Tình bạn trung thành

08/06/2020


TÌNH BẠN TRUNG THÀNH

Ron Rolheiser, OMI

Tôi lớn lên trong một gia đình sống gần gũi nhau và một trong những điều khó khăn nhất tôi phải làm là rời gia đình ở tuổi mười bảy để vào Dòng Thừa sai Hiến sĩ Đức Mẹ Vô nhiễm. Năm đầu tiên ở nhà tập thật không dễ dàng. Tôi nhớ nhà và tôi liên lạc với gia đình trong khuôn khổ nhà tập cho phép. Mỗi tuần tôi viết thư về nhà một lần và hàng tuần mẹ tôi luôn đều đặn viết thư trả lời. Tôi vẫn còn giữ các bức thư quý báu này. Tôi rời nhà nhưng tôi vẫn giữ liên lạc, tôi là thành viên trung thành với gia đình.

Và rồi cuộc sống của tôi trở nên phức tạp hơn nhiều với các đòi hỏi xã hội. Tôi dọn về chủng viện và sống trong một cộng đoàn với sáu mươi người khác, với những người thường xuyên đến rồi đi trong vòng bảy năm tôi ở đó, đến mức mà khi tôi xong thời gian đào tạo, tôi đã sống trong một cộng đoàn với hơn một trăm người khác nhau. Tôi lớn lên trong một gia đình sống gần gũi nhau và một trong những điều khó khăn nhất tôi phải làm là rời gia đình ở tuổi mười bảy để vào Dòng Hiến sĩ Đức Mẹ Vô nhiễm. Năm đầu tiên ở nhà tập thật không dễ dàng. Tôi nhớ nhà và tôi liên lạc với gia đình trong khuôn khổ nhà tập cho phép. Mỗi tuần tôi viết thư về nhà một lần và hàng tuần mẹ tôi luôn trung thành viết trả lời. Tôi vẫn còn giữ các bức thư quý báu này. Tôi rời nhà nhưng tôi vẫn giữ liên lạc, tôi là thành viên trung thành với gia đình.

Trong những năm sau chủng viện, mô hình này nhân lên theo cấp số nhân. Học lên cao đưa tôi đến học ở nhiều nước khác nhau, có các bạn mới trong đời và rất nhiều người trở thành bạn thân. Thêm nữa với bốn mươi năm dạy học, tôi gặp hàng ngàn sinh viên và tôi có nhiều bạn trong số này. Viết lách và các buổi diễn thuyết cũng mang hàng ngàn người đến với tôi. Dù hầu hết trong số họ đi qua đời tôi không có gắn kết đáng kể, nhưng một số đã trở thành bạn suốt đời.

Tôi chia sẻ điều này không phải vì tôi nghĩ nó độc đáo, mà vì nó điển hình. Ngày nay, đây là câu chuyện của mọi người. Ngày càng có nhiều người đi qua cuộc sống của chúng ta, đến mức mình phải tự đặt câu hỏi: làm thế nào để có thể trung thành với gia đình, với bạn cũ, với hàng xóm cũ, với các sinh viên cũ, với đồng nghiệp cũ, với người quen biết cũ? Lòng trung thành đòi hỏi gì? Thỉnh thoảng thăm viếng? Viết tin nhắn, viết e-mail, thỉnh thoảng gọi điện thoại? Nhớ ngày sinh nhật và những ngày lễ? Họp bạn cùng lớp? Tham dự đám cưới, đám tang?

Rõ ràng tất cả các chuyện này là tốt, nhưng nó cũng chiếm toàn thời gian. Một cái gì khác được đòi hỏi ở đây, cụ thể là lòng trung thành không phụ thuộc vào e-mail, tin nhắn, điện thoại hay đi thăm thường xuyên. Nhưng cái gì sâu hơn so với tiếp xúc hữu hình của con người? Điều gì có thể thực tế hơn? Câu trả lời là lòng trung thành, lòng trung thành là ơn của một tâm hồn đạo đức được chia sẻ, là ơn của lòng tin tưởng, và trung thành là trung thực với con người của mình khi mình ở trong cộng đoàn của con người hữu hình và vẫn giữ tích cực với những người không còn ở trong đời sống hàng ngày của mình. Đó là ý nghĩa của lòng trung thành.

Thật thích thú khi xem lại Sách Thánh đã định nghĩa một cộng đoàn và lòng trung thành như thế nào. Trong sách Công vụ Tông đồ chúng ta đọc trước lễ Hiện Xuống các thành viên của cộng đoàn kitô hữu đầu tiên “đều ở với nhau trong phòng khép kín.” Và ở đây, dù về thể xác cùng ở với nhau nhưng trớ trêu thay, họ không thực sự ở trong một cộng đoàn với nhau, với người khác, không thực sự là một gia đình và cũng không trung thành với nhau. Rồi, sau khi nhận ơn Chúa Thánh Thần, họ mới thực sự thoát ra căn phòng và đi khắp nơi trên trái đất, rất nhiều người trong số họ không bao giờ gặp lại nhau, và bây giờ dù địa lý xa cách, nhưng trớ trêu thay, họ lại thành một gia đình thực sự, một cộng đoàn thực sự và sống trung thành với nhau.

Cuối cùng, bây giờ lòng trung thành không còn là việc kết nối thể xác với ai đó, nhưng là sống trong tinh thần chia sẻ. Sự phản bội không phải là vấn đề do xa cách, do quên đi một kỷ niệm hay một sinh nhật, hoặc không thể giữ liên lạc với người mình yêu quý. Phản bội là tránh xa sự thật và đức hạnh với người mà mình từng chia sẻ, với người mình thân yêu. Sự phản bội là thay đổi tâm hồn. Chúng ta không trung thành với gia đình và bạn bè khi chúng ta thành một người khác, để không còn chia sẻ cùng một tinh thần với họ.

Bạn có thể ở cùng nhà với ai đó, cùng ăn cơm và nói chuyện hàng ngày với họ, nhưng bạn không phải là thành viên trung thành của gia đình hay là một người bạn; cũng như bạn có thể là người bạn trung thành hay thành viên của một gia đình, dù bạn không gặp gia đình hay người bạn này trong bốn mươi năm qua. Trung thành trong việc nhớ các ngày sinh nhật là chuyện tuyệt vời, nhưng lòng trung thành còn hơn thế, khi ngày sinh nhật này nhắc bạn nhớ đó là ngày đặc biệt đối với bạn. Trung thành là duy trì một tinh thần đạo đức tương hợp với nhau.

Trong khả năng tốt nhất của tôi, tôi cố gắng giữ liên lạc với gia đình, bạn cũ, hàng xóm cũ, bạn học cũ, các sinh viên cũ, đồng nghiệp cũ và người quen cũ. Nhiều lúc nó cũng vượt quá khả năng tôi một chút. Vì vậy, tôi đặt niềm tin của tôi vào lòng trung thành đạo đức. Tôi cố gắng hết sức có thể để giữ cùng một tâm hồn, khi tôi rời nhà, khi tôi còn nhỏ, và đó là nét đặc trưng và là bản sắc của tôi khi tôi gặp tất cả những người tuyệt vời trên đường đời.

Nguồn: ronrolheiser.com 

LỊCH PHỤNG VỤ