Người thân quy tụ xung quanh chân dung của 20 tín hữu Chính Thống Coptic người Ả Rập đã bị chiến binh Nhà nước Hồi giáo chặt đầu trên bãi biển ở Libya vào năm 2015. (AFP or licensors)
“UỶ BAN
CÁC VỊ TỬ ĐẠO MỚI” VÀ MỘT SỐ VỊ TỬ ĐẠO MỚI
Vatican
News
Vatican News (13.07.2023) - Các
vị tử đạo mới trong một phần tư đầu của thế kỷ 21 này rất nhiều, trong số đó có
các tín hữu của Giáo hội Chính Thống Coptic bị Nhà nước Hồi giáo sát hại ở
Libya , các nạn nhân của các cuộc tấn công vào Lễ Phục sinh ở Sri Lanka năm
2019, Sơ Luisa Dall'Orto ở Haiti và Sơ Maria De Coppi ở Mozambique, Cha Santoro
ở Thổ Nhĩ Kỳ, Cha Hamel ở Pháp. Đây là một số vị “tân tử đạo” trong 25 năm qua,
những chứng tá của họ sẽ được Ủy ban do Đức Thánh Cha Phanxicô thành lập thu thập.
Ngày 5/7/2023, Đức
Thánh Cha đã thiết lập “Uỷ ban các Vị Tử đạo Mới - Chứng nhân Đức tin” để lập một
danh sách tất cả những người đã đổ máu để tuyên xưng Chúa Kitô và làm chứng cho
Tin Mừng.
Đức Thánh Cha
Phanxicô cho biết Uỷ ban các Vị Tử đạo Mới sẽ tiếp tục nghiên
cứu việc đã được bắt đầu trong dịp Đại Năm Thánh 2000, để xác định các Chứng
nhân Đức tin trong một phần tư đầu của thế kỷ và sau đó tiếp tục trong tương
lai, những người cho đến hôm nay vẫn tiếp tục bị sát hại chỉ vì là Kitô hữu.
Nghiên cứu sẽ không chỉ liên quan đến các tín hữu của Giáo hội Công giáo, nhưng
sẽ được mở rộng đến các các tín hữu của các hệ phái Kitô.
Trong số các thành
viên của Uỷ ban các Vị Tử đạo Mới này có Cha Angelo Romano của
Cộng đoàn thánh Egidio, giám đốc đền thờ Thánh Bartolomeo trên đảo Tiberina của
sông Tevere ở Roma, được dâng kính các vị tử đạo của thế kỷ 20 và 21. Cha đã có
cuộc trò chuyện với Vatican News
Thưa cha, mục tiêu của
Ủy ban là gì?
Chúng ta đã bước vào
một thiên niên kỷ mới và một thế kỷ mới và do đó, một lần nữa cần phải thu thập
chứng tá của những người đã hy sinh mạng sống của họ cho Tin Mừng. Giá trị đại
kết của việc này cũng được tái khẳng định. Việc tìm kiếm những chứng nhân đức
tin mới này sẽ không chỉ liên quan đến Giáo hội Công giáo, mà sẽ mở rộng ra tất
cả các hệ phái Kitô giáo. Tất cả các tình huống khác nhau tạo ra các vị tử đạo
cũng được liệt kê. Trong một số trường hợp, thậm chí các tín hữu chỉ tham dự
Thánh Lễ Chúa Nhật cũng có nghĩa là mạo hiểm mạng sống của mình. Do đó, có sự
chú ý đến một Giáo hội, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói nhiều lần, một lần nữa
trở thành “Giáo hội của các vị tử đạo” và Giáo hội muốn biết và sau đó lưu giữ
những câu chuyện của tất cả những người con của Chúa đã hy sinh mạng sống của họ
vì Tin Mừng.
Đức Thánh Cha viết,
và đây không phải là lần đầu tiên, rằng số người tử đạo trong thời đại chúng ta
nhiều hơn so với các thế kỷ đầu tiên. Tại sao lại có những con số này?
