HƯỚNG TỚI MỘT CÁCH TIẾP CẬN VĂN HÓA MANG
TÍNH MỤC VỤ
Tác giả: Hội đồng Giáo
hoàng về văn hóa
Nguồn: vatican.va
Chuyển ngữ: Lm. Giêrônimô Nguyễn Đình Công,
Giám Đốc Các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo tại Việt Nam
MỤC LỤC
Mở đầu: Những bối
cảnh văn hóa mới, những lĩnh vực mới của công cuộc loan báo Tin Mừng
I. Đức tin và văn hóa: Một vài chỉ dẫn
– Những Tin Tốt
Lành của Tin Mừng cho các nền văn hóa
– Loan báo Tin Mừng
và hội nhập văn hóa
– Một cách tiếp cận
văn hóa mang tính mục vụ
II. Những thách đố và những cơ hội
– Một kỷ nguyên mới
trong lịch sử nhân loại
– Những bối cảnh
“Areopagô” (Công Hội Viện) mới và những lĩnh vực văn hóa truyền thống
– Đa văn hóa và
đa tôn giáo
III. Những gợi ý thực hành
– Những mục tiêu
mục vụ ưu tiên
– Các tôn giáo và
“chiều kích tôn giáo”
– Những cách
“thông thường” của việc thực hành đức tin, lòng đạo đức bình dân, những tổ chức
giáo dục trong giáo xứ.
– Các trung tâm
đào tạo thần học
– Các trung tâm
văn hóa Công giáo
– Truyền thông đại
chúng và truyền thông tôn giáo
– Khoa học, kỹ
thuật, đạo đức sinh học và sinh thái học
– Nghệ thuật và
giới nghệ sĩ
– Di sản văn hóa
và du lịch tâm linh
– Giới trẻ
Kết luận: Hướng tới
một cách tiếp cận văn hóa mang tính mục vụ được canh tân nhờ quyền năng của
Chúa Thánh Thần.
MỞ ĐẦU
Những bối cảnh văn hóa mới, những lĩnh vực mới của
công cuộc loan báo Tin Mừng
1. “Ngay từ thời
ban đầu Tin Mừng được loan báo, Giáo hội đã biết đến tiến trình của sự gặp gỡ
và giao thoa với các nền văn hóa” (Fides
et Ratio, 70), vì “một trong những thuộc tính của con người đó là chỉ có thể
đạt được tính người cách chân thật và trọn vẹn nhất nhờ vào văn hóa” (Gaudium et Spes, 53). Theo cách này, Tin
Mừng là Tin Mừng của Chúa Kitô cho con người và toàn thể nhân loại, “vừa là con
vừa là cha của nền văn hóa trong đó con người lăn lộn” (Fides et Ratio, 71), tiếp cận họ trong chính nền văn hóa của riêng
họ, là điều thu hút cách thức sống đức tin của họ và dần dần được định hình bởi
nó. “Ngày nay, khi Tin Mừng dần dần tiến vào tiếp xúc với các nền văn hóa trên
thế giới vượt ra khỏi tầm ảnh hưởng của Kitô giáo, có những nhiệm vụ mới đề ra
cho việc hội nhập văn hóa” (Ibid.,
72). Cùng lúc đó, một vài nền văn hóa Kitô giáo truyền thống hoặc những nền văn
hóa thấm đẫm những truyền thống tôn giáo hàng ngàn năm đang bị mai một. Do vậy,
đó không chỉ là vấn đề tháp nhập đức tin vào những nền văn hóa này, nhưng còn
là việc đem lại sức sống mới cho một thế giới không còn là Kitô giáo thực sự,
trong đó, những tham chiếu về Kitô giáo chỉ có tính cách văn hóa. Trước ngưỡng
cửa Thiên niên kỷ thứ ba, Giáo hội trên toàn thế giới phải đối mặt với những
tình huống văn hóa mới, những lĩnh vực mới của việc loan báo Tin Mừng.
Đối mặt với những
thách đố của “thời đại của chúng ta là thời đại vừa đại thể lại vừa thu hút” (Redemptoris Missio, 38), các Hội Giáo
hoàng về Văn hóa muốn chia sẻ về một số lời chứng và những đề xuất thực tiễn.
Đó là kết quả của một vài thay đổi trong cách tiếp cận mục vụ mới đối với văn
hóa; cảm ơn cách đặc biệt vì sự cộng tác hiệu quả với các Giám mục, như các linh
mục giáo phận, và những người cộng tác của họ trong lĩnh vực này của công việc
mục vụ như là điểm gặp gỡ với thông điệp của Chúa Kitô. Vì mọi văn hóa là “một
nỗ lực để suy ngẫm về mầu nhiệm của thế giới và cách đặc biệt là về mầu nhiệm
con người: đó là một cách đưa ra lời giải thích cho khía cạnh siêu việt của đời
sống nhân loại. Trái tim của mọi nền văn hóa đó chính là cách tiếp cận đến mầu
nhiệm cao cả nhất: đó là mầu nhiệm Thiên Chúa (1). Thách đố mang tính quyết định
của cách tiếp cận mục vụ thông qua văn hóa, bởi vì “một đức tin không trở thành
văn hóa là một đức tin không thể chấp nhận cách trọn vẹn, không thông suốt, và
không phải là một đức tin sống động”. (2)
Những đề nghị được
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đưa ra là yêu cầu cấp bách cho các Hội Giáo
hoàng về Văn hóa: “Bạn phải giúp Giáo hội trả lời những câu hỏi căn bản cho những
nền văn hóa thời đại: Bằng cách nào để thông điệp của Giáo hội có thể đến được
với những nền văn hóa mới, với những hình thức của sự am hiểu và nhạy cảm đương
đại? Làm thế nào để Giáo hội của Chúa Kitô có thể làm cho chính mình được thấu
hiểu bởi tinh thần của thời đại, rất tự hào về những thành tựu của mình và đồng
thời không dễ dàng mở ra cho tương lai của gia đình nhân loại?” (3).
I
ĐỨC TIN VÀ VĂN HÓA: MỘT VÀI CHỈ DẪN
2. Giáo hội là sứ
giả của Chúa Kitô, Đấng cứu độ con người. Giáo hội giữ trong mình chiều kích
văn hóa của con người và của cả cộng đồng nhân loại. Công đồng Vatican II, đặc
biệt là Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay và Sắc lệnh về Hoạt
động Truyền giáo của Giáo hội, các thượng hội đồng giám mục về việc loan báo
Tin Mừng trong thế giới ngày nay và việc dạy giáo lý trong thời đại của chúng
ta, được mở rộng bởi Tông huấn Loan báo Tin Mừng Evangelii Nuntiandi của Đức Giáo hoàng Phaolô VI và Tông huấn Catechesi Tradendae của Thánh Giáo hoàng
Gioan Phao-lô II, đã đưa ra những lời dạy quý báu về phương diện này, được xác
định thêm bởi những Các Hội đặc biệt tiếp sau, từ lục địa này đến lục địa
kia, của Thượng Hội đồng Giám mục và những chuyến tông du của Đức Thánh Cha. Sự
hội nhập văn hóa của đức tin là đối tượng của một suy tư chi tiết về phía Ủy
ban Kinh Thánh Giáo hoàng (4) và Ủy ban Thần học Quốc tế. (5) Thượng Hội đồng
ngoại thường năm 1985 để kỷ niệm lần thứ 20 của Công đồng Vatican II, được
trích dẫn bởi Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu
Độ, trình bày điều này như là “sự biến đổi mật thiết của những giá trị văn hóa
đích thực thông qua sự hòa hợp với Kitô giáo và sự hội nhập vào Kitô giáo những
giá trị văn hóa khác nhau nhân loại” (52). Trong nhiều bài nói chuyện trong suốt
chuyến những chuyến tông du, như với những người tham dự Đại hội các Giám mục Mỹ
Latinh ở Puebla và Santo Domingo, (6) Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã cập
nhật và chỉ định chiều kích mới này của công việc mục vụ của Giáo hội trong thời
đại chúng ta, nhằm đến với nhân loại trong nền văn hóa của họ.
Việc xem xét kỹ
lưỡng những lĩnh vực khác nhau của văn hóa được đề xuất trong tài liệu này chỉ
cho thấy bề rộng của cái được gọi là văn
hóa, cách đặc biệt trong đó con người và các dân tộc phát triển mối tương
quan của họ với thiên nhiên và với anh chị em của mình, với chính mình và với
Thiên Chúa, để đạt tới sự hiện hữu trọn vẹn của nhân vị (x. Gaudium et Spes, 53). Văn hóa chỉ có thể
tồn tại thông qua con người, nhờ con người và vì con người. Đó là toàn thể của
hoạt động con người, trí tuệ và tình cảm của nhân loại, công cuộc tìm kiếm ý
nghĩa, phong tục và đạo đức của con người. Văn hóa rất tự nhiên đối với con người
đến nỗi con người chỉ có thể được biểu lộ thông qua văn hóa. Trong cách tiếp cận
mục vụ thông qua văn hóa, điều cấp bách đối với nhân loại là được phục hồi hoàn
toàn để trở nên được tạo thành “theo hình ảnh giống như Thiên Chúa” (St 1,26),
tách họ ra khỏi cơn cám dỗ xem con người là trung tâm khi tự coi mình độc lập
hoàn toàn với Đấng Tạo Thành. Bởi đó, và sự quan sát này mang tính quyết định
cho việc tiếp cận mục vụ thông qua văn hóa, “cách đương nhiên phải thừa nhận
rằng con người luôn luôn tồn tại trong một nền văn hóa đặc thù, nhưng cũng phải
thừa nhận rằng con người không được xác định một cách hoàn trọn bởi chính nền
văn hóa đó. Hơn nữa, chính sự tiến bộ của các nền văn hóa chứng minh rằng có một
cái gì đó nơi con người vượt trên các nền văn hóa đó. “Cái gì đó” ở đây chính
là bản chất của con người: bản chất này tự nó là thước đo của nền văn hóa và là
điều kiện đảm bảo rằng con người không trở thành tù nhân của bất kỳ nền văn hóa
nào, nhưng để nó khẳng định phẩm giá nhân vị của mình trong một cuộc sống phù hợp
với chân lý sâu xa của hữu thể của mình (Veritatis
Splendor, 53).
Trong mối tương
quan cốt yếu của nó với chân lý và sự thiện hảo, văn hóa không thể chỉ xuất
phát từ kinh nghiệm của những nhu cầu, những mối bận tâm và những yêu cầu căn bản.
“Khía cạnh đầu tiên và nền tảng của văn hóa”, như Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô
II nhấn mạnh với UNESCO, “là luân lý lành mạnh, văn hóa đạo đức”. (7) “Khi những
nền văn hóa bén rễ sâu trong nhân tính, thì chúng mang nơi mình tang chứng của
sự khai mở đặc biệt của con người tìm đến phổ quát và siêu việt” (Fides et Ratio, 70). Được ghi nhận bằng
khuynh hướng đấu tranh để đạt được sự hoàn trọn của mình và những sự sinh động
của con người trong lịch sử của mình (Cf. Ibid.
71), các nền văn hóa cũng chia sẻ cả trong tội lỗi, bởi thực tế này, đòi hỏi
sự phân định cần thiết của các Kitô hữu. Ngôi Lời của Thiên Chúa mang lấy bản
tính nhân loại trong mọi sự chỉ trừ tội lỗi (Dt 4:15), Ngài thánh hóa nó đưa nó, đạt đến sự trọn vẹn trong Thần Khí
Chúa. Mặc khải chính mình theo cách này, Thiên Chúa mở lòng cho nhân loại “bằng
những việc làm và lời dạy, về bản chất gắn bó với nhau” và cho phép con người
khám phá những mầu nhiệm về tình yêu của Ngài “để mời gọi và đón nhận họ vào hiệp
thông với chính Ngài” (Dei Verbum, 2).
Đem Tin Mừng đến với những nền văn hóa khác nhau
3. Để mặc khải
chính mình, từ những nền văn hóa lâu đời phong phú được xuất phát bởi bản tính
nhân loại, Thiên Chúa đã chọn cho mình một dân tộc mà trong nền văn hóa nguyên
thủy đó Ngài đã thấu hiểu, thanh lọc và làm cho nó nên phong nhiêu. Lịch sử của
Giao Ước là lịch sử của sự phát triển của một nền văn hóa trong đó chính Thiên
Chúa gợi hứng cho Dân của Ngài. Kinh Thánh là công cụ được Thiên Chúa muốn dùng
để mặc khải chính Ngài, điều này đã nâng nó lên tầm vượt trên cả văn hóa. “Để
viết ra các sách Thánh, Thiên Chúa đã chọn những con người và dùng họ trong tài
năng và sức lực của họ” (Dei Verbum,
11). Trong Kinh Thánh, Lời của Thiên Chúa, là điều tạo nên sự hội nhập văn hóa
nguyên thủy của đức tin vào Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Đức Giêsu
Kitô, “Lời của Thiên Chúa, được biểu lộ bằng ngôn ngữ của con người, theo nhiều
cách thế khác nhau của ngôn ngữ nhân loại” (Ibid.,
13). Lời tiên báo trong sách Khải Huyền, được khắc ghi trong Lịch Sử Thánh,
luôn luôn trình bày chính mình trong một nền văn hóa không thể tách rời, và
trong đó nó là một phần thiết yếu. Kinh Thánh, Lời của Thiên Chúa được biểu lộ
trong ngôn ngữ của con người, tạo thành một mẫu mực cho sự gặp gỡ hiệu quả giữa
Lời Chúa và văn hóa.
Trong phương diện
này, ơn gọi của Abraham mang tính biểu trưng: “Hãy rời bỏ quê hương, gia đình
ngươi và nhà cha người” (St 12,1). “ Nhờ đức tin, ông Abraham đã vâng nghe tiếng
Chúa gọi mà ra đi đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp, và ông đã ra
đi mà không biết mình đi đâu. Nhờ đức tin, ông đã tới cư ngụ tại Đất Hứa như tại
một nơi đất khách, ông sống trong lều… Vì ông trông đợi một thành có nền móng
do chính Thiên Chúa vẽ mẫu và xây dựng” (Dt 11,8-10). Lịch sử của Dân Thiên
Chúa bắt đầu với một sự gắn liền với đức tin đồng thời với sự chia rẽ văn hóa
và lên đến đỉnh điểm với điều mà chúng ta có thể thấy như một điều gì khác, sự
đóng đinh Chúa Kitô vào thập giá. Ngài đã được nâng cao lên khỏi mặt đất, nhưng
đồng thời cũng trở nên trung tâm điểm của lịch sử nhân loại được nâng lên và tập
hợp trong sự hiệp nhất từ những con chiên tản mác của Thiên Chúa: “Khi Thầy được
nâng lên khỏi mặt đất, Thầy sẽ kéo mọi người lên với Thầy” (Ga 12,32).
Sự vượt khỏi văn
hóa bắt đầu từ ơn gọi của Abraham, người được gọi là “Cha của những người tin”,
truyền đạt điều diễn ra trong sâu thẳm tâm hồn con người khi Thiên Chúa xuất hiện
trong sự hiện hữu của con người, biểu lộ chính Ngài và khơi dậy sự gặp gỡ của
toàn bộ hữu thể loài người. Abraham đã được nhổ ra khỏi nền văn hóa và đời sống
tâm linh của nơi mình ở, được gieo trồng trong đức tin bởi Thiên Chúa trong Đất
Hứa. Thực vậy, sự đổ vỡ này nhấn mạnh sự khác biệt nền tảng của bản chất tự
nhiên tồn tại giữa đức tin và văn hóa. Khác với những ngẫu tượng, thứ được tạo
ra bởi nền văn hóa, Thiên Chúa của Abraham hoàn toàn khác hẳn. Đó là bởi sự mặc
khải rằng Ngài đã bước vào cuộc đời của Abraham. Thời gian tuần hoàn theo những
tôn giáo cổ xưa đã trở nên lỗi thời: với Abraham và dân Do Thái, một thời gian
mới bắt đầu và trở nên lịch sử của con người bước đi trước nhan Thiên Chúa. Đó
không phải là một dân tộc tự tạo cho mình một vị thần, nhưng chính Thiên Chúa
sinh ra một dân tộc, một dân của Thiên Chúa.
Văn hóa trong
Kinh Thánh có một điểm độc nhất. Đó là nền văn hóa của dân Thiên Chúa nơi tâm
điểm là Ngài nhập thể làm người. Lời hứa được thực hiện nơi Abraham đạt đến đỉnh
điểm trong vinh quang của Đức Kitô chịu đóng đinh. Cha của những người tin,
kiên tâm trong việc hoàn trọn lời hứa, tuyên bố hiến lễ của Con Thiên Chúa trên
gỗ của cây Thập Tự. Trong Đức Kitô, Đấng đã đến để hoàn tất cho toàn thể tạo
thành, tình yêu của Thiên Chúa mời gọi toàn thể nhân loại chia sẻ trong tình
con thảo. Thiên Chúa Đấng hoàn toàn khác hẳn chúng ta, biểu lộ chính Ngài trong
Chúa Giêsu Kitô như là một với chính Ngài cho chúng ta: “Ngôi Lời của Thiên
Chúa Cha hằng hữu, khi Ngài mặc lấy thân phận xác phàm của con người yếu đuối,
đã trở nên giống con người” (Dei Verbum,
13). Nhưng đức tin có sức mạnh tác động đến cốt lõi của mọi nền văn hóa và thanh
tẩy nó, làm cho nó trở nên sung mãn, phong phú và trổ hoa trong tình yêu vô hạn
của Chúa Kitô. Sự đón nhận sứ điệp của Chúa Kitô do đó đã đưa đến cho nền văn
hóa hai thành phần căn bản, trong một cách thức hoàn toàn mới, đó là con người và tình yêu. Tình yêu cứu độ của Đức Kitô biểu lộ, vượt trên những giới
hạn của bản tính loài người, giá trị sâu thẳm của họ, được sinh hoa kết quả dưới
tác động của Ân sủng, ân ban của Thiên Chúa. Đức Kitô là nguồn mạch của nền văn
minh tình yêu này, cho con người, những người còn luyến tiếc quá khứ từ thời tội
nguyên tổ trong vườn địa đàng, và là điều mà Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II,
cũng như Đức Giáo hoàng Phaolô VI, không ngừng kêu gọi chúng ta sống thực tại với
mọi dân tộc của điều thiện hảo. Vì mối tương quan căn bản của Tin Mừng, đó là của
Chúa Kitô và của Hội Thánh, với con người trong bản tính nhân loại là người
sáng tạo văn hóa trong chính nền móng của nó. Bằng việc sống Tin Mừng, như hai
thiên niên kỷ lịch sử đã chứng minh, Hội Thánh tỏa sáng ý nghĩa và giá trị của
cuộc sống, mở rộng tầm nhìn của lý trí và củng cố sức mạnh của đạo đức con người,
sống một cách chân chính, đức tin người Kitô hữu biểu lộ tất cả chiều kích sâu
thẳm của phẩm giá con người và bản chất siêu nhiên nhiên của ơn gọi làm người
(Cf. Redemptor Hominis, 10). Những
người tiên phong như Thánh Justin và Thánh Clement Alexandria, Origen và các
Thánh Giáo phụ Cappadocia làm chứng cho điều này. Cuộc tiếp xúc thành công này
của Tin Mừng với những triết lý khác nhau qua nhiều thời đại được Thánh Giáo
Hoàng Gioan Phaolô II gợi lên trong Thông điệp Fides et Ratio (cf. 36-48). “Sự gặp gỡ của đức tin với những nền
văn hóa khác nhau đã thực sự làm phát sinh ra một thực tại mới” (Ibid., 70), bằng cách này nó tạo ra một
nền văn hóa nguyên thủy, trong hầu hết những bối cảnh khác nhau.
Công Cuộc Loan Báo Tin Mừng và sự hội nhập văn
hóa
4. Công cuộc loan
báo Tin Mừng như vậy bao gồm việc công bố cách rõ ràng về mầu nhiệm cứu độ của
Đức Kitô và sứ điệp của Ngài, vì “Thiên Chúa… muốn tất cả mọi người được cứu độ
và nhận biết chân lý” (1Tim 2,4). “Bởi
đó, mọi người, nhờ lời giảng dạy của Giáo hội mà nhận biết Người, phải trở lại
với Người và chịu phép Rửa để sáp nhập vào chính Người và vào Giáo hội, Thân Thể
Người” (Ad Gentes, 7). Sự mới mẻ này
nảy sinh liên tục nhờ Mặc Khải của Thiên Chúa thông qua “lời nói và việc làm, về
bản chất gắn bó với nhau” (Dei Verbum,
2), được truyền thông nhờ Thần Khí của Chúa Kitô hoạt động bên trong Giáo hội,
cho thấy sự thật về Thiên Chúa và ơn cứu độ con người. Lời rao giảng của Chúa
Kitô “Đấng vừa là trung gian hòa giải vừa là cùng đích của Mặc Khải” (Ibid.), làm nổi bật lên Lời đã được ẩn
giấu và đôi khi được chôn giấu trong các nền văn hóa, và mở ra cho họ một một
khả năng vô biên mà Ngài đã tạo nên nhờ đó Ngài dần dần lấp đầy với sự hạ mình
phi thường của đức khôn ngoan vĩnh cửu (cf. Dei
Verbum, 13), biến đổi việc tìm kiếm ý nghĩa của họ trở thành một cuộc tìm
kiếm sự siêu việt, và những bước đệm này trở thành nơi neo đậu cho việc chấp nhận
Tin Mừng. Bằng cách làm chứng một cách mạnh mẽ đức tin của mình, các môn đệ của
Chúa Giêsu đã làm thấm nhuần Tin Mừng vào sự phong phú của các nền văn hóa.
