LỜI CHỦ CHĂN GIÁO PHẬN XUÂN LỘC
THÁNG 8 – NĂM 2023
Quý Cha và Quý Tu sĩ thân mến,
Thánh Giáo
phụ Ambrôsiô nhắn
nhủ chúng ta:
‘Cha
của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy’. Hãy mở cửa sẵn để đón chào… Hãy
mở rộng tâm hồn và nới rộng lòng trí để thấy được… Hãy làm cho trái tim bạn mở
ra… đón vầng Thái Dương giãi ánh sáng vĩnh cửu chiếu soi mọi người’[1].
Một
nhu cầu sâu thẳm bám theo suốt đời linh mục, tu sĩ là niềm khao khát được đón
nhận ơn soi sáng căn tính hiến dâng và ơn ‘Lòng nhiệt thành đối với nhà
Chúa sẽ nghiền cả mình tôi’ (Ga 2:17)
Một
Để
đáp ứng nhu cầu sâu thẳm ấy, chúng ta hãy đi cho trọn hai bước của quy trình
Chúa Giêsu huấn luyện nhóm Mười hai:
‘Người
lên núi và kêu lại những kẻ Người muốn. Và họ đến với Người. Người đã đặt một
nhóm Mười hai, để họ ở với
Người và
để Người sai
đi rao
giảng, và được quyền năng trừ quỷ…’ (Mc 3:13-15):‘Ở với Người’, là một môn đồ (disciple); ‘Để Người sai đi’, là một tông đồ (apôtre).
Hai
‘Một môn đồ’ là người tự nguyện đặt mình dưới
chân Thầy, đón nhận nhãn quan giáo huấn của Thầy. Lần mở các trang Thánh Kinh Cựu Ước, Êlisée gắn bó với Thầy Êlia
(1V19:19tt). Một nhóm môn đồ nồng nhiệt vây quanh Thầy Isaia (Is 8:16). Các
hiền nhân có những môn đồ thiết thân được gọi là ‘con’ (Cn 1:8.10).
Một
ghi nhận đặc biệt là không một tiên tri hay một hiền nhân nào dám lấy giáo huấn
của mình thay thế ‘Lời Thiên Chúa’. Lời Thiên Chúa là cội nguồn ban khôn ngoan.
Lý tưởng dẫn đến là ‘môn đồ’ theo một Thầy nhân loại là để làm ‘môn đồ’ của
Thiên Chúa. Chính Thiên
Chúa là ‘Thầy’ của mọi tâm hồn:
‘Sấm
của Đức Chúa, Ta sẽ đặt luật của Ta vào bên trong chúng và Ta sẽ viết trên tim
lòng chúng…’ (Giêr 31:33),
‘Hết
thảy đều được Đức Chúa dạy dỗ’ (Is 54:13).
Phần
người ‘môn đồ’, mỗi sáng mở đôi tai lắng nghe và ‘Đức Chúa đã cho tôi lưỡi của
môn sinh (Is 50:4)
Thời Tân Ước, các Thánh sử dành chữ ‘môn đồ’ cho
những người theo và nhận Chúa Giêsu là ‘Thầy’ của mình. Có nhóm Mười hai và
nhóm Bảy mươi hai. Môn đồ thì
nhiều, có những người trung thành và cũng có những người bỏ Thầy (x Ga 6:66). Vâng lời Chúa Phục
Sinh truyền: ‘Các con hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân’, Giáo
hội tiên khởi đã gọi tất
cả tín hữu, dù họ
được thấy Chúa Giêsu nhập thể tại thế hay không, danh xưng thân thương ‘môn
đồ’. Như vậy, mọi tín hữu
được hội nhập nhóm Mười hai:
Tất cả là môn đồ bởi đã
tin vào Chúa Giêsu, đã lưu lại trong lời của Người:
‘Dấu
lạ đầu hết này, Đức Giêsu đã làm tại Cana, xứ Galilê, và đã tỏ vinh quang Ngài
ra và môn đồ đã
tin vào Ngài’ (Ga
2:11).
‘Nếu
các ngươi lưu lại trong lời Ta, thì hẳn thật, các ngươi là môn đồ của Ta’ (Ga 8:31).
Và
‘Phúc cho những ai không thấy
mà tin’ (Ga
20:29)
Trở nên môn
đồ của Thầy Giêsu là
người không nguyên có phẩm tính thích hợp về trí tuệ, luân
lý mà còn là Chúa gọi‘Hãy theo Thầy’ và tận căn cội còn là người được Chúa Cha ban làm môn đệ
của Chúa Con (Ga 6:39; 10:29; 17:6.12).
Trở nên môn
đồ của Thầy Giêsu không
là theo một lý thuyết, nhưng là gắn
bó cá vị với Thầy, đoạn
tuyệt quá khứ để họa đời mình vào Giêsu, để thuộc về Người hơn cả mẹ cha (Mt
10:37). Môn đồ của Thầy Giêsu sẽ vác thập giá mình, uống chén đắng để đón
nhận Nước Trời (Mt 19:28 tt) và để được ‘nghỉ ngơi’ trong Thầy.
