TÒA THÁNH
CHỈ RA “BA CĂN BỆNH” CỦA CÁC NỀN DÂN CHỦ HIỆN ĐẠI
Antonella Palermo
Bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh, Đức cha Paul
Richard Gallagher, đã có bài phát biểu về nền dân chủ “theo sự khôn ngoan của
các Giáo hoàng” trong bối cảnh địa chính trị hiện nay. Bài phát biểu tại một hội
nghị ở phân khoa khoa học xã hội của đại học giáo hoàng Grégorien ở Rôma, vào
ngày 27/3/2023.
Dân chủ là gì và có thể làm gì để bảo tồn nó? Đức
cha Gallagher đã cố gắng trả lời cho những câu hỏi này trong bài “Nền dân chủ
theo sự khôn ngoan của các Giáo hoàng trong bối cảnh quốc tế hiện nay”, trong
khuôn khổ cuộc hội thảo về “Nền dân chủ vì công ích. Chúng ta muốn xây dựng thế
giới nào?”
“Carta Caritatis”, bản tuyên ngôn dân chủ đầu
tiên vào thời Trung cổ
“Thật không may, ngày nay dường như những gì
thúc đẩy quyền tối cao của nhân dân, người đảm bảo quyền tự do và bình đẳng của
mọi công dân, là chính trị tiêu cực, đặt ngoài vòng pháp luật các đề nghị của
người khác, bất kể chúng là gì, để tối đa hóa các mục tiêu cá nhân riêng và sự
đồng thuận của mình, nhưng những nỗ lực tìm kiếm sự hiệp nhất hầu như không được
chú ý. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa vị lợi dường như là câu trả lời duy nhất
cho nhu cầu hạnh phúc, củng cố các cấu trúc của ‘nền dân chủ giả tạo’”. Đó là những
gì Đức cha Gallagher đã khẳng định trong bài tham luận khởi đi từ việc xem xét ảnh
hưởng của Kitô giáo trong việc xây dựng lý thuyết dân chủ hiện đại và đương đại.
Nhắc lại rằng “Carta Caritatis” (1119) – Hiến
chương về bác ái và sự nhất trí, một tài liệu ngắn gọn bằng tiếng Latinh của thế
kỷ XII, thành lập dòng Xitô – có thể được xem như là bản tuyên ngôn đầu tiên
cho sự chung sống dân sự và dân chủ, Đức cha Gallagher đã nhấn mạnh rằng nền
dân chủ chính là việc phục vụ sự hiệp nhất giao hưởng của một dân tộc, hoa trái
của một sự dấn thân để tạo nên sự hiệp nhất.
Và , về vấn đề phức tạp này, nhà ngoại giao người
Anh đã trích dẫn ĐHY Ratzinger, người đã nói về luật pháp như một biểu hiện sự
lợi ích chung, và được truyền cảm hứng bởi các nhà tư tưởng người Đức Harmut
Rosa và Eric Weil.
Sự gia tốc của các xã hội tạo nên sự chập mạch
Đức cha Gallagher tiếp đến tự hỏi về tầm quan trọng
của hiện tượng biến động của con người, về khả năng phục hồi mối liên kết giữa
các cá nhân, vốn đã trở thành tập hợp của các chủ thể xa lạ nhau, thậm chí cạnh
tranh và thù địch lẫn nhau. Đặc biệt, ngài giải thích cách mà sự gia tốc của thời
đại chúng ta tạo nên sự chập mạch trong đó những thay đổi dường như không có hướng
thực sự. Tuy nhiên, ngài nhắc lại, tiến trình dân chủ nhất thiết phải có nhiều
tầng : làm sao để các lập luận của mỗi người hướng tới tính đại diện là điều
cần có thời gian.
Hậu quả là rõ ràng theo Đức Cha: “Trong nền
chính trị hiện đại, thậm chí hơn cả trong quá khứ, không phải sức mạnh của lập
luận tốt nhất quyết định các chính sách tương lai, nhưng là quyền lực của sự
thù hằn, của cảm xúc bản năng, của phép ẩn dụ và hình ảnh gợi cảm”. Ngài nhấn
mạnh điều mà ngài gọi là “bước ngoặt thẩm mỹ của chính trị: các chính trị
gia và các nhóm giành chiến thăng trong cuộc bầu cử bởi vì họ “cool”, chứ không
phải vì họ nói lên những ý tưởng, chương trình và luận đề rõ ràng”.
Trong khủng cảnh này, chính trị không vượt qua
các nhu cầu kinh tế: Đức cha Gallagher đi đến chỗ nói về việc “hy sinh tất cả
các năng lực chính trị và cá nhân trên bàn thợ cạnh tranh kinh tế xã hội”.
Đặc tính thánh thiêng của nhân vị bị chà đạp
Sau đó, Đức Cha gợi lên di sản về mặt này của Đức
Lêô XII và Đức Piô XII, người đã tố giác “cuộc khủng hoảng của các chế độ
toàn trị được gây nên bởi sự kiện là đã tách rời học thuyết và thực hành chung
sống xã hội khỏi quy chiếu đến Thiên Chúa và sự kiện đã chà đạp đặc tính thánh
thiêng của nhân vị, ở trung tâm của trật tự xã hội”. Với vị Giáo hoàng này,
học thuyết xã hội của Giáo hội từ nay hoàn đồng hóa với nền dân chủ. Và các
thông điệp xã hội tiếp theo cũng sẽ đi theo hướng đó. Theo nghĩa này, Đức Cha
đã nhắc lại sự đóng góp của Đức Gioan XXIII, từ Đức Gioan Phaolô II cho đến Đức
Thánh Cha Phanxicô, khi ngài còn là Hồng y, vào năm 2011, đã viết về sự suy
thoái của chính trị, sự trống rỗng của nền dân chủ, sự khủng hoảng của giới
tinh hoa.