- Đối với Hội
Thánh, việc loan báo Tin Mừng có nghĩa là đem Tin Mừng cho mọi tầng lớp nhân loại,
và nhờ ảnh hưởng của nó biến đổi nhân loại từ bên trong và làm cho nó trở nên mới
mẻ… Đó là câu hỏi không chỉ dành cho việc rao giảng Tin Mừng trong những khu vực
địa lý rộng lớn hơn hoặc cho một số lượng người đông đảo hơn, nhưng còn là việc
tác động và sự biến đổi của nó thông qua sức mạnh của Tin Mừng, những tiêu chuẩn
đánh giá của nhân loại, cách xác định những giá trị, những trọng tâm, những hệ
tư tưởng, nguồn cảm hứng và khuôn thước của cuộc sống, là những thứ đối lập với
Lời của Thiên Chúa và kế hoạch cứu độ.
- Vấn đề là để
loan báo Tin Mừng cho nền văn hóa nhân loại và các nền văn hóa (không phải theo
một đường lối mang tính cách trang trí, như nó là, bằng cách gắn vào đó một lớp
gỗ mịn bên ngoài, nhưng là theo một đường lối sống động, có chiều sâu và nền tảng)
theo nghĩa rộng và phong phú những điều này có trong Gaudium et spes, luôn lấy con người làm xuất phát điểm và luôn trở
lại với mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa.
- Tin Mừng, và bởi
đó việc loan báo Tin Mừng, chắc chắn không đồng nhất với văn hóa, và chúng độc
lập đối với tất cả các nền văn hóa. Tuy nhiên, thế giới mà Tin Mừng được rao giảng
được sống bởi những con người có mối liên hệ sâu sắc với văn hóa, và việc xây dựng
vương quốc đó không thể tránh khỏi việc vay mượn những yếu tố của văn hóa nhân
loại và các nền văn hóa. Mặc dù độc lập với các nền văn hóa, nhưng Tin Mừng và
việc loan báo Tin Mừng không nhất thiết phải xung khắc với các nền văn hóa;
thay vào đó chúng có khả năng thẩm thấu vào tất cả các nền văn hóa mà không trở
nên tùy thuộc vào chúng.
- Sự phân rẽ giữa
Tin Mừng và văn hóa không còn nghi ngờ gì nữa là một vở kịch của thời đại chúng
ta, cũng giống như của bao thời đại khác. Bởi vậy, mọi nỗ lực phải được đảm bảo
là việc loan báo Tin Mừng cách trọn vẹn cho nền văn hóa, chính xác hơn là cho
các nền văn hóa. Chúng phải được tái sinh nhờ việc gặp gỡ với Tin Mừng. Nhưng
cuộc gặp gỡ này sẽ không diễn ra nếu Tin Mừng không được loan báo” (Evangelii Nuntiandi, 18-20). Để làm được
điều này, điều cần thiết là phải loan báo Tin Mừng bằng ngôn ngữ và văn hóa của
con người.
Tin Mừng này nhắm
đến con người trong tính toàn vẹn phức tạp của nó, tinh thần và luân lý, kinh tế
và chính trị, văn hóa và xã hội. Giáo Hội do đó không lưỡng lự nói về việc Phúc
Âm hóa các nền văn hóa, đó là về tinh thần, văn hóa và hành vi ứng xử. “Công cuộc
loan báo Tin Mừng mới đòi hỏi một nỗ lực nghiêm túc, trật tự và dễ hiểu trong
việc Phúc Âm hóa các nền văn hóa” (Ecclesia
in America, 70).
Trong khi các nền
văn hóa tùy thuộc vào sự thay đổi và có thể suy tàn, thì tính ưu việt của Chúa
Kitô là một nguồn mạch bất diệt của sự sống (cf. Cl 1,8-12; Ep 1,8) và sự hiệp
thông. Như là những người đem sự mới mẻ thuần túy của Đức Kitô đến với những nền
văn hóa khác nhau, các nhà truyền giáo Tin Mừng không ngừng vượt ra khỏi giới hạn
của các nền văn hóa, mà không cho phép chính mình bị sập bẫy bởi cái nhìn trần
tục về một thế giới tốt đẹp hơn. “Nhưng vì Nước Chúa Kitô không thuộc về thế
gian này (x. Ga 18,36), nên Giáo hội, tức Dân Thiên Chúa, hợp thành Nước ấy,
không loại bỏ bất cứ một phần di sản trần thế nào của các dân tộc. Thay vào đó
Giáo Hội chăm sóc và thu dụng tất cả những gì tốt lành nơi gia sản, nơi nguồn lực
và phong hóa của các dân tộc, và khi thu dụng, Giáo Hội tinh luyện, kiện toàn
và làm chúng nên cao thượng” (Lumen
Gentium, 13). Một người loan báo Tin Mừng, với đức tin gắn liền với một nền
văn hóa, luôn luôn phải làm chứng cách rõ ràng về vai trò độc nhất của Chúa
Kitô, tính bí tích của Hội Thánh của Ngài, và về tình yêu của các môn đệ Ngài
dành cho tất cả mọi người và vì “những gì là chân thật, cao quý, những gì là
chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những
gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý” (Pl 4,8), điều này bao hàm
việc loại bỏ tất cả những gì là nguồn của tội lỗi và hậu quả của tội trong các
nền văn hóa.
5. “Ngày nay, người
ta cảm nhận một cách sâu xa nhu cầu phải phúc
âm hóa các nền văn hóa và phải hội nhập
sứ điệp đức tin vào trong các nền văn hóa” (Pastores dabo vobis, 55). Việc Phúc Âm hóa các nền văn hóa và việc
hội nhập văn hóa của Tin Mừng diễn ra cách song hành, trong một mối quan hệ
tương hỗ, giả định trước một sự biện phân không ngừng dưới ánh sáng của Tin Mừng,
để thuận tiện cho việc đồng nhất các giá trị và phản giá trị trong một nền văn
hóa nhất định, để củng cố những giá trị cũ và thiết lập những giá trị mới.
“Thông qua việc hội nhập văn hóa Giáo hội làm cho Tin Mừng nhập thể vào những nền
văn hóa khác nhau đồng thời giới thiệu cho các dân tộc, cùng với những nền văn
hóa của họ, đến với cộng đoàn Giáo hội. Giáo hội chuyển trao cho họ những giá
trị của chính mình, và thu nhận những giá trị tốt trong các nền văn hóa và làm
cho chúng trở nên mới mẻ. Nhờ hội nhập văn hóa, về phần mình, Giáo hội trở nên
dấu hiệu dễ nhận biết hơn về những gì mình là, và là một công cụ hiệu quả hơn
cho việc truyền giáo” (Redemptoris Missio,
52). “Nhu cầu và yếu tính” (Pastores dabo
vobis, 55), hội nhập văn hóa, rất khác với cái nhìn lạc hậu theo kiểu khảo
cổ học và rập khuôn theo kiểu trần tục, mà đó là “được mời gọi để đem sức mạnh
của Tin Mừng vào trong lòng của văn hóa và các nền văn hóa”. Trong cuộc gặp gỡ
này, các nền văn hóa không những chẳng mất mát điều gì, mà chúng còn thực sự được
khuyến khích mở ra đón nhận cái mới mẻ của chân lý Tin Mừng và tìm thấy trong
đó một sự khích lệ cho một sự phát triển hơn trong tương lai. (cf. Fides et Ratio 71).
Để đáp ứng những
đòi hỏi khách quan của đức tin và sứ vụ của nó trong việc loan báo Tin Mừng, Hội
Thánh lưu tâm đến sự thật thiết yếu rằng cuộc
gặp gỡ của đức tin và văn hóa là cuộc gặp gỡ của những điều không có cùng một
trật tự. Sự hội nhập của đức tin và việc Phúc Âm hóa các nền văn hóa đi đôi
với nhau như một cặp không thể tách rời, trong đó không có dấu vết của sự đồng
bộ hóa: (8) đây là ý nghĩa đích thực của sự hội nhập. “Việc hội nhập văn hóa
này phải đương đầu với nhiều nền văn hóa rất dị biệt và đôi khi đối nghịch nhau
như hiện có trong nhiều vùng khác nhau trên thế giới, để rồi trở thành một hành
vi tuân phục đối với lệnh truyền của Đức Kitô về việc rao giảng Tin Mừng cho mọi
dân tộc đến tận cùng bờ cõi trái đất. Vâng lời ở đây không có nghĩa là chủ
trương pha trộn, cũng không đơn thuần có nghĩa là thích nghi việc loan báo Tin
Mừng, nhưng nói lên sự kiện Tin Mừng thâm nhập một cách sống động vào trong các
nền văn hoá, vượt qua những yếu tố văn hóa không dung hợp với đức tin và đời sống
Kitô hữu, nâng cao giá trị của các nền văn hóa đến tận mầu nhiệm cứu độ phát xuất
từ Đức Kitô” (Pastores dabo vobis,
55). Các Hội đồng Giám mục liên tiếp, bao gồm của Châu Phi và Châu Âu, và Tổng
Hội nghị lần thứ tư của các Giám mục Châu Mỹ Latinh tại Santo Domingo, nhấn mạnh
đến tầm quan trọng phổ quát của việc loan báo Tin Mừng, để việc hội nhập được
hiểu trong ánh sáng của những mầu nhiệm cao trọng của ơn cứu độ: Mầu Nhiệm Chúa
Kitô Nhập Thể, sự sinh hạ trong ngày lễ Giáng Sinh, mầu nhiệm Khổ Nạn, Mầu nhiệm
cứu độ trong ngày lễ Phục Sinh, và Lễ Ngũ Tuần – cho phép mọi người, nhờ quyền
năng của Chúa Thánh Thần, được nghe những kỳ công của Thiên Chúa bằng chính
ngôn ngữ của mình. (9) Các dân tộc đã tụ họp trong Căn Phòng Trên Gác trong
ngày lễ Ngũ Tuần đã không nghe thấy bằng ngôn ngữ riêng của mình về một bài diễn
thuyết về văn hóa của họ, nhưng họ đã kinh ngạc khi nghe, bằng ngôn ngữ riêng của
từng người, các Tông Đồ tuyên xưng về những kỳ công của Thiên Chúa. “Một đàng,
không thể cô lập sứ điệp Tin Mừng cách hoàn toàn hay cách đơn thuần khỏi nền
văn hóa mà trong đó nó được đưa vào lần đầu... hoặc cũng không thể cô lập nó khỏi
các nền văn hóa mà trong đó nó đã được diễn tả từ nhiều kỷ nguyên… Đàng khác,
động năng của Tin Mừng là động lực biến đổi và tái sinh khắp nơi (Catechesi Tradendae, 53). “Đang khi mời
gọi những thính giả đón nhận đức tin, thì sự loan báo Tin Mừng trong các nền
văn hóa khác nhau không ngăn cản những tín hữu duy trì một căn tính văn hóa
riêng… và cổ võ những điều, hàm chứa trong mỗi nền văn hoá, mặc nhiên dẫn đến sự
giải thích đầy đủ trong chân lý” (Fides
et Ratio, 71).
“Với mối quan hệ
gần gũi và mật thiết tồn tại giữa Đức Giêsu Kitô và Lời mà Giáo hội loan báo, sự
hội nhập của sứ điệp được mặc khải là không thể trừ khi làm theo một một lô-gic
phù hợp với Mầu Nhiệm Cứu Độ… đó là sự tự hủy, mầu nhiệm tự hạ này cần thiết
cho việc suy tôn, đó là con đường của Chúa Kitô và của mỗi người môn đệ của
Ngài (cf. Pl 2,6-9), làm lan tỏa ánh sáng của cuộc gặp gỡ giữa
các nền văn hóa với Đức Kitô với Tin Mừng của Ngài. “Mỗi nền văn hóa cần được
biến đổi nhờ các giá trị Tin Mừng trong ánh sáng của Mầu Nhiệm Phục Sinh” (Ecclesia in Africa, 61). Làn sóng mạnh mẽ
của chủ nghĩa thế tục đang lan rộng qua các nền văn hóa khác nhau, khai thác sức
mạnh tiềm ẩn của truyền thông, thường xuyên lý tưởng hóa những lối sống trái
ngược với nền văn hóa của các Mối Phúc và sự noi gương Chúa Kitô; nghèo khó,
khiết tịnh, vâng phục và khiêm nhường trong lòng. Thật vậy, có những tác phẩm lớn
của văn hóa được gợi hứng bởi sự ác và có thể kích động sự ác. “Bằng cách đề xuất
Tin Mừng, Giáo hội tố cáo sự hiện diện của tội lỗi trong các nền văn hóa và giải
thoát chúng khỏi tội lỗi. Giáo hội kết án các giá trị đối nghịch và trừ khử
chúng. Giáo hội cung cấp một cơ sở để phê bình cho các nền văn hóa… phê bình về
sự thờ ngẫu tượng, nói cách khác là về các giá trị được đề cao lên như những thần
tượng hoặc về các giá trị được các nền văn hóa coi là tuyệt đối.” (10)
Một cách tiếp cận mang tính mục vụ
6. Để phục vụ cho
việc loan báo Tin Mừng và do đó cho cùng đích của con người trong kế hoạch của
Thiên Chúa, cách tiếp cận mục vụ thông qua văn hóa bắt nguồn từ chính sứ vụ của
Hội Thánh trong thời đại của chúng ta, trong sự nhận thức mới mẻ về những yêu cầu
của nó như đã được đề ra bởi Công đồng Vatican II và các Thượng Hội đồng Giám mục.
Sự nhận thức về khía cạnh văn hóa của sự hiện hữu nhân loại đem đến một sự chú
ý đặc biệt trong lĩnh vực này của công việc mục vụ. Được gắn chặt trong nhân học
và đạo đức học Kitô giáo, cách tiếp cận mục vụ này đề ra một kế hoạch văn hóa
Kitô giáo lấy Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ con người, làm trung tâm của vũ trụ và lịch
sử (cf. Redemptor hominis, 1) phạm vi
của sự đổi mới hoàn toàn đời sống con người “bằng cách mở ra những cánh đồng rộng
lớn của văn hóa cho quyền năng cứu độ của Ngài.” (11) Trong lĩnh vực này, những
phương tiện cách thực tế là vô hạn, vì cách tiếp cận mục vụ thông qua văn hóa
chú trọng đến những hoàn cảnh thực tế để dẫn họ đến sứ điệp phổ quát của Tin Mừng.
Để phục vụ cho việc
loan báo Tin Mừng, là điều cấu thành nên sứ mạng thiết yếu của Giáo hội, là ân
sủng, và là ơn gọi riêng của Giáo hội và là chân tính sâu xa nhất của Giáo hội
(cf. Evangelii Nuntiandi, 14), công
việc mục vụ, trong việc tìm kiếm “những phương thức thích hợp nhất và hiệu quả
nhất để truyền thông sứ điệp Tin Mừng cho người thời đại chúng ta” (Ibid., 40) sử dụng những phương tiện bổ
túc: “Phúc Âm hóa là một diễn tiến phức tạp gồm nhiều yếu tố: Canh tân nhân loại,
làm chứng, loan báo công khai, dấn thân trong cộng đoàn, chấp nhận những dấu chỉ,
làm việc tông đồ. Những yếu tố này có vẻ đối lập nhau, thực ra chúng bổ túc và
làm giàu cho nhau. Luôn luôn phải nhìn chúng trong sự liên hiệp với những cái
khác” (Ibid., 24).
Một công cuộc
loan báo Tin Mừng được thúc đẩy nhờ những nỗ lực mục vụ cho phép các cộng đoàn
Kitô giáo đón nhận, cử hành, sống và truyền đạt đức tin của mình bằng chính văn
hóa của mình, trong “sự tương hợp với Tin Mừng và sự hiệp thông với Giáo hội
hoàn vũ” (Redemptoris Missio, 54). Đồng
thời, nó khẳng định sự mới mẻ hoàn toàn của Mặc Khải trong Chúa Giêsu Kitô và
nhu cầu về sự biến đổi được minh chứng như là kết quả của cuộc gặp gỡ Đấng Cứu
Độ: “Này đây, Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21,5).
Điều này cho thấy
sự quan trọng của những công việc đặc thù của việc thấu hiểu trong đức tin và
lòng trung thành và của sự biện phân trong mục vụ được xem là phận vụ của các
nhà thần học và các mục tử. Sự đồng cảm với những ai nhất định tiếp cận với các
nền văn hóa cách nhau bằng “những ý niệm và ngôn ngữ của những dân tộc khác
nhau” (Gaudium et Spes, 44) vì để
thông truyền sứ điệp Tin Mừng thì không thể không có sự biện phân rõ ràng,
trong viễn cảnh của những vấn đề lớn và nghiêm trọng nổi lên từ những nghiên cứu
khách quan về những hiện tượng văn hóa đương đại, mà các mục tử không thể xem
nhẹ mức độ nghiêm trọng của chúng. Vấn đề quan ngại là ở việc cải hóa con người,
và qua họ, cải hóa các nền văn hóa, Kitô hóa nét đặc trưng của các dân tộc (cf.
Evangelii Nuntiandi, 20).
II
NHỮNG THÁCH ĐỐ VÀ NHỮNG CƠ HỘI
Một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại (Gaudium et
Spes, 54)
7. Những điều kiện
trong đó con người thời nay sống trong những thập niên cuối cùng của thiên niên
kỷ thứ hai đã thay đổi sâu sắc đến nỗi Công đồng Vatican II đã nhấn mạnh về “một
kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại” (Gaudium
et Spes, 54). Đối với Giáo hội, đó như là một thời cơ mới, khi thời gian chín muồi cho một công cuộc loan báo Tin
Mừng mới trong đó những nét đặc trưng mới của văn hóa được nhìn nhận như vừa là
những cơ hội vừa là những thách đố cho cách tiếp cận mục vụ với các nền văn
hóa.
Giáo hội thời đại
chúng ta nhận thức rất rõ về những điều này, đó là thành quả của những nỗ lực của
các Đức Giáo hoàng, là những người đã mở mang và nối kết các giáo huấn xã hội của
Giáo hội, từ Thông điệp Rerum Novarum (Tân
Sự) năm 1891 đến Thông điệp Centesimus
Annus (Bách Chu Niên) năm 1991. Điều đó đã gợi hứng cho Liên hiệp các Hội đồng
Giám mục và Các Thượng Hội đồng Giám mục để khai triển những cách thế thực hành
phù hợp với những hoàn cảnh đặc thù của đất nước họ. Trong khi có những khác biệt
rất lớn trong các môi trường, thì vẫn có những yếu tố phổ biến chung trong cách
thế thực hành.
Trong bối cảnh
văn hóa chiếm ưu thế hơn trong những khu vực khác nhau trên thế giới ngày nay,
quyền ưu tiên được dành cho tiêu chí và sự chắc chắn chủ quan về chân lý (cf. Fides et Ratio, 47). Những giả định của
các nhà chứng thực về tiến trình của khoa học và kỹ thuật ngày nay xem ra có vẻ
đáng nghi vấn. Sau sự thất bại nặng nề của chủ nghĩa cộng sản vô thần Marx –
Lenin, hệ tư tưởng đối lập – chủ nghĩa tự do – đang cố gắng với những nỗ lực của
mình để đem lại hạnh phúc cho nhân loại và bảo đảm phẩm giá cho mỗi nhân vị. Một
thuyết vô thần thực dụng lấy con người làm trung tâm, sự thờ ơ với đời sống tôn
giáo cách rõ ràng, bao gồm tất cả chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa hưởng thụ đang đẩy
đức tin ra bên lề, làm cho nó xuất hiện cách mờ nhạt, thiếu tính văn hóa và sự
phù hợp, trong bối cảnh của “văn hóa kỹ thuật và khoa học đang thịnh hành ngày
nay” (Veritatis Splendor, 112).
