TINH THẦN CON NGƯỜI
Tác giả: Lm. Karl Rahner
Chuyển ngữ: Gm. Gioan Đỗ Văn Ngân
WGPXL (29.8.2021) - Tinh thần
thì siêu việt. Tinh thần gắn bó vào thực tại ‘vô phương thấu đạt’ vì
tinh thần thôi thúc vượt lên trên đối tượng hiện hữu nhận thức được, để tiến tới
nắm bắt ‘trước’ thực tại tuyệt đối. Cái ‘tới đâu’ của sự nắm bắt ‘trước’ này,
mà trong hành vi nắm bắt một cá nhân và cụ thể, sẽ lĩnh hội thực tại ‘vô
phương thấu đạt’ bao trùm mọi sự… có thể được coi là tối tăm hay minh
bạch. Thực tại này không thể diễn tả vì không thể thấy trước mắt,
mà chỉ có thể trải nghiệm như ‘đêm dày’ thần linh, hay như một vầng
sáng soi rạng tất cả, vì một đối tượng tri thức riêng biệt, chỉ là cái có đó và
cái định nghĩa được, trong tương quan với thực tại này.
Dầu sao, lãnh vực không thể gọi tên, vượt mọi phạm
trù này, mà tính siêu việt của tinh thần trụ vào, nằm ngoài mọi hiểu
biết, không phải là miền tối mở đầu và tuỳ phụ, mà sẽ được thắp sáng dần dần. Lãnh
vực này là điều kiện mở đầu và căn bản làm điều kiện uyên nguyên siêu việt
của khả thể nhận thức. Chỉ lãnh vực này làm nên phạm trù minh bạch
trong nhận thức mạch lạc.
Nếu cái lý do làm nên hình hài và diễn tiến của một đối tượng
dựa trên thực tại không thể định nghĩa, nếu cái minh bạch của tinh thần
xuất tự mình là hữu thể mở ra trước ‘đêm dày’ thần linh và thật sự ‘siêu
rạng’, thì chúng ta là ai mà suy tư về mầu nhiệm? Điều này có thể được
nhìn như một thể loại khiếm khuyết của một nhận thức khác và khá
hơn mà còn chưa đạt được? Có phải là ‘lý trí’ (ratio), hiểu
trong giác quan đúng chuẩn, mới chỉ là quan năng thứ cấp và ngẫu hiện của
mầu nhiệm, mà rõ ràng hầu như bởi nó quá căng thẳng? Hoặc bất chấp cái tối tăm
bởi ngôn từ đúng chuẩn, đó là chính quan năng xét trên căn bản và gốc gác
là quan năng của mầu nhiệm, là cái ‘lý trí’ (ratio) bắt nguồn từ nghĩa
thông thường của từ ngữ mà thôi, như được giả định bởi Vaticanô I và bởi
các trường thần học?
Chúng ta đặt cùng một thách đố khi chúng ta xem xét bản
tính của tinh thần như một thực thể trong
nghĩa ‘perichoresis’ (tương quan liên ngôi vị) của tri thức và
tình yêu. Chủ thuyết Duy Thực Nghiệm đặt tri thức và tình yêu giản
đơn như sự kiện bên nhau theo lý nhị nguyên không thể dung hoà, là lập
trường phải bị loại trừ. Một sự việc, không ai biết tại sao, cùng một
thực tại, vừa biết vừa yêu. Do đó, bất chấp thực tế có nhiều quan năng và
hành vi, thực tại ấy có mối tương quan toàn bộ là một với
chính mình và hiện hữu độc đáo: hiểu bằng kinh nghiệm, là một hoạt động cơ bản,
mà những thành tố của nhận thức và ý chí, của thấu hiểu và tình
yêu, liên quan lẫn nhau và tuỳ thuộc hỗ tương.
Tuy nhiên điều này tự căn cội phải mang ý nghĩa
là trong khi giữ sự phân biệt giữa nhận thức và ý chí, chúng ta phải
hiểu hành vi nhận thức theo cách sẽ giải thích tại sao nhận thức chỉ
có thể hiện hữu nơi một hữu thể khi và theo mức hữu thể duy nhất
này thể hiện chính mình bằng một hành vi yêu thương. Nói cách khác, sự tự
thân-siêu việt của nhận thức, sự việc xảy đến chỉ theo mức nó thâm nhập một
thực tại nào khác mà phải hiểu theo cách thức đó là: nhận thức, dù
tình yêu và tự do, trước tiên chỉ có thể biểu hiện đúng nghĩa là mình, khi và theo
mức chủ thể mang sắc thái nhận thức hơn, và trong sự việc nó
là tình yêu được tự do ban tặng.
Điều ấy chỉ có thể xảy ra nếu nhận thức căn cội là
một quan năng được đặt định, hướng tới một đối tượng, mà đạt tới được, chỉ
vì đối tượng ấy lớn hơn quan năng. Và tính chất vô phương thấu hiểu của
mầu nhiệm có thể là gì, nếu không phải là một đối tượng của nhận thức,
khi nó thôi thúc nhận thức vượt qua chính mình và cả bảo tồn và biến đổi chính
mình trong một hành vi được hiểu hơn, đó là yêu thương?
Nguồn: giaophanxuanloc.net