Nhà thờ Chính tòa Tổng Giáo phận Huế

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ

I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

1. Huế thuộc Giáo phận Đàng Trong (1659-1844)

Đức Giáo hoàng Alexandre VII (1655-1667) ban Sắc chỉ Apostolatus Officium, ký ngày 29.07.1658 bổ nhiệm linh mục François Pallu làm Giám mục hiệu tòa Heliopolis và linh mục Pierre Lambert de la Motte làm Giám mục hiệu tòa Berythe, đều là Giám mục “trong phần đất dân ngoại” ở Việt Nam - Đại Việt. Hơn một năm sau, ngày 09.09.1659, Đức Giáo hoàng Alexandre VII lại công bố Sắc chỉ Super Cathedram phân chia “phần đất dân ngoại” ở Việt Nam - Đại Việt rõ ràng: Đức Giám mục Pallu coi sóc giáo phận Đàng Ngoài và Đức Giám mục Lambert coi sóc giáo phận Đàng Trong.

2. Huế thuộc Giáo phận Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) (1844-1850)

Đức cha Taberd, vị Giám mục chính thứ 10 Giáo phận Đàng Trong qua đời năm 1840 và Đức cha phó Cuénot kế nhiệm triệu tập Hội nghị Gò Thị tháng 10.1841 chuẩn bị cho việc xin Toà Thánh chia tách và thành lập 2 giáo phận mới. Đến tháng 09.1844, Toà Thánh đã quyết định thành lập hai giáo phận mới: Giáo phận Tây Đàng Trong và Giáo phận Đông Đàng Trong.

3. Giáo phận Bắc Đàng Trong (1850)

Năm 1850, Tòa Thánh lại chia Đàng Trong thành bốn địa phận: Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) vẫn do Đức cha Cuénot coi sóc; Tây Đàng Trong (Sài Gòn) do Đức cha Lefèbvre đảm trách; Nam Đàng Trong (Nam Vang) do Đức cha Michel điều hành; Bắc Đàng Trong (Huế) do Đức cha Pellerin cai quản.

Ngày 28-8-1850, Đức Piô IX ban hành Sắc chỉ Postulat Apostolici, Đức Hồng Y A. Picchiani thừa lệnh ký tên, đóng dấu ấn Ngư phủ, chấp thuận thành lập giáo phận mới có danh xưng là Bắc Đàng Trong (Giáo phận Huế) với diện tích khoảng 12.227 km2. Ranh giới phía Ðông là biển Ðông. Phía Tây là biên giới Việt-Lào. Phía Bắc là dòng sông Gianh - Nguồn Son, có huyện địa đầu Bố Trạch. Phía Nam từ Thiên hạ đệ nhất hùng quan của đèo Hải Vân trở ra, thuộc huyện Phú Lộc, phủ Thừa Thiên. Nhân sự gồm có 2 thừa sai Pháp Jean Paul Galy và Joseph Sohier, 12 linh mục người Việt, 2 chủng viện Di Loan và Kẻ Sen, 6 tu viện Mến Thánh Giá Nhu Lý, Di Loan, Dương Sơn, Phủ Cam, Kẻ Bàng, Mỹ Hương, 24.000 giáo dân. Tháng 12.1856, Đức cha Pellerin rời Huế vào Đà Nẵng và lên tàu La Capricieuse của Hải quân Pháp đi Hương Cảng rồi đi Pháp. Tháng 11.1860 Đức cha đi Penang. Đức cha giao phó công việc điều hành Giáo phận trong tay Đức cha phó Sohier (tấn phong giám mục 17.08.1851 tại Di Loan). 

Năm 1924: Giáo phận có 44 thừa sai, 83 linh mục, 35 sư huynh, 500 nữ tu, 68.000 giáo dân.

Năm 1925: Ðức Giáo Hoàng Piô XI lập Tòa Khâm Sứ Ðông Dương. Vị khâm sứ đầu tiên là Giám Mục Constantino Ajuti, người Ý, được bổ nhiệm ngày 25.05.1925. Quan Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài đã đề nghị và giúp đỡ xây cất Tòa Khâm Sứ tại Huế, cạnh nhà thờ Chính Tòa Phủ Cam và khánh thành năm 1925. Năm 1951, Tòa Khâm Sứ được dời ra Hà Nội. Hiện nay, tòa nhà ở Huế là trụ sở của cộng đoàn Mến Thánh Giá Huế.

Năm 1941, Công đồng Đông Dương đã họp tại Toà khâm mạng Phủ Cam, Giáo phận Huế lớn mạnh với số giáo dân 74.904 người, 25 thừa sai Paris, 102 linh mục người Việt Nam.

