Lời Chúa: Mt 9, 27-31
Ðang khi Ðức Giêsu ra
khỏi nơi đó, thì có hai người mù đi theo kêu lên rằng: “Lạy Con Vua Ðavít, xin
thương xót chúng tôi!” Khi Ðức Giêsu về tới nhà, thì hai người mù ấy tiến lại
gần. Người nói với họ: “Các anh có tin là tôi làm được điều ấy không?” Họ đáp:
“Thưa Ngài, chúng tôi tin.” bấy giờ Người sờ vào mắt họ và nói: “Các anh tin
thế nào thì được như vậy.” Mắt họ liền mở ra. Người nghiêm giọng bảo họ: “Coi
chừng, đừng cho ai biết!” Nhưng vừa ra khỏi đó, họ đã nói về Người trong khắp
cả vùng.
Suy niệm:
Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 500 ngàn người bị mù hai mắt,
và 900 ngàn người mù một
mắt.
Tỉ lệ người mù như thế
là cao so với nhiều nước khác.
Bao cố gắng được đưa ra
để giảm số người bị mù,
trong đó có các chương
trình phẫu thuật mắt miễn phí
cho những người nghèo
mắc bệnh đục thủy tinh thể,
một trong những nguyên
nhân dẫn đến mù mắt.
Người ta hy vọng nhờ
đóng góp của các ân nhân,
ngày càng có thêm nhiều
người nghèo được chữa khỏi bệnh đục thủy tinh thể.
Hạnh phúc biết bao cho
ai lần đầu tiên thấy khuôn mặt người thân,
thấy được màu xanh của
lá và phân biệt được sáng với chiều.
Hạnh phúc cho ai lần đầu
tiên đi đứng mạnh dạn một mình
mà không cần bàn tay dắt
hay cây gậy khua phía trước.
Ở nước Palestin thời xưa
cũng có nhiều người mù.
Mù thường bị coi như một
hình phạt của Thiên Chúa (Đnl 28, 28-29).
Người mù hẳn là người bị
đứng ngoài lề xã hội.
Vào thời y khoa còn kém,
người mù phải chịu cảnh tăm tối suốt đời.
Nỗi đau của người mù
cũng ảnh hưởng trên cả đất nước.
Chính vì thế khi nói đến
thời đại hạnh phúc của Đấng Mêsia,
Isaia nhiều lần nhắc đến
chuyện người mù được sáng mắt (Is 35, 5; 42, 7).
Trong bài đọc 1 ta vừa
nghe (Is 29, 18), ngôn sứ Isaia viết:
“Mắt người mù sẽ thoát
cảnh mù mịt tối tăm, và sẽ được nhìn thấy.”
Được nhìn thấy bằng đôi
mắt nghĩa là được mở ra với thế giới bên ngoài.
Tiếp xúc bằng mắt vẫn có
cái gì vượt trội hơn tiếp xúc bằng tay hay tai.
Khi chữa lành những
người mù và những tật bệnh khác,
Đức Giêsu khai mở thời
đại thiên sai (x. Mt 11, 2-6).
Ngài cho thấy Nước Thiên
Chúa nay đã đến.
Khi hai anh mù gọi Đức
Giêsu là Con vua Đavít (c. 27),
họ nhìn nhận Ngài là
Đấng Mêsia, Đấng Thiên Sai.
Bởi thế họ hy vọng Ngài
sẽ cho họ quà tặng của thời thiên sai.
“Xin thương xót chúng
tôi” là xin đưa chúng tôi ra khỏi cảnh mù lòa.
Đức Giêsu đã muốn chữa
hai anh một cách kín đáo, tại nhà của Phêrô.
Ngài không chữa cho họ
ngay lập tức, nhưng lại hỏi họ một câu rất lạ:
“Các anh có tin là tôi
có thể làm được điều ấy không?” (c. 28).
Chỉ khi họ tuyên xưng
niềm tin vào quyền năng của Ngài,
Đức Giêsu mới mở mắt cho
họ bằng một lời và một chạm nhẹ (c. 29).
Niềm vui quá lớn khiến
họ không giữ được lặng thinh (c. 31).
Giáng Sinh là lễ của Ánh
sáng, Ánh sáng ngay giữa đêm đen.
Ơn của Mùa Vọng là ơn
thoát ra khỏi cảnh tăm tối mù lòa.
Mù lòa đâu phải chỉ là
chuyện của hơn 39 triệu người mù trên thế giới *.
Mù lòa về chính mình, mù
lòa vì không thấy những Ladarô trước cửa,
mù lòa về chính những
người trong gia đình, trong giáo xứ,
mù lòa vì không thấy
Chúa vẫn đang hiện diện gần bên,
những mù lòa ấy cũng
nguy hiểm không kém và cần được chữa lành.
Xin Giêsu đụng vào mắt
tôi để tôi được sáng,
và để tôi giúp người
khác cũng được thấy ánh sáng Giêsu.
Cầu nguyện:
Như người mù ngồi bên vệ đường
xin Chúa dủ lòng thương
cho con được thấy.
Xin cho con được thấy
bản thân
với những yếu đuối và
khuyết điểm,
những giả hình và che
đậy.
Cho
con được thấy Chúa hiện diện bên con
cả
những khi con không cảm nghiệm được.
Xin
cho con thực sự muốn thấy,
thực
sự muốn để cho ánh sáng Chúa
chiếu giãi vào bóng tối của con.
Như
người mù ngồi bên vệ đường
xin
Chúa dủ lòng thương cho con được thấy.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.