Bài Ðọc I: Gr 20, 7-9
“Lời Chúa làm cớ cho tôi bị nhục nhã”.
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Lạy Chúa, Chúa đã khuyến dụ tôi, và Chúa đã khuyến dụ được tôi. Chúa đã hùng mạnh hơn tôi và thắng được tôi: suốt ngày tôi đã trở nên trò cười, và mọi người đều chế nhạo tôi. Mỗi lần tôi nói, tôi phải la lớn và loan báo sự hung bạo và điêu tàn, cho nên lời Chúa làm cớ cho tôi bị nhục nhã và bị chế nhạo suốt ngày. Tôi đã nói rằng: “Tôi sẽ không nhớ đến Người nữa, sẽ không nhân danh Người mà nói nữa, thì lúc đó trong lòng tôi như lửa đốt nóng, âm ỉ trong xương cốt tôi, tôi kiệt sức, không chịu nổi nữa”.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 62, 2. 3-4. 5-6. 8-9
Ðáp: Lạy Chúa là Thiên Chúa con, linh hồn con khát khao Chúa.
Xướng: 1) Ôi lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa của con, con thao thức chạy kiếm Ngài. Linh hồn con khát khao, thể xác con mong đợi Chúa con, như đất héo khô, khát mong mà không gặp nước!
Ðáp: Lạy Chúa là Thiên Chúa con, linh hồn con khát khao Chúa.
2) Con cũng mong được chiêm ngưỡng thiên nhan ở thánh đài, để nhìn thấy quyền năng và vinh quang của Chúa. Vì ân tình của Ngài đáng chuộng hơn mạng sống, miệng con sẽ xướng ca ngợi khen Ngài.
Ðáp: Lạy Chúa là Thiên Chúa con, linh hồn con khát khao Chúa.
3) Con sẽ chúc tụng Ngài như thế trọn đời con; con sẽ giơ tay kêu cầu danh Chúa. Hồn con được no thỏa dường như bởi mỹ vị cao lương, và miệng con ca ngợi Chúa với cặp môi hoan hỉ.
Ðáp: Lạy Chúa là Thiên Chúa con, linh hồn con khát khao Chúa.
4) Vì Chúa đã ra tay trợ phù con, để con được hoan hỉ núp trong bóng cánh của Ngài. Linh hồn con bám thân vào Chúa, và tay hữu Chúa nâng đỡ người con.
Ðáp: Lạy Chúa là Thiên Chúa con, linh hồn con khát khao Chúa.
Bài Ðọc II: Rm 12, 1-2
“Anh em hãy tiến thân làm của lễ sống động”.
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, tôi nài xin anh em vì lượng từ bi Thiên Chúa, hãy hiến thân anh em làm của lễ sống động và thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa. Ðó là việc phụng thờ hợp lý anh em phải làm. Anh em đừng theo thói đời này, nhưng hãy canh tân lòng trí anh em, để anh em biết đâu là thánh ý Chúa, biết điều gì tốt lành đẹp lòng Chúa và hoàn hảo.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 6, 64b và 69b
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, lời của Chúa là thần trí và là sự sống; Chúa có những lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 16, 21-27
“Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các môn đệ thấy: Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, sẽ bị giết và ngày thứ ba thì sống lại. Phêrô kéo Người lại mà can gián Người rằng: “Lạy Thầy, không thể thế được! Thầy sẽ chẳng phải như vậy đâu”. Nhưng Người quay lại bảo Phêrô rằng: “Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy, con làm cớ cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu biết những gì thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người”.
Bấy giờ Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy. Vì chưng, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai đành mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ được sự sống. Nếu ai được lợi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình, thì được ích gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi được sự sống mình? Bởi vì Con Người sẽ đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ trả công cho mỗi người tuỳ theo việc họ làm”.
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm:
Ðức
Giêsu đã gặp nhiều cám dỗ trong đời.
Cám
dỗ bởi ma quỷ trong sa mạc.
Cám
dỗ bởi đám đông đòi xem phép lạ từ trời.
Cám
dỗ bởi nhiều người thách xuống khỏi thập giá.