Ba
Danh xưng
‘Tông đồ’ dành đặc biệt cho nhóm Mười hai:
‘Kêu
mười hai môn đồ của Ngài lại, Ngài ban cho họ quyền năng trên các thần ô uế…và
chữa mọi tật nguyền bệnh hoạn. Đây là tên của mười hai tông đồ…’ (Mt 10:1.2).
Dưới
nhãn quan của Luca, chính Chúa
Giêsu đặt tên ‘Tông đồ’ cho nhóm Mười hai:
‘Trong
những ngày ấy, Ngài ra núi cầu nguyện và Ngài đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng
Thiên Chúa. Ngày đến, Ngài kêu các môn đồ lại, và chọn lấy trong họ một nhóm
Mười hai mà Ngài gọi
họ là Tông đồ…’ (Lc
6:13).
Ngay
từ khởi đầu thời gian công khai, Chúa Giêsu
đã muốn hiện diện qua nhóm Mười hai để
họ nhân danh Chúa ‘lưới người’, ‘khử trừ quỉ’, ‘loan Tin Mừng’… Họ giúp Người
phân phát bánh cho dân đói trong hoang địa…Họ nhận từ Chúa thẩm quyền dẫn dắt
cộng đoàn. Họ là hiện thân của chính Chúa:
‘Ai
tiếp đón các con là tiếp đón Ta, và ai tiếp đón Ta là tiếp đón Đấng đã sai Ta’ (Mt 10:40).
Chúa
thiết lập nhóm Mười hai làm nền
móng‘dân Israel
mới’. Chính họ
được Đấng Phục Sinh hằng ở cùng cho đến tận thế và được sai đến muôn dân qui tụ thành Giáo hội của Chúa:
‘Tường
thành (Giêrusalem mới) đặt trên mười hai móng, trên các móng, là mười hai tên
của mười hai Tông đồ của Chiên Con’ (Kh
21:14).
Kinh Thánh
Tân Ước còn dùng danh xưng ‘Tông đồ’ cho nhiều người: Không những nhóm Mười hai được Chúa chọn làm nền tảng Giáo hội
mà còn cho Thánh Phaolô Tông đồ dân ngoại, cho cả Thánh Barnabê và nhiều người
khác qua những cách nói:
‘Như
các tông đồ khác, như các anh em của Chúa, và ngay cả Kepha’ (1Co 9:5)
‘Ngài
đã hiện ra cho Giacôbê, đoạn cho các tông đồ hết thảy’ (1Co 15:7).
Tông đồ là người được sai đi, đại diện của
người sai đi. Theo ý nghĩa này, cả Giáo hội là cộng đoàn
được sai đi, mọi hoạt động của Giáo hội đều mang ý nghĩa ‘tông đồ’, cùng gánh vác sứ vụ cứu thế của Chúa Giêsu Kitô:
‘Sự
sống đời đời tức là: chúng nhận biết Cha, Thiên Chúa độc nhất và chân
thật, và Đấng Cha đã sai, Giêsu Kitô’ (Ga
17:3).
Sự
kiện kỳ diệu Chúa chọn
Phaolô ở với Người:
‘Tin
Mừng tôi rao giảng không phải là một Tin Mừng do loài người. Vì chưng tôi đã không chịu lấy hay đã thụ giáo nơi một
người nào nhưng
nhờ mạc khải của Đức Giêsu
Kitô’ (x. Gl 1:11-24),
và sai đi:
‘Hãy
đi! Vì Ta sẽ sai
ngươi đi xa, đến
với dân ngoại’ (CvTđ
22:21).
Phaolô nhấn
mạnh mình được chọn làm ‘Tông đồ’:
‘Phaolô,
nô lệ của Đức Kitô Giêsu, được kêu gọi làm Tông đồ, được tách riêng để giảng Tin Mừng
của Thiên Chúa’ (Rm
1:1).
Phaolô say sưa rao truyền Chúa Kitô Phục sinh,
Tin Mừng tông truyền và chính truyền (Gl 1:8 tt). Tông đồ được sai đi không phải bởi người phàm nhưng bởi Chúa
Giêsu Kitô, ‘cộng tác viên của Thiên Chúa’ (1Thes 3:2), trung
tín dù khi bị thế gian khinh thường, bị bách hại. Tông đồ theo chân Thầy Giêsu hiến mạng cho Đấng mình yêu mến
và cho anh em.
Anh chị em
thân mến,
Hai
phẩm hạnh: ‘Ở với Người’, là một
môn đồ (disciple);
‘Để Người sai đi’, là một tông đồ (apôtre), có thể hiểu như một tiến trình và cũng cần hiểu cả hai lưu thông hỗ tương. Người sống đời dâng hiến theo Chúa
Giêsu mang phẩm hạnhmôn đồ được
sai đi.
Nơi một
giáo xứ, dân Chúa
cần mục tử làm chuẩn mực lòng tin cậy mến, cần mục tử như mẫu sống người tín hữu, cần mục tử làm sáng tỏ những chân lý cứu độ tông truyền
và chính truyền giúp tín hữu phân định
trước các tà thuyết…
Nhờ
sự chuyển cầu của Đức Trinh Mẫu Đầy Ân Phúc và Thánh Cả Giuse, xin Chúa Giêsu thường huấn chúng ta và phù trợ
chúng ta trên đường sứ vụ.
+ Gioan Đỗ Văn Ngân
Giám mục Giáo phận Xuân Lộc