Giáo Hội Công giáo Việt
(3)
5. NHỮNG
NĂM 1980 – 2000
Thư Chung HĐGMVN: một “hiến chương truyền
giáo mới” cho hoàn cảnh quê hương
Hội Đồng
Giám Mục Việt
Tích
cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
Thư mục vụ
viết: “Lòng yêu nước của chúng ta phải thiết thực, nghĩa là chúng ta phải ý
thức những vấn đề hiện tại của quê hương, phải hiểu biết đường lối, chính sách
và pháp luật của Nhà Nước, và tích cực cùng đồng bào toàn quốc góp phần bảo vệ
xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, tự do và hạnh phúc”.
Sở dĩ phải
nói về nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng tổ quốc là vì trong thời gian này Chính
quyền Cách mạng đặc biệt lo lắng về vấn đề phá rối an ninh trật tự có thể đến
từ phía mà họ nghĩ là Mỹ - Ngụy, nhưng nặng nề hơn là từ phía Trung Quốc qua
ngả Campuchia. Trong thực tế Việt
Xây
dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả Đức Tin phù hợp hơn với
truyền thống dân tộc.
Thư chung
viết: “Chúng tôi muốn thực hiện điều Công Đồng Vaticanô II đã tuyên bố: “Những
gì tốt đẹp trong tâm hồn và tư tưởng của loài người hoặc trong nghi lễ và văn
hoá riêng của các dân tộc, hoạt động của Hội Thánh không nhằm tiêu diệt, nhưng
làm cho lành mạnh, nâng cao và kiện toàn, hầu làm vinh danh Thiên Chúa và mưu
cầu hạnh phúc cho con người’ (hiến chế Tín Lý 17, 1). Muốn thế, một đàng
chúng ta phải đào sâu Thánh Kinh và Thần
học để nắm vững những điều cốt yếu của Đức Tin, đàng khác phải đào sâu nếp sống
của từng dân tộc trong nước, để khám phá ra những giá trị riêng của mỗi dân
tộc. Rồi từ đó, chúng ta tận dụng những cái hay trong một kho tàng văn hoá mà
xây dựng một nếp sống và một lối diễn tả Đức Tin phù hợp hơn với truyền
thống của mỗi dân tộc đang cùng chung
sống trên quê hương và trong cộng đồng Hội Thánh này”.
Như vậy có
sức mạnh nào cản trở được sức thâm nhập của chủ trương “hoà nhập văn hoá” này,
khi mà sự hoà nhập này chỉ nhằm xây dựng chứ không nhằm phá hoại?
Ngỏ
lời với giáo dân:
“Chúng tôi xin dựa vào Công Đồng (Vaticanô II) để nói với anh chị em rằng: Ơn
gọi của anh chị em là nên thánh giữa đời bằng cách sống Phúc Âm của Chúa Kitô
trong các phận sự trần thế (hiến chế Tín Lý 31 ; Mục Vụ 43). Nhờ anh chị
em, Giáo Hội hiện diện ngay trong xã hội và góp phần xây dựng đời sống vật chất
và tinh thần của dân tộc. Nghĩa vụ cao cả của anh chị em là sống làm người tín
hữu trung thành của Hội Thánh Chúa Kitô và là người công dân tốt của tổ quốc”.
Ngỏ
lời với tu sĩ: “Dầu sinh hoạt bên ngoài có thay đổi, sứ
mạng đặc biệt của anh chị em vẫn luôn luôn là ‘ Hiện thân của một Hội Thánh
muốn hiến mình cho đường lối triệt để của các Mối Phúc Thật’, và anh chị em ‘
dùng chính cuộc sống của mình làm dấu chỉ cho tinh thần sẵn sàng phục vụ Thiên
Chúa, Giáo Hội và anh em đồng loại’ (Loan Báo Tin Mừng 60 ; Tín lý 44).
Chính anh chị em đã tự thấy được rằng đường hướng mà chúng tôi vạch ra cho cả
Hội Thánh ở Việt Nam: sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc với tinh thần sẵn sàng
phục vụ, phù hợp cách riêng với ơn gọi của anh chị em ... Chúng tôi đặc biệt
kêu mời anh em hãy quan tâm ... làm sao cho dung hoà giữa lao động và cầu
nguyện, giữa việc hoà mình vào các sinh hoạt xã hội ... và sự trung thành với
đời sống cộng đoàn ...”
