MÔNG CỔ,
GIỮA TÍN NGƯỠNG TỔ TIÊN
VÀ MẢNH ĐẤT TRUYỀN GIÁO CÔNG GIÁO
Olivier
Bonnel
Giống như những con đường tơ lụa xuyên suốt đất
nước, Mông Cổ cũng là nơi giao thoa của các tôn giáo và tín ngưỡng vốn đã hình
thành nên bản sắc đất nước qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, chỉ là một thiểu số nhỏ
bé, người Công giáo vẫn sống hòa hợp với phần còn lại của xã hội. Cận cảnh
khung cảnh tôn giáo mà Đức Phanxicô đến gặp.
Được đánh dấu bởi chủ nghĩa vô thần của nước Cộng
hòa Nhân dân, vốn đã trở thành vệ tinh của Liên Xô vào năm 1924 và cho đến đầu
những năm 1990 cũng như khi giành được độc lập, đất nước này trước hết kín múc
tính tôn giáo từ di sản Phật giáo của mình. Phật giáo Mông Cổ thuộc trường phái
Gelupa, đại diện cao nhất của trường phái này là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Dựa trên
di sản này, thậm chí còn có một nỗ lực nhằm kết hợp chủ nghĩa cộng sản với Phật
giáo địa phương, nỗ lực này đã kết thúc trong thất bại và dẫn đến các cuộc
thanh trừng và phá hủy các tu viện đáng kể. Ngay trước khi kỷ nguyên cộng sản
ra đời, đất nước này thậm chí còn có thời gian ngắn là một nước thần quyền Phật
giáo. Một dấu hiệu cho thấy sự lo sợ về sự quay trở lại của tôn giáo, Cộng hòa
Nhân dân Mông Cổ đã phải ngăn chặn sự hóa sinh của Đức Phật bằng một sắc lệnh.
Truyền thống Phật giáo
Tuy nhiên, Phật giáo sẽ vẫn còn ngấm ngầm trong
những thập niên tiếp theo. Nhà nhân chủng học Grégory Delaplace, một chuyên gia
về các vấn đề tôn giáo ở Mông Cổ, giải thích: “Mọi người lúc này hay lúc
khác đều nhờ đến các tăng sĩ đang sống bí mật”. Từ những năm 1990, mảnh đất
ươm mầm này đã tạo điều kiện cho sự hồi sinh ngoạn mục của Phật giáo trong nước.
Các tu viện bị phá hủy trong các cuộc thanh trừng lấy cảm hứng từ chủ nghĩa
Stalin vào những năm 1930 đã dần được xây dựng lại vào những năm 2000.
Truyền thống Phật giáo này quy định những mặt
quan trọng trong đời sống xã hội Mông Cổ, với việc các tăng sĩ thường được mời
đến dự đám tang, hỏi ý kiến về những thời điểm quan trọng trong cuộc sống hoặc
để quan sát các vì sao cho Năm Mới.
Một lá cờ Vatican bên ngoài Phủ doãn Tông tòa, nơi Đức Phanxicô sẽ lưu trú
tại Oulan-Bator.
Sự xuất hiện của các nhà truyền
giáo Công giáo
Năm 1992, Mông Cổ được hưởng quyền tự do với tư
cách là một quốc gia độc lập và thông qua hiến pháp mới đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng. Vatican đã gửi ba linh mục đầu tiên đến đất nước này, các thành viên của
Tu hội Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria (CICM), một dòng được thành lập vào thế kỷ
19 bởi Théophile Verbist người Bỉ, người qua đời năm 1868 tại khu vực ngày nay
là Nội Mông, nằm trên lãnh thổ Trung Quốc. Năm 1993, quốc gia Trung Á này và
Tòa Thánh chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến viếng thăm của Đức
Thánh Cha Phanxicô cũng đánh dấu kỷ niệm này.
Nhà thờ Mông Cổ đầu tiên được thánh hiến vào năm
1996, ngày nay là nhà thờ chánh tòa Thánh Phêrô và Phaolô ở Oulan-Bator, nơi Đức
Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ các nhà chức trách Công giáo và các tu sĩ hiện diện
trong nước.
