Bài Ðọc I: Gr 7, 23-28
“Này là dân không chịu nghe lời Chúa là Thiên Chúa của họ”.
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Ðây Chúa phán: Ta truyền cho họ lời này: Các ngươi hãy nghe lời Ta, thì Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi, và các ngươi sẽ là dân Ta. Các ngươi hãy đi trong mọi đường lối mà Ta truyền dạy cho các ngươi, để các ngươi được hạnh phúc.
Nhưng họ không nghe, họ không chịu lắng tai, họ vẫn chạy theo ý định và lòng xấu xa của họ, họ đã ngoảnh mặt đi chứ không nhìn Ta. Từ ngày cha ông họ ra khỏi đất Ai Cập cho đến ngày nay, ngay từ sáng sớm, Ta lần lượt sai các tiên tri tôi tớ của Ta đến với họ, nhưng họ không nghe Ta, không chịu lắng tai nghe. Họ tỏ ra cứng đầu cứng cổ, và còn sống tệ hơn cha ông họ! Ngươi có nói cho họ biết tất cả các điều ấy, thì họ sẽ không nghe ngươi đâu; Vậy ngươi hãy nói cho họ biết: Này là dân không chịu nghe lời Chúa là Thiên Chúa của họ, không chấp nhận kỷ luật, lòng trung tín đã mất và miệng họ không còn nhắc đến nữa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 94,1-2.6-7.8-9
Ðáp: Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: Các bạn đừng cứng lòng.
Xướng: 1) Hãy tới, chúng ta hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hô Ðá Tảng cứu độ của ta! Hãy ra trước thiên nhan với lời ca ngợi; chúng ta hãy xướng ca để hoan hô Người.
Ðáp: Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: Các bạn đừng cứng lòng.
2) Hãy tiến lên, cúc cung bái và sụp lạy; hãy quỳ gối trước nhan Chúa, Ðấng tạo thành ta. Vì chính Người là Thiên Chúa của ta, và ta là dân Người chăn dẫn, là đoàn chiên thuộc ở tay Người.
Ðáp: Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: Các bạn đừng cứng lòng.
3) Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: “Ðừng cứng lòng như ở Mêriba, như hôm ở Massa trong khu rừng vắng, nơi mà cha ông các ngươi đã thử thách Ta, họ đã thử Ta mặc dầu đã thấy công cuộc của Ta”.
Ðáp: Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: Các bạn đừng cứng lòng.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: 2Cr 6,2b
Ðây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ.
Phúc Âm: Lc 11, 14-23
“Ai không thuận với Ta là nghịch cùng Ta”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu trừ một quỷ câm. Khi quỷ ra khỏi, người câm liền nói được và dân chúng đều bỡ ngỡ. Nhưng có mấy người trong bọn họ nói rằng: “Ông ta nhờ tướng quỷ Bêelgiêbút mà trừ quỷ”. Mấy kẻ khác muốn thử Người, nên xin Người một dấu lạ từ trời xuống. Nhưng Người biết ý của họ, liền phán: “Nước nào tự chia rẽ, sẽ diệt vong, và nhà cửa sẽ sụp đổ chồng chất lên nhau. Vậy nếu Satan cũng tự chia rẽ, thì nước nó làm sao đứng vững được? Bởi các ngươi bảo Ta nhờ Bêelgiêbút mà trừ quỷ, vậy nếu Ta nhờ Bêelgiêbút mà trừ quỷ, thì con cái các ngươi nhờ ai mà trừ? Bởi đó, chính con cái các ngươi sẽ xét xử các ngươi. Nhưng nếu Ta nhờ ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, ắt là nước Thiên Chúa đã đến giữa các ngươi rồi. Khi có người khoẻ mạnh và võ trang đầy đủ canh giữ nhà mình, thì của cải người đó được an toàn; nhưng nếu có người mạnh hơn xông đến đánh bại hắn, thì sẽ tước hết khí giới hắn tin tưởng, và làm tiêu tan hết những gì đã tước đoạt. Ai không thuận với Ta là nghịch cùng Ta, và ai không thu góp với Ta là phân tán”.
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm:
Đức
Giêsu vừa mới trục xuất được một quỷ câm.
Khi
quỷ xuất ra thì người câm nói ngay được (c. 14).
Cùng
với sự ngạc nhiên thích thú của đám đông,
còn
có sự vu khống xuyên tạc của một số người khác.
Họ
cho rằng chẳng qua Đức Giêsu chỉ là kẻ dựa dẫm Bêendêbun.
Bêendêbun
là tên của một vị thần ở vùng Canaan.
