“HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI CHO CHÚNG TA THẤY RẰNG ÁP DỤNG TIN MỪNG,
TRƯỚC HẾT ĐÓ LÀ MỘT NGHỆ THUẬT SỐNG”
Johan Glaisner
Khi Diễn đàn Dakêu diễn
ra từ ngày 18/5, Johan Glaisner, thuộc Nhà Dakêu, cho thấy tính thời sự và sức
mạnh của giáo huấn xã hội của Giáo hội. Không chỉ là một suy tư trí thức, học
thuyết xã hội của Giáo hội mang lại một lối sống thực sự.
Vào năm 2009, Jacques Diouf,
người Senegal, theo đạo Hồi, lúc đó là giám đốc Tổ chức Nông Lương (FAO) của
Liên hiệp quốc, được Đức Bênêđíctô XVI mời phát biểu trong Thượng hội đồng
về châu Phi. Trong bài phát biểu của mình, ông đã chất vấn các tham dự viên: “Học
thuyết xã hội của Giáo hội là một đóng góp rất quan trọng” để chăm lo cho
việc quản lý hợp lý các nguồn tài nguyện và đấu tranh chống lại nạn đói.
“Học thuyết xã hội của Giáo hội”,
“tư tưởng xã hội-Kitô giáo”, “giáo huấn xã hội – Kitô giáo”, rất nhiều cách diễn
đạt để gợi lên cách thức Giáo hội tìm kiếm từ nhiều thế kỷ qua để thể hiện sứ
điệp Tin Mừng sang ngôn ngữ đương đại. Do đó, Giáo hội muốn cho thấy tính thời
sự nóng bỏng để cho phép không chỉ các tín hữu, mà còn cho tát cả những người
thành tâm thiện chí, sống một sự hiệp nhất sâu xa trong tư tưởng, trong hy vọng
và trong hành động.
Mối nguy là vẫn dừng lại ở giai
đoạn trí thức
Dĩ nhiên, mỗi giáo huấn đều bao
hàm một rủi ro: vẫn dừng lại ở giai đoan trí thức, trừu tượng, không nhập thế;
những khái niệm đẹp đẽ kích thích mà người ta cẩn thận sắp xếp ở trong đầu và
thốt ra ở một vài nơi đã được lựa chọn kỹ để cho thấy sự uyên bác của mình. Tuy
nhiên, những nguyên tắc chung liên quan đến công ích, bổ trợ hay nhân phẩm đều
có những hệ quả cụ thể trong phương thức tiêu dùng, chọn lựa tài chính, trách
nhiệm của chúng ta…cho đến việc xây dựng một nền hòa bình bền vững.
Sự nảy nở hiện nay về những con đường và các sáng kiến để khám phá và đưa vào thực hành kho tàng này của Giáo hội góp phần mở rộng sự lan tỏa và cho thấy sức sống mới mẻ của nó. Những người đương thới của chúng ta khao khát những chuẩn mực cụ thể phù hợp với mọi hoàn cảnh, mọi nơi làm việc hay dân thấn, đặc biệt là giới trẻ. Đó là lý do hiện hữu của giáo huấn xã hội Kitô giáo! Để đáp ứng những thách thức chuyên nghiệp và cá nhân ngày càng phức tạp hơn nhiều trong khi vẫn trung thành với tinh thần của Tin Mừng, điều cấp bách là phải đào luyện bản thân và làm nêu bật giáo huấn này trong “men bột” của những dấn thân hằng ngày của chúng ta.
Một nghệ thuật sống giữa đời
thường
Từ Đức Lêô XIII, với thông điệp Rerum
novarum, vào năm 1891,về tình trạng của giới thợ thuyền, cho đếnn Đức
Phanxicô với thông điệp Laudato si’ và Fratelli tutti,
các Đức Giáo hoàng đã không ngừng đưa ra quan điểm về các vấn đề xã hội của thời
mình, cụ thể và cơ bản, từ đó làm phong phú giáo huấn xã hội của Giáo hội. Những
chất vấn mạnh mẽ này không nhằm mục đích giúp các Kitô hữu tỏa sáng trong xã hội
bằng cách chứng tỏ cho người đương thời thấy rằng họ thông thạo hai từ Latinh –
các tựa đề của các thông điệp – nhưng để hướng dẫn họ sống giữa đời thường,
trong tư tưởng, lời nói và việc làm.
