Chúa Nhật III Mùa Phục Sinh năm A (30.04.2017)
CHẾT, PHỤC SINH VÀ SỰ SỐNG
Thứ bảy 29.04.2017 là ngày thứ hai Đức Thánh Cha viếng thăm Ai Cập. Trong bài giảng Thánh lễ lúc 10 giờ sáng giờ địa phương, Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa các bài đọc Chúa Nhật thứ III mùa Phục Sinh năm A. Ngài nói:
Bình
an cho anh chị em!
Hôm
nay Phúc Âm Chúa Nhật thứ III mùa Phục Sinh nói với chúng ta về lộ trình của
hai môn đệ làng Emmaus rời bỏ Giêrusalem. Một Tin Mừng có thể được tóm gọn
trong ba từ: chết, phục sinh và sự sống.
Truớc hết là từ chết. Hai môn đệ trở về cuộc sống thường ngày của họ, tràn
đầy vỡ mộng và tuyệt vọng. Vị Thầy đã chết, và vì thế hy vọng thật là vô ích. Họ
bị mất hướng, vỡ mộng và thất vọng. Con đường của họ là một việc trở lại đàng
sau; nó là một xa rời kinh nghiệm đớn đau của Đấng Bị Đóng Đanh. Cuộc khủng hoảng
của Thập Giá, còn tệ hơn thế nữa “gương mù” và “sự điên dại” của Thập Giá (x. 1
Cr 1,18; 2,2) xem ra đã chôn vùi mọi hy vọng của họ, đem mọi khát vọng của họ
vào mồ.
Họ
không thể tin rằng Thầy và Đấng Cứu Thế, Đấng đã cho các kẻ chết sống lại và chữa
lành người bệnh tật, lại có thể kết thúc bị treo trên thập giá hổ nhục. Họ đã
không thể hiểu rằng Thiên Chúa Toàn Năng đã không thể cứu Người khỏi một cái chết
hổ nhục như vậy. Thập giá Chúa Kitô đã là thập giá của các tư tưởng của họ về
Thiên Chúa; cái chết của Chúa Kitô đã là một cái chết của những gì họ đã tưởng
tượng là Thiên Chúa. Thật vậy, họ đã là những người đã chết trong sự hiểu biết
hạn hẹp của họ.
Biết
bao lần con người tự đủ cho chính mình, khước từ thắng vượt tư tưởng cuả họ về
Thiên Chúa, về một vì thiên chúa được tạo dựng theo hình ảnh và giống con người!
Biết bao lần ta thất vọng, khước từ tin rằng sự toàn năng của Thiên Chúa không
phải là sự toàn năng của sức mạnh, của quyền bính, nhưng chỉ là sự toàn năng của
tình yêu, của tha thứ và sự sống!
Các
môn đệ đã nhận biết Chúa Giêsu “trong việc bẻ bánh”, trong Thánh Thể. Nếu chúng
ta không để cho bức màn che mờ đôi mắt chúng ta bị xé ra, nếu chúng ta không để
cho con tim chai cứng và các thành kiến của chúng ta bị bẻ gẫy, thì chúng ta sẽ
không bao giờ có thể nhận ra gương mặt của Thiên Chúa.
Thứ hai là từ Sống lại. Trong cái tối tăm của đêm đen nhất, trong sự tuyệt vọng
đảo lộn nhất, Chúa Giêsu đến gần các ông và bước đi trên con đường của họ để họ
có thể khám phá ra rằng Ngài là « đường, là sự thật và là sự sống »
(Ga 14,6). Chúa Giêsu biến đổi nỗi thất vọng của họ thành sự sống, để khi niềm
hy vong của con người biến mất, bắt đầu sáng lên niềm hy vọng của Thiên
Chúa : « Điều không thể trước mắt loài người , thì có thể đối với
Thiên Chúa » (x. Lc 18, 27 ; 1,37).
Khi
con người đụng tới tận đáy của thất bại và sự bất lực, khi nó lột bỏ sự vỡ mộng
là người tốt nhất, là tự đủ, là trung tâm thế giới, thì khi đó Thiên Chúa giơ
tay ra cho nó để biến đổi đêm đen của nó thành rạng đông, sự buồn sầu của nó
thành niềm vui, cái chết của nó thành sự sống lại, con đường đi tháo lui của nó
thành việc trở lại Giêrusalem, nghĩa là trở lại với sự sống và chiến thắng của
Thập Giá (x. Dt 11,34).
Thật
vậy, sau khi gặp gỡ Đấng Phục Sinh hai môn đệ trở lại tràn đầy niềm vui, lòng
tin tưởng và hăng say, sẵn sàng làm chứng. Đấng Phục Sinh đã khiến cho họ sống
lại từ trong nấm mồ của sự không tin và buồn sầu của họ. Khi gặp Đấng Bị Đóng
Đanh Phục Sinh họ đã tìm thấy lời giải thích và sự thành toàn của Thánh Kinh, Lề
Luật và các Ngôn Sứ ; họ đã tìm ra ý nghĩa sự thất bại bề ngoài của Thập
Giá.
Ai
không đi qua kinh nghiệm của Thập Giá cho tới sự thật của Sự Sống Lại, thì tự kết
án mình sống tuyệt vọng. Thật thế chúng ta không thể gặp gỡ Thiên Chúa mà không
truớc hết đóng đinh các tư tưởng hạn hẹp về một vì thiên chúa phản ánh sự hiểu
biết của chúng ta về sự toàn năng và quyền bính của Ngài.
