Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch
Hội đồng Giám mục Việt
WHĐ
(08.07.2010) – Nhân sang Pháp để truyền chức phó tế cho một chủng sinh giáo
phận Thanh Hóa, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Thanh Hóa, phó
chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, được bản tin Eglises
d’Asie phỏng vấn.
Bài
trả lời phỏng vấn của Đức cha Giuse đăng tại địa chỉ: http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/interview-exclusive-par-eglises-d2019asie-du-vice-president-de-la-conference-episcopale
Bản dịch bài phỏng vấn, được WHĐ đăng tải dưới đây, lược bỏ phần mở đầu, giới thiệu về Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh.
Các câu hỏi và trả lời phỏng vấn được dịch trọn vẹn.
* * *
Eglises d’Asie: Trong một cuộc phỏng vấn trước đây, Đức cha
cho biết Năm Thánh kỷ niệm 350 năm lịch sử Giáo Hội tại Việt Nam có mối liên
quan đặc biệt với giáo phận của Đức cha. Đức cha có thể cho biết, đến nay, các
giai đoạn cử hành Năm Thánh có tác động nào đối với giáo dân trong giáo phận
của Đức cha?
– Một trong những hoạt động nổi bật nhất của chương trình Năm Thánh được khai triển trong giáo phận của chúng tôi tại sáu trung tâm hành hương được lập ra nhân cơ hội này tại sáu giáo hạt. Mỗi giáo hạt đảm trách việc tổ chức một buổi cử hành chung cho toàn giáo phận. Giáo dân đến tham dự cử hành có cơ hội gặp gỡ và thắt mối dây liên kết chặt chẽ hơn với cộng đồng các giáo xứ bạn. Ngoài ra, chúng tôi mời gọi giáo dân của giáo phận chúng tôi đến thăm các trung tâm khác được thành lập trong các giáo phận lân cận. Do đó, Năm Thánh thật sự là một thời gian để các tín hữu Thanh Hoá sống mầu nhiệm hiệp thông trong Giáo Hội một cách cụ thể, một kinh nghiệm không còn giới hạn trong phạm vi nội bộ giáo phận nhưng vượt qua những ranh giới. Nhìn chung, các tín hữu đã nhiệt tình đón nhận Năm Thánh và cảm thấy rất hài lòng. Họ đã có cơ hội không những để nhìn lại quá khứ và tạ ơn Chúa, mà còn để khám phá, nhận ra khuôn mặt hữu hình của Giáo Hội. Đó là những nét tích cực của Năm Thánh đối với giáo phận của tôi.
Eglises d’Asie: Cao điểm của Năm Thánh có lẽ là Đại hội Dân
Chúa sẽ được tổ chức vào tháng 11 ở Sài Gòn. Đại hội sẽ đón nhận và công bố
nguyện vọng sâu xa của Giáo Hội tại Việt
– Đại hội Dân Chúa sẽ được tổ chức vào ngày 24 tháng 11 tại giáo phận Sài Gòn. Đây thực sự là cao điểm của Năm Thánh, một sự kiện có quy mô quốc gia, một cao điểm thực sự, ở chỗ sẽ tạo ra một diễn đàn cho tất cả các thành phần Dân Chúa tại Việt Nam có cơ hội lên tiếng nói và tiếng nói ấy được lắng nghe.
Giáo dân trong giáo phận chúng tôi vẫn duy trì nếp sống đạo truyền thống. Họ vâng phục hơn là phát biểu ý kiến và bày tỏ thái độ. Vì vậy, mặc dù đã được nghe nói nhiều về Đại hội Dân Chúa, họ cũng ngại phải tuyên bố hoặc phát biểu ý kiến gửi đến Đại hội. Có lẽ họ chờ nhận được sứ điệp Đại hội gửi đến cho mình và cho toàn thể cộng đoàn Hội Thánh hơn. Trong thực tế, chủ yếu sẽ có những đại biểu của giáo phận được trao nhiệm vụ chuẩn bị cho Đại hội. Ngoài giám mục giáo phận và cha tổng đại diện, sẽ có hai đại biểu giáo dân tham dự đại hội. Những đại biểu giáo dân được chọn lựa và có vai trò thu thập các ý kiến trong giáo phận rồi trình bày trong đại hội. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là một cơ hội cho các tín hữu nhận ra họ có trách nhiệm và có vai trò thực sự trong Giáo Hội.