“Trong bối cảnh của một nền văn hóa đã phi Kitô hóa một cách sâu rộng, những
tiêu chuẩn phán đoán và lựa chọn mà các tín hữu còn lưu giữ lại thường là xa lạ
hoặc đối nghịch với những tiêu chuẩn của Tin Mừng” (Ibid, 88). Trong dịp tổ chức kỷ niệm 25 năm ban hành Hiến chế Phụng
Vụ thánh, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhắc lại: “Sự thích ứng với các văn
hóa đòi hỏi một sự hoán cải nội tâm, và nếu có thể được, thì đó là những đoạn
tuyệt với những tập tục tổ tiên không thích hợp với đức tin công giáo. Điều đó
đòi hỏi một sự huấn luyện nghiêm túc về thần học, lịch sử và văn hóa, và đòi hỏi
một sự phê phán lành mạnh để phân biệt cái gì là cần hoặc hữu ích, hoặc trái lại
là bất lợi hoặc nguy hiểm cho đức tin” (Vicesimus
quintus annus, 16).
Tiến trình đô thị hóa nhanh chóng và sự mất gốc
văn hóa
8. Dưới nhiều sức
ép khác nhau, như sự nghèo đói và những vùng nông thôn đang phát triển thiếu thốn
những nhu yếu phẩm và những dịch vụ thiết yếu, ở một số quốc gia, những cuộc
xung đột vũ trang đã buộc hang triệu người rời bỏ quê nhà và văn hóa của mình,
sự gia tăng số người di cư đang làm số dân cư ở cùng quê ít đi và các thành phố
lớn thì quá tải. Ngoài các áp lực về xã hội và kinh tế này, các thành phố còn
có một sự mê hoặc về các thú vui và hạnh phúc mà chúng có, được mô tả cách hào
nhoáng nhờ các phương tiện truyền thông xã hội. Vì không có kế hoạch phát triển,
các vùng ngoại biên và ngoại ô của các đô thị lớn giống như những khu nhà ổ chuột.
Những nơi này thường tập trung rất đông những người không có nguồn gốc xã hội,
không có quyền chính trị, bị thiệt thòi về kinh tế và bị cô lập về văn hóa.
Sự mất gốc văn
hóa, có rất nhiều nguyên nhân, cho thấy rằng nguồn gốc văn hóa là điều quan trọng
biết bao. Nó góp phần làm mất đi phẩm giá, đặc tính văn hóa và xã hội của con
người. Những người sống như thế rất dễ trở thành mồi cho những việc kinh doanh
hạ thấp phẩm giá con người. Trong thế kỷ này, như chưa từng có trước đây, con
người đã chứng tỏ họ có khả năng và nhiều tài năng thế nào. Nhưng, đồng thời,
xuyên suốt dòng lịch sử cũng có rất nhiều sự chối bỏ và xâm phạm phẩm giá con
người, là kết cục cay đắng của việc chối bỏ và lãng quên Thiên Chúa. Sự phân rẽ
văn hóa hạn chế các giá trị trong phạm vi cá nhân: điều này làm thay đổi các
giá trị đạo đức và làm suy yếu đời sống tâm linh đến mức người ta đi đến một
khái niệm đáng sợ của “văn hóa sự chết”, một sự vô nghĩa và mặt từ ngữ về nền
văn hóa trái nghịch cho thấy một sự mâu thuẫn xấu xa giữa sự khẳng định về một
khao khát được sống và một sự khăng khăng chối bỏ Thiên Chúa, là nguồn của mọi
sự sống (cf. Evangelium Vitae, 11- 12
và 19-28).
“Phúc Âm hóa nền
văn hóa đô thị là một thách đố khó khăn cho Giáo hội. Giống như Giáo hội đã có
thể truyền giáo cho nền văn hóa nông thôn qua nhiều thế kỷ, ngày nay Giáo hội
cũng được mời gọi trong cùng cách thức ấy đảm nhận một công cuộc loan báo Tin Mừng
cho vùng đô thị cách sâu rộng và có phương pháp thông qua việc giảng dạy giáo
lý, cử hành phụng vụ và cách thức chính yếu là các tổ chức mục vụ của mình” (Ecclesia in America, 21).
Truyền thông đại chúng và công nghệ thông tin
9. “Công Hội Viện
đầu tiên của thời hiện đại là lãnh giới
truyền thông, một lãnh giới đang liên kết nhân loại lại và đang biến nhân
loại thành cái gọi là “khu làng hoàn vũ”. Phương tiện truyền thông xã hội đã trở
nên quan trọng đến nỗi, đối với nhiều người, là phương tiện chính để trao đổi
tin tức và giáo dục, để hướng dẫn và tác động hành vi cử chỉ nơi cá nhân, gia
đình và trong xã hội nói chung… Chính việc truyền bá phúc âm hóa cho văn hóa
tân tiến ngày nay một phần lớn tùy thuộc vào ảnh hưởng của truyền thông… Cũng cần
phải đưa sứ điệp vào “nền văn hóa mới” do các phương tiện truyền thông tân tiến
tạo nên nữa. Đây là một vấn đề phức tạp, vì “nền văn hóa mới” này bắt nguồn chẳng
những từ bất cứ những gì được tỏ hiện ra dần dần, mà còn ở chính những cách
truyền đạt mới, với ngôn từ mới, với kỹ thuật mới và với một thứ tâm lý mới (Redemptoris Missio, 37). Sự tiến tới của
một xã hội thông tin là một cuộc cách mạng văn hóa thực sự: chẳng hạn như, truyền
hình, chuyển đổi ngôn ngữ và trình bày những biểu tượng mới. Điều này “bao hàm
việc định hình lại những yếu tố cơ bản mà con người thấu hiểu về thế giới xung
quanh mình, xác định lại và diễn đạt những gì họ nắm bắt được… Truyền thông có
thể được dùng để rao giảng Tin Mừng hoặc đưa nó vào trong sâu thẳm tâm hồn con
người. (12) Thông tin “thời sự” được cung cấp bởi truyền thông đại chúng làm giảm
bớt tác động của khoảng cách và thời gian nhưng, quan trọng hơn, nó tác động đến
cách mọi việc được tiếp nhận: những gì con người được biết đến thì không phải
là thực tế, mà là những gì chúng được thể hiện. Vì thế, sự lặp lại liên tục của
những mục thông tin được chọn lựa bao hàm việc làm giảm óc phê bình và đây là
nhân tố quan trọng trong việc hình thành điều được xem là dư luận.
Ảnh hưởng của
truyền thông là không có giới hạn, đặc biệt là trong lĩnh vực quảng cáo, (13)
“các Kitô hữu được mời gọi trở nên sáng tạo và đổi mới, để có thể tiếp cận với
hàng trăm ngàn người đang dành một lượng lớn thời gian mỗi ngày để xem truyền
hình hoặc nghe chương trình phát thanh. Truyền hình và đài phát thanh có thể là
phương tiện hình thành và phát triển văn hóa, và cả cho việc loan báo Tin Mừng
nữa, một cách thức để tiếp cận với những người không có liên hệ gì với Tin Mừng
hoặc với Giáo hội trong một xã hội đã bị tục hóa. Cách tiếp cận mục vụ bằng văn
hóa phải đưa ra được câu trả lời tích cực cho câu hỏi trọng yếu của Thánh Giáo
hoàng Gioan Phaolô II: “Liệu rằng vẫn còn một chỗ cho Chúa Kitô ở trong truyền
thông truyền thống?” (14)
Sự đổi mới đáng
kinh ngạc nhất của công nghệ truyền thông, không chút nghi ngờ nào, đó chính là
Internet. Giống như tất cả các công nghệ mới, Internet bao gồm cả những mối
nguy hiểm đã trở nên hiển nhiên trong những trường hợp nó được sử dụng với những
mục đích xấu, và điều này kêu gọi một sự thận trọng liên tục và thông tin đáng
tin cậy. Nó không chỉ đơn giản làm một câu hỏi cho đạo đức của việc sử dụng
Internet, mà còn là những hậu quả hoàn toàn mới mà nó đem lại: sự mất đi giá trị
nội tại của thông tin, một sự tương đồng không phân biệt được của những thông
tin bị giản lược lại thành thông tin thuần túy, thiếu sự phản hồi có trách nhiệm,
và một sự giảm thiểu nhất định trong mối tương quan giữa các cá nhân. Nhưng,
không nghi ngờ gì, khả năng rộng lớn của Internet có thể trở nên vô cùng hữu
ích cho việc loan báo Tin Mừng. “Điều này được chúng minh bằng những sáng kiến
đầy hứa hẹn mà Giáo hội đã thực hiện, kêu gọi một sự phát triển sáng tạo có
trách nhiệm cho một “biên cương mới của sứ mạng của Giáo hội” (cf. Christifideles Laici, 44).
Một vấn đề lớn
đang ở thế gay cấn. Làm sao mà chúng ta lại không hiện diện và sử dụng mạng lưới
thông tin, các màn hình trình chiếu của nó đều có ở mọi nhà, để gieo trồng những
giá trị Tin Mừng ở đó?
Bản sắc dân tộc và dân tộc thiểu số
10. Nếu thực tế
là họ cùng chia sẻ một bản sắc chung làm cho mọi dân tộc là thành viên của một
đại gia đình, nhưng tính cách lịch sử của thân phận con người giải thích họ có
khuynh hướng gắn bó với những nhóm phổ biến, từ gia đình họ cho đến dân tộc hoặc
quốc gia của họ. Hoàn cảnh con người được xác định ở giữa tính phổ quát và tính
đặc thù trong một tình trạng căng thẳng sống động có thể đạt được thành quả ấn
tượng nếu nó được sống trong một cách thức quân bình và hòa hợp.
Đây chính là nền
tảng nhân học cho các quyền của dân tộc, không gì khác hơn là nhân quyền được
xem như là ở cấp độ cụ thể nhất của đời sống cộng đồng. Điều đầu tiên đó là quyền
được hiện hữu. “Không ai – không một quốc gia hay dân tộc hoặc một tổ chức quốc
tế nào – được biện minh khi khẳng định rằng một dân tộc riêng lẻ nào đó không xứng
đáng được tồn tại. (15) Quyền được hiện hữu một cách tự nhiên bao hàm rằng mọi
dân tộc đều được hưởng quyền có ngôn ngữ và văn hóa của riêng mình, qua đó một
dân tộc thể hiện và bảo vệ chủ quyền văn hóa của mình.
Trong khi các quyền
của một dân tộc thể hiện những yêu cầu “đặc trưng”, nó cũng không làm giảm tầm
quan trọng của những yêu cầu phổ quát, với những bổn phận đề ra cho mỗi quốc
gia được xem như những dân tộc khác nhau và toàn thể nhân loại. Nghĩa vụ chính
yếu không chút nghi ngờ gì đó chính là sống trong tinh thần hòa bình, tôn trọng
và đoàn kết với các dân tộc khác. Việc giáo dục các thế hệ trẻ sống với sự đa dạng,
hội nhập sự đa dạng vào trong bản sắc của mình, đó là nhiệm vụ tiên quyết của
việc giáo dục văn hóa, vì các nhóm quá khích thường không do dự sử dụng tôn
giáo cho những mục đích chính trị không liên quan gì đến nó.
Trong khi chủ
nghĩa dân tộc bao hàm luôn sự khinh miệt hoặc thậm chí là hận thù đối với các
dân tộc hoặc các nền văn hóa khác, thì chủ nghĩa yêu nước lại là một đặc điểm
thích hợp – nhưng cũng không loại trừ - tình yêu và phục vụ cho dân tộc và quốc
gia của mình, xa rời chủ nghĩa toàn cầu hóa như là xa rời chủ nghĩa văn hóa dân
tộc. Mỗi nền văn hóa đều khao khát vươn đến tính phổ quát thông qua điều tốt nhất
mà nó cống hiến. Các nền văn hóa cũng được mời gọi thanh luyện chính mình qua
những chia sẻ của mình ở những sự xấu còn tồn tại, bao gồm những định kiến, những
phong tục tập quán, để làm giàu chính mình bằng nguồn của đức tin và để “làm
phong phú cho Giáo hội hoàn vũ với những giá trị và những biểu hiện mới” (Redemptoris Missio, 52 and Slavorum Apostoli, 21).
Đồng thời cách tiếp
cận mục vụ thông qua văn hóa cũng trông cậy vào quà tặng của Thần Khí Chúa
Giêsu và tình yêu của Ngài “có nghĩa là cho mỗi người và mọi nền văn hóa, để
đem họ đến sự hiệp nhất như sự hiệp nhất trọn vẹn của Thiên Chúa Ba Ngôi” (Ecclesia in America, 70).
Những bối cảnh “Công Hội Viện” mới và những lĩnh
vực văn hóa truyền thống
Sinh thái, khoa học và đạo đức sinh học
11. Sự phát triển
của sinh thái là một dấu chỉ cho thấy con người có một nhận thức mới. Nhưng nó
không mới lạ gì đối với Giáo hội: ánh sáng của đức tin làm sáng tỏ ý nghĩa của
các tạo vật và mối tương quan giữa nhân loại với phần còn lại của tự nhiên.
Thánh Phanxicô thành Assisi và Thánh Philip Nêri là những chứng nhân tiêu biểu
cho sự trân trọng thiên nhiên, là điều bắt nguồn từ thực tế rằng thiên nhiên
không thuộc về con người nhưng thuộc về Thiên Chúa, là Đấng tạo dựng nên chúng.
Thiên Chúa đã giao cho chúng ta làm người cai quản thiên nhiên (St 1,28), để
chúng ta trân trọng thiên nhiên và khám phá được sự thật căn bản của sự hiện hữu
của chúng ta (Cf. Centesimus Annus,
38-39).
Sự phát triển mạnh
mẽ của kiến thức khoa học cho thấy rằng con người có thể hòa mình vào sự mênh
mông của vũ trụ và làm cho họ bị mê hoặc bởi khả năng của chính mình và với thế
giới, mà thậm chí không hề nói đến Thiên Chúa là Đấng tạo thành mọi sự trong thế
giới này. Điều thách đố cho cách tiếp cận mục vụ thông qua văn hóa là làm sao để
giúp con người khám phá ra sự siêu việt, thuyết phục họ rằng lý trí đúng đắn có
thể giúp họ khôn ngoan trong cách sử dụng những thành tựu tốt nhất của xã hội
hiện đại, và mời gọi họ dấn bước vào một con đường mới khởi đi từ kinh nghiệm
và hiểu biết của nhân loại đến việc nhận biết Đấng Tạo Thành chúng ta. Trong
khi điều đó cho phép nó thâm nhập rất tốt vào các nền văn hóa đương đại, thì
khoa học lại không thể nắm bắt được kinh nghiệm cốt lõi hoặc sự thật nội tại của
mọi việc. Một nền văn hóa bền vững được dựa trên sự siêu việt và quyền năng của
Thần Khí trên mọi việc, và việc hòa hợp kiến thức khoa học cũng như siêu hình học.
Trong lĩnh vực tri thức, đức tin và khoa học bị chồng chất lên nhau, và các
nguyên tắc phương pháp luận của chúng cũng không bị nhầm lẫn. Tốt hơn, họ nên
vượt qua sự thiếu ý nghĩa của những lĩnh vực tri thức bị cô lập thông qua việc
biện phân, đem đến sự hiệp nhất và tìm lại ý thức hài hòa và toàn vẹn là điểm đặc
trưng của một nền văn hóa thực sự nhân bản. Trong nền văn hóa đa dạng của chúng
ta, điều khó khăn là phải hòa hợp sự phong phú của tri thức nhân loại, với sự kỳ
diệu của những khám phá khoa học và những lợi ích đáng kể của kỹ thuật hiện đại,
cách tiếp cận mục vụ thông qua văn hóa đòi hỏi những suy tư triết học như là điều
kiện tiên quyết để đưa ra trật tự và cấu trúc cho một khối lượng tri thức này
và, như vậy, khẳng định khả năng của lý trí có thể đón nhận chân lý và chức
năng điều chỉnh của nó đối với văn hóa.
“Việc cắt vụn kiến
thức cản trở sự thống nhất nội tại của con người hiện nay, vì nó kéo theo sự
xích lại từng phần chân lý và, do đó, cũng bẻ vụn ý nghĩa. Làm sao Giáo hội có
thể không e ngại? Phận vụ thuộc lãnh vực thông tuệ dành riêng cho các Chủ chăn
này, đối với các ngài, thì phát xuất trực tiếp từ Tin Mừng, và các ngài không
thể trốn tránh bổn phận phải chu toàn” (Fides
et Ratio, 85).
12. Đó cũng là
nhiệm vụ của các nhà triết học và thần học gia chân chính để nghiên cứu nền văn
hóa kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng lớn và một cách thành thạo xác định những
thách đố của việc loan báo Tin Mừng, kể cả những điểm tiếp xúc tích cực. Do đó,
việc đào tạo triết học và thần học cần được xem xét lại, vì việc đối thoại và hội
nhập văn hóa phụ thuộc vào một nền thần học hoàn toàn phù hợp với việc cậy dựa
vào đức tin. Một cách tiếp cận mục vụ thông qua văn hóa còn được gọi là các nhà
khoa học Công giáo người luôn cống hiến những đóng góp thích đáng của họ cho đời
sống của Giáo hội bằng cách chia sẻ những suy tư của họ về cuộc gặp gỡ giữa đức
tin và khoa học. Việc thiếu những người vừa có chuyên môn về thần học vừa thông
thạo khoa học làm cho sự hiện diện của Giáo hội bị phân mảnh trong lòng một nền
văn hóa được tạo ra bởi những nghiên cứu khoa học và những nghiên cứu ứng dụng
của nó. Và tuy vậy chúng ta đang sống trong một thời kỳ đặc biệt thuận lợi cho
cuộc đối thoại giữa khoa học và đức tin. (16)
13. Trong khi
khoa học và công nghệ tự thiết lập những cách thức làm tăng kiến thức, sức mạnh
và phúc lợi cho con người, sử dụng chúng một cách có trách nhiệm yêu cầu những
tiêu chuẩn đạo đức mà chính chúng lại chẳng thể cung cấp. Khía cạnh đạo đức của
những vấn đề khoa học thường được đề ra cho chính những nhà khoa học tiết lộ
nhu cầu về một cuộc đối thoại giữa khoa học và luân lý. Đây là cuộc tìm kiếm
chân lý, nó vượt lên khỏi những kinh nghiệm khả giác, đem đến những khả năng mới
cho một cách tiếp cận mục vụ thông qua văn hóa nhắm đến việc loan báo Tin Mừng
trong giới khoa học.
Sự rộng lớn của
phạm vi đạo đức sinh học làm cho nó hoàn toàn hơn hẳn một ngành khoa học; đó là
một xu hướng văn hóa với những khía cạnh chính trị và pháp lý, là điều mà Giáo
hội xem như là điều quan trọng nhất. Trong thực tế, sự tiến triển của việc ban
hành luật trong lĩnh vực đạo đức sinh học sẽ phụ thuộc vào thẩm quyền của các
nhà lập pháp, và vào sự lựa chọn của họ về các giá trị. Có một vấn đề hoàn toàn
cơ bản cần được đặt ra liên tục: làm sao để các giá trị đạo đức liên hệ đến luật
dân sự trong một xã hội đa nguyên (Cf. Evangelium
Vitae, 18, 68-74)? Khi những vấn đề đạo đức căn bản này được để lại cho một
loạt các nhà lập pháp, đó có phải là một mối nguy hiểm cho việc thiết lập như một
quyền theo hiến pháp, những điều khoản đạo đức nào có thể sẽ trở thành một tội?
Đạo đức sinh học
là một trong những lĩnh vực nhạy cảm mời gọi con người tìm kiếm những nguyên tắc
nền tảng của đức tin, của nhân học và luân lý. Vai trò của các Kitô hữu là
không thể thay thế được trong việc hình thành một ý thức xã hội và những nguyên
tắc dân sự đạo đức, bằng sự đối thoại nghiêm túc nhưng tôn trọng. Tình huống
văn hóa mới này mời gọi một sự trang bị kỹ lưỡng kiến thức về đạo đức sinh học,
cho cả các linh mục cũng như giáo dân đang phục vụ trong lĩnh vực quan trọng
này.
Gia đình và giáo dục
14. “Gia đình,
như là một cộng đồng của con người, là… xã hội nhân loại đầu tiên. Nó nảy sinh ở
bất cứ nơi nào có giao ước hôn nhân, nơi mở ra cho các đôi vợ chồng mối hiệp
thông lâu dài trong tình yêu và cuộc sống, và nó được hoàn tất cách trọn vẹn và
cụ thể với sự sinh sản con cái: sự hiệp thông của vợ chồng làm nảy sinh cộng đoàn của gia đình” (Letter to Families, 1994, 7).