Ngỏ
lời với các linh mục:
“ Anh em hãy làm cho Chúa Giêsu Kitô hiện diện thực sự giữa đoàn chiên, khi anh
em phục vụ các tín hữu cách tận tâm và khiêm tốn (Sắc lệnh đời sống Linh Mục
15). Nhất là, được nhìn nhận như là người đại diện chính thức của Hội Thánh
tại địa phương, anh em hãy trở nên hình ảnh của Chúa Cứu Thế, vị mục tử hiền
lành và khiêm nhượng để cống hiến ơn cứu độ cho mọi người. Xin anh em hãy cùng
với chúng tôi đưa Hội Thánh ở Việt
Dựa trên văn
kiện hướng dẫn này, các thành phần dân Chúa yên tâm sống đạo, không khép kín
hoặc tự vệ đối với thực tại xã hội, nhưng sẵn sàng dấn thân phục vụ, đem giá
trị của Phúc Âm thấm nhập vào các cơ cấu xã hội mới theo mục tiêu của Đấng Cứu
Thế: làm cho “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến”. Ta có thể nói Thư Chung 1980
của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gởi toàn thể dân Chúa là một bản hiến chương
truyền giáo mới trên quê hương trong hoàn cảnh hiện tại: Sống Phúc Âm giữa
lòng dân tộc. Các phong trào truyền giáo đều phải quy chiếu Thư Chung này (x.
HĐGMVN 1980 – 2000, tr. 355 – 369).
Thỉnh nguyện thư 1985 đệ trình Toà Thánh
Trong bầu
khí truyền giáo và sống đạo của giáo dân đang mỗi ngày thêm sốt sắng, Đức Hồng
Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn – TGM Hà Nội, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
đã đệ trình thỉnh nguyện thư lên Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, có đoạn: “Năm
1985, kỉ niệm 25 năm thành lập (1960-1985) Hàng Giáo Phẩm và thiết lập giáo
phận theo đúng thể thức Giáo Luật, con trân trọng xin Đức Thánh Cha cho mở lại
hồ sơ các Chân Phước Tử Đạo Việt Nam và cứu xét việc tôn phong các Ngài lên bậc
Hiển Thánh”. Trong văn thư đó, Đức Hồng Y cũng nhắc tới “những hi sinh cao cả
của những bậc ‘tổ tiên’ đã sinh chúng con trong Đức Tin mà con số giáo dân Việt
Nam gia tăng liên tục. Ngày nay sấp xỉ 6 triệu tín hữu trên tổng số 60 triệu
đồng bào. Dù hoàn cảnh khó khăn eo hẹp, dù cho khan hiếm Linh Mục, niềm tin của
giáo đoàn vẫn sống động linh hoạt. Lời Chúa còn vang dội trong các xứ đạo, các
Linh Mục vẫn tiếp tục hăng say gặt hái trong cánh đồng của Chúa. Các Cộng đoàn
Tu sĩ vẫn phát triển về phẩm cũng như về lượng. Sau hết, giáo dân ý thức nhiều
hơn về nghĩa vụ của mình, họ nhìn thẳng vào những khó khăn để can đảm nhận lấy
trách nhiệm đối phó” (x. HGPVN 1980 – 2000, tr. 372).
Cuộc tuyên Thánh cho 117 vị Chân Phúc Tử
Đạo Việt Nam 1988 và vấn đề đối thoại
Với sự cầu
nguyện, hi sinh và sự sự vận động từ nhiều phía qua nhiều thời gian, cuối cùng
biến cố tuyên Thánh cho 117 vị Chân Phúc Tử Đạo Việt Nam đã được Toà Thánh long
trọng tổ chức tại Rôma ngày 19/6/1988. Đó là niềm vui vĩ đại của
Giáo Hội Công giáo Việt
Tuy nhiên từ
biến cố đáng ghi nhớ đó, ta có thể tự đặt ra một số vấn nạn:
– Hàng
ngũ các vị tử đạo có nhiều quốc tịch khác nhau, vậy chúng ta có quan tâm đủ các
người dân tộc khác với ta trên đất nước này chưa, ví dụ người Khmer, Trung Hoa,
Chà, các dân bản địa miền rừng núi cao nguyên ...