Bài
Tin Mừng hôm nay cho thấy
Ðức
Giêsu bị cám dỗ bởi chính Phêrô,
người
mà Ngài đã đặt làm nền tảng cho Hội Thánh.
Cơn
cám dỗ này nguy hiểm biết bao,
vì
đến từ tình thương của một người môn đệ.
Phêrô
không thể nào chấp nhận được
chuyện
Ðấng Mêsia phải chịu khổ đau và chịu chết.
Ðức
Giêsu đã mạnh mẽ chống lại cơn cám dỗ này.
Ngài
nói với ông như nói với Xatan trước đây:
“Xatan,
lui lại đàng sau Thầy!”
Phêrô
đã đi trước Thầy.
Ông
quên mất vị trí đi sau của người môn đệ.
Ông
không ngờ mình trở nên viên đá làm Thầy suýt vấp.
Lối
nghĩ của Phêrô rất tự nhiên, rất “người”,
nhưng
đó không phải là lối nghĩ của Thiên Chúa.
Dần
dần ông mới chấp nhận số phận bi đát của Thầy
và
dám mất tất cả vì Thầy.
Sống
ở đời ai cũng tranh phần được, và sợ mất.
Vấn
đề là phải xác định xem
đâu
là cái được thực sự, lâu bền, trọn vẹn,
đâu
là cái được quan trọng nhất, cần thiết nhất.
Kitô
hữu là người say mê cái được vĩnh cửu,
vì
thế họ chấp nhận những mất mát tạm thời:
mất
công, mất của, mất thì giờ,
mất
uy tín, mất tương lai và mất cả mạng nữa.
Họ
tin rằng cuối cùng chẳng có gì mất cả.
Mọi
sự họ mất vì Thầy Giêsu, họ đều được lại.
Mất
tạm thời để giữ được mãi mãi.
Từ
bỏ chính mình là để tìm lại
cái
tôi trong suốt hơn, ngời sáng hơn.
Các
vị tử đạo là những người say mê sự sống,
đến
nỗi dám chấp nhận cái chết.
Các
ngài coi trọng sự sống vĩnh cửu của mình
hơn
cả thế giới phú quý vinh hoa.
Lắm
người tưởng mình được, hoá ra lại mất
Lắm
người vui lòng mất, hoá ra lại được.
Chúng
ta cần suy nghĩ sâu về cái được, cái mất,
để
không phải hối hận sau này.
Ðức
Giêsu đã mất tất cả và đã được lại tất cả.
Ðó
là lý do khiến chúng ta dám từ bỏ, hy sinh,
dám
vượt lên trên lối sống thực dụng, ích kỷ.
Không
cần đợi sau cái chết, ta mới thấy mình được.
Bình
an, niềm vui, triển nở trong tự do và yêu thương
là
những cái được ta có ngay từ đời này.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa, Chúa đã chịu chết và sống lại,
xin dạy chúng con biết chiến đấu
trong cuộc chiến mỗi ngày
để được sống dồi dào hơn.
Chúa đã khiêm tốn và kiên trì
nhận lấy những thất bại trong cuộc đời
cũng như mọi đau khổ của thập giá,
xin biến mọi đau khổ cũng như mọi thử
thách
chúng con phải gánh chịu mỗi ngày,
thành cơ hội giúp chúng con thăng tiến
và trở nên giống Chúa hơn.
Xin dạy chúng con biết rằng
chúng con không thể nên hoàn thiện
nếu như không biết từ bỏ chính mình
và những ước muốn ích kỷ.
Ước chi từ nay,
không gì có thể làm cho chúng con
khổ đau và khóc lóc
chỉ vì quên đi niềm vui ngày Chúa phục
sinh.
Chúa là mặt trời tỏa sáng Tình Yêu Chúa
Cha,
là hy vọng hạnh phúc bất diệt,
là ngọn lửa tình yêu nồng nàn;
xin lấy niềm vui của Người
mà làm cho chúng con nên mạnh mẽ
và trở thành mối dây yêu thương,
bình an và hiệp nhất giữa chúng con.
Amen.
(Chân phước Têrêxa Calcutta)
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J