng không hủy bỏ những chỉ dụ cấm đạo.
1844: Đức Thánh Cha chia Giáo phận Đàng Trong thành hai giáo phận mới: Giáo phận Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) và Giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn) gồm lục tỉnh Nam Kỳ và Cao Miên.
1846: Giáo phận Tây Đàng Ngoài được chia làm hai: Giáo phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) và Giáo phận Nam Đàng Ngoài (Vinh, Nghệ An).
1848: Vua Tự Đức ra chiếu chỉ cấm Gia Tô tả đạo.
1850: Tòa Thánh chia Giáo phận Đông Đàng Trong thành hai giáo phận: Giáo phận Bắc Đàng Trong (một phần của tỉnh Quãng Bình, Quãng Trị và Thừa Thiên) và Giáo phận Đông Đàng Trong (từ Đà Nẵng, Quy Nhơn đến Phan Thiết); Giáo phận Tây Đàng Trong được chia làm hai: Giáo phận Tây Đàng Trong (từ Đồng Nai đến Vĩnh Long) và Giáo phận Nam Vang (nước Campodia và các tỉnh phía Nam Hậu Giang của Việt Nam).
1856: Tàu Pháp bắn phá cảng Đà Nẵng. Vua Tự Đức nổi giận, ra chiếu chỉ cấm đạo lần thứ tư (1858). Các Tây Dương Đạo Trưởng bị bắt sẽ phải chịu chém, bêu đầu ba ngày ở những nơi công cộng và quăng xác xuống biển.
1861: Pháp chiếm thành Kỳ Hòa, mở rộng vùng kiểm soát tới Biên Hòa, Tây Ninh, Mỹ Tho và Vĩnh Long. Tình hình chính trị và ngoại giao càng bất ổn, triều đình càng căm thù và ra tay giết các tín hữu Công giáo. Các tín hữu tại Ba Giồng, Hữu Đạo, Biên Hòa, Bà Rịa bị sát hại tập thể.
1862: Hòa ước Nhân Tuất có khoản quy định về tự do tôn giáo nhưng vua Tự Đức vẫn duy trì việc cấm đạo. Những cuộc sát hại tập thể tiếp tục diễn ra ở Nam Định, Hưng Yên và Biên Hòa.
1895: Giáo phận Hưng Hóa được thiết lập gồm các tỉnh Sơn Tây, Yên Bái, Hòa Bình và Lai Châu.
Tóm kết: Dưới thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, Việt Nam có hơn 40.000 tín hữu Công giáo minh chứng cho đức tin Công giáo. Dù trải qua nhiều cuộc bắt đạo, nhưng đến năm 1890, Việt Nam vẫn có 708.000 tín hữu Công giáo.
5. Thế kỷ 20
1925: (20/05) Lập tòa Khâm Sứ Tòa Thánh tại Việt Nam (gồm cả Thái Lan, Cambodia và AiLao) tại Huế, sau đó dời ra Hà Nội (1951) và dời vào Sài Gòn (1959).
1933: (11/06) Việt Nam có giám mục tiên khởi người bản xứ: Đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng. Đức cha được tấn phong giám mục tại đền thờ thánh Phêrô, Vatican.
1934: Công đồng Đông Dương tiên khởi họp tại Hà Nội.
1945: Cách mạng tháng 8 thành công và nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời.
1954: Sau hiệp định Geneve, Việt Nam bị chia đôi từ vĩ tuyến 17 và cuộc di cư của gần 1.000.000 người từ Bắc vào Nam.
1960: (24/11) Thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Các giáo phận hiệu tòa trở thành chánh tòa với 3 tòa Tổng giám mục: Hà Nội, Huế và Sài Gòn.
1975: Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra đời.
1980: (24/04 - 1/05) Đại Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đầu tiên họp tại Hà Nội. HĐGM đã ra thư chung “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”.
1987: Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn được mở cửa trở lại sau 5 năm tạm ngưng.
1988: (09/06) Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II truyên phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam.
1989: (01-13/07) Đức Hồng Y Roger Etchegaray đến thăm Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một viên chức cao cấp của Tòa Thánh đến thăm Việt Nam kể từ năm 1975.
1991: (25/09) Mẹ Teresa Calcutta đến thăm Việt Nam.
1993: (18/10) Hội nghị Thường Niên của Hội Đồng Giám Mục họp lần đầu tiên tại Tp. HCM.
1998: Khi mạc Thượng Hội Đồng Giám mục Á Châu ở Rôma. Đây là Thượng hội đồng có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam. Ngày 24 tháng 6, Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình.
6. Thế kỷ 21
2000: Năm thánh: Tôn vinh Chúa Ba Ngôi và Bí tích Thánh Thể. Thầy giảng Anrê Phú Yên được tôn phong chân phước.
2002: (14-23/01) Đoàn Giám mục Việt Nam, 24 vị, đi “ad limina”
2003: Đức Thánh Cha bổ nhiệm Sứ Thần Tòa Thánh người Việt Nam đầu tiên tại Togo và Benin (Phi Châu): Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Tốt.
2005: (22/11) Thành lập Giáo phận Bà Rịa. Việt Nam bắt đầu chính thức có 26 giáo phận. Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Tổng trưởng Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng đến thăm Việt Nam (28/11- 05/12).
2010: Năm thánh kỷ niệm 350 năm thàng lập hai Giáo phận: Đàng Ngoài và Đàng Trong; kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.
2011: Ngày 13/11 Tổng Giám mục Leopondo Girelli được đặt làm Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam.
2012: (10-16/12) Liên HĐGM Á Châu (FABC) lần thứ X được tổ chức tại Gp. Xuân Lộc và Tp. HCM.
2015: (4/1) Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn được chọn làm Hồng y. Đây là vị Hồng y thứ sáu của GHCGVN.
Trích từ Niên Giám GHCG VN năm 2005
Tác giả: Maria Ngô Thị Nhật
Tác giả: Maria Ngô Thị Nhật