Năm 1950, Giáo phận mừng kỷ niệm 100 năm thành lập Giáo phận, số giáo dân là 78.500.

Ngày 24.11.1960, ĐTC Gioan 23 ra Tông Thư “Venerabilium Nostrorum” thiết lập Hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam với 3 Giáo tỉnh: Hà Nội, Huế và Sài Gòn. 

4. Tổng Giáo phận Huế (1960)

Ngày 08.12.1960, Đức Giáo hoàng ban Sắc lệnh nâng Giáo phận Huế lên Tổng Giáo phận và đặt Đức cha Phêrô Martinô Ngô Đình Thục làm Tổng Giám mục. Năm 1962, Tổng Giáo phận Huế có 162 linh mục (112 lm triều, 50 lm dòng) và 100.225 tín hữu. Số giáo xứ có linh mục là 85 và giáo họ không có linh mục là 264. Năm 2000, mừng kỷ niệm 150 năm thành lập Giáo phận.

II. ĐỊA LÝ VÀ DÂN SỐ

1. Địa lý

- Quá khứ: Diện tích Giáo phận là 12.227 km2. Ranh giới phía Bắc là dòng sông Gianh - Nguồn Son, có huyện địa đầu Bố Trạch; Phía Nam từ Thiên hạ đệ nhất hùng quan của đèo Hải Vân trở ra, thuộc huyện Phú Lộc, phủ Thừa Thiên. 

- Hiện tại: Diện tích Giáo phận là 9.773 km2. Ranh giới phía Bắc là tỉnh Quảng Trị (từ huyện Vĩnh Linh trở vào); Phía Nam từ Thiên hạ đệ nhất hùng quan của đèo Hải Vân trở ra, thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. 

2. Dân số: (Theo số liệu thống kê tháng 12/2017)

- Diện tích: 9.773 km2 gồm hai tỉnh: Thừa Thiên-Huế và Quảng Trị

- Dân số: 2.100.000 người

- Dân số Công giáo: 72.210 tín hữu (87 giáo xứ / 5 giáo hạt)

3. Dòng tu

a. Dòng tu nam

1/ Đan viện Thiên An: Nhân sự: 94. Khấn trọn: 60 (trong đó có 8 linh mục và 4 phó tế). Khấn tạm: 34;  Tập sinh: 0;  Thỉnh sinh: 0 

2/ Dòng Chúa Cứu Thế: 7 Linh mục, 3 Tu sĩ, 14 sinh viên nhà tập; 23 sinh viên dự tu.

3/ Cộng đoàn Sư Huynh La San - Huế: có 4 sư huynh

4/ Dòng Thánh Tâm: Khấn trọn: 71 (trong đó có 35 Linh mục + 1 Phó tế). Ở tại Giáo phận Huế: 26 (trong đó có 14 Linh mục); Khấn tạm: 74 (đang theo học chương trình Triết học hoặc Thần học); Tập sinh:16; Thỉnh sinh: 32.

b. Dòng tu nữ

1/ Đan viện Cát Minh: Khấn trọn: 13; Khấn tạm: 10; Tập sinh: 3; Thỉnh tu: 4; Dự tu: 10; Ở Hải ngoại: 14.

2/ Dòng Thánh Phaolô thành Chartres: Thuộc Tỉnh Dòng Đà Nẵng 47 Yên Báy TP Đà Nẵng. Có 5 cộng đoàn tại Huế:  Kim Long – Pasquié – Thiên Hựu - Đại Chủng Viện - Viện Dục Anh (cô nhi). Nhân sự gồm 24 khấn trọn - 75 dự tu.

3/ Dòng Mến Thánh Giá Huế: Số nữ tu đã khấn: 448; Tập sinh: 26; Tiền tập sinh: 13; Đệ tử: 78

4/ Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm: Số nữ tu đã khấn: 445; Tập sinh: 27; Tiền tập sinh: 14; Hiệp Hội Con Đức Mẹ Vô Nhiễm: 1200 thành viên.

5/ Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng: Số nữ tu đã khấn: 271; Tập sinh: 24; Tiền Tập sinh: 6

6/ Tu hội Đời Linh mục Thánh Tâm Chúa Giêsu: 11 linh mục 

7/ Tu hội Đời Nữ Thánh Tâm Chúa Giêsu: 32 thành viên.

