Lời Chúa: Lc 6, 6-11
Một ngày sa-bát,
Đức Giê-su vào hội đường và giảng dạy. Ở đó có một người bị khô bại tay
phải. Các kinh sư và những người Pha-ri-sêu rình xem Đức Giê-su có chữa
người ấy trong ngày sa-bát không, để tìm được cớ tố cáo Người. Nhưng
Người biết họ đang suy nghĩ như thế, nên bảo người bại tay: "Anh trỗi dậy,
ra đứng giữa đây!" Người ấy liền trỗi dậy và đứng đó. Đức Giê-su nói với
họ: "Tôi xin hỏi các ông : ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều
dữ, cứu mạng người hay huỷ diệt?" Người rảo mắt nhìn họ tất cả, rồi bảo
người bại tay: "Anh giơ tay ra!" Anh ấy làm như vậy và tay anh liền
trở lại bình thường. Nhưng họ thì giận điên lên, và bàn nhau xem có làm gì được
Đức Giê-su không.
Suy niệm:
Chúng ta không
biết nhiều chi tiết về người đàn ông này.
Ông bao nhiêu
tuổi, có gia đình chưa, sống bằng nghề gì?
Chỉ biết là bàn
tay phải của ông bị teo, không duỗi được (c. 6).
Chắc là nó bị co
quắp vì các cơ không hoạt động bình thường.
Như thế sẽ rất
khó chịu và bất lợi để sinh hoạt hàng ngày.
Hơn nữa đây lại
là bàn tay phải, bàn tay chính để làm việc.
Người đàn ông có
bàn tay thương tật đã đến hội đường vào ngày sabát.
Ông đến để nghe
giảng dạy và cầu nguyện như mọi người.
Có vẻ ông chẳng
mong gì, chẳng xin được Đức Giêsu chữa lành,
dù tiếng tăm của
Ngài lúc đó đã lan rộng nhiều nơi (Lc 5, 15).
Thật bất ngờ khi
Ngài bảo ông: “Hãy trỗi dậy và ra đứng giữa đây.”
Ông chẳng biết
chuyện gì sẽ xảy ra cho mình, nhưng đã vâng lời.
Ông đứng ở ngay
giữa cho mọi người thấy.
Sau đó Ngài bảo
ông: “Hãy duỗi bàn tay của anh ra!” (c. 10).
Một lần nữa ông
lại vâng lời.
Ông làm điều mà
có lẽ từ lâu ông không làm được.
Duỗi bàn tay khô
héo, co quắp này, để có thể cầm cái ly, cái chén.
Ước mơ đơn giản
ấy nào ngờ hôm nay được thực hiện.
Ông đã duỗi bàn
tay theo lời Đức Giêsu, và nó đã trở lại bình thường.
Bàn tay như được
sống lại, được phục hồi, mềm mại, dễ bảo.
Cuộc đời ông từ
nay sẽ tươi hơn, có ích hơn, ít phải nhờ vả hơn.
Đức Giêsu đã làm
phép lạ này không phải vì được yêu cầu,
nhưng như một câu
trả lời cho các kinh sư và những người Pharisêu.
Họ rình xem Ngài
có chữa bệnh trong ngày sabát không, để tố cáo Ngài.
bởi lẽ theo họ,
ngày sabát chỉ được chữa những bệnh nguy tử.
Đức Giêsu đã vạch
trần âm mưu này và công khai tỏ thái độ.
Câu hỏi quen
thuộc: có được phép làm điều này vào ngày sabát không?
được thay bằng
câu hỏi mới: ngày sabát được phép làm điều lành hay dữ;
cứu mạng sống hay
hủy hoại mạng sống? (c. 9).
Phép lạ sau đó
của Đức Giêsu chính là câu trả lời (c. 10).
Nhiều khi không
làm một điều tốt, cũng bằng với việc làm một điều xấu,
Không cứu một
người vào giây phút ấy, cũng bằng gián tiếp giết chết họ.
Đức Giêsu đã
không coi ngày sabát như ngày chỉ biết ngồi khoanh tay,
nhưng như ngày để
làm điều tốt, để cứu sự sống con người.
Dù sao Đức Giêsu
đã không hề đụng đến ông có bàn tay bị tật.
Khó lòng bắt lỗi
Ngài đã vi phạm ngày sabát
Ngài chữa cho ông
ấy chỉ bằng một lời mà thôi.
Các Kitô hữu
không còn phải giữ ngày sabát nữa, nhưng giữ Chúa Nhật.
Đây là ngày để
chúng ta làm điều tốt, để chăm lo cho sự sống.
Chữa cho một bàn
tay bị teo tóp được lành, việc này không nhỏ.
Làm cho một con
người có thể sống bằng đôi tay của mình, là chuyện lớn.
Đức Giêsu đã phải
trả giá cho việc chữa bệnh của mình.
Chúng ta cũng
phải trả giá khi dám bảo vệ một sự sống nhỏ nhoi.
Chỉ mong bàn tay
tôi không co lại, nhưng mở ra cho mọi người.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
ai trong chúng
con cũng thích tự do,
nhưng mặt khác
chúng con thấy mình dễ bị nô lệ.
Có nhiều xiềng
xích do chính chúng con tạo ra.
Xin giúp chúng
con được tự do thực sự :
tự do trước những
đòi hỏi của thân xác,
tự do trước đam
mê của trái tim,
tự do trước những
thành kiến của trí tuệ.
Xin giải phóng
chúng con khỏi cái tôi ích kỷ,
để dễ nhận ra
những đòi hỏi tế nhị của Chúa,
để nhạy cảm trước
nhu cầu bé nhỏ của anh em.
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho chúng con
được tự do như Chúa.
Chúa tự do trước
những ràng buộc hẹp hòi,
khi Chúa đồng bàn
với người tội lỗi
và chữa bệnh ngày
Sabát.
Chúa tự do trước
những thế lực đang ngăm đe,
khi Chúa không
ngần ngại nói sự thật.
Chúa tự do trước
khổ đau, nhục nhã và cái chết,
vì Chúa yêu mến
Cha và nhân loại đến cùng.
Xin cho chúng con
đôi cánh của tình yêu hiến dâng,
để chúng con được
tự do bay cao.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