Tại sao Nigeria có tỷ lệ tín hữu tham dự Thánh lễ đông nhất thế giới?
Tín hữu Nigeria (AFP or licensors)
TẠI SAO
NIGERIA CÓ TỶ LỆ TÍN HỮU THAM DỰ THÁNH LỄ ĐÔNG NHẤT THẾ GIỚI?
Hồng Thủy - Vatican News
Vatican News (16.02.2023) – Sau
khi Nigeria được công nhận là quốc gia có tỷ lệ giáo dân tham dự Thánh lễ cao
nhất thế giới, Đức Hồng Y Peter Ebere Okpaleke, 59 tuổi, lãnh đạo giáo phận
Ekwulobia ở miền nam Nigeria, đã chia sẻ rằng thế giới quan truyền thống của
Nigeria, vai trò của gia đình và ý thức cộng đồng trong các giáo xứ đã khiến
người Nigeria từ thế hệ này sang thế hệ khác gần gũi với các bí tích.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy 94% trong số 30
triệu người Công giáo ở Nigeria nói rằng họ tham dự Thánh lễ ít nhất hàng tuần
hoặc hơn, trong khi chỉ có 17% người Công giáo Mỹ tham dự Thánh lễ hàng tuần.
Nhìn nhận sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc
sống và xã hội
Trả lời phỏng vấn của hãng tin CNA, Đức Hồng y
Okpaleke nói rằng xã hội Nigeria nói chung có “một thế giới quan truyền thống”
nhìn nhận sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống và xã hội. “Chính nhận thức
này chuyển thành việc tham dự Thánh lễ của người Công giáo, những người đến
tham dự Thánh lễ để gặp gỡ Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể.” Ngài lưu ý rằng
tất cả các tầng lớp, người nghèo và người giàu, người thất học và người có học,
đều được thu hút đến với các bí tích bởi một lòng khao khát chung về Thiên
Chúa.
Ngài nhận định rằng ở những nơi khác trên thế giới,
nơi mà quá trình thế tục hóa đã làm suy yếu ý thức về Thiên Chúa của một nền
văn hóa, Giáo hội có thể tìm thấy sức sống bằng cách nhấn mạnh rằng Giáo hội là
“cửa ngõ” đáp ứng “sự khao khát nội tâm của con người muốn được liên hệ với thần
thánh.”
Gia đình là ‘Giáo hội tại gia'
Tiếp đến, ở Nigeria, có một ý thức mạnh mẽ rằng
“gia đình là ‘Giáo hội tại gia'", gia đình được coi là nơi chính yếu trong đó “đức
tin được truyền lại cho thế hệ kế tiếp.” Đức Hồng Y lưu ý rằng trong khi
gia đình “đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực vì tình hình kinh tế xã hội và
văn hóa ở Nigeria,” thì hầu hết các gia đình đã chống lại áp lực này, kín múc
“từ đức tin để vượt qua những thách đố tấn công họ.” Ngài khuyến cáo người Công
giáo trên khắp thế giới “hãy quan tâm đến mục vụ cho gia đình như giáo hội tại
gia vì đó là nơi hình thành kinh nghiệm đức tin của mọi người.”
Tính cộng đoàn
Cuối cùng, các giáo xứ và giáo phận Công giáo ở
Nigeria mang đến cho mọi người cảm giác mạnh mẽ về “cộng đồng và sự gắn bó”. Đức
Hồng y Okpaleke nói: “Phần lớn, mọi người cảm thấy có tính cộng đồng trong Giáo
hội.” (CNA 15/02/2023)
Nguồn: vaticannews.va/vi
- Phỏng vấn TGM. Peter Soon-taick của Seoul về sứ vụ truyền giáo của Giáo hội Hàn Quốc ngày nay ( 30/11/2023)
- Đức Thánh Cha ban ơn toàn xá cho tín hữu viếng hang đá Giáng Sinh tại nhà thờ dòng Phanxicô ( 29/11/2023)
- Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 12/2023: Cầu nguyện cho người khuyết tật ( 29/11/2023)
- Cuộc gặp gỡ các nhà truyền thông của các Giáo hội Á châu ( 28/11/2023)
- Trước chuyến đi của Đức Thánh Cha tại Dubai nhân Hội nghị COP28 ( 26/11/2023)
- Hội nghị đầu tiên về truyền thông của các nữ tu ( 25/11/2023)
- Cuộc chiến bị lãng quên ở Myanmar tiếp tục tàn phá các giáo xứ và tu viện ( 24/11/2023)
- Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ lo ngại về Con đường Công nghị của Công giáo Đức ( 23/11/2023)
- Đức tin của Kitô hữu Ucraina thêm mạnh mẽ giữa chiến tranh ( 22/11/2023)
- Ngoại trưởng Toà Thánh thăm Hàn Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao ( 21/11/2023)