Hiện diện trong buổi đặt tượng và làm phép còn có Đức Hồng y Giovanni Lajolo, nguyên Chủ tịch Phủ Thống đốc Thành Vatican và nguyên Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Thành Vatican, người đã giúp để việc đặt tượng thành hiện thực; và một số Giám mục Việt Nam: Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng Giám mục Hà Nội, Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng của giáo phận Phan Thiết, Đức Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn của giáo phận Bà Ria, Đức Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn của giáo phận Hà Tĩnh và Đức Cha Phêrô Kiều Công Tùng của giáo phận Phát Diệm; cùng một số linh mục, tu sĩ và giáo dân.
Tại Vườn Vatican đã có nhiều ảnh Đức Mẹ của nhiều quốc gia khác nhau, được thực hiện bằng những phong cách nghệ thuật khác nhau; ví dụ như Đức Mẹ Guadalupe của Mexico, Đức Mẹ Lujan của Argentina, Đức Mẹ của Ba Lan, và mới nhất là Đức Mẹ của Hàn Quốc.
Vườn Đức Mẹ của các nước
Tuy nhiên, Đức Mẹ La Vang là “tượng” Đức Mẹ thứ hai được đặt tại Vườn Vatican sau tượng Đức Mẹ của Hoa Kỳ. Tượng được đặt tại vị trí rất đẹp, gần với chuông Đại Năm Thánh 2000, và xa xa phía sau là mài vòm Đền thờ Thánh Phêrô.
Bởi thế, Đức Hồng y Lajolo đã nói rằng tượng Đức Mẹ La Vang này không chỉ là của người Việt Nam, nhưng còn là bổn mạng của mọi người sống trong khu vực này.
Trong nghi thức làm phép tượng, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng nói rằng “Chúng ta hy vọng rằng với sự hiện diện của tượng Đức Mẹ La Vang ở đây, thì sau này, từ Đức Thánh Cha, hay bất cứ ai đi ngang qua đây, cũng cảm thấy Đức Mẹ như là bổn mạng của khu vực này”.
“Chúng ta tin rằng Đức Mẹ ở nơi đây cũng sẽ chuyển cầu cho tất cả cộng đồng Giáo hội Việt Nam ở khắp nơi. Chúng ta dâng lời tạ ơn Chúa và phó thác cho Đức Mẹ”.
Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng đã xông hương và làm phép tượng giữa lời ca nguyện kính Đức Mẹ, Mẹ Thiên Chúa.
Tượng Đức Mẹ La Vang bằng đá cẩm thạch trắng, xuất xứ từ Quỳ Hợp, Nghệ An, cao 1,6 mét, được đặt trên đế cao 0,6 mét, được điêu khắc tại Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, bởi nghệ nhân Giuse Trần Văn Giang, và chuyển bằng máy bay sang Roma.
Công trình đặt tượng Đức Mẹ La Vang ở Vườn Vatican đã được Giáo hội Việt Nam thao thức từ lâu với mong muốn giới thiệu hình ảnh Đức Mẹ thân thương của dân tộc Việt Nam với Giáo hội hoàn vũ và cách đặc biệt, sự hiện diện của Đức Mẹ Việt Nam ở thủ đô Giáo hội diễn tả sự hiệp thông của Giáo hội tại Việt Nam với Giáo hội hoàn vũ, cũng như những lời kinh Kính Mừng dâng kính Đức Mẹ La Vang cũng là lời cầu nguyện cho Giáo hội hoàn vũ và cho Đức Thánh Cha.
Xin đặt tượng tại Vườn Vatican
Đức Thánh Cha Phanxicô chấp thuận
Gặp vị hữu trách để tiến hành
Tượng Đức Mẹ La Vang bằng đá cẩm thạch trắng, xuất xứ từ Quỳ Hợp, Nghệ An, cao 1,6 mét, được đặt trên đế cao 0,6 mét, được điêu khắc tại Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, bởi nghệ nhân Giuse Trần Văn Giang, và chuyển bằng máy bay sang Roma.
Theo lời kể, Đức Mẹ hiện ra tại La Vang lần đầu tiên vào năm 1798 khi những cuộc bắt đạo, bách hại người Công giáo Việt Nam bắt đầu. Nhiều người Công giáo gần thị trấn Quảng Trị đã chạy trốn và tìm nơi ẩn náu trong rừng sâu của La Vang và phải đương đầu với đói khát, đau yếu, bệnh tật vì sống trong cảnh giá lạnh, nơi rừng thiêng nước độc và thú dữ luôn rình rập. Các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Thiên Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ họp dưới gốc cây đa cổ thụ, cầu nguyện, lần hạt, an ủi và nâng đỡ nhau. Một hôm đang khi cùng nhau lần hạt kính Đức Mẹ, họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặc áo choàng dài, tay bồng một trẻ nhỏ, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra đó là Đức Trinh Nữ Maria.
Đức Mẹ âu yếm, bày tỏ lòng nhân từ, và an ủi giáo dân biết vui lòng chịu khó. Mẹ dạy họ hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ chữa lành các chứng bệnh. Đức Mẹ lại hứa: “Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn”. Sau đó, Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ trong cơn hoạn nạn trong suốt một trăm năm bị bách đạo.
Nguồn: vaticannews.va/vi