Khai thác ngôn ngữ mới mẻ của truyền thông kỹ thuật
số để nói về Nước Chúa cho người đương thời
WHĐ (1.03.2011) – Trưa hôm
qua, 28-02, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tiếp kiến các đại biểu
tham dự Đại hội Hội đồng Tòa Thánh về Truyền thông xã hội.
Đại hội bàn về việc tìm một ngôn
ngữ mới cho các phương tiện truyền thông.
Phát biểu suy nghĩ về đề tài
trên của Đại hội, ĐTC nói:
“Các phương tiện truyền thông
luôn gắn với các kiểu diễn đạt theo nghĩa rộng và không đơn thuần là các lời
nói. Ngôn ngữ mới hiện được sử dụng trong truyền thông kỹ thuật số đặc biệt
cho thấy khả năng đem lại tính trực quan và gây cảm xúc hơn là phân tích. Do đó
các phương tiện này tạo nên cách tổ chức lô-gích mới của tư duy và của mối tương
quan với thực tại, qua việc ưu tiên cho hình ảnh và những mối liên hệ siêu văn
bản. Sự phân biệt theo kiểu truyền thống giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói vốn
chỉ là từ hình thức truyền thông viết chuyển ngay sang hình thức nói… Rõ ràng
có những nguy cơ như: đánh mất chiều sâu bên trong, mất hết cảm xúc, tạo nên
mối quan hệ hời hợt, áp đặt ý kiến đối với khao khát tìm sự thật, để lại hậu
quả là không có khả năng sống cái mới một cách trọn vẹn và đích thực.
Chính vì thế ngày nay cần phải suy nghĩ về ngôn ngữ đang được nền công
nghệ mới phát triển”.
ĐTC nói không những phải diễn đạt
sứ điệp Tin Mừng qua các nền văn hóa mà còn bằng ngôn ngữ đương thời:
“Phải can đảm tự hỏi đâu là mối quan hệ giữa đức Tin, đời sống của Giáo Hội và
những đổi thay nhân loại đang sống. Cần giúp đỡ các vị hữu trách trong Giáo Hội
hiểu, diễn dịch và sử dụng ngôn ngữ mới mẻ của truyền thông làm chìa khóa trong
hoạt động mục vụ. Trong cuộc đối thoại với thế giới, cần tự hỏi đâu là thách đố
đang được tư duy kỹ thuật số đặt ra cho đức Tin và cho thần học, đâu là những
vấn đề và sự kỳ vọng?... Nền văn hóa kỹ thuật số đang đưa ra những thách đố mới
cho khả năng nói và nghe được ngôn ngữ mang tính biểu tượng nói về sự siêu
việt… Ngày nay chúng ta được kêu gọi cũng phải biết khám phá những biểu tượng
và ẩn dụ hữu ích cho con người và có thể giúp chúng ta nói về Nước Chúa cho
những người đương thời… Sự kêu gọi hướng đến những giá trị tinh thần cho phép chúng
ta phát triển một nền truyền thông thực sự nhân bản, vượt qua mọi háo hức dễ
dãi hoặc chủ nghĩa hoài nghi. Đây chính là việc đáp lời mời gọi vốn được khắc
ghi nơi bản tính của chúng ta được Chúa dựng nên theo hình ảnh và được nên
giống Đấng là Thiên Chúa của sự hiệp thông… Như vậy các tín hữu sẽ có thể đóng
góp cho giới truyền thông, bằng cách mở ra những chân trời ý nghĩa và giá trị
mà chính nền văn hóa kỹ thuật số không thể biết đến và thể hiện”.
(Theo