Điều ngạc nhiên hơn
chính là vấn đề của sự kiện, bởi vì có lẽ chúng ta đã quên rằng chứng tá của
các Kitô hữu theo cách nào đó “gây khó chịu” trong rất nhiều tình huống. Ví dụ,
các Kitô hữu, trong bối cảnh bị tội phạm có tổ chức kiểm soát, giáo dục những
người trẻ tuổi, chào đón người nghèo, giúp đỡ họ mà không có động cơ nào
khác... Họ đại diện cho một yếu tố khiến các tổ chức tội phạm rất khó chịu, và
cuối cùng, trên thực tế, như xảy ra trong nhiều hoàn cảnh khác nhau ở Mỹ châu
Latinh, các tội phạm không ngần ngại giết chết, ngay cả các linh mục, thậm chí
cả giám mục. Chứng tá của các Kitô hữu, trong khi “hiền lành”, là một lời chứng
mạnh mẽ. Tình yêu mãnh liệt của họ nhiều khi theo một cách nào đó gây ra sự ác
cảm đến mức lấy đi mạng sống của một người. Ở nhiều nơi trên thế giới, các Kitô
hữu phải chịu áp lực vì là thiểu số hoặc sống trong những xã hội chưa có quan
niệm đúng đắn và hoàn hảo về tự do tôn giáo. Ở những nơi khác, họ cũng phải đối
mặt với ác cảm chính trị và nỗ lực giảm đời sống Kitô giáo thành một hành động
thờ phượng đơn giản. Một nỗ lực được thực hiện để cắt xén đời sống của Giáo hội
trong nhiều khía cạnh cơ bản. Chúng ta hãy nghĩ đến việc hỗ trợ những người
nghèo nhất, về giáo dục. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp nhắc nhở chúng
ta rằng Tin Mừng theo một cách nào đó là một điều gì đó thay đổi thực tại,
không để cho thực tại ở yên như vậy, và điều này rõ ràng tạo ra những phản ứng
và phản ứng dữ dội. Thật không may đôi khi thậm chí tiêu cực. Theo một cách nào
đó, sức mạnh của Tin Mừng thường nhận kết quả này từ những người muốn dập tắt
ánh sáng hy vọng đó, đề xuất thay thế đó, thứ men mà theo một cách nào đó, đang
biến đổi xã hội.
Cha là quản đốc đền
thờ Thánh Bartolomeo ở Roma, tại một nhà thờ dâng kính các vị tử đạo của thế kỷ
20 và 21 và nơi có đài tưởng niệm các ngài. Ai là những nhân vật nổi bật nhất
trong một phần tư thế kỷ qua?
Trong 25 năm qua chắc
chắn có rất nhiều vị. Tôi đặc biệt nghĩ đến câu chuyện của Cha Hamel, người
trong những ngày này khi nước Pháp đang bị rung chuyển bởi bạo lực rất đau đớn,
thì câu chuyện của ngài lại là một dấu hiệu ngược lại. Một con người của hòa
bình, một con người của tình huynh đệ vĩ đại, người đã hiến đất của giáo xứ để
xây dựng một trung tâm Hồi giáo cho phép người Hồi giáo trong khu vực của mình
cầu nguyện, và người đã bị giết khi đang cử hành phụng vụ bởi hai phần tử còn rất
trẻ và cực đoan trên internet. Điều ấn tượng là thành quả của sự kiện bi thảm
này. Có một cuộc tụ họp của tất cả mọi người, gồm cả nhiều nhà chức trách tôn
giáo Hồi giáo, những người đã thể hiện một cách không chính thức, nhưng thực sự
là nỗi đau dành cho một người tốt. Máu của các vị tử đạo đã làm chuyển động một
cách mầu nhiệm một điều gì đó sâu sắc trong lịch sử, điều đã được nhìn thấy
trong nhiều tình huống và được nhìn thấy liên tục. Có khi chứng tá Kitô giáo của
họ rõ ràng là một thất bại, nhưng thật nghịch lý, cuối cùng nó lại trở nên hơi
giống thập giá, một dấu hiệu của chiến thắng. Trong lịch sử của họ, chúng ta thấy
những dấu hiệu chói lọi về chiến thắng của sự thiện trước cái ác và của sự sống
trước cái chết.
Thưa cha, làm thế nào
những câu chuyện về các vị tử đạo có thể trở thành tấm gương cho các Kitô hữu
ngày nay vào năm 2023?
Biết về những câu
chuyện này thì đã là một điều gì đó cơ bản. Trên thực tế, nhiệm vụ của Ủy ban,
như có thể thấy từ lá thư của Đức Thánh Cha Phanxicô, cũng là nhiệm vụ của Ủy
ban các Thánh Tử đạo mới trong dịp mừng Năm Thánh 2000, chính xác là thu thập
các câu chuyện, do đó thu thập các chứng tá về những sự kiện này, để chúng được
biết đến. Sự thật là hầu hết những chứng nhân đức tin này đều sống trong một bối
cảnh không được nhắc đến hoặc rất ít được nhắc đến, chẳng hạn như Haiti, chẳng
hạn như Kivu ở Cộng hòa Dân chủ Congo, hoặc như ở một số nơi nào đó của Trung
Đông. Biết được những câu chuyện của họ cũng có nghĩa là mở ra một cái nhìn
thoáng qua về bức màn im lặng thường ngăn cản chúng ta biết và đánh giá cao họ.
