Lời Chúa: Mc 12, 28b-34
Khi ấy, có một người trong nhóm Kinh sư tiến đến Chúa Giêsu và hỏi Người rằng: “Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu?” Đức Giêsu trả lời: “Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ítraen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, với tất cả trái tim ngươi, tất cả linh hồn ngươi, tất cả trí tuệ ngươi, tất cả sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu mến người thân cận với ngươi như chính mình ngươi. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn nhũng điều răn đó.” Ông kinh sư nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất, ngoài Người ra không có Đấng nào khác. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ.” Đức Giêsu thấy ông ta trả lời khôn ngoan như vậy, thì bảo: Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu!” Sau đó, không ai dám chất vấn Người nữa.
Suy niệm:
Ngoài
Luật trong Ngũ Thư, người Do-thái thời Đức Giêsu
còn phải
giữ hơn sáu trăm luật lệ khác.
Bởi đó
có một người ngoại giáo xin với Rabbi Hillel:
“Xin thầy
dạy tôi tất cả Lề Luật
trong
thời gian tôi có thể đứng trên một chân.”
“Điều
gì bạn không thích thì đừng làm cho người khác,”
vị
Rabbi trả lời, “mọi điều khác chỉ là diễn giải thêm.”
Thánh
Phaolô nói: “Yêu người thân cận là chu toàn Lề Luật.”
Khi được
hỏi về điều răn thứ nhất trong mọi điều răn,
Đức
Giêsu đã trả lời, không phải một, mà đến hai điều răn.
cả hai
đều bắt đầu bằng câu “ngươi phải yêu mến”:
yêu mến
Thiên Chúa và yêu mến người thân cận.
Đây là
bản tóm của Mười Điều Răn được ban trên núi Sinai.
Yêu mến
thoạt nghe tưởng là chuyện thuần túy tình cảm,
nhưng thật
ra lại là một mệnh lệnh phải làm.
Phải
yêu mến Thiên Chúa với tất cả khả năng Ngài ban:
với tất
cả trái tim, linh hồn, trí khôn và sức lực.
Yêu đến
mức như thế thì phải cố gắng suốt đời,
dần dần
để Chúa chiếm lấy toàn bộ con người mình,
dần dần
buông bỏ bản thân để tan hòa vào Chúa.
Nhưng
Tân Ước với mầu nhiệm Nhập Thể
còn mở
ra một đòi hỏi mới của tình yêu.
Đức
Giêsu Nadarét là Thiên Chúa Con Một làm người.
Ngài
cũng đòi ta yêu Ngài như yêu Thiên Chúa Cha,
yêu đến
mức dám hy sinh mạng sống (Lc 14,26).
Ngài đã
hỏi Simon Phêrô: “Anh có yêu mến Thầy không?”
và hôm
nay Ngài cũng hỏi từng người chúng ta như thế.
Tương
quan giữa ta với Ngài là tương quan tình yêu.
Ngài
yêu ta và mong ta ở lại trong tình yêu đó (Ga 15,9).
Tình
yêu của ta đối với Chúa như thanh dọc của thập giá.
Thập
giá cần một thanh ngang là tình yêu cho tha nhân.
Thanh
ngang trụ được là nhờ gắn vào thanh dọc.
Đức
Giêsu nói đến hai điều răn mến Chúa yêu người
không
tách rời nhau, như hai thanh của thập giá.
Không
điều răn nào hoàn hảo nếu không có điều răn kia.
Yêu Đấng
Tạo Hóa sẽ dẫn chúng ta đến chỗ yêu tha nhân
là những
thụ tạo mang hình ảnh của Ngài.
Đức
Giêsu còn đưa tình yêu tha nhân đi xa hơn
khi dạy
ta không chỉ yêu người thân cận,
mà yêu bất
cứ ai cần ta giúp đỡ (Lc 10,37),
yêu cả
kẻ thù bằng cách cầu nguyện cho họ (Mt 5,44).
Hơn nữa,
Ngài còn mời ta yêu bằng tình yêu lớn nhất,
đó là
hy sinh mạng sống cho bạn của mình (Ga 15,13).
Chúng
ta thường được dạy điều răn yêu Chúa và tha nhân,
nhưng
không được dạy điều răn về yêu bản thân mình.
Có lẽ
vì ai cũng nghĩ yêu bản thân là chuyện tự nhiên.
Thật ra
“yêu mến người thân cận như chính
mình”
hàm chứa
việc phải yêu mến bản thân.
Không cần
phải ghét bản thân thì mới yêu tha nhân được.
Trái lại,
ai không biết yêu bản thân thì khó yêu tha nhân.
Chúng
ta vẫn thường mắc tội xúc phạm đến bản thân:
làm hại
thân xác bằng ô uế, nghiện ngập,
làm hại
tâm hồn bằng thù ghét và khép kín.
Thật sự
yêu bản thân mình là một điều răn khó giữ,
vì nó
đòi ta phải mở ra trước Thiên Chúa và tha nhân.
Thánh
Âu-tinh nói: Chúng ta sẽ bị Chúa xét xử về tình yêu.
Bởi vậy,
cứ yêu đi, rồi muốn làm gì thì làm.
Hãy để
tình yêu thấm vào từng chi tiết của cuộc sống.
Hãy để
cuộc sống được dẫn lối bởi tình yêu.
“Ai
không yêu mến, thì không biết Thiên Chúa,
vì Thiên
Chúa là Tình yêu” (1 Ga 4,8).
Cầu nguyện:
Mỗi
tối, trước khi đi ngủ,
con
lại muốn tự khám trái tim của mình.
Con
muốn biết điều gì đang chi phối trái tim ấy:
sợ
hãi, âu lo, hay an bình, hy vọng,
chán
chường, ganh ghét, hay chia sẻ, cảm thông
Con
muốn xem trái tim con đang bị ai dẫn dắt:
chiếm
đoạt, thèm muốn hay tự hiến, dâng trao.
Lạy
Chúa,
con
muốn mình có một trái tim khỏe khoắn,
vang
những nhịp đập như trái tim của Chúa:
hiền
lành và khiêm tốn, tha thứ và bao dung.
Con
muốn bắt chước Chúa trên thập giá,
mở
trái tim mình ra đến vô cùng,
trao
tất cả mà chẳng hề giữ lại.
Lạy
Chúa,
Xin
cho con tựa đầu vào ngực Chúa,
để trái tim Chúa dạy con biết yêu thương.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.