Sứ mạng này không phải là dễ
dàng! Vấn đề là ở chỗ, sự thống nhất cuộc sống là một thách thức hiện sinh!
Thách thức này là rất lớn: nó hệ tại sống mạch lạc sâu xa với những gì chúng ta
được mời gọi trở thành. Tuy nhiên, chúng ta đã bị lôi cuốn vào một thế giới
ngày càng phức tạp hơn, nơi mà trách nhiệm của chúng ta dường như ngày càng bị
lu mờ đi. Làm thế nào để sống thực sự tự do? Làm thế nào để xây dựng một nền
hòa bình bền vững xung quanh chúng ta?
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở
điều đó, “mọi sự đều liên kết”: các chọn lựa của tôi có một tác động đến
thế giới, đến tha nhân và đến chính tôi. Do đó, chúng ta cũng được mời gọi thực
hiện những hành vi cụ thể trong công việc, trong gia đình, giữa các bạn bè,
trong các nhà thờ của mình. Chúng ta tự hỏi: tôi đã không sử dụng thứ gì từ một
năm qua? Những gì tôi lưu trữ là hữu ích hay vô ích? Có ai khác không cần
đến nó sao? Áp dụng Tin Mừng, trước hét đó là phát triển một nghệ thuật sống.
Giáo huấn xã hội-Kitô giáo hoạt động như một chiếc la bàn chỉ cho chúng ta điểm
chính yếu để hướng tới. Việc tạo ra con đường thùy thuộc vào chúng ta.
Sứ điệp Tin Mừng
Cách đây đúng 60 năm, thánh
Gioan XXIII đã công bố thông điệp Pacem in terris, một lời kêu gọi hòa bình cho
toàn thế giới. Ngày kỷ niệm này sẽ thúc giúc chúng ta nhìn bằng cách nào chúng
ta trở thành những người kiến tạo hòa bình. Một nền hòa bình mà chúng ta thấy
nhu cầu cấp bách ngày nay.
Tự sâu xa, giáo huấn xã hội-Kitô
giáo nhằm làm cho xã hội của chúng ta trở nên nhân bản hơn, bằng cách dựa vào một
nền nhân chủng học đã được chứng minh từ hai nghìn năm qua. Việc cụ thể hóa
giáo huấn này, để phục vụ cho sự biến đổi của thế giới chúng ta, chỉ có thể
khai triển toàn bộ ảnh hưởng và tác dụng của nó khi dựa vào sự thống nhất các lực
lượng của chúng ta.
Để truyền bá sứ điệp của Tin Mừng
cho nhiều người nhất có thể và để mang lại hay gìn giữ hòa bình ở nơi sống và
làm việc của chúng ta, chỉ một kinh nghiệm học hỏi và thực hành tập thể của
chúng ta mới có thể mang lại cho chúng ta sức mạnh và sự đảm bảo cần thiết. Điều
quan trọng là trao đổi, tự đặt ra câu hỏi, tự chất vấn và ngạc nhiên cùng với
anh chị em chúng ta. Từ kinh nghiệm tập thể này và bằng việc dựa vào đó, chúng
ta sẽ có thể lan truyền giáo huấn này vào áp dụng nó vào thực tế ở nơi chúng ta
sống. Bởi vì chiều kích huynh đệ và cộng đồng là rất quan trọng để khám phá
chính mình và hành động cách mạch lạc. Như Tin Mừng, giáo huấn xã hội không được
đọc thuộc lòng, nó cần được sống.
Tý Linh
(theo, nhật báo La Croix)
Nguồn: xuanbichvietnam.net
(09.5.2023)