– Câu chuyện Hội
nhập văn hoá đã được vận dụng thế nào trong truyền giáo? Những cuộc hội thảo,
giao lưu văn hoá nên được tổ chức thường xuyên hơn. Việc Thờ Kính Tổ Tiên gây
tranh cãi trong một thời gian lâu dài, nay có nhiều cơ hội cho các tín hữu tìm
hiểu kỹ lưỡng hơn về “chữ Hiếu” trong nền văn hoá dân tộc.
– Vấn đề đối
thoại tôn giáo cần được mở ra theo những hướng nào? HĐGMVN đã thiết lập “Uỷ Ban
Đối Thoại Liên Tôn” nhằm tìm hiểu và đối thoại với những tôn giáo khác như Phật
giáo, Tin Lành, Hoà Hảo, Cao Đài, Hồi giáo, đạo Ông Bà. Trong chương trình huấn
luyện tại các Chủng viện, Học viện, bộ môn thần học về các tôn giáo đã được
quan tâm để nhắm tới mục tiêu này (x. Georg Evers, The Churches in Asia, ISPCK
2005, tr. 361, mục nói về VN).
Thực ra tại Việt
Mối tương quan với Nhà Nước
Ngoài những văn thư gởi dân
Chúa, các Đức Giám Mục trong HĐGMVN cũng có những văn thư kính gởi Lãnh đạo Nhà
Nước, để trình bày về những sinh hoạt tôn giáo, những đóng góp của giáo dân
trong công tác xây dựng quê hương, đồng thời thường xuyên xác định mục tiêu của
Giáo Hội trong việc sống và truyền đạo là luôn thích hợp với lợi ích của toàn
dân. Những phát biểu của quý Đức Cha cũng nói lên những khó khăn cần sự quan
tâm giải quyết của Nhà Nước mới có thể tháo gỡ được (x. HĐGMVN 1980 – 2000,
tr. 423 – 430).
Thời điểm này (26/10/1993),
Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt
Dù không phải là rao giảng
Lời Chúa, nhưng việc các Đức Giám Mục ngỏ lời trong các văn thư gởi Nhà Nước
được coi như một “thái độ ngôn sứ” theo khuôn mẫu Gioan Tẩy Giả đã thực
hiện. Thái độ đó khuyến khích giáo dân tin tưởng mạnh mẽ hơn và hiệp thông gắn
bó hơn với các vị chủ chăn trong sứ mạng Loan Báo Tin Mừng.
Góp ý với Hội Đồng Giám Mục thế giới
Hoà nhịp với sứ mạng Loan Báo
Tin Mừng trên thế giới, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng tích cực tham gia góp
tiếng nói với Giáo Hội toàn cầu, như đệ đạt ý kiến về bản văn Lineamenta
nhằm đóng góp cho việc soạn thảo Instrumentum laboris (x. HĐGMVN 1980 – 2000,
tr. 448 - 464). Những ý kiến này rất có giá trị về mặt thần học. Sau đó
(17/3/1995) Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục tại
Á Châu từ 19/4 đến 15/5/1998 mà Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập
từ năm 1970 (x. Georg Evers, The Churches in Asia, ISPCK 2005, tr.
333, mục nói về VN 1954 - 1975).
Trong những văn bản được công
bố tại Thượng Hội Đồng, các Giám Mục Việt Nam đã nêu những vấn đề về Kitô học,
Giáo Hội học, Truyền Giáo học ; những thử thách cũng như những mời gọi của hoàn
cảnh đất nước cho việc truyền giáo ; đồng thời nói lên quyết tâm thực hiện sứ
mạng để đáp lại những thách đố hiện nay khi bước vào ngàn năm thứ III trong bối
cảnh Châu Á (x. HĐGMVN 1980 – 2000, tr. 465 - 500).