Thứ ba là từ sự sống: Việc gặp gỡ Chúa Giêsu phục sinh đã biến đổi cuộc sống
của hai môn đệ, bởi vì sự găp gỡ Đấng Phục Sinh biến đổi mọi cuộc sống và khiến
cho mọi khô cằn được phong phú. Thật vậy, sự Phục Sinh không phải là một niềm
tin nảy sinh trong Giáo Hội, nhưng Giáo Hội đã nảy sinh từ niềm tin vào Sự Phục
Sinh. Thánh Phaolô nói : « Nếu Chúa Kitô đã không trỗi dậy, thì lời
rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng »
(1 Cr 15,14). Đấng Phục Sinh biến mất khỏi mắt họ, để dậy chúng ta rằng chúng
ta không thể giữ Chúa Giêsu trong sự hữu hình lịch sử của Ngài :
« Phúc cho những ai đã không thấy mà đã tin !» (Ga 20,29 ; x.
20,17) Giáo Hội phải biết và tin rằng Ngài sống với mình và làm cho mình sinh động
trong Thánh Thể, trong Thánh Kinh và trong các Bí Tích. Các môn đệ làng Emmaus
đã hiểu điều này và họ trở lại Giêrusalem để chia sẻ kinh nghiệm của họ với những
người khác : « Chúng tôi đã trông thấy Chúa… Phải, Ngài đã sống lại
thật ! » (x. Lc 24,43). Rút tiả từ kinh nghiệm của hai môn đệ làng
Emmaus ĐTC nói : Kinh nghiệm của hai môn đệ làng Emmaus dậy chúng ta
rằng làm đầy các nơi thờ tự thật vô ích, nếu con tim chúng ta trống rỗng sự
kính sợ Thiên Chúa và sự hiện diện của Ngài ; cầu nguyện thật vô ích, nếu
lời cầu hướng tới Chúa của chúng ta không biến thành tình yêu thương đôi với
người anh em ; thật vô ích biết bao nhiêu đạo hạnh, nếu nó không được linh
hoạt bởi đức tin và tình bác ái ; thật vô ích lo lắng cho vẻ bề ngoài, bởi
vì Thiên Chúa nhìn linh hồn và trái tim con người (1 Sm 16,17) và Ngài ghét sự
giả hình (x. Lc 11,37-54 ; Cv 5,3-4). Đối với Thiên Chúa, không tin tốt
hơn là một tín hữu giả, một người giả hình ! ĐTC định nghĩa niềm tin đích
thực như sau : Đức tin đích thật là đức tin khiến cho chúng ta bác ái hơn,
thương xót hơn, liêm chính hơn và nhân bản hơn ; chính nó linh hoạt trái
tim và đưa nó tới chỗ yêu thương hết mọi người, không phân biệt và không thiên
tư ; nó là đức tin đưa chúng ta tới chỗ trông thấy nơi người khác, không
phải một kẻ thù cần đánh bại, nhưng một người anh em cần yêu thương, phục vụ và
trợ giúp ; nó là đức tin đưa chúng ta tới chỗ phổ biến, bảo vệ và sống nền
văn hoá gặp gỡ, đối thoại, tôn trọng và huynh đệ ; nó đưa chúng ta tới sự
can đảm tha thứ cho ai xúc phạm tới chúng ta, giơ tay ra cho một người bị
ngã ; cho kẻ trần truồng mặc, cho kẻ đói ăn, thăm viếng người bị tù, trợ
giúp trẻ mồi côi, cho kẻ khát uống, cứu giúp người già cả và cần dược trợ giúp
(Mt 25,31-45). Lòng tin đích thực là lòng tin đưa chúng ta tới chỗ bảo vệ các
quyền của người khác, với cùng sức mạnh và lòng hăng say mà chúng ta dùng để bảo
vệ các quyền của chúng ta. Thật ra, càng lớn lên trong đức tin và sự hiểu biết
bao nhiêu, thì lại càng lớn lên trong sự khiêm nhường và ý thức mình bé nhỏ bấy
nhiêu.
Anh
chị em thân mến, Thiên Chúa chỉ ưa thích đức tin được tuyên xưng với cuộc sống,
bởi vì sự triệt để duy nhất được chấp nhận đối với các tín hữu là sự triệt để của
tình bác ái ! Bất cứ loại triệt để nào không đến từ Thiên Chúa thì không đẹp
lòng Ngài !.
Giờ
đây, như các môn đệ làng Emmaus anh chị em hãy trở lại Giêrusalem của anh chị
em, là cuộc sống thường ngày, các gia đình, công việc làm và quê hương yêu dấu
của anh chị em, tràn đầy tươi vui, can đảm và niềm tin. Đừng sợ hãi mở rộng con
tim cho ánh sáng của Chúa Phục Sinh và hãy để cho Ngài biến đổi sự không chắc
chắn của anh chị em thành sức mạnh tích cực cho anh chị em và cho người khác. Đừng
sợ hãi yêu thương tất cả mọi người, bạn cũng như thù, bởi vì sức mạnh và kho
tàng của tín hữu là trong tình yêu sống động. Xin Đức Trinh Nữ Maria và Thánh
Gia đã sống trong vùng đất được chúc phúc này, soi sáng con tim và chúc lành
cho anh chị em và đất nước Ai Cập thân yêu, là quốc gia, từ bình minh của Kitô
giáo, đã tiếp nhận việc rao truyền Tin Mừng của thánh sử Mạccô và tạo thành lịch
sử của nhiều vị tử đạo và một đoàn ngũ các thánh nam nữ ! Al Massih Kam
Bilhakika kam ! Chúa Kitô đã phục sinh Ngài đã sống lại thật !
Linh Tiến Khải
Nguồn: archivioradiovaticana.va (29.04.2017)