Ngày nay chỉ có 1.500 người, cộng đồng Công giáo
nhỏ bé bao gồm một giám mục, 25 linh mục (trong đó có hai người Mông Cổ) và 33
nữ tu. Giáo hội địa phương này thể hiện trước hết qua công việc bác ái của
mình. Việc loan báo Tin Mừng được thực hiện thông qua các công việc, với khả
năng hội nhập văn hóa rất lớn. Grégory Delaplace giải thích: “Các nhà truyền
giáo Công giáo ít chiêu dụ tín đồ hơn những người Tin Lành, và không dựa vào một
truyền thống, vào sự hiện diện của người di cư địa phương như Chính Thống giáo,
họ chủ yếu phục vụ người dân ở các khu dân cư bị ảnh hưởng đặc biệt bởi nghèo
đói và không yêu cầu người dân phải thực hiện một sự thay đổi triệt để trong cuộc
sống như từ bỏ rượu và thuốc lá“.
Một nhà thờ Công giáo ở Arvaikheer, miền trung Mông Cổ
Nơi giao thoa liên tôn
Với 53% theo đạo Phật, nhưng cũng bao gồm các
nhóm thiểu số Hồi giáo và các Giáo hội Kitô khác, Mông Cổ ngày nay là một phòng
thí nghiệm về đối thoại liên tôn mà Đức Thánh Cha đến gặp. Trong buổi đọc Kinh
Truyền Tin ngày 27 /8/2023, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhấn mạnh tầm quan trọng
của cuộc gặp gỡ này.
Phủ doãn Tông Tòa Oulan-Bator, Đức Hồng Y
Giorgio Marengo, người đã đến đất nước này 20 năm trước, hài lòng với chất lượng
của cuộc đối thoại này. Ban đầu khá hiếm, giờ đây các cuộc gặp gỡ liên tôn diễn
ra hai tháng một lần. Ngài nói : “Giáo hội thấy cần thiết, trong tình
thế tuyệt đối cần có mối quan hệ với các tín hữu thuộc các truyền thống tôn
giáo khác.”
Sự trở lại của đạo Saman
Trong bối cảnh tôn giáo ở Đông Á, một yếu tố
khác cuối cùng cũng rất cần thiết ở Mông Cổ, đó là đạo Saman. Nhà nhân chủng học
nói tiếp: “Người dân rất nhiệt tình với ý tưởng kết nối lại với những truyền
thống được coi là đã mất nhưng cần thiết cho sự thịnh vượng của Mông Cổ”. Đạo
Saman ngày nay dường như là trung tâm của các vấn đề ở Mông Cổ, một đất nước
đang mở cửa với thế giới nhưng lại lo lắng về việc mất đi cội nguồn của mình.
Grégory Delaplace giải thích: “Đối với nhiều
người Mông Cổ, cần phải quay trở lại với đạo Saman và với sự gần gũi với cảnh
quan, với các yếu tố, thiên nhiên để có thể lấy lại vị trí của họ như một người
chinh phục trong lĩnh vực địa chính trị đương đại. Theo họ, Phật giáo là một
tôn giáo áp bức, không phải là tôn giáo của Mông Cổ, của Thành Cát Tư Hãn, đó
không phải là tôn giáo đã cho phép chinh phục một nửa hành tinh”.
Mông Cổ vẫn là vùng đất tự hào về cội nguồn của
mình, vốn thừa kế đế chế của các Khả Hãn, nhưng qua nhiều thế kỷ đã tìm cách kết
hợp các truyền thống tôn giáo khác nhau. Học giả Marie Favreau viết trong cuốn
sách La Horde, comment les Mongols ont changé le monde
(Perrin, 2023): “Chính những người theo Hồi giáo, Kitô giáo và Phật giáo
vẫn tiếp tục cử hành các nghi lễ của thảo nguyên để tôn vinh tổ tiên, Thành Cát
Tư Hãn và con cháu của ông”.
Chuyển ngữ: Tý Linh
Theo nhật báo Vatican News (31.08.2023)
Nguồn: xuanbichvietnam.net (31.08.2023)