Những gương mặt của Giáo hội đã chống lại sự phân biệt chủng tộc

Meg Hunter Kilmer
Đình Chẩn dịch từ Fr.aleteia.org 

Dù đó là những bậc thánh nhân, chân phước hay đáng kính, Giáo hội cũng có rất nhiều gương mặt mà trong suốt cuộc đời họ đã chống lại sự phân biệt chủng tộc. Aleteia mời bạn khám phá vài người trong số họ khi các cuộc biểu tình tố cáo phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ lan rộng.

"Phân biệt chủng tộc là một bệnh dịch", Thánh Gioan Phaolô II từng nhắc lại trong một bài giảng của Ngài. Khi các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát đang lan rộng ở các thành phố trên khắp nước Mỹ, nhiều người đã lên tiếng trong nhiều thế kỷ. Trong số đó, một số nhân vật của Giáo hội ít được công chúng biết đến nhưng sự dấn thân của họ thật không thể phủ nhận.

1. CHÂN PHƯỚC PIERRE KASUI KIBE (1587 - 1639)

Sinh ra ở Nhật Bản có cha mẹ là Kitô hữu, Pierre Kasui Kibe từ rất sớm đã cảm thấy được mời gọi gia nhập Dòng Tên. Bị lưu đày cùng với số lượng lớn Kitô hữu, sau đó Ngài đến Macau để học tiếng Latin và học thần học. Nhưng tại Macau, lãnh thổ Bồ Đào Nha, người Nhật không được nhận vào chức linh mục. Theo đuổi ước muốn trở thành linh mục, Pierre Kasui Kibe sau đó đã tới Goa, nơi anh cũng bị từ chối.


Không nản lòng hay tức giận vì sự phân biệt đối xử này, anh đã thực hiện một hành trình dài đến Rome để cuối cùng được thụ phong linh mục vào tháng 11 năm 1620. Trở thành một tu sĩ Dòng Tên, cha trở về Nhật Bản để phục vụ các Kitô hữu bị bắt bớ đang sống chui. Bản thân  cha cũng bị bắt, bị tra tấn và sau đó bị xử tử vì đức tin.

Ngài được phong chân phước vào ngày 24 tháng 11 năm 2008 tại Nagasaki, cùng với 187 vị tử đạo khác. Giáo hội tưởng nhớ Ngài vào ngày 4 tháng 7.

2. CHERABA TERESA CHIKABA (1676 - 1748)


Giống như thánh Josephine Bakhita, Teresa Chikaba, đến từ Ghana, bị bắt cóc và bán làm nô lệ khi cô còn nhỏ. Mặc dù được bà chủ Tây Ban Nha đối xử tốt, Teresa Chikiba dù sao cũng là nô lệ và phải chịu những lời lăng mạ, chế nhạo phân biệt chủng tộc và đánh đập bởi những người hầu khác trong nhà. Sau cái chết của bà chủ, chị được trả tự do và muốn vào tu viện. Mặc dù thực tế rằng chị được tự do và có một số tài sản được thừa kế từ bà chủ, chị tiếp tục bị từ chối đội lúp dòng. Cuối cùng, chị được phép vào một tu viện Đa Minh ở Salamanca nhưng bị buộc phải sống ở đó với tư cách là một người hầu hơn là một nữ tu. Tuy nhiên, chị vẫn trung thành với Chúa và tận hiến cuộc đời cho Ngài.

3. FRANÇOIS DE PAULE VICTOR (1827 - 1905)


Sinh ra là một nô lệ từ người cha vô danh, ở Brazil, François de Paule Victor, khi còn là một thiếu niên, đã cảm thấy ước muốn tận hiến cuộc đời mình cho Chúa. Anh trình bày điều đó với ông chủ của mình, ông đã lôi anh xuống đường và đánh anh dữ dội. Nhưng chàng trai trẻ vẫn kiên trì và thành công trong việc thuyết phục Đức Cha Antônio Ferreira Viçoso, giám mục của mình, người sau này cũng trở nên bậc đáng kính, người quyết định đưa cho anh làm chủng sinh. Là người da đen duy nhất trong chủng viện, nên ít nhất là anh phải chịu đựng sự khinh bỉ và chế nhạo của người khác. Nhưng qua nhiều ngày, lòng tốt và sự rạng rỡ của anh khiến người khác im lặng. Khi được phong chức linh mục, nhiều giáo dân da trắng đã từ chối rước lễ từ tay ngài. Ở đây một lần nữa, tìm cách đến gần Chúa hàng ngày, Cha François de Paule Victor, qua cuộc sống hàng ngày, đã thành công trong việc bịt miệng những lời nhạo báng, lăng mạ và miễn cưỡng và trở thành một nhân vật tốt bụng trong cộng đồng của mình. Ngài được mừng lễ vào ngày 23 tháng 9.

4. CHÂN PHƯỚC CEAXINO NAMUNCURÁ (1886 - 1905)


Ceferino Namuncurá là người may mắn đầu tiên được sinh ra ở Argentina. Là con trai của một thủ lĩnh của bộ lạc Mapuche, một người dân bản địa sống ở Chile và Argentina, anh cảm thấy rất khao khát Chúa trong lòng và xin phép cha cho học tại Buenos Aires.

Vì là người bản địa duy nhất trong lớp, anh là mục tiêu của những trò nhạo báng và phân biệt chủng tộc độc ác. Nhưng nếu những lời nói đó làm tổn thương anh, thì hành vi của anh đã thể hiện lòng tốt đối với mọi người. Cuối cùng anh vào Dòng Sa-lê-diêng với ước mong trở thành linh mục, nhưng anh đã chết vì bệnh lao vào năm 18 tuổi.

"Ceferino là sự phản chiếu chân thực và là hoa trái từ các giá trị của các dân tộc mà Giáo hội đánh giá cao và khuyến khích," Đức giám mục của Ngài nói sau đó. Ngài được kính nhờ vào ngày 11 tháng Năm.

5. CHÂN PHƯỚC ISIDORE BAKANJA (1887 - 1909)


Một giáo lý viên nơi các cha dòng Trappist ở Mbandaka, Zaire (nay là Cộng hòa Dân chủ Congo), Isidore Bakanja làm công trong một đồn điền cao su. Anh không ngại nói lên tình yêu của mình dành cho Chúa và khao khát giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người mà anh biết.

Nhưng ông chủ của anh, kẻ đã từ chối bài diễn văn của Giáo hội về sự bình đẳng và không cho phép anh được đọc kinh Mân côi, rồi đã đánh anh đến chết. Anh chết vì những vết thương sau khi đã tha thứ cho những kẻ tấn công mình.

Thánh Gioan Phaolô II phong chân phước cho anh vào năm 1984 và Isidore Bakanja được kính nhớ vào ngày 12 tháng 8.

Nguồn: https://phatdiem.org