Như là cái nôi của
cuộc sống và tình yêu, gia đình còn là cội nguồn của văn hóa. Đó là nơi chào
đón sự sống và là ngôi trường nhân bản, nơi những cặp vợ chồng tương lai được
giáo dục tốt nhất để trở thành những cha mẹ có trách nhiệm. Tiến trình phát triển
này được bảo đảm trong một cộng đoàn của sự sống và tình yêu, trong những nền
văn minh nhất định, vượt ra khỏi hạt nhân gia đình và thiết lập, chẳng hạn như,
đại gia đình Châu Phi. Và sự bần cùng về vật chất, đạo đức và văn hóa có thể
gây nguy hiểm cho sự bền vững của hôn nhân và chặn đứng dòng chảy của cuộc sống.
Khi điều này xảy ra, gia đình vẫn phải bảo vệ vai trò căn bản của mình như là
nơi chính yếu nhân tính hóa con người và xã hội. Như kinh nghiệm cho thấy, nền
văn minh và sự gắn kết xã hội phụ thuộc vào, trên hết, đó là chất lượng con người
trong các gia đình; đặc biệt là trong sự hiện diện tương trợ của cả cha mẹ để
hoàn thành vai trò của họ như là cha và mẹ trong việc giáo dục con cái. Trong một
xã hội mà số lượng người vô gia cư tăng, thì việc giáo dục càng trở nên khó
khăn, cũng như sự truyền thông văn hóa được uốn nắn bởi Tin Mừng.
Những hoàn cảnh
cá nhân bị đau khổ đòi hỏi sự thấu hiểu, tình yêu và sự liên đới, nhưng những sự
tan vỡ bi thương của đời sống gia đình không bao giờ được đưa ra như là hình mẫu
mới cho xã hội. Những chính sách và những chiến dịch chống phản gia đình và chống
sinh đơn thuần là đang cố gắng điều chỉnh chính khái niệm về “gia đình” đúng
vào vấn đề cướp đi ý nghĩa của nó. Trong bối cảnh này, hình thành một cộng đoàn
của sự sống và tình yêu nơi hiệp nhất các cặp vợ chồng trong sự kết hiệp với Đấng
Tạo Thành như là sự xây dựng văn hóa tốt nhất mà những gia đình Kitô hữu có thể
cống hiến cho xã hội.
15. Ngày nay hơn
bao giờ hết việc xác định vai trò của phụ nữ trong xã hội là đề tài then chốt của
những phản ánh và sáng kiến. Ở một số xã hội đương đại với não trạng “sợ chăm
sóc trẻ”, việc chăm sóc con cái bị xem như là một mối đe dọa cho quyền tự chủ
và khả năng tự khẳng định của phụ nữ. Điều này phần nào đã làm lu mờ đi ý nghĩa
đẹp đẽ của tình mẫu tử. Ghi nhớ sứ điệp của sách Khải Huyền, đã được loan truyền
rộng khắp cho dù những thăng trầm của lịch sử và văn hóa Kitô giáo, về sự bình
đẳng nền tảng của người nam và người nữ, được Thiên Chúa tạo dựng theo hình ảnh
của Ngài (St 1,27) và thể hiện trong di sản nghệ thuật của Giáo hội, cách tiếp
cận mục vụ thông qua văn hóa phải xem xét đến sự thay đổi sâu sắc trong hoàn cảnh
của phụ nữ ngày nay: “Trong thời gian gần đây một vài xu hướng trong phong trào
nữ quyền, để thúc đẩy phong trào giải phóng phụ nữ, đã cố gắng biến phụ nữ giống
đàn ông bằng mọi cách.
Tuy nhiên, sự can
thiệp của Thiên Chúa chứng tỏ trong sự tạo thành, mong muốn người phụ nữ ngang
bằng với đàn ông trong phẩm giá và giá trị, đồng thời khẳng định cách rõ ràng về
sự độc đáo và khác biệt của phụ nữ. Bản sắc của người nữ không thể bao gồm việc
là bản sao của người nam.” (17) Các tính cách đặc biệt của cả hai giới song
hành với nhau trong một mối quan hệ vợ chồng hỗ tương làm giàu cho nhau trong
đó người phụ nữ là nghệ nhân tiên phong cho một thế giới nhân bản hơn.
16. “Nhiệm vụ
hàng đầu và thiết yếu của văn hóa nói chung,” (18) giáo dục là điều mà, từ thời Giáo hội sơ khai, đã là một trong những
lĩnh vực đáng chú ý nhất trong hoạt động mục vụ của Giáo hội, ở mức độ văn hóa
và tôn giáo cũng như cá nhân và mặt bằng xã hội, bây giờ phức tạp hơn và quan
trọng hơn bao giờ hết. Nó trước hết là nhiệm vụ của các gia đình, nhưng đòi hỏi
sự giúp đỡ của toàn xã hội. Thế giới ngày mai phụ thuộc và sự giáo dục hôm nay,
và giáo dục không thể chỉ đơn thuần là sự chuyển trao kiến thức. Nó đào tạo và
chuẩn bị cho con người sự tham gia vào đời sống xã hội bằng cách thúc đẩy sự
trưởng thành về tâm lý, trí tuệ, văn hóa, đạo đức và tinh thần của họ.
Vì vậy, thách đố
của việc loan báo Tin Mừng cho thiếu nhi và giới trẻ, từ trường phổ thông cho đến
đại học, đòi hỏi một chương trình giáo dục để phúc âm hóa nền văn hóa. Giáo dục
trong gia đình, nơi nhà trường và đại học “kiến tạo một mối quan hệ sâu sắc giữa
người giáo dục và người được giáo dục, nhưng còn làm cho cả hai bên trở thành
người chia sẻ tình yêu và sự thật, đó là mục đích tối hậu mà mọi người được mời
gọi bởi Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Letter to Families, 16). Giáo dục không chỉ hình thành nhân cách,
nhưng còn bắt đầu hướng họ vào đời sống xã hội và quyền công dân, vào mối tương
quan dựa trên sự tôn trọng quyền và nghĩa vụ, trong tình thần cởi mở và đoàn kết,
và với việc sử dụng vừa phải của cải cũng như sở hữu sẽ đảm bảo điều kiện sống
cho mọi người. Tương lai của nhân loại sẽ tùy thuộc vào sự phát triển toàn diện
của con người và sự đoàn kết của tất cả mọi người (Populorum Progressio, 42). Bằng nhiều cách thức khác nhau, những
gia đình, nhà trường và đại học được mời gọi đưa men của Tin Mừng vào thiên
niên niên kỷ thứ ba này.
Nghệ thuật và giải trí
17. Trong một thế
giới dường như ngày càng bị ám ảnh bởi những sự hưởng thụ nhất thời, sự quyến
rũ của lợi ích, sự theo đuổi lợi nhuận và sự quan trọng thái quá của sự sở hữu
vật chất, thật đáng ngạc nhiên khi nhận biết một niềm đam mê bền vững, thậm chí
đang phát triển đẹp đẽ. Nó có thể mang nhiều hình thức khác nhau, nhưng tất cả
những điều này dường như cho thấy một khát vọng về “một thứ gì đó không thể hiểu
thấu được”, điều mà cho chúng ta thấy sự kỳ diệu và mầu nhiệm ở trong mọi thứ
và thậm chí vượt trên chúng. Bằng trực giác, Giáo hội đã nhận thức được điều
này ngay từ những buổi đầu và hàng thế kỷ của nghệ thuật Kitô giáo minh họa một
cách tuyệt vời điều này. Mỗi tác phẩm nghệ thuật thực sự là một cách thức hiệu
quả trở thành kinh nghiệm Kitô giáo. Việc nhận ra tầm quan trọng của nghệ thuật
trong việc hội nhập văn hóa của Tin Mừng có nghĩa là nhận ra rằng thiên tài và
sự nhạy cảm của con người cũng na ná giống với chân lý và sự thật của mầu nhiệm
thiêng liêng. Giáo hội bày tỏ lòng trân trọng sâu sắc đối với tất cả các nghệ
sĩ, bất kể niềm tin tôn giáo của họ, vì các tác phẩm nghệ thuật truyền tải một
tư tưởng vô hình, vì nó là Nghệ thuật, giống như mọi hoạt động khác của con người,
nhìn vượt ra khỏi chính nó để đến mục tiêu thực sự của chính nó: Tính cao quý của
nó đến từ việc hướng đến cùng đích tối hậu của con người.
Nơi các nghệ sĩ
Kitô giáo, Giáo hội nhận ra khả năng phi thường trong việc diễn tả những cách
thức mới và những định nghĩa mới về những dấu hiệu hoặc những ẩn dụ qua các
thiên tài phụng vụ tài hoa trong tất cả khả năng sáng tạo của mình, miệt mài
trong hàng thế kỷ của những hình điêu khắc Công giáo với khả năng biểu lộ sự hiện
diện ở khắp mọi nơi của ân sủng.
Đồng thời, di sản
văn hóa phong phú của Giáo hội Công giáo, trong hình thức những tài sản văn hóa
của nó, làm chứng cho sự cộng sinh hiệu quả của văn hóa và đức tin. Nó hình
thành một nguồn bất tận cho vẻ đẹp và nguồn tài nguyên bền vững cho một nền
giáo dục văn hóa, cũng là một cách dạy giáo lý thực sự, được kết hiệp trong
chân lý của đức tin cho vẻ đẹp đích thật của nghệ thuật (cf. Sacrosanctum Concilium, 122-127). Như là
những hoa trái của một cộng đoàn sống đức tin mãnh liệt, và tiếp tục sống như
thế, những kho tàng văn hóa của Giáo hội không nên chỉ nhìn bằng những thuật ngữ
văn hóa, nếu không sẽ làm mất ý nghĩa của chúng. Chúng có thể là nguồn cảm hứng
thực sự cho nhân loại trong buổi đầu của thiên niên kỷ thứ ba.
18. Thế giới của
giải trí và thể thao, du ngoạn và du lịch, không thể phủ nhận rằng đó là một yếu
tố quan trọng trong nền văn hóa hiện đại, cùng với nó là giới lao động, trong
đó Giáo hội đã hiện diện từ lâu, và do đó trở thành một diễn đàn mới của việc
loan báo Tin Mừng. Khái niệm “công việc” đang thay đổi cách sâu sắc, không thể
phủ nhận rằng điều này tác động đến việc giải trí và các hoạt động văn hóa. Từ
nhu cầu sống lâu năm dẫn đến việc kiếm ăn hằng ngày (cf. Laborem Exercens 1), công việc là một trong những phương tiện để
đáp ứng lại mong muốn mãnh liệt của sự tự thỏa mãn, ngang tầm với các hoạt động
văn hóa. Ở một nơi nào đó khác, những cách thức mới của việc tổ chức lao động,
là một phần của tiến trình phát triển kinh tế và công nghệ, diễn ra đồng thời với
việc gia tăng thất nghiệp ở mọi tầng lớp xã hội. Điều này không chỉ làm phát
sinh sự nghèo nàn về vật chất, mà còn gieo vào những nền văn hóa đó những hạt
giống nghi ngờ, bất mãn, sỉ nhục và thậm chí là tội ác. Sự bấp bênh của điều kiện
sống như vậy và sự nhu cầu thiết yếu của cuộc sống thường khiến mọi người coi
các yếu tố văn hóa nghệ thuật là thừa thãi và dành riêng cho một nhóm người ưu
tú có đặc quyền.
Đã trở nên phổ biến
mang tính quốc tế, thể thao có một vị trí trong tầm nhìn của Kitô hữu về văn
hóa và có thể thức đẩy cả sức khỏe thể chất và các mối tương quan giữa người với
người. Tuy nhiên, thể thao có thể bị đánh mất ý nghĩa bởi lợi ích thương mại hoặc
trở thành phương tiện để cạnh tranh giữa các chủng tộc, quốc gia hoặc bộ lạc,
và làm gia tăng sự bùng nổ bạo lực thường xuyên cho thấy sự xung đột và mâu thuẫn
là một phần của xã hội đương đại, và do đó trở thành phản văn hóa. Vì vậy, đây
là lĩnh vực cần chú trọng của cách thức mục vụ hiện đại. Không kể đến những sự
phong phú và phức tạp và sự hỗn độn của những biểu tượng và tính thương mại,
các hoạt động giải trí và thể thao kiến tạo không chỉ một bầu không khí mà còn
cả một nền văn hóa, một lối sống và hệ thống giá trị. Đường lối mục vụ thích
nghi tốt sẽ tìm thấy nơi đó tất cả những giá trị mang tính giáo dục chân thực
và là bàn đạp để ca ngợi mọi thứ trong bản tính nhân loại vốn phong phú, trong
hình ảnh của Thiên Chúa và, giống như Thánh Tông đồ Phaolô, loan báo ơn cứu độ
của Thiên Chúa (cf. 1 Cr. 9,24-27).
Đa văn hóa và đa tôn giáo
19. Điều đáng chú
ý nhất về thế giới trong đó ngày nay Giáo hội thi hành sứ mạng loan báo Tin Mừng
đó là sự đa dạng của các bối cảnh văn hóa được phát triển từ những quan điểm của
các tôn giáo khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến mọi châu lục và mọi quốc gia, vì
ngày càng thường xuyên có nhiều sự trao đổi mang tính hội nhập văn hóa và liên
tôn giáo trên hoàn cầu.
Điều này đã được
đưa ra trong Hội nghị đặc biệt cho Châu Phi của Thượng Hội đồng Giám mục. Ở đó
Kitô giáo và Hồi giáo đã tiếp xúc với các tôn giáo truyền thống, điều này vẫn
còn phát triển cho đến ngày nay, vì chúng thấm vào văn hóa Châu Phi và đời sống
xã hội của các cá nhân và cộng đồng. Khi việc truyền giáo ở Châu Phi bắt đầu,
các giá trị văn hóa tích cực của những tôn giáo này không phải lúc nào cũng đủ
trang trọng để được tích hợp với Tin Mừng. Ngày nay, đặc biệt từ Công đồng
Vatican II, Giáo hội nhận ra những giá trị tôn giáo này và khuyến khích giá trị
phù hợp với Tin Mừng. Đó là mảnh đất mầu mỡ để nuôi dưỡng những cuộc trở lại với
Chúa Kitô. “Người Châu Phi có một cảm thức tôn giáo sâu sắc, một ý thức về sự
linh thiêng, về sự hiện hữu của Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng và của một thế giới
tâm linh. Thực tại tội lỗi trong những hình thức xã hội cũng như cá nhân của nó
hiện diện rất nhiều trong ý thức của dân tộc này, cũng là nhu cầu về những nghi
thức thanh tẩy và đền tội (Ecclesia in
Africa, 30-37, 42). Những giá trị tích cực được cất giữ trân trọng trong những
nền văn hóa truyền thống này, như ý thức về gia đình, tình yêu và tôn trọng sự
sống, sự tôn kính tổ tiên, ý thức đoàn kết và cộng đồng, tôn trọng bề trên và
người lớn tuổi, là nền tảng chắc chắn cho sự hội nhập văn hóa của đức tin, bởi
đó Tin Mừng thấm nhập và toàn thể nền văn hóa và sinh hoa kết trái (cf. Ibid., 59-62). Tuy nhiên, Tin Mừng Chúa
Kitô Đấng Cứu Độ, như được biểu lộ trong Các Mối Phúc (Mt 5,1-12), sẽ đưa ra những
thách đố kiên quyết và mạnh mẽ đối với những thái độ từ những truyền thống này
những gì đụng độ với Tin Mừng.
20. Những quốc
gia thuộc lục địa rộng lớn của Châu Á có những nền văn hóa cổ xưa, chịu ảnh hưởng
sâu sắc bởi những tôn giáo và những truyền thống phi Kitô giáo, như Ấn Độ giáo,
Phật giáo, Đạo giáo, Thần Đạo, Nho giáo và Hồi giáo, cần được xem xét thật kỹ
càng. Châu Á hầu như vẫn chưa chịu ảnh hưởng bởi thông điệp của Chúa Kitô,
nhưng điều này không quan trọng bởi vì Kitô giáo vẫn được xem như là một tôn
giáo ngoại lai được giới thiệu bởi người phương Tây, là những người vẫn chưa hội
nhập đầy đủ, tư tưởng và lối sống trong nền văn hóa của Châu Á? Điều này cho thấy
cách thức mục vụ cho nền văn hóa ở lục địa này phải rộng đến mức nào.
Rất nhiều yếu tố
thuộc tâm linh và thần bí, như sự thánh thiện, hy sinh, trinh khiết, tình yêu
phổ quát, yêu hòa bình, cầu nguyện và chiêm niệm, niềm vui trong Chúa và lòng trắc
ẩn, rất sống động trong các nền văn hóa này, có thể dẫn đến đức tin vào Chúa
Giêsu Kitô. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhắc lại điều này: “Trước hết là
những Kitô hữu ở Ấn Độ, có nhiệm vụ phải rút tỉa từ gia sản giầu có ấy những yếu
tố khả dụng với đức tin của họ, để nhờ tư tưởng Kitô giáo gia sản ấy trở thành
phong phú” (Fides et Ratio, 72). Các
tôn giáo là sự diễn tả sự kiếm tìm Thiên Chúa của nhân loại, và là bằng chứng của
khía cạnh tâm linh nơi con người (cf. Nostra
Aetate, 2). Trong một thế giới đang bị thống trị bởi chủ nghĩa tục hóa,
chúng là một lời nhắc nhở về sự hiện diện thiêng liêng và tầm quan trọng của
tâm linh như là phần tinh túy của các nền văn hóa.
Đây là một thách
đố mục vụ cam go khi phải bắt đầu từ những nền văn hóa truyền thống phong phú
này, như nền triết lý lâu đời của Trung Quốc, và làm sao để hướng những cuộc
tìm kiếm thần thánh lâu đời của họ đến sự mở ra cho mặc khải về Thiên Chúa Hằng
Sống, Đấng làm cho chúng ta trở nên chung phần với Ngài nhờ ân sủng trong Chúa
Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ.
21. Như được nhấn
mạnh bởi Hội nghị Đặc Biệt cho Hoa Kỳ của Hội Đồng Các Giám mục, những phần rộng
lớn khác của thế giới mà nền văn hóa được định hình cách sâu sắc bởi sứ điệp
Tin Mừng đồng thời cũng là con mồi cho sự thâm nhập ảnh hưởng của chủ nghĩa duy
vật và lối sống trần tục, điều này đã tự chứng tỏ cách rõ rệt trong sự bài trừ
tôn giáo của giai cấp trung lưu và những người có văn hóa.
Giáo hội bảo vệ
phẩm giá của con người, đang đấu tranh cho một xã hội trong sạch không có bạo lực,
bất công xã hội, tệ nạn lạm dụng mà trẻ em đường phố là những nạn nhân, nạn
buôn bán ma túy, ...trong bối cảnh này và để khẳng định tình yêu ưu tiên của
mình dành cho người nghèo và những người bị loại trừ, Giáo hội có bổn phận thúc
đẩy một nền văn hóa đoàn kết ở mọi tầng lớp xã hội: các cơ quan chính phủ, những
cơ quan công cộng và tổ chức tư nhân. Để phấn đấu cho một sự kết hiệp chặt chẽ
hơn giữa dân tộc, giữa các xã hội và giữa các quốc gia, Giáo hội sẽ liên kết
chính mình với những nỗ lực của con người với thiện chí xây dựng một thế giới xứng
đáng hơn với con người. Khi thực hiện điều này, Giáo hội sẽ góp phần: làm giảm
những tác động tiêu cực của sự toàn cầu hóa, như sự thống trị của kẻ mạnh trên
kẻ yếu thế, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, và sự đánh mất những giá trị của
văn hóa địa phương theo hướng đồng hóa sai lầm” (Ecclesia in America, 55).
Trong thời đại của
chúng ta, sự thiếu hiểu biết tôn giáo đang nuôi dưỡng những dạng khác nhau của
sự đồng bộ hóa giữa những tín ngưỡng cổ xưa và nay đã mai một, những phong trào
tôn giáo mới và đức tin Công giáo. Những tệ nạn xã hội, kinh tế, văn hóa và
luân lý đóng vai trò là sự chứng minh cho hệ tư tưởng đồng hóa đang ngày càng
hiện diện ở nhiều quốc gia. Giáo hội ở đó nhận lãnh những thách đố này cách đặc
biệt trong bổn phận loan báo Tin Mừng cho người nghèo, để thúc đẩy công bằng xã
hội và phúc âm hóa các nền văn hóa bản địa và các nền văn hóa đô thị đang phát
triển. (19)
22. Những quốc
gia nơi Hồi giáo thống trị có một thế giới văn hóa của riêng họ, mặc dù có những
khác biệt giữa các nước Ả Rập và các nước khác ở Châu Phi và Châu Á. Hồi giáo
không chỉ là một tôn giáo theo nghĩa cổ điển của từ ngữ: nó về cơ bản còn là một
xã hội với những truyền thống và quyền lập pháp của riêng mình, và tất cả những
hình thức của một cộng đồng rộng lớn, hoặc umma,
với văn hóa và kế hoạch khai hóa của riêng mình.