Eglises d’Asie: Năm Thánh đã được trù liệu và chuẩn bị
trong một thời gian dài. Một sự kiện bất ngờ xảy đến, nhưng có lẽ cũng đoán
trước được, đã gây xao động trong năm 2010, là sự từ nhiệm của Đức Tổng Giám
mục Hà Nội và được Đức Thánh Cha chấp thuận vào ngày 13 tháng 5 vừa qua, thay
thế ngài là Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch Hội đồng Giám mục. Một số
người đã bày tỏ công khai thái độ không hài lòng ngay trong những buổi lễ. Trên
Internet, đã xuất hiện những lời cáo buộc và vu khống nặng nề. Thưa Đức cha,
xin Đức cha thuật lại cho độc giả Pháp của Eglises d’Asie về nguyên nhân nào đã
dẫn đến các sự kiện xảy ra trong năm 2008 và 2009?
– Nhiều người
đã đặt câu hỏi: “Tại sao Đức Tổng Giám mục Kiệt ra đi?”. Đó có phải là do ý
muốn của cá nhân Đức Tổng? Ngài có bị áp lực của Tòa Thánh, của Hội đồng Giám
mục, hoặc chính phủ Việt
Ngài cảm thấy nếu cứ tiếp tục làm việc, sẽ đem lại cho giáo phận Hà Nội nhiều bất tiện hơn là ích lợi. Do đó ngài rút ra kết luận mình phải ra đi vì lợi ích của giáo phận. Những suy nghĩ đến với tâm trí của Đức Tổng Giám mục, trong bối cảnh nổ ra các cuộc xung đột về đất đai, đầu tiên là Tòa Khâm sứ tại Hà Nội vào cuối năm 2007, sau đó tại giáo xứ Thái Hà. Chính vì vậy, có người đã nối kết những xung đột về đất đai với quyết định từ nhiệm của Đức Tổng. Theo những gì Đức Tổng Giám mục Kiệt đã nói với tôi, ngài không hề chịu bất cứ áp lực nào. Ngài đã quyết từ nhiệm vì nghĩ rằng sức khỏe không cho phép ngài tiếp tục chu toàn một cách bình thường sứ vụ của mình. Và ngài đã khăng khăng xin từ nhiệm cho đến khi được Tòa Thánh chấp nhận. Lúc đầu, ngài gửi đơn đến Bộ Loan báo Tin Mừng cho các dân tộc (tức Bộ truyền giáo), cho Đức Hồng Y Ivan Dias. Sau một thời gian dài chờ được Bộ Truyền giáo trả lời, ngài đã đệ đạt thỉnh cầu của mình trực tiếp đến Đức Thánh Cha, và ngày 13 tháng Năm 2010, ĐTC đã ra thông báo chấp thuận.
Eglises d’Asie: Vào ngày lễ nhậm chức của Đức tân tổng giám
mục phó Hà Nội, ngày 07 tháng 5, giữa lúc cuộc biểu tình ngay trước nhà thờ
chính tòa bày tỏ sự ủng hộ đối với Đức cựu Tổng giám mục, trong phát biểu đầu
tiên, một cách nào đó, Đức cha nói Đức cha vui mừng vì cuối cùng các giám mục
có thể nghe được tiếng nói của Dân Chúa. Đức cha vẫn luôn nghĩ như vậy?
