Lời Chúa: Lc 17, 11-19
Trên đường lên Giêrusalem, Ðức Giêsu đi qua biên
giới giữa hai miền Samaria và Galilê. Lúc Người vào một làng kia, thì
có mười người phong hủi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa và kêu lớn tiếng:
“Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!” Thấy vậy, Ðức Giêsu bảo họ:
“Hãy đi trình diện với các tư tế.” Ðang khi đi thì họ đã được sạch. Một người
trong bọn, thấy mặt được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên
Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Ðức Giêsu mà tạ ơn. Anh ta lại là người Samari.
Ðức Giêsu mới nói: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín
người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người
ngoại bang này?” Rồi Người nói với anh ta: “Ðứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã
cứu chữa anh.”
Suy
niệm:
Giáo
dục cho trẻ em về lòng biết ơn là điều quan trọng.
Cha
mẹ thường dạy con cám ơn người làm ơn cho mình.
Cám
ơn là đi từ món quà đến người trao tặng.
Mỗi
người chúng ta đã nhận biết bao quà tặng trong đời,
nên
chẳng ai là người trọn vẹn nếu không có lòng biết ơn.
Bản
thân tôi là một quà tặng do nhiều người cho :
cha
mẹ, ông bà tổ tiên, các anh hùng dân tộc…
Chỉ
cần để lòng biết ơn đi lên mãi, lên tới nguồn,
tôi
sẽ gặp được Thiên Chúa như Người Tặng Quà viết hoa.
Đức
Giêsu đã làm bao điều tốt đẹp cho người thời của Ngài.
Nhưng
ít khi Tân Ước nói đến chuyện họ cám ơn,
mà
Đức Giêsu cũng chẳng bao giờ đòi ai cám ơn mình sau phép lạ.
Bởi
đó bài Tin Mừng hôm nay thật độc đáo.
Mười
người phong ở với nhau trong một ngôi làng.
Họ
biết tiếng của Đức Giêsu và biết cả tên của Ngài.
Họ
vui mừng thấy Ngài vào làng, nhưng họ chỉ được phép đứng xa xa.
Tiếng
kêu của họ vừa bi ai, vừa đầy hy vọng được chữa lành:
“Lạy
Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi!” (c. 13).
Đức
Giêsu đã chẳng chữa lành cho họ ngay lập tức,
như
từng làm với một người phong khác trước đây (Lc 5, 12-16).
Dù
họ chưa được sạch, Ngài đã bảo họ đi trình diện với các tư tế
để
cho thấy là mình đã khỏi rồi.
Họ
đã tin tưởng, vâng phục, ra đi, và được khỏi bệnh.
Chỉ
có một người, khi thấy mình được khỏi, liền quay lại.
Anh
ấy lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa, và sấp mình tạ ơn Đức Giêsu.
Đó
là một người Samaria, thời đó bị coi như người nước ngoài (c. 18).
Anh
được ơn lành bệnh, và hơn nữa anh có lòng biết ơn.
Tôn
vinh Thiên Chúa thì làm ở nơi nào cũng được.
Nhưng
anh muốn trở lại để gặp người Thiên Chúa dùng để thi ân cho mình.
Cám
ơn, biết ơn, tạ ơn, là mở ra một tương quan riêng tư mới mẻ.
Người
phong xứ Samaria không chỉ được chữa lành.
Anh
còn có kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa và người thi ân là Thầy Giêsu.
Ơn
này còn lớn hơn ơn được khỏi bệnh.
Đức
Giêsu có vẻ trách móc khi hỏi ba câu hỏi liên tiếp (cc. 17-18).
Ngài
ngạc nhiên vì không thấy chín người Do thái kia trở lại cám ơn.
Đôi
khi người Kitô hữu chúng ta cũng thiếu thái độ tạ ơn khi cầu nguyện.
Dường
như chúng ta ít mãn nguyện với những ơn đã được tặng ban.
Chúng
ta chỉ buồn Chúa về những ơn xin mãi mà không được.
Nhận
ra ơn Chúa ban cho đời mình và biết tri ân: đó là một ơn lớn.
Người
có lòng biết ơn bao giờ cũng vui.
Họ
hạnh phúc với những gì Chúa ban mỗi ngày, vào giây phút hiện tại.
Biết
ơn là con đường đơn sơ dẫn đến kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa.
Khi
tôi biết đời tôi là một quà tặng nhận được,
thì
tôi sẽ sống nó như một quà tặng để trao đi.
Cầu
nguyện:
Con tạ ơn Cha vì những ơn Cha ban cho con,
những ơn con thấy được,
và những ơn con không nhận là ơn.
Con biết rằng
con đã nhận được nhiều ơn hơn con tưởng,
biết bao ơn mà con nghĩ là chuyện tự nhiên.
Con thường đau khổ vì những gì
Cha không ban cho con,
và quên rằng đời con được bao bọc bằng ân sủng.
Tạ ơn Cha vì những gì
Cha cương quyết không ban
bởi lẽ điều đó có hại cho con,
hay vì Cha muốn ban cho con một ơn lớn hơn.
Xin cho con vững tin vào tình yêu Cha
dù con không hiểu hết những gì
Cha làm cho đời con.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.