Hồi giáo hiện
đang phát triển cách nhanh chóng, đặc biệt do những làn sóng di dân từ các nước
có tốc độ tăng nhân số cao. Những quốc gia với truyền thống Kitô giáo, ở đó,
ngoại trừ Châu Phi, dân số tăng trưởng chậm hơn hay thậm chí không tăng, thường
xuyên nhìn thấy sự hiện diện ngày càng gia tăng của các tín đồ Hồi giáo như là
một thách thức cho xã hội, văn hóa và thậm chí cả tôn giáo nữa. Những người nhập
cư Hồi giáo chính họ, ít nhất là ở một vài nước, cũng đối mặt với những khó
khăn lớn được gọi là hòa nhập văn hóa và xã hội. Hơn nữa, sự tha hóa của một cộng
đồng truyền thống thường dẫn đến – trong Hồi giáo cũng như các tôn giáo khác –
sự mất đi những thực hành tôn giáo nhất định và khủng hoảng bản sắc văn hóa. Sự
cộng tác thực sự với Hồi giáo ở mức độ của văn hóa trong sự hỗ tương thực sự có
thể nuôi dưỡng những mối quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia Hồi giáo. Sự cộng
tác như vậy không ngăn cản các Kitô hữu làm chứng cho đức tin Kitô giáo và mầu
nhiệm Ba Ngôi trong mối tương quan với những biểu hiện khác của thuyết độc thần.
23. Những nền văn hóa thế tục có một ảnh hưởng
sâu sắc nơi những phần khác nhau của thế giới nơi mà sự gia tăng và phức tạp của
những biến đổi văn hóa đã tăng lên. Sinh ra trong những quốc gia có truyền thống
Kitô giáo lâu đời, nền văn hóa thế tục này, với những giá trị của nó về sự đoàn
kết, cống hiến quảng đại cho người khác, tự do, công bằng, bình đẳng nam nữ, một
đầu óc cởi mở, một tinh thần đối thoại và nhạy cảm với những vấn đề sinh thái,
vẫn mang đậm dấu ấn của những giá trị Kitô giáo nền tảng đã thấm đậm văn hóa
qua hàng thế kỷ và chính sự trần tục hóa đã đem đến những hoa trái cho nền văn
minh và nuôi dưỡng những suy tư triết học. Trong thời gian trước thiên niên kỷ
thứ ba, những câu hỏi về sự thật, những giá trị, sự hiện hữu và ý nghĩa liên
quan đến bản chất con người, cho thấy những giới hạn của sự trần tục hóa điều
mà, bất chấp chính mình, đưa ra một cuộc kiếm tìm “chiều kích thiêng liêng của
đời sống như là một chất giải độc sau đó cho tình trạng suy giảm nhân bản. Hiện
tượng này – được gọi là hiện tượng “hồi sinh đạo nghĩa” – mang một tính cách
không phải là không mập mờ, song nó cũng cho thấy đó là một cơ hội tốt… Đây
cũng là một “Công Hội Viện” cần phải được truyền bá phúc âm hóa nữa (Redemptoris Missio, 38).
Khi phong trào tục
hóa chuyển mình thành chủ nghĩa thế tục vô thần (Evangelii Nuntiandi, 55), có một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về
tinh thần và văn hóa, một trong những dấu hiệu đó là mất đi sự tôn trọng con
người và sự lan rộng của một loại thuyết duy hư vô nhân học làm giảm giá trị của
con người xuống đến bản năng và những khuynh hướng của họ. Thuyết duy hư vô này
nuôi dưỡng một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về sự thật rằng “đã được biện minh
bởi kinh nghiệm khủng khiếp về điều ác, đánh dấu thời đại chúng ta. Kinh nghiệm
bi thảm này đã làm điêu đứng thuyết lạc quan duy lý, là thuyết nhìn thấy trong
lịch sử sự phát triển thắng lợi của lý trí, nguồn mạch của hạnh phúc và của sự
tự do, thành thử một trong những đe doạ trầm trọng nhất của cuối thế kỷ này là
cơn cám dỗ về sự thất vọng (Fides et
Ratio, 91). Bằng cách đặt Chúa Kitô trở lại như là yếu tố chủ chốt của sự
hiện hữu và khôi phục lại nơi lý trí được soi sáng bởi đức tin, cách thức mục vụ
đối với văn hóa có thể củng cố bản sắc Kitô giáo bằng lời mời gọi rõ ràng và
hăng say đến với sự thánh thiện. Bằng cách này, các cá nhân và các cộng đoàn có
thể tái khám phá được ý nghĩa của việc tìm ra Thiên Chúa đang đến trong mọi
hoàn cảnh, và cho sự sống đời sau (Kh 21-22).
Những quốc gia đã khôi phục được sự tự do khỏi sự kìm kẹp của chủ nghĩa vô thần
Marx – Lenin đã bị một nỗi đau sâu sắc do bạo lực “một sự phân hóa” từ đức tin
Kitô giáo: mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên đã bị thay đổi một cách giả
tạo; sự phụ thuộc của các tạo vật vào Đấng Tạo Thành đã bị chối bỏ; những chân
lý đạo đức và giáo lý của mạc khải Kitô giáo đã bị công kích. “Sự phân hóa” này
kéo theo một câu hỏi căn bản về những giá trị tinh túy đối với các Kitô hữu. Những
ảnh hưởng cải cách của chủ nghĩa thế tục vô thần lan rộng khắp Tây Âu đến cuối
những năm 1960 hiện đang góp phần hủy hoại văn hóa ở Trung và Đông Âu.
Những quốc gia
khác với chế độ dân chủ đa nguyên truyền thống, chống lại một nền tảng của một
sự tuân thủ tôn giáo và xã hội rộng lớn, đang trải nghiệm một sự bùng phát của
sự hỗn độn giữa chủ nghĩa thế tục vô thần và những biểu hiện tôn giáo phổ biến
do các làn sóng di cư mang lại. Đây là lý do tại sao Hội nghị Đặc Biệt của Hội
đồng Giám mục Hoa Kỳ đã nêu lên một nhận thức truyền giáo mới.
Các giáo phái và các phong trào tôn giáo mới (20)
24. Con người lại
một lần nữa đang kiếm tìm tính chất tâm linh – nhiều hơn cả tôn giáo – theo nhiều
cách thế khác nhau, trong một xã hội gợi nhớ đến Công Hội Viện ở thành Athens,
bối cảnh của một số cuộc tranh luận lớn của Thánh Phaolô (cf. Cv 17,22-32). Có một nhu cầu cần thiết
phải phục hồi khía cạnh tâm linh là điều cũng sẽ mang lại ý nghĩa cho cuộc sống,
và một khát vọng sâu xa để xây dựng lại cơ cấu tổ chức của những mối quan hệ xã
hội và tình cảm mà, ở một số quốc gia, đã bị phá hủy bởi sự bất ổn ngày càng
gia tăng của đời sống gia đình. Điều này có thể thấy được nơi những nhóm hồi
sinh trong Kitô giáo, hoặc trong những hình thức của thuyết đồng bộ hóa là một
phần của xu hướng toàn cầu hóa, một cuộc tìm kiếm sự thống nhất vượt trên những
tôn giáo riêng biệt.
Nhiều nhóm rất
khác nhau có thể được phân loại dưới tiêu đề đa nghĩa của các giáo phái. Một số
là thuộc nguồn cảm hứng của thuyết thần bí hoặc ngộ đạo, một số là Kitô hữu bề
ngoài, và một số khác, trong một số trường hợp, là thù địch đối với Chúa Kitô
và Giáo hội. Những nhóm này thành công hoàn toàn cách rõ ràng vì họ đáp ứng lại
những khát vọng bị thất bại. Rất nhiều trong số những người đương thời với
chúng ta có thể giao thiệp cách dễ dàng trong những nhóm này và trải nghiệm một
cảm giác thuộc về; họ nhận thấy tình cảm, tình anh em, thậm chí sự bảo vệ và an
toàn cách hiển nhiên. Những cảm giác này chủ yếu bắt nguồn từ những đáp án đơn
giản và rõ ràng mạch lạc nhưng, trên thực tế, là những giải pháp viển vông –
như là “Tin Mừng của thành công” – là những giáo phái xuất hiện để đưa ra hầu hết
những vấn đề phức tạp, và là một thần học thực dụng đề cao một xã hội ích kỷ và
xử sự hết sức tồi tệ. Trong một số trường hợp, những người bị tổn thương tâm lý
hoặc bị loại trừ hoặc bị cô lập hoàn toàn trong sự vô danh rất phổ biến trong đời
sống thành thị; họ không khó để chấp nhận một viễn tượng tâm linh có thể khôi
phục sự hòa hợp đã mất và thậm chí mang lại cảm giác của sự chữa lành thể lý hoặc
tâm linh. Điều này cho thấy sự phức tạp và bản chất ngang ngược của các vấn đề
trong các giáo phái, điều này liên kết giữa các vấn nạn đang tồn tại với sự bác
bỏ chiều kích cơ cấu của các tôn giáo, và được biểu lộ dưới những hình thức và
biểu hiện không đồng nhất của tôn giáo.
Tuy vậy, sự tăng
nhanh của các giáo phái cũng là sự phản ứng lại với nền văn hóa tục hóa và là hậu
quả của những biến động văn hóa và xã hội đã làm đảo lộn tôn giáo truyền thống.
một trong những thách đố mà Giáo Hội phải đương đầu là phải vượt qua những người
đã chịu ảnh hưởng của các giáo phái, hoặc chịu nguy hiểm đến mình, để loan báo
cho họ thông điệp của ơn cứu độ trong Chúa Giêsu Kitô.
Thực vậy, “một kỷ
nguyên mới trong lịch sử nhân loại”, đã được khám phá ra nhờ Công đồng Vatican
II, đang nổi bật lên từ lục địa này sang lục địa khác. Sự nhận biết này đòi hỏi
một cách thức mục vụ mới cho nền văn hóa, có thể đảm nhận những thách đố mới
này, trong tinh thần của sự nhận thức ấy đã thúc đẩy Thánh Giáo hoàng Gioan
Phaolô II thành lập Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa: “Do đó điều quan trọng đối
với Giáo hội, là mối bận tâm của Giáo hội, của một hoạt động mục vụ cẩn trọng
và có tầm nhìn xa rồi với văn hóa, và trong một cách thức đặc biệt đối với điều
được gọi là nền văn hóa sống, đó là, những nguyên tắc và những giá trị tạo nên
đặc tính của một dân tộc” (Letter
instituting the Pontifical Council for Culture, op. cit.).
III
NHỮNG ĐỀ NGHỊ CỤ THỂ
Những mục tiêu mục vụ ưu tiên
25. Những thách đố
mới của việc Phúc Âm hóa các nền văn hóa được đặt nền trên các nền văn hóa đã
được định hình qua hai thiên niên kỷ Kitô giáo cùng những dấu chỉ có liên hệ
như trung tâm bối cảnh của thành Areopagô mới, được tìm thấy trong thời đại, mời
gọi chúng ta phải có cách thức mới để trình bày thông điệp Kitô giáo, bắt nguồn
từ chính truyền thống sống động của Giáo hội và được kéo dài bằng những chứng
tá đời sống Kitô đích thực nơi các cộng đoàn Kitô hữu. Yêu cầu chính yếu được đặt
ra cho chúng ta là phải tái nhận thức mọi thứ, dựa trên sự mới mẻ của Tin Mừng,
được đề xuất bằng một lối tiếp cận mới mẻ và đầy thuyết phục. Trong viễn cảnh của
việc chuẩn bị cho Tin Mừng, đối tượng trước hết của việc tiếp cận mục vụ với
các nền văn hóa, là làm thế nào để thấm nhuần nguồn sống của Tin Mừng vào các nền
văn hóa hầu cải hóa nó từ bên trong và biến đổi nó dưới ánh sáng của mặc khải với
nhận thức về con người và xã hội đã hình thành nên nền văn hóa đó, với những ý
niệm về con người, gia đình và giáo dục, trường học, tự do và chân lý, lao động
và giải trí, kinh tế và xã hội, khoa học và nghệ thuật...
Nhưng thực tế cho
chúng ta thấy rằng, nếu chỉ truyền thông bằng lời nói thì không lấy gì đảm bảo
được rằng thông điệp của chúng ta gửi đến sẽ được các đối tượng lắng nghe thấu
hiểu. Khi các thính giả về cơ bản có thể tiếp nhận thông điệp Tin Mừng được gởi
đến, là bởi vì nền văn hóa truyền thống của họ đã thấm nhuần nét Kitô giáo, và
nói chung, thông điệp ấy được xử lý tốt qua nền tảng chung về văn hóa và xã hội
của họ, những gì được mang đến có thể được thấu hiểu và đón nhận. Với hoàn cảnh
đa nguyên văn hóa hiện nay, phải có sự gắn kết giữa chính thông điệp gửi đến với
các điều kiện để có thể tiếp nhận thông điệp ấy.
Thành quả của
công việc vĩ đại này cần phải được phân định thần loại liên tục, dưới ánh sáng
soi dẫn của Chúa Thánh Thần thông qua việc cầu nguyện. Điều này cũng đòi hỏi
chúng ta phải được chuẩn bị đầy đủ và được đào tạo thích hợp qua những phương
tiện mục vụ đơn giản như các bài giảng lễ, các giờ giáo lý, sứ vụ chung, các
trường truyền giáo... cùng với những phương tiện truyền thông hiện đại nhằm tiếp
cận với các đối tượng nam nữ thuộc mọi nền văn hóa. Các Thượng Hội đồng Giám mục
kể từ sau Công đồng Vatican II đều nhắc nhở điều này ngày một mạnh mẽ hơn với cả
giáo dân lẫn các linh mục, tu sĩ. Các Hội nghị Giám mục nhận thấy rằng các ủy
ban văn hóa, cơ quan rất quan trọng đối với những nơi còn thiếu, là một lợi khí
tuyệt vời để hợp tác trong lãnh vực này. Các ủy ban này có thể thúc đẩy sự hiện
diện của Giáo hội trong những lãnh vực phát triển văn hóa khác nhau, và giúp
cho việc thúc đẩy nhiều hình thức sáng tạo nhằm gieo trồng đức tin, cũng như
bày tỏ và duy trì đức tin ấy. Sau hết, mỗi Giáo hội địa phương nên có một dự
phóng văn hóa, như từng có ở một số quốc gia.(21) Đây là những nguyên tắc cần
có trong việc tiếp cận mục vụ với nền văn hóa, vốn có lẽ phức tạp hơn trong những
đòi hỏi của nó so với việc phúc âm hóa lần đầu tiên với những nền văn hóa phi
Kitô.
Các tôn giáo và chiều kích tôn giáo
26. Trong sứ mạng
loan báo Tin Mừng cho mọi người thuộc mọi nền văn hóa, cũng như việc hội nhập
văn hóa trong chiều kích đức tin, Giáo hội tiếp cận với các tôn giáo truyền thống,
trước tiên ở lục địa Phi châu và Á châu.(22) Các Giáo hội địa phương được mời gọi
và khuyến khích nghiên cứu, tìm hiểu về các nền văn hóa truyền thống và các thực
hành tôn giáo trong chính nơi hiện diện của mình, để phân biệt được đâu là các
giá trị, phong tục, nghi lễ... có thể giúp cho Kitô giáo bám sâu hơn vào nền
văn hóa bản địa.
Việc “hồi sinh”
và “thức tỉnh” của chiều kích đời tu trong truyền thống Kitô giáo Tây phương tất
nhiên cũng đòi hỏi một sự phân định thần loại cách nghiêm ngặt hơn. Đây thường
là một vấn đề mang cảm thức tôn giáo hơn là một sự cam kết mang tính cá nhân
trước lời mời gọi của Thiên Chúa, trong sự thông hiệp đức tin với Giáo hội. Tuy
vậy, không ai có thể phủ nhận rằng ngày càng có nhiều người nam và người nữ ngả
sang chiều kích hiện sinh nhân bản mà họ gọi là tâm linh, tôn giáo, hay thần
thánh, tùy từng trường hợp. Bên cạnh đó, điều đáng lưu ý ở đây là phần lớn những
thứ này lại có tác động trên những người trẻ hoặc những người nghèo, những hoàn
cảnh khiến ta phải cẩn trọng lưu tâm hơn, và giúp những người trẻ và những người
nghèo này trở lại với Kitô giáo, nhưng lại sớm khiến họ vỡ mộng. Một số người
đó sẽ chuyển sang các tôn giáo khác, và một số nữa sẽ bị lôi kéo theo các giáo
phái, hoặc chuyển sang dạng thức bí ẩn nào đó.
Khắp nơi trên thế
giới, một loạt khả năng mới được mở ra cho việc tiếp cận mục vụ với lãnh vực
văn hóa, nhằm mang ánh sáng của Tin Mừng Chúa Kitô đến với trái tim nhân loại. Ở
nhiều nơi, cần đến việc tái trình bày đức tin Kitô giáo hầu dễ tiếp cận hơn với
các nền văn hóa có tính ảnh hưởng lớn, bởi sự đua tranh có thể xảy ra do việc
tràn lan những hình thức đạo đức rườm rà, luộm thuộm.
Nghiên cứu đối
thoại và tương quan cần thiết của nó, một sự hội nhập rõ ràng hơn về những gì
là đặc nét với Kitô giáo, là một lãnh vực suy tư và hành động ngày càng có ý
nghĩa trong việc truyền bá đức tin Kitô giữa những nền văn hóa của chúng ta.
Đây là hệ thống liên đới những thách đố cho một lối tiếp cận mục vụ với các bộ
mặt văn hóa nơi các giáo phái (x. Giáo hội tại Mỹ châu, 73), đối tượng mà những
tác động văn hóa của họ có liên hệ chặt chẽ với những thứ được tạo nên bởi nguyện
vọng của chính họ. Hoàn cảnh này đòi buộc chúng ta phải suy tư một cách nghiêm
túc hơn về lối sống khoan dung cũng như quyền tự do tôn giáo trong xã hội chúng
ta ngày nay (x. Tuyên ngôn về Tự do tôn giáo - Dignitatis Humanae, 4). Lẽ dĩ nhiên, các linh mục và giáo dân phải
được huấn luyện kỹ càng hơn để có thể trở nên những con người có khả năng nhận
thức được sự khác biệt nơi những giáo phái khác và các lý do đưa đến sự thành
công của họ, nhưng chúng ta đừng bao giờ đánh mất đi sự thật rằng vũ khí tốt nhất
để chống lại các giáo phái này hệ tại nơi phẩm chất của đời sống Giáo hội. Các
linh mục cần phải sẵn sàng đương đầu với những khó khăn mà các giáo phái đem lại,
đồng thời cũng phải trợ giúp các tín hữu đang đối diện với nguy cơ đánh mất đức
tin và rời bỏ Giáo hội.
Những cách “thông thường của việc thực hành”
trong kinh nghiệm đức tin: lòng đạo đức bình dân, những tổ chức giáo dục trong
giáo xứ
27. Có một thực tế
là, ở những quốc gia mà Kitô giáo chiếm đa số, thì từ bao thế hệ đã định hình
nên lối hiểu và sống đức tin ăn sâu vào đời sống cá nhân và xã hội của từng người,
hơn kém như thế: những lễ hội địa phương, truyền thống gia đình, những ngày hội
khác nhau, các cuộc hành hương,... Điều này tạo nên cả một nền văn hóa có tác động
đến tất cả mọi người, một nền văn hóa xây dựng trên đức tin và được cấu thành
xoay quanh đức tin. Một nền văn hóa như vậy dường như đang bị đe dọa bởi chủ
nghĩa thế tục. Điều quan trọng hiện nay là làm sao có thể hỗ trợ cho những nỗ lực
cao hơn nữa nhằm làm hồi sinh những truyền thống Kitô giáo đó. Tuy nhiên, điều
này không thể “giao khoán” cho các chuyên viên về lãnh vực bảo tồn các di sản
văn hóa hay cho các chính trị gia, những đối tượng mà mục tiêu của họ thường xa
lạ, nếu không muốn nói là đối nghịch lại, với đức tin Kitô. Các thừa tác viên
hoạt động mục vụ, các cộng đoàn Kitô hữu, và các thần học gia tầm cỡ nên tham
gia vào việc này.