– Ngày 07 tháng 5 năm 2010, trong khi giáo tỉnh nói chung và tổng giáo phận Hà Nội nói riêng chào đón Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, người đã được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Tổng Giám mục phó Hà Nội, trong lễ nhậm chức của ngài, tôi nói lên suy nghĩ sau: đây là cơ hội để Hội đồng Giám mục lắng nghe tiếng nói của cộng đồng Dân Chúa được diễn tả chân thực và đầy đủ. Từ đó tôi thường được hỏi: “Đức cha tiếp tục nghĩ như vậy chứ?”. Tôi trả lời đúng như vậy, bởi hai lý do. Trước hết, vì chúng ta đã bước vào thời đại mới trong đó các phương tiện truyền thông và Internet ngày càng đóng một vai trò quan trọng. Có thể nghe được tiếng nói của các tín hữu và phát biểu của họ trong các điều kiện thuận lợi nhất, từ cả hai phía, từ những nhà lãnh đạo Giáo Hội cũng như từ ý kiến của công chúng. Hiện tượng này đặt ra yêu cầu cho các nhà lãnh đạo bất kỳ tổ chức nào, trong xã hội cũng như Giáo Hội, là phải biết lắng nghe và chăm chú lắng nghe.
Lý do thứ hai, thực tế trong thời đại chúng ta, các tín hữu có trình độ cao hơn về văn hoá, và qua các phương tiện truyền thông, họ có thể theo sát các tin tức, tiếp nhận nhiều thông tin về Giáo Hội. Cũng vậy, họ sẽ dễ dàng bày tỏ ý kiến. Vì hai lý do này, sẽ không có gì phải ngạc nhiên về các giám mục, tại Việt Nam và các nơi khác trên thế giới, đang quan tâm hơn việc lắng nghe tiếng nói của các tín hữu.
Eglises d’Asie: Có thể có lo ngại về sự chia rẽ nào đó trong
hàng giáo sĩ cũng như giáo dân? Một số người nhìn thấy trong cuộc bút chiến xảy
ra sau sự kiện Đức Tổng Giám mục Hà Nội từ nhiệm, rằng có một âm mưu từ nơi
khác đến nhằm gây mất ổn định cho Giáo Hội vừa tạo ra được một hình ảnh ấn
tượng về sự hiệp nhất qua lễ khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện. Đức cha nghĩ gì về
cách giải thích này?
– Nếu câu hỏi
có liên quan đến việc từ nhiệm của Đức Tổng Giám mục Kiệt, và do đó cho thấy
rằng đó là do áp lực từ các nơi khác, chỉ có thể trả lời rằng chính Đức Tổng đã
nói rõ việc này, đó là chính lương tâm ngài quyết định và không bị tác động bởi
bất kỳ áp lực từ bên ngoài nào. Vẫn còn câu hỏi đặt ra, liệu sự ra đi của Đức
Tổng có gây chia rẽ trong hàng giáo sĩ, giáo dân và ngay cả hàng giáo phẩm của
Giáo Hội tại Việt
Bên ngoài Giáo
hội, có những người không thích Giáo Hội, họ muốn gây chia rẽ và phá vỡ sự hiệp
nhất của Giáo Hội. Nhưng điều này không riêng gì ở Việt
Eglises d’Asie: Để kết luận, với tư cách là Phó Chủ tịch Hội
đồng Giám mục Việt Nam, Đức cha có thể điểm qua về quan hệ giữa chính quyền và hàng
giáo phẩm, giáo sĩ và giáo dân của Giáo Hội Công Giáo và tương lai của những
mối quan hệ này?
– Về câu hỏi
liên quan đến các mối quan hệ giữa các thành phần khác nhau của Giáo Hội Việt
Đối với người
Công giáo, họ cũng cùng chia sẻ mảnh đất và cùng sống dưới bầu trời giống như những
người cộng sản đồng bào của mình. Vì tinh thần Tin Mừng và cũng vì tinh thần
Việt Nam, nên họ luôn tìm cách làm giảm bớt căng thẳng, chung sống thoải mái
với nhau, trên cơ sở nhận ra thiện chí của nhau. Người dân tin rằng cứ mãi xung
đột với nhau thì chỉ làm cho cuộc sống khó khăn hơn mà thôi. Vì vậy ngày càng
thêm hiểu biết lẫn nhau, khắc phục những trở ngại gây khó khăn cho mối quan hệ
giữa hai bên. Đến nay chưa phải là đã hoàn toàn hiểu nhau. Tuy nhiên cũng đã mở
ra một triển vọng mới. Giữa người Việt