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã
cử phái đoàn tham dự Đại hội Truyền Giáo “Kể chuyện Chúa Giêsu tại Á Châu” (Telling
the story of Jesus in Asia) tại Thái Lan 18 – 22/10/2006, trong đó
đoàn Việt Nam đã trình bày một phương thức truyền giáo qua con đường hội nhập
văn hoá, trong khi vẫn quan tâm diễn đạt câu chuyện Chúa Giêsu trong lịch sử của Giáo Hội và trong mối tương
quan với các tôn giáo khác. Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn cũng đã
thay lời Hội Đồng Giám Mục gởi thư chúc mừng, và không quên phó thác đại hội
trong tay Mẹ La Vang và các Thánh Tử Đạo Việt
Sau đó, Đức Cha Phaolô Nguyễn
Văn Hoà, chủ tịch HĐGMVN, trong hội nghị truyền giáo Fidei Donum
(Hồng Ân Đức Tin) tại Rôma từ 08 - 11/5/2007, đã phát biểu ngắn gọn về
sự lớn mạnh tại Giáo Hội Việt Nam. “Năm 1960 lúc mà Toà Thánh thiếp lập hàng
Giáo Phẩm cho Giáo Hội VN thì gia tài Đức Tin các vị thừa sai để lại là một
Giáo Hội có 20 giáo phận với hơn 2 triệu tín hữu. Con số này hiện nay đã tăng
lên 26 giáo phận với khoảng hơn 6 triệu giáo dân” (x. hội nghị truyền giáo
Fidei Donum (Hồng Ân Đức Tin) tại Rôma từ 08 - 11/5/2007, tr. 4). Đồng thời
ngài cũng nói tới công cuộc truyền giáo của người Việt Nam ở nước ngoài: “nhiều
Linh Mục dòng, triều và Tu sĩ của các giáo phận và Dòng tu được gửi đi từ Việt
Nam đã có mặt và phục vụ tại nhiều nơi trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan, Uc, Ba Lan, Pháp, Hoa Kỳ, Paraquay, Phi Luật Tân, Tân Tây Lan,
Mongolia … hiện nay có hơn 500.000 người công giáo Việt Nam sống ở nước ngoài.
Ở đâu họ cũng làm cho các xứ đạo sống động hơn, họ tham gia tích cực vào các
sinh hoạt giáo xứ. Gia đình công giáo Việt
Trong thời điểm hiện nay,
HĐGMVN cũng quan tâm đặc biệt đến việc truyền giáo cho anh chị em sắc tộc trên
toàn quốc, và đã cử một phái đoàn tham dự hội nghị chuyên đề về công tác đó,
được tổ chức tại Thái Lan ngày 21 – 24/8/2009 “Evangelization among
indigenous/tribal communities”. Phái đoàn Việt Nam đã trình bày
phương cách truyền giáo cho 24 sắc tộc tại một số giáo phận như Kon Tum – Ban
Mê Thuột – Đà Lạt – Phú Cường – Hưng Hoá – Bắc Ninh – Cần Thơ. Bản tham luận của phái đoàn Việt Nam nhấn
mạnh tới những điểm hướng dẫn của HĐGM trong những văn thư đã ban hành trước
đây, đặc biệt về sự thờ cúng tổ tiên, hội nhập văn hoá, huấn luyện cán bộ
truyền giáo, thiết lập những giáo điểm và giải quyết những vấn đề xã hội theo
chân lý Phúc Âm.
6. TRUYỀN
GIÁO THIÊN NIÊN KỶ THỨ III
Đây là một thời kỳ đầy hứa
hẹn và nhiều thách thức. Trong vòng 7 năm gần đây (2001 – 2007), số
người theo đạo trung bình mỗi năm khoảng 35.000 người. Nếu quan sát các lớp
giáo lý tân tòng, ta thấy có tới 80% – 90% người muốn theo đạo là để lập gia
đình với người có đạo. Vậy động lực theo đạo thực sự của họ là gì? Họ có thể
sống đạo và giữ đạo lâu dài không? Nếu nghĩ rằng truyền giáo chỉ để “rửa
tội” để nâng con số người “theo đạo”, thì đây đúng là một
khía cạnh đáng quan tâm cho công cuộc Loan Báo Tin Mừng. Chúng ta cũng vẫn duy
trì quan điểm trên theo lệnh Chúa truyền: “Hãy đi giảng dạy và rửa tội
cho muôn dân” (Mt 28, 18-20). Nhưng nhiệm vụ Rao Giảng Tin Mừng (= giảng
dạy) cần phải được nhấn mạnh trong thời điểm hiện tại, còn cái rửa tội sẽ được
Chúa ban thưởng sau.