Nếu muốn chạm đến
trái tim con người, loan báo Tin Mừng và cử hành mầu nhiệm cứu độ qua phụng vụ
cho những người trẻ và cả những người lớn tuổi, thì không chỉ đòi buộc chúng ta
phải có kiến thức sâu sắc về đức tin của mình, mà còn đòi hỏi chúng ta phải hiểu
biết sâu xa về môi trường văn hóa nữa. Khi mọi người yêu mến nền văn hóa của họ
như một phần thiết yếu của cuộc sống, thì chính trong nền văn hóa đó, họ sẽ sống
và tuyên xưng đức tin Kitô của mình. Các Giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, và cả
các giáo dân cần phải có được sự nhạy cảm đối với nền văn hóa này, hầu có thể bảo
vệ và phát triển nó trong ánh sáng của các giá trị Tin Mừng, nhất là đối với
các nền văn hóa nơi các dân tộc thiểu số. Sự quan tâm đến đối tượng văn hóa như
vậy có thể mang lại con đường dẫn đến đức tin và một cuộc sống Kitô hữu tốt đẹp
hơn cho những người bất hạnh ngay giữa lòng Giáo hội. Một khi con người đã gắn
kết chặt chẽ đức tin sâu sắc của mình với giáo dục và văn hóa, những người ấy
trở nên chứng nhân sống động, giúp cho nhiều người khác tái khám phá nguồn gốc
Kitô giáo trong văn hóa của họ.
28. Đời sống tôn
giáo là ký ức và cả truyền thống, cũng như lòng đạo đức bình dân là minh chứng
rõ rệt nhất cho sự hội nhập văn hóa vào đời sống đức tin, bởi vì đó là sự hòa
trộn giữa đức tin và phụng tự, cảm xúc và nghệ thuật, cùng sự chân nhận căn
tính Kitô giáo của chúng ta trong các truyền thống địa phương. Cũng theo cách
thức đó, Mỹ châu, nơi mà về mặt sử học, đã và vẫn đang là nơi giao thoa của các
dân tộc, nhìn nhận như một thí dụ đầy ấn tượng về công cuộc Phúc Âm hóa các nền
văn hóa một cách hoàn hảo qua diện mạo của Đức Trinh nữ đồi Tepeyac, một khuôn
mặt lai giữa thổ dân da đỏ và người Tây Ban Nha, mà chúng ta quen biết đến với
tên gọi Đức Mẹ Guadalupe (Giáo hội tại Mỹ
châu, 11). Lòng đạo đức bình dân là bằng chứng cho thấy sức mạnh đổi mới của
Tin Mừng đã thẩm thấu cách sâu xa trong nền văn hóa. Đó là một trong những cơ hội
hàng đầu để mọi người có thể gặp gỡ được Chúa Kitô cách sống động. Cần phải có
một sự phân định mục vụ liên tục đối với lòng đạo đức bình dân, để khám phá ra
những giá trị tâm linh chân chính nơi nó, và gặt hái được nơi nó những hoa trái
phong nhiêu trong Đức Kitô... ngõ hầu có thể dẫn đưa con người tới một sự hoán
cải thực thụ và tới một đức ái chân thành (x. số.16). Lòng đạo đức bình dân là
cách thế mà con người bày tỏ đức tin của mình cũng như bày tỏ mối tương quan của
mình với Thiên Chúa và sự quan phòng của Người, với Đức Trinh Nữ Maria cùng
toàn thể các thánh, với những người thân cận với mình, và với những kẻ đã qua đời
cũng như với mọi loài thụ tạo, đồng thời, nó cũng củng cố mối ràng buộc giữa
chúng ta với Giáo hội. Ở một số vùng nào đó, việc “rửa tội” cho các hoạt động đạo
đức bình dân cũng như việc dạy giáo lý có thể là một yếu tố then chốt cho việc
Phúc Âm hóa cách sâu xa nhằm hỗ trợ và phát triển nhận thức cộng đồng thực thụ
trong việc chia sẻ đức tin, đặc biệt thông qua biểu hiện lòng sùng kính của dân
Thiên Chúa như qua các ngày lễ chính yếu của Giáo hội (x. LG, 67). Những phương
tiện khiêm tốn này sẵn có nơi hết mọi người, và cho phép các tín hữu bày tỏ đức
tin của mình, củng cố nó trong hy vọng và diễn tả nó qua đức ái. Cuộc sống hằng
ngày ở nhiều vùng đất được tô vẽ bằng cảm thức sâu sắc về sự thánh thiêng. Một
cách tiếp cận mục vụ hợp lý cần thúc đẩy và tận dụng tối đa các địa điểm linh
thiêng, các đền thờ, những cuộc hành hương, những ngày thánh và những đêm
thánh, các nghi lễ phụng vụ cũng như các buổi chầu, những vật dụng thánh và những
bí tích, các cuộc tưởng niệm cũng như các mùa phụng vụ thánh. Ở một vài Giáo phận
cũng như một số nhà nguyện thuộc các trường Đại học, người ta tổ chức, ít nhất
mỗi năm một lần, cuộc hành hương bằng đường bộ đến một nơi linh thánh nào đó, họa
lại bước chân của những người Do Thái khi xưa trong thánh ca lên Đền với niềm
vui thực sự khi họ tiến gần đến Jerusalem.
Lòng đạo đức bình
dân một cách tự nhiên đòi hỏi những lối diễn tả mang tính nghệ thuật. Do vậy,
những người có trách nhiệm trong việc mục vụ cần phải khuyến khích sự sáng tạo
trong tất cả mọi lãnh vực như lễ nghi, âm nhạc, bài hát, đến cả việc trang
trí... Những vị này cần phải nhận thấy rằng các điều sáng tạo này có tính chất
tốt đẹp về cả văn hóa và tôn giáo.
Giáo xứ, “Giáo hội
được ươm trồng giữa ngôi nhà của nhân loại” (Tông huấn Kitô hữu giáo dân, 27), là một trong những vốn quý chính yếu trong
lịch sử Kitô giáo, và đối với đa số các tín hữu, Giáo xứ vẫn là nơi để họ có thể
thực hành đời sống đức tin thường nhật của mình. Sức sống của một cộng đoàn
Kitô hữu, hợp nhất trong đức tin, quy tụ nhau quanh bàn tiệc Thánh Thể, sản
sinh ra những chứng nhân cho đời sống đức tin sống động và cho tình yêu của
Chúa Kitô, đồng thời, Giáo xứ cũng là nơi hình thành nên trung tâm giáo dục tôn
giáo sâu sắc cho con người. Trong nhiều hình thức khác nhau, tùy từng độ tuổi
và những khả năng của người tín hữu, mà Giáo xứ cung cấp cho họ một sự minh họa
thực tiễn về đức tin, như đức tin ấy vốn được cộng đoàn những người tin tuyên
xưng và cử hành. Việc huấn luyện trước tiên diễn ra trong Giáo xứ đó là khả
năng ra quyết định. Giáo xứ giới thiệu cho dân chúng biết về truyền thống và
đưa dẫn họ tới những nền tảng của một đức tin sống động, cũng như tới sự hiểu
biết sâu xa về chính Giáo hội.
Trong bối cảnh đô
thị hóa phức tạp và đôi khi là nguy hiểm, Giáo xứ hoàn thành chức năng mục vụ của
mình như một nơi khai tâm đức tin Kitô giáo và là nơi diễn ra tiến trình Phúc
Âm hóa nền văn hóa, nơi ấy, những nhóm khác nhau có thể tìm thấy sự hợp nhất
trong một đức tin duy nhất và một cam kết mang tính tông đồ với Phụng vụ Thánh
Thể là linh hồn của mọi hoạt động. Là những cộng đoàn đa dạng, các Giáo xứ có vị
trí tuyệt vời để đáp ứng nhu cầu của nền văn hóa mới bằng cách tiếp cận mục vụ
với nền văn hóa dựa trên sự lắng nghe, đối thoại, và tương trợ lẫn nhau, qua
các linh mục, các Giáo dân đã được chuẩn bị tốt về các vấn đề liên quan đến tôn
giáo và văn hóa.
Các cơ sở giáo dục
29. “Giáo dục có
thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy việc hội nhập văn hóa vào với
Tin Mừng” (Giáo hội tại Mỹ châu, 71).
Giáo dục mang chúng ta từ tình trạng thơ ấu đến tình trạng trưởng thành. Tiến
trình này bắt đầu nơi gia đình, đó là môi trường giáo dục tốt nhất. Bất kỳ việc
tiếp cận mục vụ nào với nền văn hóa và bất kỳ việc loan báo Tin Mừng cách sâu
xa nào cũng phải phụ thuộc vào nền giáo dục, và lấy gia đình làm điểm khởi
phát. Đó là nơi đầu tiên mà tiến trình giáo dục con người được bắt đầu.
Nhưng khi các gia
đình bị vây bọc bởi rất nhiều vấn đề khác, thì họ không thể một mình đảm đương
trách nhiệm giáo dục này. Do vậy, cần đến vai trò quan trọng của các tổ chức
giáo dục. Tại nhiều quốc gia, Giáo hội đang mang sứ mạng của một nhà giáo dục
và một thầy dạy, qua hoạt động của các nhà trẻ, trường tiểu học, cao đẳng, đại
học, và các trung tâm nghiên cứu. Các tổ chức Công giáo này có ơn gọi đặc biệt
là mang giá những giá trị Tin Mừng đến trong tâm điểm của nền văn hóa. Để làm
được điều đó, các vị hữu trách nơi các tổ chức này phải vạch ra triết lý giáo dục
của mình từ thông điệp của Chúa Kitô và từ giáo huấn của Giáo hội. Tuy nhiên, để
thi hành sứ mạng của mình, các tổ chức giáo dục như vậy lại phụ thuộc phần lớn
vào những phương tiện thường không dễ tìm thấy. Người ta phải chấp nhận thực tế
của vấn đề để hiểu rõ những thách đố: Giáo hội có nghĩa vụ phải dành ra một phần
đáng kể nguồn nhân lực và tài chính cho việc giáo dục để đáp ứng sứ vụ mà mình
đã nhận lãnh từ Chúa Kitô, đó là loan báo Tin Mừng. Trong mọi trường hợp, cần đến
những di sản: đó là mối liên kết giữa sự quan tâm về việc đào tạo nhân bản và
Kitô hữu cách sâu xa với việc cung cấp một nền đào tạo bài bản và nghiêm
túc.(23) Đối với nhiều người trẻ được học hỏi trong các viện giáo dục khắp nơi
trên thế giới, mặc dù với những quyết tâm và năng lực của người thầy, nhưng
không phải tất cả chúng đều được giáo dục cách đầy đủ.
Trong bức tranh rộng
lớn của việc tiếp cận mục vụ với các nền văn hóa và tầm nhìn nhằm cung cấp cho
các sinh viên một nền đào tạo cụ thể mà họ có quyền mong đợi, các trường cao đẳng,
đại học, và các trung tâm nghiên cứu Công giáo cần quan tâm để đảm bảo có được
hoa trái của một cuộc gặp gỡ giữa Tin Mừng và các biểu hiện văn hóa khác nhau.
Các tổ chức giáo dục này có thể góp phần trước tiên và không thể thay thế vào
việc đào tạo chân chính nơi các giá trị văn hóa, là môi trường lý tưởng cho sự
cộng sinh giữa đời sống đức tin và đời sống trí thức. Về mặt này, chúng ta nên
lưu ý đặc biệt đến việc giảng dạy triết học, sử học và văn chương, vì chúng là
những yếu tố cần thiết cho cuộc gặp gỡ giữa đức tin và các nền văn hóa khác
nhau.
Sự hiện diện của
Giáo hội trong các đại học và trong nền văn hóa học đường,(24) cùng với những
sáng kiến thiết thực làm cho sự hiện diện này có hiệu quả, đòi hỏi sự biện phân
cách nghiêm túc và những nỗ lực không ngừng nhằm thúc đẩy một nền văn hóa Kitô
giáo mới, được làm cho phong phú bằng những thành tựu tốt nhất trong mọi lãnh vực
của sinh hoạt đại học.
Các linh mục, nam
nữ tu sĩ, và những giáo dân được chuẩn bị tốt là rất cần thiết cho trách vụ đào
tạo nhân bản và Kitô giáo này. Những nỗ lực tham gia của họ sẽ cho phép các tổ
chức giáo dục Công giáo mang lại ảnh hưởng trong việc sản sinh ra các chất liệu
giáo dục, cũng như cung cấp những giáo viên vừa chính là các chuyên viên văn
hóa. Họ cũng có thể giúp truyền bá một mô hình Kitô giáo trong mối quan hệ giữa
giáo viên và học viên ngay tại tâm điểm của một cộng đồng giáo dục chân chính.
Huấn luyện lương tâm và đào tạo tư duy là một trong những mục tiêu chính yếu
trong việc tiếp cận mục vụ với các nền văn hóa.
30. Theo định
nghĩa, trường học là nơi mà văn hóa khởi đầu. Ở một số quốc gia, trong nhiều thế
kỷ, trường học là nơi mà nền văn hóa Kitô giáo được chuyển trao. Mặc dù tôn
giáo không được phép giảng dạy trong các trường học ở phần đông các quốc gia,
nhưng không phải mọi quốc gia đều như thế. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, chúng
ta cũng đang phải đối mặt với cùng một vấn đề: mối quan hệ giữa giáo dục tôn
giáo và giáo lý Kitô giáo. Có một mối liên hệ hợp lý rằng: những người dạy các
lớp vô tôn giáo bắt buộc, trong thực tế, sẽ phải giới hạn các lớp ấy trong việc
giáo dục tôn giáo cơ bản. Có lẽ không thể tránh khỏi việc ngày càng có ít người
trẻ tiếp cận được với giáo lý xứng tầm với tên gọi của hạn từ này, và cũng
không nhận được sự hỗ trợ từ nơi nào khác, văn hóa tôn giáo nơi các thế hệ trẻ
này sẽ sớm bị sụp đổ. Do vậy, nhu cầu cấp thiết là phải nhìn lại mối liên hệ giữa
giáo dục tôn giáo và việc giảng dạy giáo lý, cũng như cần phải tìm ra được một
phương thế mới trong mối liên hệ giữa nhu cầu cần có những thông tin chính xác
và vô vị lợi, thứ mà ngày nay đang có nguy cơ biến mất, với tầm quan trọng của
các chứng nhân. Trường học và giáo xứ cần phải bổ sung cho nhau trong lãnh vực
này. Việc chọn lựa các giáo viên có khả năng nối kết cả hai chiều kích trên rõ
ràng là không thể thiếu được. Đây là một thách thức đặt ra cho việc mục vụ,
nhưng đồng thời cũng hứa hẹn đem lại nhiều thành công.
Các trung tâm đào tạo Thần học
31. Chúng ta phải
thừa nhận rằng, cho đến thời gian gần đây, trong khi tại nhiều quốc gia, việc
đào tạo về mặt tôn giáo một cách bài bản đã được đưa ra dành cho các trẻ em
trong các gia đình Công giáo, thì ngày càng có nhiều người trẻ không có được nền
đào tạo này, và một số người trong họ cho rằng đó là do sự thiếu vắng một nền
đào tạo thần học cách nghiêm túc. Yêu cầu đặt ra của họ là một yêu cầu mới và
đáng khích lệ, ít là vì ba lý do: Thứ nhất, bởi vì rất nhiều Kitô hữu được giáo
dục không thấy được sự trung thành với giáo huấn của Giáo hội và sự tăng triển
trong đức tin của mình, trừ phi những người này có thể suy tư về đức tin của
mình một cách nghiêm túc như họ làm được về nền văn hóa trần tục hay về đời sống
công việc của họ. Thứ hai, những Kitô hữu được giáo dục có sự chuẩn bị tốt hơn
để tranh luận về đức tin của mình, họ cũng sẽ có thể giúp ích nhiều hơn trong
việc phục vụ khác nhau mà Giáo hội có thể đòi hỏi nơi họ: thừa tác viên của cử
hành phụng vụ, giáo lý viên dạy giáo lý cho các trẻ em, chăm sóc mục vụ cho người
yếu đau, và chuẩn bị cho họ lãnh các bí tích, nhất là bí tích Rửa tội và Hôn phối.
Thứ ba, sau cùng, nếu họ có thể tích hợp công việc của mình với đức tin Kitô
giáo, về lâu về dài, điều này sẽ tạo nên một sự thẩm thấu tốt hơn giữa hai yếu
tố đức tin và công việc trong chính đời sống của họ.
Nhu cầu cần có một
nền đào tạo thần học cách nghiêm túc ngày càng trở nên cấp thiết hơn khi chúng
ta đối diện với những thách đố của thời đại, từ sự lãnh đạm tôn giáo đến một thứ
chủ nghĩa duy lý bất khả tri. Một kiến thức vững vàng về các nguyên lý đức tin
là đòi hỏi tiên quyết không thể thiếu cho một công cuộc truyền giáo đích thực.
Một kiến thức như vậy về bản chất trí tuệ, được nội tâm hóa qua việc cầu nguyện
và các cử hành phụng vụ, thúc đẩy sự đồng bộ mang tính cá nhân giữa lý trí và đức
tin nơi họ, cho phép họ trở nên những chứng nhân cho chính Chúa Kitô và thông
điệp cứu độ của Người. Mặt khác, trong một bối cảnh văn hóa được đặc trưng bởi
sự hồi sinh của các khuynh hướng nền tảng, không thể phủ nhận rằng, việc đào tạo
thần học cách bài bản là phương tiện tốt nhất để chống lại các nguy cơ đe dọa đến
nền thờ phượng bình dân và văn hóa thời đại.
Một lối tiếp cận
mục vụ tập trung vào việc loan báo Tin Mừng cho các nền văn hóa và tập trung
vào việc hội nhập văn hóa vào đức tin bao hàm hai lãnh vực sau: lãnh vực thần học
và lãnh vực công tác mục vụ. Cho dù đối với người mới khởi sự hay với những người
đã có trình độ chuyên môn nào đấy nói chung, hoặc những người có đủ khả năng
chuyên môn được Giáo hội công nhận, thì các khóa học về thần học chắc chắn vẫn
được Giáo hội khuyến khích ở bất cứ nơi nào mà việc đào tạo thần học chưa được
đáp ứng đủ. Đó là mong muốn của Công đồng Vatican II (x. Hiến chế Gaudium et Spes, 62,7). Đây chắc chắn là
một trong những “kênh” truyền thông tốt nhất giữa văn hóa thời đại và đức tin
Kitô giáo, và để đức tin thấm nhuần vào trong nền văn hóa ngõ hầu cuộc sống thường
nhật có thể được nâng đỡ bằng một nền đào tạo đúng đắn, đồng thời, sự hiểu biết
đức tin trở nên mạnh mẽ hơn nhờ việc học hỏi Lời Chúa và truyền thống Giáo hội.
Các trung tâm văn hóa Công giáo
32. Bất cứ nơi
nào có cơ hội để hình thành nên, các Trung tâm văn hóa Công giáo luôn đóng vai
trò trợ giúp mục vụ to lớn trong lãnh vực văn hóa. Trong nhiều lãnh vực và khía
cạnh văn hóa, các trung tâm này có thể giải quyết những vấn đề cấp bách và phức
tạp gặp phải trong tiến trình Phúc Âm hóa nền văn hóa và hội nhập văn hóa vào đời
sống đức tin. Các trung tâm này khởi đi từ những điểm tiếp xúc đến từ cuộc
tranh luận mở rộng với tất cả những ai tạo ra, làm việc trong, và thúc đẩy nền
văn hóa, theo tinh thần mà thánh Phaolô tông đồ đã gợi ra trong thư
Thessalonica (x. 1 Tx 5,21-22).
Các Trung tâm văn
hóa Công giáo là một hiện tượng phong phú và đa dạng, dẫu cho có những khác biệt
về danh xưng (các Trung tâm hay phạm vi văn hóa, các học viện, học viện đại học,
nhà học,...), về định hướng (thần học, đại kết, khoa học, giáo dục, nghệ thuật,...),
về các chủ đề lựa chọn (các xu hướng, giá trị văn hóa, đối thoại liên văn hóa
và đối thoại liên tôn, khoa học, nghệ thuật,...), hoặc về các hoạt động của
trung tâm (tổ chức các hội nghị, các diễn đàn, khóa học, hội thảo, phát hành ấn
phẩm, thư viện, các sự kiện nghệ thuật và văn hóa, triển lãm,...). Khái niệm về
một “Trung tâm văn hóa Công giáo” đồng thời mang lại sự đa dạng và phong phú của
các trạng huống khác nhau trong một quốc gia: có các học viện được liên kết với
một thực thể trong Giáo hội (Giáo xứ, Giáo phận, Hội đồng Giám mục, dòng
tu,...) cũng như năng lực từ phía thực thể khác trong Giáo hội Công giáo, nhưng
vẫn hiệp thông với Giáo hội. Tất cả các Trung tâm này mang lại những hoạt động
văn hóa với một mối quan tâm thường xuyên đến tương quan giữa đức tin và văn
hóa, dưới hình thức đối thoại, nghiên cứu khoa học, đào tạo, và thúc đẩy một nền
văn hóa mà đức tin hoạt động và sinh hoa kết quả, làm tươi mới và củng cố nền
văn hóa đó. Các trung tâm này thu hút sự chú ý qua các dự phóng mang tính văn
hóa và các thành tựu đạt được của các nghệ sĩ, tác giả, khoa học gia, triết
gia, thần học gia, kinh tế gia, và các phóng viên Công giáo, đồng thời, khuyến
khích những cam kết mang tính cá nhân với các giá trị được làm giàu nhờ đức tin
vào Chúa Kitô.
