THÁNH LỄ KẾT THÚC THẾ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC
ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI
Vatican Basilica
Chủ Nhật, 28 tháng 10 năm 2012
Các anh em giám mục, quý ông, quý bà, và anh chị em thân mến,
Phép lạ chữa anh mù Bartimeo có thế đứng quan trọng trong cấu trúc Phúc Âm thánh Marcô. Nó được đặt ở cuối phần gọi là “chuyến lên Giêrusalem”, nghĩa là cuộc hành hương cuối cùng của Chúa Giêsu về Thành Thánh, để tham dự lễ Vượt Qua, trong đó cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh chờ đợi Người. Để lên Giêrusalem từ thung lũng Giócđan Chúa Giêsu đi ngang qua thành Giêricô, và cuộc gặp gỡ với anh mù xảy ra, khi Người ra khỏi thánh phố - theo lời của tác giả Tin mừng là, “khi Người rời khỏi Giêricô cùng với các môn đệ và một đám đông lớn” (10:46). Đây là đám đông mà ngay sau đó sẽ tung hô Chúa Giêsu là Đấng Messiah khi Người vào thành Giêrusalem. Người ngồi ăn xin bên vệ đường là Bartimaeus, tên của người này có nghĩa là “con trai của Timaeus”, như tác giả Tin mừng kể lại cho chúng ta. Tất cả Phúc Âm thánh Marcô là một lộ trình đưc tin, được khai triển từ từ theo trường học của Chúa Giêsu. Các môn đệ là các tác nhân đầu tiên của lộ trình khám phá đó, nhưng cũng có những người khác có vai trò đáng kể, trong đó có cả anh mù Bartimeo nữa. Phép lạ chữa anh là phép lạ cuối cùng Chúa Giêsu làm trước khi bước vào cuộc khổ nạn. Và không phải tình cờ việc chữa lành một người có đôi mắt đã mất đi ánh sáng. Chúng ta cũng biết từ các văn bản khác rằng tình trạng mù lòa có ý nghĩa to lớn trong các sách Phúc âm. Nó tượng trưng cho con người cần ánh sáng của Thiên Chúa, ánh sáng của đức tin, nếu họ muốn biết thực tại một cách chân thực và bước đi trên con đường của cuộc sống. Điều cốt yếu là phải thừa nhận sự mù lòa của mình, nhu cầu của mình đối với ánh sáng này, nếu không, người ta có thể vẫn mù lòa mãi mãi (x. Ga 9:39-41).
Do đó, tại thời điểm then chốt đó trong tường thuật của thánh Marcô, Bartimaeus được coi là một hình mẫu. Anh ta đã không mù từ lúc mới sinh, nhưng đã mất đi khả năng nhìn thấy. Anh là người đã mất đi ánh sáng và ý thực được điều đó, nhưng đã không mất niềm hy vọng. Anh biết tiếp nhận khả thể gặp Chúa Giêsu và tin tưởng nơi Người để được chữa lành. Thật thế, khi nghe biết Chúa Giêsu đi ngang qua trên đường, anh kêu lên: “Lạy Đức Giêsu, con vua Đavít, xin thương xót tôi!” (Mk 10:47) và anh lập lại lời kêu xin mạnh hơn (c. 48). Và khi Chúa Giêsu gọi anh lại và hỏi anh muốn gì nơi Người, anh thưa: “Lạy Thầy, xin cho tôi lại thấy” (c. 51). Bartimeo diễn tả người nhận biết bệnh tật của mình và kêu lên Chúa, tin tưởng được chữa lành. Lời kêu xin của anh đơn sơ, chân thành và gương mẫu, giống như lời kêu xin của người thu thuế “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” (Lc 18,13), lời cầu ấy đã đi vào trong truyền thống lời cầu kitô. Trong cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, được sống với đức tin, anh mù Bartimeo có được trở lại ánh sáng đã mất, và với nó là phẩm giá tràn đầy của mình: anh đứng dậy và đi trở lại con đường, mà từ lúc đó có một người hướng dẫn là Đức Giêsu, và anh đi cùng một con đường Đức Giêsu đi. Thánh sử không nói gì về Bartimeo nữa, nhưng nơi anh thánh sử giới thiệu với chúng ta ai là người môn đệ: đó là người theo Chúa Giêsu trên đường với ánh sáng đức tin.