Uỷ Ban Loan Báo Tin Mừng có
đưa ra một đề án cho công cuộc truyền giáo như sau:
Truyền giáo “ad intra”
– Đào
tạo nhân sự: tổ chức các khoá học và thực hành truyền giáo tại các giáo phận,
dòng tu, nhất là tại các trung tâm mục vụ của các giáo phận và giáo xứ.
– Đào tạo nội
dung truyền giáo cho các giảng viên giáo lý với chương trình dài hạn và ngắn
hạn.
– Tổ chức các lớp
giáo lý tân tòng và hậu hôn nhân với nội dung đầy đủ, nhấn mạnh khía cạnh Loan
Báo Tin Mừng.
– Truyền giáo qua
truyền thông: sách vở, băng dĩa, tờ “Hiệp Thông” và các báo lưu hành nội bộ,
các trang mạng và báo điện tử.
– Phát triển Uỷ
Ban LBTM trực thuộc HĐGM và Ban LBTM các giáo phận, giáo xứ.
– Truyền giáo bằng
đường lối giáo dục, ít nhất là chương trình khai tâm cho các lớp nhà trẻ.
– Thiết lập thêm
các giáo điểm truyền giáo tại những khu dân cư mới, hoặc nương theo phong trào
di dân trong toàn quốc.
– Tiếp cận với
các tôn giáo bạn trong tinh thần cộng tác, phục vụ và yêu thương.
– Tiếp cận với
chính quyền trong sự thật và công lý.
Truyền giáo “ad extra”
– Huấn
luyện ơn gọi thừa sai nơi các dòng tu và các giáo phận.
– Hoạt động của
các Linh Mục, Tu Sĩ thừa sai VN đang truyền giáo ở nước ngoài cũng cần được chia
sẻ để hiệp thông trong sứ mạng Loan Báo Tin Mừng.
– Hội Thừa Sai
Việt
MỞ RA HƯỚNG MỚI
Sứ mạng Loan Báo Tin Mừng
không bao giờ có hồi kết, bởi vì chúng ta phải “loan truyền việc Chúa chịu chết
và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến”. Ở đây chúng tôi xin
đề xuất hướng tới của nhiệm vụ tối hậu này:
– Lưu
tâm Campuchia, Lào, những người láng giềng gần nhà mà xa ngõ với Giáo Hội Việt
– Cần đào tạo
nâng cao các thừa sai giáo dân “vì bổn phận và trách nhiệm của người giáo dân
mà không ai có thể làm thay họ cách đầy đủ” (Apostolicam Actuositatem 13)
– Để truyền giáo
hữu hiệu, cần nghiên cứu thấu đáo về văn hóa, xã hội của các vùng truyền giáo
đặc trưng như vùng Tây Nguyên, vùng Cực Bắc, Đồng Bằng Sông Cửu Long, …
– Vận dụng mọi
phương pháp để khơi dậy niềm khao khát nơi các thành phần dân Chúa: hội thảo, sách
báo, phim ảnh, du khảo, hành hương …
– Phối hợp chặt
chẽ giữa các Uỷ Ban Giám Mục để hoạt động Loan Báo Tin Mừng
– Vận động các
cha sở, các vị có trách nhiệm mục vụ, tạo môi trường và hoàn cảnh thuận lợi,
đồng thời hướng dẫn giáo dân góp phần vào sứ mạng Loan Báo Tin Mừng theo chỉ
dẫn của HĐGM.
– Tổ chức phát động đồng bộ giữa các giáo phận và dòng tu về việc thiết lập và phát triển 4 hội Giáo Hoàng Truyền Giáo theo huấn thị Cooperatio missionalis về cộng tác truyền giáo theo chỉ thị của Hội Thánh và HĐGMVN. (Người thừa sai trên cánh đồng sứ vụ, đúc kết, tr. 11).
AD VENIAT REGNUM TUUM, DOMINE!
Giáo Hội Công giáo Việt
Giáo Hội Công giáo Việt