Nhưng chúng là những câu chuyện hấp dẫn, chúng là những câu chuyện hay, chúng
là những viên ngọc của Tin Mừng mà chúng ta nhất định phải chiêm ngưỡng. Chúng
đưa chúng ta đến chỗ chiêm ngưỡng, ngưỡng mộ và biết ơn đối với một sự sống đã
cố gắng đạt đến nơi mà theo cách nói của con người, nó không bao giờ đạt được,
đó là món quà của sự sống, nhưng thông qua một con đường được soi sáng bởi ân sủng
của Thiên Chúa.
21 vị tử đạo Chính Thống
Coptic
Gần gũi và được thế
giới biết đến trong những năm gần đây là lòng dũng cảm của 21 tín hữu Chính Thống
Coptic - 20 người Ai Cập và một người Ghana -, những người vào ngày 15 tháng 2
năm 2015 đã bị những chiến binh Nhà nước Hồi giáo tự xưng cắt cổ trên bãi biển
Izmir, Libya, nơi họ đang làm việc. Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong một thông
điệp video vào ngày 15 tháng 2 năm 2021, nhân dịp các tín hữu Coptic này được
Giáo hội của họ phong thánh: “Những vị tử đạo này đã được rửa tội không chỉ
trong nước và Thánh Thần, mà còn bằng máu, với dòng máu là hạt giống hiệp nhất
cho tất cả những người theo Chúa Kitô.” Sau đó, trong cuộc gặp gỡ với Đức Thượng
phụ Tawadros của Giáo hội Alexandria và là người đứng đầu Giáo hội Chính thống
Coptic của Ai Cập vào ngày 11 tháng 5 năm nay tại Vatican, Vatican thông báo rằng
“với sự đồng ý của Đức Thánh Cha, 21 vị tử đạo này sẽ được đưa vào danh sách Tử
đạo Roma như một dấu chỉ của sự hiệp thông thiêng liêng liên kết hai Giáo hội của
chúng ta”. Một ý tưởng đã được Đức Thánh Cha tái khẳng định trong Thư mới đây về
việc thành lập “Ủy Ban Các vị Tử Đạo Mới” với mục đích thu thập những chứng tá
của cuộc sống, cho đến việc đổ máu vì Chúa Kitô, trong 25 năm qua, việc nghiên
cứu đã mở rộng cho tất cả các hệ phái Kitô giáo và không chỉ người Công giáo.
Thi thể của 21 tín hữu
Chính Thống Coptic đã được tìm thấy chôn trong một ngôi mộ tập thể, trên người
mặc bộ quần áo màu cam giống như họ đã mặc vào thời điểm bị hành quyết. Cha
Philippe Luisier, dòng Tên, giáo sư về tiếng Coptic tại Học viện Giáo hoàng Đông
Phương ở Roma, chia sẻ với Vatican News về tầm quan trọng của các vị tử đạo
trong thế giới Coptic ngày nay và trên hết là ảnh hưởng của câu chuyện về 21
Kitô hữu của Giáo hội Coptic bị giết vào năm 2015.
Cha nói: “Nếu chúng
ta biết tường tận thực tại của Giáo hội Coptic, chúng ta sẽ thấy rằng tử đạo là
một điều cơ bản trong đó. Cần phải nói rằng đối với các tín hữu Coptic, đời sống
đan tu có tầm quan trọng rất lớn - điều vốn đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống
đan tu ở phương Tây, vốn dựa vào đời sống đan tu của Thánh Pacômiô - và rằng có
một thực tế rất mạnh mẽ về sự tử đạo, của những vị tử đạo trong Giáo hội
Coptic. Không chỉ của các vị tử đạo - rất đông - thời hoàng đế Diocletiano, đặc
biệt là ở miền Thượng Ai Cập, gần như toàn bộ vùng Samàlut cách Cairo khoảng
200 cây số về phía nam, trong thung lũng sông Nile. Ở đó, cứ 10 cây số lại có một
thánh tử đạo hoặc một đan sĩ là trụ cột của Giáo hội địa phương. Ngoài những vị
tử đạo thời Diocletiano, còn có những vị tử đạo mới, tức là những người đã tử
vì đạo sau khi người Hồi giáo đến đất nước này. Các vị tử đạo ngày nay, của năm
2015, tiếp tục một truyền thống rất phong phú và cũng được liên kết với phụng vụ
của Giáo hội. Vì vậy hình ảnh của những vị tử đạo này bắt nguồn từ Giáo hội
Coptic ở Thượng Ai Cập. Và đây là những nhân chứng rất xác đáng cho Ai Cập ngày
nay.
Nguồn: vaticannews.va/vi