Các trung tâm văn
hóa phi tôn giáo mang đến cho Giáo hội cơ hội để hiện diện và hoạt động trong
lãnh vực biến đổi văn hóa. Các trung tâm này mở ra những diễn đàn công cộng cho
phép Giáo hội có thể được biết đến rộng rãi hơn, qua đối thoại sáng tạo, niềm
xác tín của Giáo hội về con người, gia đình, công việc, kinh tế, xã hội, chính
trị, đời sống quốc tế, và vấn đề môi trường (x. Giáo hội tại Phi châu, 103).
Gần đây, Hội đồng
Giáo hoàng về Văn hóa đã công bố danh sách đầu tiên về các trung tâm như vậy,
chủ yếu dựa trên thông tin nhận được từ các Hội đồng Giám mục.(25) Tài liệu
mang tính quốc tế đầu tiên này về các trung tâm văn hóa Công giáo cho thấy cần
phải tạo ra các điều kiện thích hợp để các trung tâm này có thể tiếp cận với việc
cải thiện chăm sóc mục vụ dành cho đối tượng văn hóa, đặc biệt nếu các trung
tâm này được sử dụng với các kỹ thuật truyền thông hiện đại ngày nay.
Truyền thông đại chúng và truyền thông tôn giáo
33. Đối với những
vị hữu trách trong công tác mục vụ, điều đặc biệt cần nhấn mạnh là văn hóa ngày
càng mang tính toàn cầu, dưới ảnh hưởng của truyền thông đại chúng và công nghệ
thông tin. Tất nhiên, các nền văn hóa khác nhau trên thế giới luôn có mối quan
hệ hỗ tương. Nhưng ngày nay, ngay cả những nền văn hóa ít được biết đến nhất
cũng không còn bị cô lập. Chúng được hưởng lợi từ sự gia tăng các mối liên hệ,
nhưng đồng thời, chúng cũng chịu áp lực từ xu hướng toàn cầu hóa, trong đó, có
thể nêu lên ở đây một thí dụ là sự rải rác các dạng thức của chủ nghĩa duy vật,
chủ nghĩa cá nhân, và phi đạo đức, những thương vụ bạo lực và tình dục rẻ tiền
tràn lan khắp nơi trên băng đĩa, phim ảnh, cũng như trên truyền hình và mạng lưới
internet, có nguy cơ chiếm ưu thế vượt trên lãnh vực giáo dục. Thêm vào đó, các
phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) đã phát đi vô số đề xuất tôn
giáo liên quan đến các nhóm tôn giáo khác nhau, liên kết với các nền văn hóa cổ
đại và hiện đại, tất cả chúng ngày nay đều có cùng sự tiếp xúc trên một nền tảng
và cùng một thời điểm.
Về mức độ truyền
thông đại chúng, ngay cả hầu hết các đài truyền hình và trạm phát sóng radio
Công giáo có quy mô khiêm tốn nhất, đặc biệt là sau này, cũng đóng góp một phần
quan trọng vào việc truyền giảng Tin Mừng đến với các nền văn hóa và trong việc
hội nhập văn hóa vào đời sống đức tin. Chúng tiếp cận được với mọi người trong
mọi hoàn cảnh thường nhật của cuộc sống và do vậy, đã đóng góp mạnh mẽ vào việc
phát triển lối sống nơi những con người này. Nơi nào chúng có mặt, các mạng lưới
vô tuyến Công giáo cho phép các Giáo phận không có nguồn lực dồi dào có thể hưởng
lợi từ công nghệ có sẵn từ các nơi khác, và chúng cũng kích thích trao đổi văn
hóa giữa các cộng đoàn Kitô giáo. Điều rất quan trọng đối với các Kitô hữu để
trở nên hữu ích không chỉ là tham gia vào các phương tiện truyền thông tôn
giáo, mà còn phải tham gia vào mạng lưới truyền thông của chính phủ hay của các
hãng tư nhân, vốn rất thường thấy với xã hội hiện nay. Thông qua các phương tiện
truyền thông đó, Giáo hội có thể đến với những con người, nếu không, thì việc đến
với con người có thể sẽ vượt ngoài tầm với của Giáo hội. Tại các quốc gia
phương tiện truyền thông cởi mở hơn với những gì liên quan đến tôn giáo, thì một
số Giáo phận có thể sản xuất các chương trình quảng cáo để phát sóng, giới thiệu
những giá trị Kitô giáo là những yếu tố thiết yếu của một nền văn hóa vị nhân
sinh thực thụ đến với các Kitô hữu. Tại các quốc gia khác, Giáo hội Công giáo
còn trao giải cho những chuyên viên tốt nhất. Việc sử dụng những phương tiện
truyền thông đại chúng này được xem là hình thức truyền giảng Tin Mừng cách trực
tiếp, bởi vì chất lượng và sự nghiêm túc của nó góp phần thúc đẩy một nền văn
hóa phù hợp với Tin Mừng.
Các tờ báo và tạp
chí hằng ngày cũng như các ấn phẩm Công giáo khác có một tầm ảnh hưởng không chỉ
trong đời sống của Giáo hội địa phương, mà còn mở rộng ra với toàn xã hội, bởi
vì đó là những dấu chứng cho một đức tin sống động và cho những đóng góp đặc biệt
mà các Kitô hữu đã làm với đời sống văn hóa. Tầm ảnh hưởng tiềm năng này mời gọi
chúng ta quan tâm đến các phóng viên, nhà báo, các tác gia và các nhà xuất bản,
với quan điểm văn hóa mở rộng và với niềm tin Kitô giáo vững mạnh. Khi các ngôn
ngữ địa phương được sử dụng cùng với các ngôn ngữ hành chính khác, thì vài Giáo
phận cũng xuất bản một tạp chí hay ít nhất một vài bài viết nào đó bằng ngôn ngữ
địa phương, để có thể tiếp cận tuyệt vời hơn với rất nhiều gia đình.
Các triển vọng
giao tiếp đặc biệt trong truyền thông được cung cấp bởi công nghệ kỹ thuật ngày
nay có thể được sử dụng để truyền thông điệp Tin Mừng ra thế giới và mang lại
cho văn hóa một linh hồn. Để sử dụng tốt nhất các phương tiện truyền thông tiên
tiến nhất hiện nay, thì một cách tiếp cận mục vụ phải thúc đẩy việc huấn luyện
các chuyên viên Công giáo: “Để việc tân Phúc Âm hóa được hiệu quả, cần phải am
hiểu sâu sắc về văn hóa thời đại chúng ta, trong đó, các dạng thức truyền thông
xã hội có sức ảnh hưởng lớn nhất” (Giáo hội
tại Mỹ châu, 72). Sự hiện diện của giới Công giáo trong lãnh vực truyền
thông xã hội sẽ đạt được hoa trái nhiều hơn nữa nếu các vị mục tử được biết đến
với các phương tiện truyền thông này qua các lớp học trong chương trình đào tạo
của mình. Tham gia một cách tích cực và có trách nhiệm là phương thế duy nhất để
tránh những cạm bẫy có thể có và đối diện với những thách đố trong lãnh vực
truyền thông.
34. Việc tiếp cận
mục vụ với các nền văn hóa cần đặc biệt chú trọng đến các nhà báo, phóng viên
các đài phát thanh và truyền hình.
Những câu hỏi mà
họ đặt ra đôi khi gây lúng túng và thất vọng, đặc biệt khi những câu hỏi ấy
không cách chi có thể tương thích với thông điệp mà chúng ta phải tranh biện,
nhưng chúng lại là những câu hỏi khó khăn mà hầu hết những người đương thời của
chúng ta hay đặt ra. Các nhóm khác nhau trong Giáo hội sẽ truyền thông tốt hơn
với giới báo chí, và các nguồn lực, các nhà tổ chức và các phương pháp của mạng
lưới văn hóa và tôn giáo sẽ được biết đến nhiều hơn nếu ngày càng có nhiều người
được huấn luyện đúng đắn về các kỹ thuật truyền thông: nơi tốt nhất để bắt đầu
tiến trình này là nơi những người trẻ được đào tạo trong các Chủng viện và các
cộng đoàn tu sĩ. Ngoài ra, còn có nhiều giáo dân trẻ có thiên hướng làm việc
trong lãnh vực truyền thông. Việc tiếp cận mục vụ với các nền văn hóa sẽ đảm bảo
cho họ được chuẩn bị sẵn sàng để hiện diện cách tích cực trong thế giới của
truyền thông, truyền hình, sách báo và tạp chí, những người đưa thông tin cũng
là điểm tham chiếu hằng ngày cho phần đông những người thời đại chúng ta. Các
phương tiện truyền thông trung lập, cởi mở, và chân thực cung cấp cho các Kitô
hữu đã được chuẩn bị tốt vai trò tiên phong trong việc truyền giáo. Điều quan
trọng là những người này cần được đào tạo kỹ lưỡng và được hỗ trợ tốt. Như một
cách thức khuyến khích sự sáng tạo với thành phần luân lý, tâm linh và nghệ thuật
căn bản, một vài Giáo hội địa phương đã tổ chức các liên hoan phim điện ảnh và
truyền hình, cũng như trao các giải thưởng theo phong cách của Giải thưởng điện
ảnh Công giáo. Một vài hiệp hội và các cộng đoàn nghề nghiệp, với mục đích thúc
đẩy ngành báo chí trong sạch bằng các phương pháp huấn luyện hiệu quả, đã xây dựng
nên quy chế đạo đức truyền thông, một bản quy tắc ứng xử dành cho các nhà báo,
và họ cũng đã lập nên một Hội đồng về đạo đức truyền thông. Những hiệp hội khác
cũng đã lập nên các nhóm hỗ trợ cho các chuyên viên trong lãnh vực công nghệ
thông tin, tạo ra một loạt các buổi nói chuyện chuyên đề về các vấn đề đạo đức,
tôn giáo, và văn hóa, và dành nhiều ngày để tĩnh tâm và kiểm thảo lại đời sống.
Khoa học, kỹ thuật, đạo đức sinh học và sinh thái
học
35. Trong nhiều
thế kỷ, và mặc dầu có nhiều sự hiểu nhầm, nhưng toàn thể Giáo hội và xã hội đã
được hưởng lợi rất nhiều từ những thành quả của các Kitô hữu thông thạo các
ngành khoa học mang tính thực nghiệm và chính xác. Giờ đây, các định đề mang
tính khoa học đã bị loại ra, Giáo hội phải cảnh giác với những đóng góp, các vấn
đề và thách thức mang tính khoa học, kỹ thuật, và công nghệ sinh học mới. Cả
khoa học lẫn kỹ thuật đều có phần đóng góp vào lãnh vực văn hóa. Tạp chí văn học
y khoa Ars Medica có tầm quan trọng căn bản đối với nhân loại, và vì thế, điều
đặc biệt quan trọng là cần phải tuân theo các mô hình thay đổi hiện tại của nó,
nhưng đồng thời cũng dựa trên công việc của các giáo sư được công nhận và các
thần học gia về luân lý xác thực để hiểu sâu hơn về Chân Lý trong lãnh vực khoa
học này. Sự phát triển của lối tiếp cận đa ngành một cách chặt chẽ sẽ giúp cho
việc tạo ra một môi trường thuận lợi cho đối thoại giữa khoa học và đức tin, điều
đã được thực hiện trong những thập kỷ gần đây. Nếu muốn đạt đến sự thành công,
thì một lối tiếp cận mục vụ với văn hóa đòi hỏi phải có được:
− Một nền đào tạo
do các chuyên gia tư vấn có trình độ cả về khoa học vật lý lẫn khoa học đời sống,
cũng như thần học và triết học, những vị này có thể thể hiện bản thân qua
internet, radio, hay truyền hình, và những người này có thể giải quyết rất nhiều
điểm tranh luận và tiệm cận giữa đức tin và khoa học, cụ thể như: sáng tạo từ hư không, sáng tạo không ngừng, sự
tiến hóa, bản chất năng động của thế giới, chú giải bản văn và nghiên cứu khoa
học, vị thế và vai trò của con người trong vũ trụ, mối tương quan giữa khái niệm
vĩnh hằng và cấu trúc không gian hữu hạn của vũ trụ vật lý, khoa học luận,...
− Mạng lưới liên
kết truyền thông nối kết các tín hữu Công giáo, những người giảng dạy tại các học
viện Công giáo ở cấp độ cao học, đại học công lập, các cơ sở giáo dục tư thục,
và các trung tâm nghiên cứu, cũng như mạng lưới liên kết với các học viện khoa
học, các hiệp hội công nghệ kỹ thuật với các Hội đồng Giám mục.
− Việc thành lập
các học viện bảo vệ sự sống hay những nhóm nghiên cứu chuyên đề về chủ đề này,
được điều hành bởi những vị giáo sư được Giáo hội chân nhận về phẩm chất nghề
nghiệp và lòng trung thành của họ với giáo huấn của Giáo hội.
− Báo chí và ấn
phẩm Công giáo mang tính đại chúng, được quản trị bởi các tín hữu thực sự có phẩm
chất trong lãnh vực này.
− Các nhà xuất bản
sách Công giáo, những người có thẩm quyền có thể đưa ra những định hướng với số
lượng ngày càng gia tăng của các bài báo khoa học, các đánh giá, nhận xét mang
tính khoa học, và các ấn phẩm khác.
− Gia tăng nguồn
lực sẵn có nơi các giáo xứ, sách vở, các bài viết, phim ảnh, và một sự cởi mở với
các ý kiến tham khảo có liên quan đến mối tương quan giữa khoa học, kỹ thuật,
và đức tin.
− Một lối tiếp cận
mục vụ như vậy sẽ tạo ra và duy trì được sự tăng trưởng trong chiều kích tâm
linh sâu sắc nơi các khoa học gia.
Nghệ thuật và giới nghệ sĩ
36. Liên kết mỹ học
với việc theo đuổi sự thiện hảo và tìm kiếm chân lý hẳn nhiên là một trong những
gân mạch chính yếu được thực hiện ngày nay bằng cách thức tiếp cận mục vụ với
các nền văn hóa nhằm có thể loan báo Tin Mừng theo cách thế phù hợp với những dấu
chỉ của thời đại. Quan tâm mục vụ dành cho các nghệ sĩ đòi hỏi phải có sự nhạy
bén về cái đẹp cũng như các giá trị Kitô giáo. Trong nền văn hóa của chúng ta,
nơi thường tràn ngập những hình tượng sáo rỗng và đầy tính bạo lực được trình
chiếu trên các kênh truyền hình, rạp chiếu bóng, và băng đĩa mỗi ngày, thì một
sự kết hợp hiệu quả giữa Tin Mừng và nghệ thuật sẽ mang lại những biểu thị mới
về cái đẹp, sản sinh ra từ sự chiêm ngắm Chúa Kitô, Thiên Chúa làm người, từ sự
suy niệm về các mầu nhiệm của Người, và từ sự tỏa rạng của các mầu nhiệm ấy qua
Đức Trinh Nữ Maria và các thánh (x. ĐGH Gioan Phaolô II, Thư gửi các nghệ sĩ, 04/4/1999).
Ở cấp độ học viện,
sự đa dạng hóa và phân mảnh mời gọi việc đối thoại canh tân giữa Giáo hội, các
học viện nghệ thuật và các tổ chức xã hội. Từ các giáo xứ đến các linh mục
tuyên úy, từ các Giáo phận đến các Hội đồng Giám mục, từ các chủng viện đến các
học viện đào tạo và các đại học, việc tiếp cận mục vụ thúc đẩy các tổ chức có
khả năng phát huy đối thoại hiệu quả với giới nghệ sĩ và thế giới nghệ thuật.
Các Giáo hội địa phương tách lìa mình khỏi nghệ thuật không thể có được một sự
tiếp cận đổi mới, cần phải tận dụng các cơ hội thích hợp để gặp gỡ giới nghệ sĩ
và các chuyên gia khác trong thế giới nghệ thuật.
Ở cấp độ sáng tạo,
kinh nghiệm chỉ cho chúng ta thấy rằng, trong những điều kiện không thuận lợi
cho một nền văn hóa thực thụ, giả định là thiếu đi sự tự do, Giáo hội Công giáo
đã hành động như người bảo vệ và ủng hộ cho văn hóa và nghệ thuật, và nhiều nghệ
sĩ đã tìm thấy nơi Giáo hội môi trường để họ có thể thực hiện sự tự do sáng tạo
của mình. Vai trò lịch sử này của Giáo hội có liên quan hơn bao giờ hết, đặc biệt
là trong lãnh vực kiến trúc, ảnh tượng thánh, âm nhạc tôn giáo. Bằng việc kêu gọi
các nghệ sĩ trở nên chi thể sống động của mình, Giáo hội đang mời gọi họ canh
tân nghệ thuật Kitô giáo. Giáo hội tham gia vào mối quan hệ đầy tin tưởng với
giới nghệ sĩ, một mối quan hệ được xây dựng trên nền tảng lắng nghe và cộng
tác. Mối quan hệ này nhằm tận dụng tối đa những gì giáo dục con người và nâng
người nghệ sĩ lên một tầm cao mới của tính nhân văn, bằng cách cho phép người ấy
tham gia cách mạnh mẽ hơn vào mầu nhiệm của Thiên Chúa sáng tạo, Đấng là Vẻ Đẹp
thực thụ và là sự thiện tối hảo. Nếu họ sinh hoa kết trái, mối quan hệ giữa đức
tin và nghệ thuật không được phép giới hạn trong việc tìm kiếm sự sáng tạo. Cần
phải có những lời khuyên nhủ, những sự đối diện và biện phân, vì đức tin là sự
trung thành với Sự Thật tuyệt đối. Phụng vụ tự thân là một môi trường tuyệt vời,
vì sức mạnh của phụng vụ là truyền cảm hứng và các cơ hội khác nhau mà phụng vụ
tạo ra cho các nghệ sĩ trong tất cả tính cá vị của họ là để bổ sung cho những định
hướng mà Công đồng Vatican II đã đề ra. Điều cần thiết nơi người nghệ sĩ là vừa
thể hiện được đức tin Công giáo, vừa diễn tả được tính cá vị của mình, trong
khi vẫn tôn trọng các nguyên tắc của phụng vụ.(26) Nhu cầu xây dựng và trang
trí các nhà thờ mới dẫn đến một suy tư sâu xa hơn về thánh đường như một nơi
thiêng thánh, và vẫn đảm bảo các đặc tính của phụng vụ. Các nghệ sĩ được khuyến
khích thể hiện những giá trị tâm linh trong nghệ thuật của họ. Sự sáng tạo
trong nghệ thuật thánh nên được hiểu là những ảnh tượng thánh và âm nhạc phát
triển theo cách mà hầu hết mọi người có thể tiếp cận được, để họ có thể nhận ra
sự siêu việt của tình yêu Thiên Chúa và đưa dẫn họ đến việc cầu nguyện. Công đồng
Vatican II đã không ngần ngại về điểm này và đưa ra những hướng dẫn nhằm kêu gọi
một sự thực hiện liên lỉ: “Vậy nên, cần phải làm sao để các văn nghệ sĩ cảm thấy
rằng Giáo Hội đang lưu tâm đến hoạt động của họ và một khi được hưởng tự do
đúng mức, họ có thể trao đổi với cộng đoàn Kitô hữu dễ dàng hơn. Giáo hội cũng
phải công nhận những hình thức nghệ thuật mới, thích hợp với thời đại chúng ta,
tùy theo bản chất của từng dân tộc, từng địa phương. Cũng nên đem vào nơi phượng
tự những hình thức mới này, một khi với lối diễn tả thích nghi và phù hợp với
phụng vụ, chúng giúp con người nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa.” (Hiến chế Gaudium et Spes, 62,4).
Ở cấp độ đào tạo,
quan tâm mục vụ đến nghệ thuật và giới nghệ sĩ bao hàm những quyền lợi đúng đắn
trong việc đào tạo.(27) Những vị hữu trách trong lãnh vực đào tạo linh mục và
giáo dân, thực hiện trong sự hỗ tương với việc đào tạo thần học, phụng vụ và
tâm linh, cần phải biện phân những ứng sinh có khả năng trong công tác mục vụ với
giới nghệ sĩ, bởi vì điều quan trọng là phải có những cá nhân được đào tạo bài
bản, có thẩm quyền, có khả năng thay mặt cho cộng đoàn Kitô hữu, để đưa ra những
đánh giá mang tính khai sáng cũng như những đánh giá có căn cứ về nghệ thuật
đương đại.
