Bài Ðọc I: Rm 8, 18-25
“Các tạo vật ngóng trông sự mạc khải của con cái Thiên Chúa”.
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, tôi nghĩ rằng những đau khổ ở đời này không thể sánh với vinh quang sắp tới sẽ được mạc khải cho chúng ta. Vì chưng các tạo vật ngóng trông sự mạc khải của con cái Thiên Chúa. Các tạo vật đã phải tùng phục cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn như vậy, nhưng vì Ðấng đã bắt chúng phải tùng phục, với hy vọng là các tạo vật sẽ được giải thoát khỏi vòng nô lệ sự hư nát, để được thông phần vào sự tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa.
Vì chúng ta biết rằng cho đến bây giờ, mọi tạo vật đều rên siết và đau đớn như người đàn bà trong lúc sinh con. Nhưng không phải chỉ có các tạo vật, mà cả chúng ta nữa, là những kẻ đã được hưởng ơn đầu mùa của Thánh Thần, chúng ta cũng rên rỉ trong mình chúng ta khi ngóng chờ phúc làm nghĩa tử của Thiên Chúa và ơn cứu độ thân xác chúng ta.
Vì chưng nhờ niềm cậy trông mà chúng ta được cứu độ. Nhưng hễ nhìn thấy điều mình hy vọng thì không phải là hy vọng nữa. Vì ai đã thấy điều gì rồi, đâu còn hy vọng nó nữa? Nhưng nếu chúng ta hy vọng điều chúng ta không trông thấy, chúng ta sẽ kiên tâm trông đợi.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 125, 1-2ab. 2cd-3. 4-5. 6
Ðáp: Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi.
Xướng: 1) Khi Chúa đem những người Sion bị bắt trở về, chúng tôi dường như người đang mơ, bấy giờ miệng chúng tôi vui cười, lưỡi chúng tôi thốt lên những tiếng hân hoan.
Ðáp: Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi.
2) Bấy giờ dân thiên hạ nói với nhau rằng: Chúa đã đối xử với họ cách đại lượng. Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan.
Ðáp: Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi.
3) Lạy Chúa, xin hãy đổi số phận của tôi, như những dòng suối ở miền nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan.
Ðáp: Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi.
4) Thiên hạ vừa đi vừa khóc, tay mang thóc đi gieo; họ trở về trong hân hoan, vai mang những bó lúa.
Ðáp: Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi.
Alleluia: Tv 118,34
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin giáo huấn con, để con tuân cứ luật pháp của Chúa và để con hết lòng vâng theo luật đó. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 13, 18-21
“Hạt cải mọc lên và trở thành một cây to”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: “Nước Thiên Chúa giống như cái gì? Và Ta sẽ so sánh nước đó với cái gì? Nước đó giống như hạt cải mà người kia lấy gieo trong vườn mình. Nó mọc lên và trở thành một cây to, và chim trời đến nương náu trên ngành nó”.
Người lại phán rằng: “Ta sẽ so sánh Nước Thiên Chúa với cái gì? Nước đó giống như tấm men mà người đàn bà kia lấy bỏ vào ba đấu bột, cho tới khi tất cả khối đều dậy men”.
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm:
Hai
dụ ngôn trên đây tỏ ra lạc quan và hy vọng.
Nước
Thiên Chúa đã được Đức Giêsu khai mở và loan báo.
Nước
ấy cần có thời gian để lớn lên, để tác động trên con người.
Chắc
chắn kết quả cuối cùng sẽ rất tốt đẹp.
Một
người đàn ông ném vào khu vườn của mình một hạt cải nhỏ bé.
Ông
có ước mơ mong mỏi gì không?
Vậy
mà theo thời gian, hạt cải ấy đã lớn lên và trở thành một cây.
Cây
vững đến nỗi chim trời đến làm tổ trên cành của nó được (c. 19).
Đức
Giêsu muốn làm nổi bật sự phát triển mạnh mẽ của Nước Trời.
“Lớn
lên và trở thành” là một tiến trình do Thiên Chúa dẫn dắt.