“Đòi hỏi đạo đức mạnh mẽ” của Đức Thánh Cha
Phanxicô
Trong các lập trường của vị Giáo hoàng tương lai
người Argentina, người ta lập tức nhận ra “một đòi hỏi đạo đức mạnh mẽ, một
lời kêu gọi trách nhiệm của tất cả mọi người, cách riêng những ai điều hành các
chính phủ, để chúng ta dấn thân vượt lên trên một trình trạng vốn không còn được
chấp nhận và không còn bền vững nữa”. Tóm lại, Đức Thánh Cha Phanxicô
đề xuất rằng nền dân chủ phải được xây dựng một cách thực chất, có sự tham gia
và mang tính xã hội; ngài không bằng lòng với “nền dân chủ có cường độ
yếu kém”.
Về vấn đề này, Đức cha Gallagher đã trích dẫn
các bài phát biểu nổi tiếng của Đức Thánh Cha Phanxicô ở Hy Lạp (2021), trong
đó ngài đã nhấn mạnh rằng phương thuốc phục hồi nền dân chủ không nằm ở việc
tìm kiếm sự nổi tiếng một cách ám ảnh, trong sự khao khát được nhìn thấy và việc
tuyên bố những lời hứa bất khả thi hay trong việc gắn chặt với các cuộc thực
dân ý thức hệ trừu tượng, nhưng trong chính trị đúng đắn với tư cách là trách
nhiệm tối cao của công dân và trong “nghệ thuật về công ích”. Đó là
phong cách chính trị dân chủ đích thực của Đức Thánh Cha Phanxicô mà ngài
đã nêu bật ở Nghị viện Châu Âu vào năm 2014.
Về nền dân chủ như là tự do thảo luận
“Nền dân chủ không hề loại trừ sự đối lập chính
trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo, ý thức hệ: trái lại, nó được nuôi dưỡng từ đó”, Đức Cha
khẳng định và đồng thời nhấn mạnh sự kiện rằng không thể có nền dân chủ trong một
quốc gia không được đoàn kết bởi các giá trị chung và không nhìn nhận một số mục
tiêu như là đáng mong ước. Trong số các câu hỏi do Đức Cha đặt ra, có câu hỏi
này: “Một đa số có thể đoàn kết xung quanh một chương trình tiêu diệt tất cả
những ai đối lập hay đã đối lập với chiến thẳng của tư tưởng và đam mê của đa số
không? Trong trường hợp này, chúng ta còn là dân chủ không?”
Vấn đề quan trọng là nền dân chủ không kháng cự
lại mọi căng thẳng, mọi bất công. Liên quan đến cấu trúc của nền dân chủ, Đức
Cha còn lưu ý ba yếu tố phải tương tác với nhau, nếu không hệ thống sẽ sụp
đổ: cơ sở lý thuyết, cấu trúc xã hội và khung pháp lý. “Nhà nước là khung
pháp lý của toàn bộ xã hội này, nhưng Nhà nước không làm tiêu tan nó: nó chỉ hướng
dẫn, điều phối, hội nhập và, nếu cần, thay thế nó”.
Ba căn bệnh của các nền dân chủ hiện đại
Những căn bệnh thực sự này được minh họa bằng sự
phân rã hoặc sự sói mòn do sự phá vỡ mối liên kết sống còn vốn phải liên kết sự
đồng thuận và sự thật; sự suy tàn của nền dân chủ do nhóm đầu sỏ và, có thể
nói, vận động hành lang; những lệch lạc của chủ nghĩa phúc lợi và quan liêu của
Nhà nước phúc lợi.
Theo Đức cha Gallagher, căn bệnh đầu tiên là căn
bệnh đáng quan ngại và sói mòn nhất, tức là mối tương quan giữa sự đồng thuận
và sự thật. Việc tái lập mối tương quan này trong việc giải thích nó cách đúng
đắn đòi hỏi niềm xác tín rằng quy tắc đồng thuận phụ thuộc vào tiêu chí chân lý
cơ bản, do đó phụ thuộc vào sự gắn bó với các chân lý và lý tưởng sâu xa và được
chia sẻ.
Do đó, việc đồng hóa trên thực tế niềm xác tín
này bởi các lương tâm và cộng đồng là cần thiết; sau cùng, việc chuyên cần duy
trì trên thực tế một mạng lưới các đức tính công dân được lan rộng là điều rất
quan trọng. Kết luận, nếu việc quản trị tốt không thành công, thì sự vắng mặt của
mọi quy tắc của đời sống xã hội sẽ thắng thế: chỉ có bạo lực, sự phá hoại các
tòa nhà và cánh đồng, hỏa hoạn và cái chết sẽ ngự trị.
Đối với việc quản trị tốt hay đúng đắn, Đức Cha chỉ ra các đức tín cần phải thường xuyên truyền cảm hứng: hòa bình, dũng cảm, khôn ngoan, cao thượng, tiết độ, cùng với các nhân đức đối thần.
Tý Linh
(theo Antonella Palermo, Vatican News)
Nguồn: xuanbichvietnam.net (29.03.2023)