Người
Do thái vẫn coi các thần dân ngoại là ma quỷ (1Cr 10, 19-20).
Ở
đây, Bêendêbun chính là quỷ vương, là Xatan (c. 18).
Như
thế Đức Giêsu bị tố cáo là người cùng phe với quỷ,
dùng
tay tướng quỷ để trừ các quỷ nhỏ.
Đức
Giêsu cho thấy sự sai lầm của lập luận này.
Ngài
nhắc đến nước của Xatan, một nước hiện vẫn còn đứng vững (c. 18).
Nước
ấy chưa sụp đổ vì không có sự chia rẽ giữa các quỷ với nhau,
nên
không thể bảo là Ngài dùng quỷ vương để trừ quỷ nhỏ.
Vả
lại, có những người Do thái khác cũng trừ quỷ như Ngài.
Có
ai dám bảo là họ thông đồng với quỷ vương không ? (c. 19).
Đức
Giêsu vén mở cho thấy ý nghĩa của việc Ngài trừ quỷ.
“Nếu
tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ,
thì
quả là Nước Thiên Chúa đã đến giữa các ông” (c. 20).
Nước
Thiên Chúa đến qua việc Đức Giêsu giải phóng.
Ngài
giải phóng con người khỏi bệnh tật thân xác.
Ngài
trả lại cho con người khả năng nghe, nói, nhìn.
Ngài
kéo người bất toại đứng lên, đi được, đưa tay ra.
Ngài
trả người phong về với cộng đoàn, đưa người chết ra khỏi mộ.
Trên
hết, Ngài giải phóng con người khỏi sự chật hẹp của lòng mình.
Ngài
mở con người ra trước nỗi đau và cô đơn của anh em.
Ngài
nâng con người lên tới tầm cao của trái tim Thiên Chúa.
Như
thế là con người được thật sự tự do.
Chỗ
nào có tự do thật sự, chỗ đó có Nước Thiên Chúa.
Chỗ
nào có Nước Thiên Chúa, chỗ đó nước của Xatan phải lui đi.
Cuộc
chiến giữa Nước Thiên Chúa và nước Xatan vẫn tiếp diễn,
nhưng
Nước Thiên Chúa đã đến rồi, ngón tay Thiên Chúa ở đây.
Chúa
Giêsu vẫn tiếp tục trừ quỷ và mời chúng ta cộng tác.
Làm
sao để con người hôm nay không còn bị ám bởi bất cứ thụ tạo nào,
không
sụp lạy trước bao ngẫu tượng mới của thời đại?
Quỷ
vẫn là kẻ mạnh, được vũ trang đầy đủ, đứng canh nhà của nó (c. 21).
Nhưng
Thiên Chúa và Chúa Giêsu lại là người mạnh hơn (c. 22).
Người
mạnh hơn tấn công, tước vũ khí và phân chia chiến lợi phẩm.
Trong
cuộc chiến này, chúng ta không có quyền mập mờ, hàng hai.
Mùa
Chay mời chúng ta đứng hẳn về phía Giêsu,
vì
ai không ở với Giêsu là chống lại Ngài,
ai
không thu góp với Giêsu là phân tán (c. 23).
Hãy
quyết định dứt khoát để cùng với Giêsu chiến đấu cho Nước Cha.
Cầu
nguyện:
Lạy
Chúa Giêsu,
ai
trong chúng con cũng thích tự do,
nhưng
mặt khác chúng con thấy mình dễ bị nô lệ.
Có
nhiều xiềng xích do chính chúng con tạo ra.
Xin giúp chúng con được tự do thực sự:
tự
do trước những đòi hỏi của thân xác,
tự do trước đam mê của trái tim,
tự do trước những thành kiến của trí
tuệ.
Xin giải phóng chúng con khỏi cái tôi ích kỷ,
để dễ nhận ra những đòi hỏi tế nhị của
Chúa,
để nhạy cảm trước nhu cầu bé nhỏ của
anh em.
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho chúng con được tự do như
Chúa.
Chúa tự do trước những ràng buộc hẹp
hòi,
khi Chúa đồng bàn với người tội lỗi
và chữa bệnh ngày Sabát.
Chúa tự do trước những thế lực đang
ngăm đe,
khi Chúa không ngần ngại nói sự thật.
Chúa tự do trước khổ đau, nhục nhã
và cái chết,
vì Chúa yêu mến Cha và nhân loại đến
cùng.
Xin cho chúng con đôi cánh của tình yêu hiến dâng,
để chúng con được tự do bay cao. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J