Thánh Agustinô đã suy tư và đưa ra một nhận xét rất đặc biệt về gương mặt của anh mù Bartimeo, nó cũng có ý nghĩa đối với chúng ta ngày nay: đó là sự kiện thánh sử Marcô không chỉ kể tên của người được sáng mắt mà cả tên của cha anh ta nữa, anh là Bartimeo con của Timeo. Và thánh nhân kết luận rằng: “Bartimaeus, con trai của Timaeus, đã sa sút từ một vị trí rất thịnh vượng, và giờ đây được coi là đối tượng của sự khốn khổ khét tiếng và đáng chú ý nhất, bởi vì, ngoài việc bị mù, anh ta còn phải ngồi ăn xin. Và đây cũng là lý do tại sao thánh Marcô đã chọn chỉ đề cập đến người mà việc phục hồi thị lực đã mang lại cho phép lạ một danh tiếng lan rộng như chính sự khét tiếng mà sự bất hạnh của người đàn ông này đã đạt được” (On the Consensus of the Evangelists, 2, 65, 125: PL 34, 1138). Đó là lời của Thánh Augustinô.
Sự diễn giải này, rằng Bartimaeus là một người đã sa ngã khỏi tình trạng “thịnh vượng lớn”, khiến chúng ta phải suy nghĩ. Nó mời gọi chúng ta suy ngẫm về thực tế rằng cuộc sống của chúng ta chứa đựng những của cải quý giá mà chúng ta có thể mất, và tôi không nói đến của cải vật chất ở đây. Trong viễn tượng này, anh mù Bartimeo có thể diễn tả những người sống trong các vùng đất xưa kia đã được truyền giảng Tin Mừng, nơi ánh sáng đức tin đã suy yếu đi, họ đã xa rời Thiên Chúa, và không coi Người quan trọng đối với cuộc sống của họ nữa. Vì thế họ là những người đã mất đi một sự giầu có lớn; họ đã rơi xuống từ một phẩm giá cao trọng, không phải phảm giá kinh tế hay quyền lực trần gian, nhưng là phẩm giá kitô; họ đã mất đi định hướng vững chắc của cuộc sống và đã trở thành những người ăn mày ý nghĩa cuộc sống, thường khi một cách vô thức. Họ là biết bao nhiêu người cần được tái truyền giảng Tin Mừng, nghĩa là cần có một cuộc gặp gỡ mới với Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, là Đấng có thể tái mở đôi mắt cho họ và chỉ đường cho họ. Phúc Âm mà phụng vụ hôm nay đề nghị có một ý nghĩa đặc biệt đối với chúng ta, những người trong các ngày qua đã đương đầu với sự cấp thiết tái loan báo Chúa Kitô.
Đoạn Kinh Thánh này có điều gì đó đặc biệt muốn nói với chúng ta khi chúng ta đang vật lộn với nhu cầu cấp thiết phải công bố Chúa Kitô một lần nữa ở những nơi mà ánh sáng đức tin đã yếu đi, ở những nơi mà ngọn lửa của Thiên Chúa giống như những cục than âm ỉ, kêu gào được khuấy lên, để chúng có thể trở thành ngọn lửa sống mang lại ánh sáng và hơi ấm cho cả ngôi nhà.
Công cuộc truyền giáo mới áp dụng cho toàn bộ đời sống của Giáo hội. Trước hết, công cuộc này áp dụng cho mục vụ thông thường, phải được thúc đẩy nhiều hơn bởi ngọn lửa của Chúa Thánh Thần, để thắp sáng trái tim của các tín hữu thường xuyên tham gia vào việc thờ phượng cộng đồng và tụ họp vào ngày của Chúa để được nuôi dưỡng bằng lời Chúa và bằng bánh sự sống vĩnh cửu. Ở đây, tôi muốn nêu bật ba chủ đề mục vụ đã xuất hiện từ Thượng hội đồng.
