Lời Chúa: Lc 14, 1.7-11
Một ngày sabát kia,
Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu để dùng bữa: họ cố dò xét
Người. Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn chỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ
dụ ngôn này: “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo lỡ
có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh
lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: “Xin ông nhường chỗ cho vị này.”
Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. Trái lại, khi anh được mời,
thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: “Xin mời ông
bạn lên trên cho.” Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn.” Vì
phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”
Suy niệm:
Khi thấy các khách dự tiệc có khuynh hướng chọn ngồi chỗ nhất,
Đức Giêsu đưa ra một
lời khuyên đối với họ (cc. 8-10).
Mới nghe những lời
khuyên này,
ta có cảm tưởng đây
chỉ là những lời dạy cách ứng xử khôn khéo.
Nên chọn ngồi chỗ
cuối,
vì nếu chủ tiệc sắp
xếp lại chỗ ngồi theo thứ bậc,
bạn có cơ hội được mời
lên chỗ trên.
Thà ngồi dưới rồi được
đưa lên, còn hơn ngồi trên mà bị kéo xuống.
Như thế ngồi chỗ cuối
rốt cuộc chỉ là một giả vờ,
để che dấu tham vọng
muốn được ngồi lên trên.
Ngồi chỗ cuối chỉ là
để tránh một xấu hổ, sỉ nhục,
và nhắm đến một vinh
dự trước mặt mọi người đồng bàn (cc. 9-10).
Đức Giêsu có ý khuyên
dạy người ta như thế không?
Chắc là không.
Qua dụ ngôn đơn sơ và
có thể gây hiểu lầm trên đây (c. 7),
Đức Giêsu muốn nói với
khách dự tiệc một điều quan trọng hơn nhiều.
Bài ca Magnificat đã
nói đến một sự đảo ngược lớn lao sẽ xảy ra:
Chúa dẹp tan kẻ kiêu
căng, hạ bệ người quyền thế, đuổi kẻ giàu sang,
nhưng nâng cao kẻ
khiêm nhường, ban dư đầy cho người đói (1, 51-53).
Các Mối Phúc
cho và Khốn cho cũng nói lên sự đảo ngược này.
Phúc cho người nghèo,
người đói, người khóc than.
Khốn cho người giàu,
người no, người được ca tụng (6, 20-26).
Dụ ngôn Ladarô và ông
nhà giàu là một minh họa về điều đó (16, 19-31).
Trong câu cuối của bài
Tin Mừng hôm nay,
Đức Giêsu cũng nói lên
sự đảo ngược ấy khi Nước Thiên Chúa đến.
“Ai tôn mình lên sẽ bị
hạ xuống.
Còn ai hạ mình xuống
sẽ được tôn lên” (c. 11).
Bị hạ xuống trong bữa
tiệc, thật là điều hổ nhục.
Nhưng bị Thiên Chúa hạ
xuống trong ngày sau hết thì kinh khủng hơn nhiều.
Nỗi hổ nhục sẽ muôn
đời còn mãi.
Để thực hành lời
khuyên của Đức Giêsu cho đúng đắn,
thánh Basiliô cho ta
một soi sáng như sau:
“Chúng ta phải để cho
chủ tiệc lo chuyện xếp chỗ các khách mời.
Như thế chúng ta mới
nâng đỡ lẫn nhau trong nhẫn nhục và bác ái,
đối xử với nhau trong
sự kính trọng,
xa tránh mọi tìm kiếm
hư danh và khoe khoang.
Chúng ta không giả vờ
khiêm tốn.
Bởi lẽ thích tranh
chấp và cãi vã là dấu hiệu kiêu ngạo
còn lớn hơn chuyện
ngồi ghế đầu khi phải ngồi chỉ vì vâng phục.”
Kitô hữu vẫn phải đối
diện với cám dỗ của tham vọng và quyền uy.
Ngấm ngầm hay lộ liễu,
những tranh giành ảnh hưởng vẫn xảy ra.
Trong lòng, ai cũng
nghĩ mình xứng đáng hơn người khác.
Thèm muốn vinh dự,
chức tước, đã gây bao chia rẽ trong Giáo Hội.
Chỉ mong tôi thực sự
hạ mình trước anh em tôi.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, vì con bé nhỏ,
nên
xin yêu ngài bằng khả năng bé nhỏ của con.
Cho
con biết yêu
những
công việc bé nhỏ mỗi ngày,
những
công việc âm thầm,
những
bổn phận mà con làm vì yêu mến.
Cho
con biết yêu những hy sinh bé nhỏ mỗi ngày,
vui
lòng đón nhận những thánh giá tuy nhỏ,
nhưng
làm tim con đau đớn.
Cho
con biết yêu tinh thần bé nhỏ của trẻ thơ,
đơn
sơ thú nhận mình yếu đuối và bất lực,
sung
sướng nương tựa vào duy một mình Chúa.
Hơn
nữa, xin cho con can đảm,
dám
chọn những gì giúp con trở nên bé nhỏ hơn,
nhờ
đó con vui tươi phục vụ mọi người
và
hạnh phúc khi thấy Chúa lớn lên trong con.
Mỗi
lần bị cám dỗ tự cao,
xin
cho con biết ngắm nhìn con đường Chúa đã đi,
con
đường bé nhỏ và khiêm hạ.
Ước
gì con được làm bạn của Chúa
trên
đường từ Bêlem đến Núi Sọ,
và
được ở bên Chúa trong Nước Trời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.