Bất
chấp những khó khăn trong hiện tại, Nước Trời vẫn cứ lớn lên,
để
rồi sẽ là nơi trú ngụ cho nhiều người ở khắp nơi tìm đến.
Một
phụ nữ lấy men và vùi nó vào một lượng bột rất lớn.
Men
không nhiều, lại được vùi sâu, nên có vẻ như không hiện hữu.
Nhưng
trong thực tế, men đã có đó rồi và đang tác động trên bột.
Với
thời gian, men làm cả khối bột dậy men.
Bấy
giờ sức biến đổi của men mới được mọi người nhận biết.
Khối
bột lên men đã sẵn sàng trở nên những ổ bánh ngon lành.
Đức
Giêsu làm nổi bật sức mạnh của Nước Thiên Chúa
trong
việc biến đổi thế giới này từ bên trong.
Chính
sự tiếp xúc trực tiếp, sự thâm nhập của men vào bột
đã
tạo ra sự biến đổi kỳ diệu ấy.
Những
lời giảng của Đức Giêsu đã vang lên từ hai mươi thế kỷ.
Nước
Thiên Chúa đã được Ngài khai mở và vun trồng mãi đến nay.
Kitô
giáo vẫn là một tôn giáo lớn, chiếm một phần ba dân số thế giới.
Nhưng
có những lúc chúng ta có cảm tưởng như nó bị chựng lại.
Khi
có nhiều nhà thờ phải bán đi vì không có người đi lễ Chúa nhật,
khi
các chủng viện hay dòng tu trở nên vắng vẻ, già nua,
khi
ở nhiều nơi số linh mục thiếu một cách trầm trọng,
khi
tỷ lệ tăng của Kitô hữu không bằng với tỷ lệ tăng của dân số thế giới.
Kitô
giáo có tương lai không? Kitô giáo có thể bị tàn lụi không?
Những
câu hỏi đó làm nhiều người bận tâm và lo lắng.
Hai
dụ ngôn của Đức Giêsu hôm nay đem lại cho ta niềm lạc quan.
Nhưng
đó không phải là thứ lạc quan vô trách nhiệm.
Làm
cho Nước Thiên Chúa lớn lên và thâm nhập vào thế giới hôm nay,
đó
không phải chỉ là chuyện của Thiên Chúa.
Đó
là chuyện của từng Kitô hữu chúng ta.
Để
hạt cải thành cây, cần một chút chăm bón.
Ai
trong chúng ta cũng là một nhúm men nhỏ được vùi trong đống bột,
đống
bột của trường học hay công ty, của một tập thể hay cộng đồng.
Làm
sao để men của chúng ta tạo ra những tác dụng tốt?
Không
cần phải làm những việc lớn lao để thay đổi bộ mặt thế giới.
Chỉ
xin làm một nhúm men nhỏ để đến với những người tôi gặp hôm nay.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
xin thương nhìn đến Hội Thánh
là đàn chiên của Chúa.
Xin ban cho Hội Thánh
sự hiệp nhất và yêu thương,
để làm chứng cho Chúa
giữa một thế giới đầy chia rẽ.
Xin cho Hội Thánh
không ngừng lớn lên như hạt lúa.
Xin đừng để khó khăn làm chúng con chùn bước,
đừng để dễ dãi làm chúng con ngủ quên.
Ước gì Hội Thánh trở nên men
được vùi sâu trong khối bột loài người
để bột được dậy lên và trở nên tấm bánh.
Ước gì Hội Thánh thành cây to bóng rợp
để chim trời muôn phương rủ nhau
đến làm tổ.
Xin cho Hội Thánh
trở nên bàn tiệc của mọi dân nước,
nơi mọi người được hưởng niềm vui và tự
do.
Cuối cùng xin cho chúng con
biết xây dựng một Hội Thánh tuyệt vời,
nhưng vẫn chấp nhận cỏ lùng trong Hội
Thánh.
Ước gì khi thấy Hội Thánh ở trần gian,
nhân loại nhận ra Nước Trời ở gần bên. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J