Chủ đề đầu tiên liên quan đến các bí tích khai tâm Kitô giáo. Người ta đã tái khẳng định rằng giáo lý thích hợp phải đi kèm với việc chuẩn bị cho Bí tích Rửa tội, Thêm sức và Thánh thể. Tầm quan trọng của Bí tích Giải tội, bí tích của lòng thương xót của Thiên Chúa, cũng đã được nhấn mạnh. Hành trình bí tích này là nơi chúng ta gặp gỡ lời kêu gọi nên thánh của Chúa, được gửi đến tất cả các Kitô hữu. Trên thực tế, người ta thường nói rằng những người đóng vai chính thực sự của công cuộc truyền giáo mới là các thánh: họ nói một ngôn ngữ dễ hiểu với tất cả mọi người thông qua tấm gương cuộc sống và các công việc bác ái của họ.
Thứ hai việc tái truyền giảng Tin Mừng gắn liền với sứ mệnh đến với dân ngoại. Giáo Hội có nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng loan báo Sứ điệp cứu độ cho những ai chưa nhận biết Chúa Kitô. Có biềt bao nhiêu môi trường tại Á châu, Phi chậu và Đại dương châu, trong đó dân chúng chờ đợi được loan báo Tin Mừng. Vì thế cần phải cầu xin Chúa Thánh Thần để Người dấy lên trong Giáo Hội năng động truyền giáo mới, với các tác nhân là các nhân viên mục vụ và giáo dân. Việc loan báo Tin Mừng cũng cần thiết đối với các nước đã đươc truyền giáo xưa kia. Tất cả mọi người đều có quyền hiểu biết Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người. Vì thế mọi kitô hữu linh mục, tu sĩ và giáo dân nam nữ đều có nhiệm vụ loan báo Tin Mừng.
Điểm thứ ba liên quan tới các tín hữu đã lãnh bí tích Thánh Tẩy, nhưng không sống các đòi buộc của nó, đặc biệt tại các nước bị tục hóa nhất. Giáo Hội đặc biệt chú ý đến họ, để giúp họ tái gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô và tái khám phá ra niềm vui của đức tin và thực hành đạo trở lại trong các cộng đoàn. Ngoài các phương pháp truyền thống, Giáo Hội cũng tìm sử dụng các phương pháp mới, với các ngôn ngữ mới thích hợp với các nền văn hóa khác nhau của thế giới, trong việc đề nghị chân lý của Chúa Kitô, với thái độ đối thoại và tình bạn bắt nguồn từ Thiên Chúa tình yêu, qua các đại hội như “Sân của dân ngoại”, sứ mệnh truyền giáo đại lục vv...
Anh chị em thân mến, Bartimaeus, sau khi lấy lại được thị lực từ Chúa Giêsu, đã gia nhập vào đám đông các môn đệ, chắc chắn trong số đó có những người khác giống như anh, những người đã được Thầy chữa lành. Những người truyền giáo mới cũng giống như vậy: những người đã có kinh nghiệm được Chúa chữa lành, thông qua Chúa Giêsu Kitô. Và đặc điểm của tất cả họ là một trái tim vui mừng, reo lên cùng với Thánh Vịnh gia: “Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan” (Tv 125:3). Hôm nay, chúng ta cũng hướng về Chúa Giêsu, Đấng cứu chuộc con người và ánh sáng muôn dân, với lòng biết ơn vui mừng, biến lời cầu nguyện của Thánh Clement thành Alexandria thành lời cầu nguyện của riêng chúng ta: “Cho đến bây giờ, con đã lang thang trong hy vọng tìm thấy Chúa, nhưng vì Chúa đã soi sáng cho con, lạy Chúa, con tìm thấy Chúa qua Chúa và con đón nhận Chúa Cha từ Chúa, con trở thành người đồng thừa kế của Chúa, vì Chúa đã không ngần ngại nhận con làm anh em của Chúa. Vậy chúng ta hãy loại bỏ, hãy loại bỏ mọi sự mù quáng đối với chân lý, mọi sự ngu dốt: và hãy xóa bỏ bóng tối che khuất tầm nhìn của chúng ta như sương mù trước mắt, chúng ta hãy chiêm ngưỡng Thiên Chúa thật ...; vì một ánh sáng từ thiên đàng chiếu xuống chúng ta, những người bị chôn vùi trong bóng tối và bị giam cầm trong bóng tối của cái chết, [một ánh sáng] trong sáng hơn mặt trời, ngọt ngào hơn cuộc sống trên trái đất này” (Protrepticus, 113: 2 – 114:1). Amen.
Nguồn: archivioradiovaticana.va