Các sáng kiến có
thể trong lãnh vực này thì rất nhiều và đa dạng. Tất cả các hiệp hội và học viện
của giới nghệ sĩ, và tác giả đang cho thấy vai trò văn hóa quan trọng của các
tín hữu Công giáo, và tất cả những điều này có thể hỗ trợ cho một cuộc đối thoại
hiệu quả hơn giữa Giáo hội và thế giới nghệ sĩ. Ý tưởng về tuần lễ văn hóa cũng
rất thành công và có thể mở rộng theo định hướng với các tuần lễ văn hóa Kitô
giáo, dựa trên một số sự kiện văn hóa mở ra cho công chúng bao nhiêu có thể.
Các lễ hội và các giải thưởng ở tầm mức quốc gia và quốc tế có thể đặt ra với
khía cạnh thánh nhạc hay các phim ảnh, sách báo tôn giáo.
Di sản văn hóa và những tour du lịch tâm linh
37. Trong bối cảnh
phát triển của thời đại giải trí và những tour du lịch tâm linh, dường như đây
là thời điểm thích hợp để đưa ra một vài sáng kiến có thể giúp bảo vệ, khôi phục,
và tận dụng tối đa các di sản văn hóa tôn giáo hiện có, đồng thời cũng truyền lại
cho các thế hệ tương lai những kho tàng văn hóa Kitô giáo.(28) Để đạt được mục
tiêu này, có lẽ chúng ta nên khuyến khích và cổ vũ một vài sáng kiến sau:
− Việc giới thiệu
các dịch vụ chăm sóc mục vụ cho các tour du lịch và giải trí hay giảng dạy giáo
lý thông qua nghệ thuật như là một hoạt động thường xuyên và đồng bộ trong một
Giáo phận;
− Thiết kế các
chuyến hành trình cấp giáo phận hay miền dựa trên mạng lưới các thánh địa có
giá trị di sản về mặt tâm linh và văn hóa;
− Tạo nên các
giáo đường mở và hiếu khách, bằng cách khai thác các nguồn lực đôi khi khiêm tốn
nhưng rất có ý nghĩa;
− Thiết lập một
chương trình mục vụ cho các địa điểm tôn giáo thường xuyên được thăm viếng, để
cung ứng cho du khách những lợi ích thiêng liêng nơi thông điệp mà nơi ấy chứa
đựng, và xuất bản các tài liệu về du lịch tôn giáo hay đơn giản là về du lịch
thuần túy trên quy mô mang tính nhân văn, với sự cộng tác của chính quyền địa
phương nơi ấy;
− Thành lập các tổ
chức hướng dẫn du lịch của Công giáo nhằm cung cấp cho du khách sự chăm sóc mục
vụ văn hóa chất lượng cao, được hỗ trợ bởi các chứng nhân đức tin. Những sáng
kiến như vậy có thể tạo ra công ăn việc làm, thậm chí ngay cả khi chỉ là thời vụ,
cho những người trẻ và những người thất nghiệp;
− Hỗ trợ cho các
tổ chức quốc tế như E.C.A., Hiệp hội Công giáo Âu châu...
− Thiết lập và
phát triển các bảo tàng nghệ thuật thánh và nhân học tôn giáo để làm nổi bật phẩm
chất của các tác phẩm trên màn hình, với một bài diễn giải mang tính sư phạm đầy
sống động, nhằm tránh cho các bảo tàng trở thành kho lưu trữ các tác phẩm chết;
− Khuyến khích
hình thành và mở rộng các kho lưu trữ hay các thư viện chuyên về các di sản văn
hóa Kitô giáo và các di sản văn hóa trần thế của khu vực, để đưa ngày càng nhiều
người có cơ hội tiếp cận với các di sản ấy;
− Mặc dầu ở một
vài quốc gia, có những vấn đề về in ấn xuất bản và kinh doanh sách, nhưng việc
hỗ trợ, và có lẽ cũng đã bắt đầu, cho các nhà sách Công giáo, đặc biệt là tại
các giáo xứ và các điểm hành hương cũng đang được tiến hành. Công việc này cần
phải được điều hành bởi những người có trình độ có khả năng đưa ra những lời
khuyên hữu ích.
Giới trẻ
38. Một lối tiếp
cận mục vụ với văn hóa sẽ ảnh hưởng trên người trẻ qua việc giảng dạy, giáo dục
đại học, và giải trí, trong tiến trình truyền giáo, làm cho người trẻ ấn tượng
sâu sắc hơn. Trong khi gia đình là tối cần thiết cho việc truyền bá đức tin,
thì giữa tất cả những sáng kiến khác nhau dành cho người trẻ, các Giáo phận,
Giáo xứ, các trường Công giáo, các đại học, cũng như nhiều phong trào khác của
Giáo hội dành cho tất cả mọi tầng lớp xã hội, cần phải đi đầu trong việc thúc đẩy:
− Những nơi mà
người trẻ có thể gặp gỡ nhau và hình thành các mối quan hệ xã hội lành mạnh, đồng
thời, nơi ấy trở thành một môi trường tốt để phát triển đức tin;
− Các nhóm thảo
luận và chia sẻ những suy tư, phù hợp với các cấp độ khác nhau, dựa trên các vấn
đề quan tâm chung có ảnh hưởng đến đời sống Kitô hữu.
− Các hội nhóm
văn hóa hay các câu lạc bộ xã hội đem đến nhiều hoạt động giải trí mở rộng và
những sinh hoạt mang tính văn hóa như âm nhạc, kịch nghệ, điện ảnh...
− Các sách vở và
phim ảnh mang tính văn hóa, cung cấp cho người trẻ những thông tin và giúp hình
thành nền văn hóa Kitô giáo, nhằm giúp họ có thể trao đổi với những người trẻ
và những người lớn tuổi khác.
− Giới thiệu những
“thần tượng” tốt, với mục tiêu cuối cùng là đào tạo nên những người trẻ trưởng
thành, có thể sống đời sống đức tin của chính mình trong môi trường mình sống,
cho dẫu họ là ai, sinh viên, nhà nghiên cứu, công nhân, hay nghệ sĩ...
− Những chuyến
hành hương với các nhóm suy niệm nhỏ hay với các lễ hội quy tụ đông người, nhằm
giúp họ giải tỏa cơn khát văn hóa của đời sống tâm linh trong bầu khí vui tươi
và cởi mở.
Tất cả những sáng
kiến này là một phần không thể thiếu trong nỗ lực mục vụ mang tính toàn cầu của
Giáo hội nhằm thực hiện: “một hình thức đối thoại mới, giúp đưa thông điệp Tin
Mừng đến với tâm thức của con người thời đại. kế đó, chúng ta phải tái khám phá
sự sáng tạo tông đồ và sức mạnh mang tính Ngôn sứ của các môn đệ tiên khởi khi
họ đối diện với các nền văn hóa mới. Những lời của Chúa Kitô phải được xuất hiện
trong tất cả sự tươi sáng nhất của nó nơi các thế hệ trẻ, đối tượng đôi khi rất
khó để có thể hiểu và chấp nhận những lời ấy, hay là những kẻ còn ở xa với các
giá trị tâm linh.”(29) Người trẻ là tương lai của Giáo hội và của thế giới. Dấn
thân mục vụ nhân danh những người trẻ, cả trong các trường đại học lẫn trong
các công sở, là một dấu chỉ cho niềm hy vọng trước thềm thiên niên kỷ III.
KẾT LUẬN
Hướng tới một cách tiếp cận văn hóa được canh tân
nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần
39. Văn hóa, hiểu
theo nghĩa rộng nhất đã được Công đồng Vatican II định nghĩa (Hiến chế Gaudium et Spes, 53-62) với Giáo hội,
trước thềm thiên niên kỷ III, là một trong những chiều kích nền tảng của việc
chăm sóc mục vụ, và công tác mục vụ thật sự trong lãnh vực văn hóa là việc làm
có ý nghĩa quyết định trong việc tân Phúc Âm hóa”.(30) Những vị hữu trách trong
lãnh vực văn hóa đã cam kết nỗ lực tối đa để tìm ra những phương thế truyền giảng
Tin Mừng hầu đến được với con tim và khối óc của mọi người, và biến đổi những nền
văn hóa trong phương thế ngày càng làm cho nó phong nhiêu hơn. Các vị hữu trách
này sẽ phải cân nhắc những yếu tố văn hóa có khả năng mở ra cho việc loan báo
Tin Mừng, và xem xét những thách đố có thể nảy sinh từ các nền văn hóa lãnh đạm,
hoặc đôi khi thù nghịch với đức tin. “Tin Mừng mang lại cho văn hóa sự hoàn hảo
của thông điệp Kitô giáo, và văn hóa đích thực mở ra để đón nhận Tin Mừng của Đức
Kitô.”(31)
Nhiều cuộc gặp gỡ
với các Giám mục và dân chúng từ các nền văn hóa khác nhau về nhiều lãnh vực
như khoa học, kỹ thuật, giáo dục, nghệ thuật... đã cho thấy những khó khăn đang
đe dọa trực tiếp vào việc tiếp cận văn hóa như vậy, cũng như cho thấy những điều
giả định và những đòi hỏi của nó, những trở ngại có liên quan và những nơi mà
việc tiếp cận văn hóa này có thể được thúc đẩy. Lãnh vực công tác tông đồ này
là rất bao la, nơi “quảng trường Areopagô rộng lớn” này (Thông điệp Sứ vụ Đấng cứu thế, 37), các vùng văn
hóa rất đa dạng và phức tạp, do vậy, rõ ràng là rất cần sự cộng tác để làm việc
cùng nhau ở mọi cấp độ, các Giáo xứ và Hội đồng Giám mục, cấp khu vực và lục địa.
Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, trong vai trò và sứ mệnh của mình,(32) cam kết
tạo mọi điều kiện để hợp tác và thúc đẩy việc trao đổi, đặc biệt giữa các cơ
quan Giáo triều, các Hội đồng Giám mục, các tổ chức Công giáo trên thế giới,
các trường Đại học, các cơ quan chuyên ngành sử học, triết học, thần học, khoa
học, nghệ thuật và sở hữu trí tuệ, cũng như với các Giáo hoàng học viện(33) và
các trung tâm nghiên cứu văn hóa Công giáo.(34)
“Vậy anh em hãy
đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa
Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền
cho anh em” (Mt 28,19). Cách tiếp cận mục vụ với các nền văn hóa phải đi theo
con đường Chúa Kitô đã chỉ dẫn. Chứng tá cá nhân và cộng đoàn phải gắn bó mật
thiết với nhau, đó là một phần của sứ mạng loan báo Tin Mừng cho mọi dân nước mọi
thời đại. Đây là cách thế tuyệt vời để hội nhập đức tin vào việc Phúc Âm hóa
các nền văn hóa. “Nhu cầu về một sự dấn thân như vậy đánh dấu chuyến hành hương
của Giáo hội trong dòng lịch sử của mình, nhưng hiện nay, nhu cầu này ngày một
cấp bách... Đây là cả một tiến trình dài... một tiến trình sâu sắc và toàn diện
liên hệ với thông điệp Kitô giáo cũng như những suy tư và thực hành của Giáo hội.
Đồng thời, đây cũng là một tiến trình đầy khó khăn” (Thông điệp Sứ vụ Đấng cứu thế, 52). Trước thềm
Thiên niên kỷ III, ai trong chúng ta cũng nhận ra những mối đe dọa cho tương
lai của Giáo hội và của thế giới. Việc loan báo Tin Mừng Chúa Kitô thôi thúc
chúng ta hình thành nên những cộng đoàn đức tin, những cộng đoàn mang trong
mình tình yêu và niềm hy vọng, hầu mang lại và dưỡng nuôi một nền văn minh tình
thương và chân lý, và một nền văn minh sự sống trên khắp thế giới, nơi ấy, mỗi
người sẽ có thể đảm nhận trách nhiệm cá nhân và một phần của cộng đoàn với ơn gọi
của mình trong tư cách là những người con của Thiên Chúa với tầm vóc viên mãn của
Đức Kitô (x. Ep 4,13). Tiếp cận mục vụ với các nền văn hóa tự thân có tính cấp
bách lớn lao, đó là một trách nhiệm to lớn gồm nhiều lối tiếp cận và có những
cơ hội rộng mở, trước thềm thiên niên kỷ III chờ mong sự xuất hiện của Chúa
Kitô, Con Thiên Chúa, con Đức Trinh nữ Maria, thông điệp tình yêu và chân lý mà
Chúa Kitô mang lại đáp ứng mọi nhu cầu căn bản của mọi nền văn hóa nhân loại.
Niềm tin vào Đức Kitô mang đến cho các nền văn hóa một chiều kích mới, đó là niềm
hy vọng vào Vương quốc Thiên Chúa. Ơn gọi của mọi Kitô hữu là làm cách nào để
gieo rắc vào các nền văn hóa này niềm hy vọng về một trời mới đất mới... Khác
xa với sự đe dọa và nghèo nàn, Tin Mừng làm tăng triển niềm vui và vẻ đẹp, tự
do và ý nghĩa, chân lý và sự thiện nơi các nền văn hóa.(35)
Thực tế, việc tiếp
cận mục vụ với các nền văn hóa trong chính những hình thức đa dạng của nó không
gì khác hơn là để giúp cho Giáo hội hoàn thành sứ mạng loan báo Tin Mừng của
mình. Trước thềm thiên niên kỷ mới, với toàn bộ sức mạnh của Lời Chúa, sự linh
hứng của Chúa Thánh Thần trên toàn bộ đời sống Kitô hữu (x. Tông thư Ngàn năm thứ ba đang đến, 36) đang giúp
cho nhân loại vượt qua thứ chủ nghĩa vô thần nhân bản và giúp tạo nên một nền
nhân bản mới (x. Hiến chế Gaudium et Spes,
55) có khả năng sinh ra ở mọi nơi trên thế giới, ngõ hầu các nền văn hóa được
biến đổi nhờ năng lực tái sinh của Chúa Kitô, Đấng đã trở nên như con người để
con người trở nên con Thiên Chúa,(36) phục hồi hình ảnh của Đấng Tạo hóa nơi
chính bản thân con người (x. Cl 3,10) và mặc lấy con người mới (x. Ep 4,24).
Chúa Kitô đã canh tân mọi nền văn hóa bằng năng lực sáng tạo của Thần Khí Thiên
Chúa, Đấng là nguồn mạch của Chân-Thiện-Mỹ.
Vatican, ngày 23 tháng 5 năm 1999,
Lễ Trọng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Hồng y Paul Poupard
WHĐ (28.8.2020)
Trích Tập san Hiệp Thông / HĐGM VN, số 115 (tháng 11 & 12 năm 2019)
__________
Chú thích
(1) John Paul II,
Discours à l’Assemblée Générale des
Nations Unies, 5 October 1995, n. 9; Documentation
Catholique, XCII (1995) 920.
(2) John Paul II,
Letter instituting the Pontifical Council for Culture, 20 May 1982: AAS LXXIV
(1982) 683-688.
(3) John Paul II,
Address to the Pontifical Council for Culture, 15 January 1985.
(4) Pontifical
Biblical Commission, Foi et Culture à la
lumière de la Bible, Leumann, Editrice Elle Di Ci, 1981.
(5) International
theological commission, Faith and
Inculturation, in Origins, vol. 18, no. 47, pp. 800-807.
(6) Puebla, la evangelización en el presente y
en el futuro de América Latina, 1979, n. 385-436; Santo Domingo, Nueva evangelización, promoción humana, cultura
cristiana, 1992, n. 228.
(7) John Paul II,
Address to UNESCO, 2 June 1980, n.
12: L’Osservatore Romano, weekly
edition in English, 23 June 1980.
(8) Cf. Indiferentismo y sincretismo. Desafíos y
propuestas pastorales para la Nueva Evangelización de América Latina,
Simposio, San José de Costa Rica, 19-23, January 1992, Bogotá, Celam, 1992.
(9) Cf. IV
Conferencia General del Episcopado Latinoamericano. Santo Domingo, op. cit., n. 230.
(10) Cf. III
Conferencia General del Episcopado Latinoamericano, Puebla, op. cit., n. 405.
(11) John Paul
II, Homily of the enthronement Mass,
22 October 1978.
(12) Pontifical
Council for Social Communications, Pastoral
Instruction Aetatis Novae, Vatican City 1992, 4.
(13) Pontifical
Council for Social Communications, Ethics
in Advertising, Vatican City, 22 February 1997.
(14) John Paul
II, Message for the 31st World
Communications Day, 11 May 1997.
(15) John Paul
II, Address to the United Nations
Organization, 5 October 1995, 8.
(16) Cf. Various
Authors, Après Galilée. Science et Foi, Nouveau Dialogue. Paris (DDB) 1994.
Italian translation, Piemme, 1996.
(17) John Paul
II, Address at the General Audience,
6 December 1995.
(18) John Paul
II, Address to UNESCO, 2 June 1980: L’Osservatore Romano, n. 10.
(19) Cf. IV Conferencia General del Episcopado
Latinoamericano. Santo Domingo, octubre 12-28 de 1992. Nueva
evangelización, promoción humana, cultura cristiana, Bogotà (Ed. Celam),
228-286; Post-synodal Apostolic
Exhortation Ecclesia in America”, 22 January 1999, n. 64.
(20) Cf. Special
assembly of Cardinals in Rome (4-6 April 1991); Les Sectes, défi pastoral pour l’Église, Cité du Vatican, 1986. Sects and New Religious Movements. An
Anthology of Texts from the Catholic Church 1986-1994, edited by the
Working Group on New Religious Movements, Vatican City. Washington, United
States Catholic Conference, 1995.
(21) John Paul
II, Address to the Pontifical Council for
Culture, 1997, 405.
(22) Cf. two
letters of the Pontifical Council for Interreligious Dialogue: “Pastoral
Attention to African Traditional Religions”: Bulletin, no. 68 (1988) XXIII2, pp. 102-106; “Pastoral Attention to
Traditional Religions”: ibid., no. 84
(1993) XXVIII3, pp. 234-240.
(23) Cf.
Congregation for Catholic Education, Lay
Catholics in Schools: Witnesses to Faith, 15 October 1982; John Paul II, Post-Synodal Exhortation “Christifideles
Laici”, on the vocation and mission of the laity in the Church and in the world,
n. 44.
(24) Cf.
Congregation for Catholic Education, Pontifical Council for the Laity,
Pontifical Council for Culture, The
Presence of the Church in the University and in University Culture, Vatican
City, 1994.
(25) Pontificium
Consilium de Cultura, Catholic Cultural
Centres, Vatican City, 1995. Pontificio Consiglio della Cultura -
Commissione Episcopale CEI per l’Educazione Cattolica, la Cultura la Scuola e
l’Università, I Centri Culturali
Cattolici. Elenco e indirizzi, Roma, Città Nuova Editrice, 1996.
(26) Congregation
for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments, IV Instruction for the Right Application of the Conciliar Constitution
on the Liturgy (nn. 37-40): The Roman Liturgy and Inculturation, Rome 1994.
(27) In this
respect, the new university courses for the formation of future officials
responsible for the Church’s cultural heritage should be noted, as for example
at the Pontifical Gregorian University (Rome), at the Institut Catholique in
Paris and at the Catholic University in Lisbon. Cf. Pontifical Commission for
the Cultural Heritage of the Church, Circular
letter on formation regarding the cultural heritage of the Church in Seminaries,
15 October 1992.
(28) Cf. John
Paul II, Address to the first Plenary
Session of the Pontifical Commission for the Cultural Heritage of the Church, 1995.
(29) John Paul II, Address to
the Pontifical Council for Culture, 18 January 1983, Vatican.
(30) John Paul
II, Address to the Pontifical Council for
Culture, 14 March 1997, L’Osservatore
Romano, 26 March 1997.
(31) Ibid.
(32) “I
established the Pontifical Council for Culture to help the Church be involved
in the saving exchange in which inculturation of the Gospel goes hand in hand
with the evangelization of cultures” Ibid.
(33) The
Pontifical Academies’ Coordination Council established by Pope John Paul II on
6 November 1995 promotes their joint contribution to Christian humanism on the
eve of the new millennium. On the occasion of its first public session presided
by the Holy Father on 28 November 1996, he announced the creation of the yearly
Pontifical Academies’ Prize. Its aim is to support promising talents and
initiatives fostering Christian humanism and its theological, philosophical and
artistic expressions. On the occasion of the second public session of the
Pontifical Academies, on 3 November 1997, Pope John Paul II awarded this prize
for the first time.
(34) Cf. the
mission and competence assigned to the Pontifical Council for Culture: John
Paul II, Letter instituting the
Pontifical Council for Culture, 20 May 1982: AAS LXXIV (1982) 683-688, and
the Motu Proprio Inde a Pontificatus,
25 March 1993: AAS LXXXV (1993) 549-552.
(35) John Paul
II, Address to the Pontifical Council for
Culture, 14 March 1997: L’Osservatore
Romano, 26 March 1997.
(36) Saint
Athanasius, De incarnatione.