8/ Tu hội Đời Truyền Giáo Thánh Tâm Chúa Giêsu: 4 nữ thành viên

9/ Nữ Trợ tá Tông đồ: 26 chị em

3. Đôi nét chính yếu về đời sống giáo dân

Giáo dân có lòng đạo đức truyền thống và làm nghề nông là chính. Đa số giáo dân nghèo khổ, ít học, một số mua bán tiểu thương. Tình trạng thất nghiệp dẫn đến hiện tượng di dân vào Nam, đa số là giới trẻ tìm công việc làm ăn, thỉnh thoảng về thăm gia đình vào các dịp Tết cổ truyền, cưới xin hoặc đám tang kỵ giỗ … Tỷ lệ Công giáo thấp nên người giáo dân dễ mặc cảm khi ra ngoài xã hội, nhất là vùng đất có nhiều chùa chiền Phật giáo.

III. NHÂN SỰ

1. Tổng Giám mục đương nhiệm: Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh (2016 - nay)

Tổng Giám mục phó: Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân (ngày 21 tháng 9 năm 2023, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân làm Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Huế)

2. Các vị giám mục tiền nhiệm:

1850-1062: Giám mục François Marie Pellerin (Phan) 

1862-1878: Giám mục Joseph Sohier (Bình)

1878-1880: Giám mục Martin Pontviane (Phong)

1880-1908: Giám mục Marie Antoine Caspar (Lộc)

1908-1930: Giám mục Eugène Allys (Lý)

1930-1937: Giám mục Alexandre Chabanon (Giáo)

1937-1948: Giám mục François Lemasle (Lễ)

1948-1960: Tổng Giám mục Hiệu tòa: Jean Baptiste Urrutia (Thi) 

1960-1964: Tổng Giám mục Phêrô Martinô Ngô Đình Thục 

1964-1988: Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền 

1988-1990: Hồng y Giám quản Tông tòa Giuse Maria Trịnh Văn Căn 

1990-1994: Giám quản Giáo phận Giacôbê Lê Văn Mẫn (in pecto)

1994-2012: Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể

2012-2016: Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng

3. Linh mục và Chủng sinh

Linh mục Triều: 132

Linh mục Dòng: 50

Đại Chủng sinh: 81

Tiền Chủng viện: 18

IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG GIÁO PHẬN 

1. Hội Đồng Tư Vấn

   1/ Linh mục Antôn Dương Quỳnh

   2/ Linh mục Giuse Hồ Thứ

   3/ Linh mục  Đaminh Phan Hưng

   4/ Linh mục Giuse Nguyễn Văn Chánh

   5/ Linh mục GB. Lê Quang Quý

   6/ Linh mục Gioakim Nguyễn Văn Hùng

   7/ Linh mục Micae Phạm Ngọc Hải

2. Hạt trưởng: (Nhiệm kỳ 3 năm 15.07.2016 – 15.07.2018)

   1/ Linh mục Giuse Nguyễn Văn Chánh, Hạt trưởng Hạt Thành Phố Huế

   2/ Linh mục Giuse Phạm Văn Tuệ, Hạt trưởng Hạt Hương Quảng Phong

   3/ Linh mục Antôn Nguyễn Văn Thăng, Hạt trưởng Hạt Hương Phú

   4/ Linh mục Phaolô Phạm Tá, Hạt trưởng Hạt Hải Vân

   5/ Linh mục Gioan Baotixita Lê Quang Quý, Hạt trưởng Hạt Quảng Trị

3. Hội đồng mục vụ giáo phận:

Tổng Thư ký Hội đồng Mục vụ là Lm. Đaminh Phan Hưng

Các uỷ ban:

- Uỷ ban Phụng tự: Lm. Micae Phạm Ngọc Hải

- Uỷ ban Thánh nhạc: Lm. Đaminh Phan Văn Anh

- Uỷ ban Giáo lý: Lm. FX. Nguyễn Hoàng Hải

- Uỷ ban Loan báo Tin Mừng: Lm. GB. Lê Quang Quý

- Uỷ ban Linh mục và Chủng sinh: Lm. Giuse Nguyễn Văn Chánh

-  Đặc trách Đại Chủng sinh & Thường huấn: Lm. Giuse Nguyễn Văn Chánh

-  Đặc trách chủng sinh Nội Ngoại trú TCV: Lm. Micae Phạm Ngọc Hải, Lm. Giacôbê Nguyễn Xuân Lành

- Uỷ ban Tu sĩ:  Lm. Antôn Huỳnh Đầy

- Uỷ ban Giáo dân:  Lm. Phaolô Phạm Tá

- Đặc trách Gia đình: Lm. Phaolô Nguyễn Luận

- Đặc trách Giới Trẻ & Sinh viên: Lm. Bênêdictô Ngô Văn Hài

- Đặc trách Hướng Đạo và TNTT: Lm. Đaminh Phan Phước

- Uỷ ban Bác ái - Xã hội: Lm.  Antôn Nguyễn Ngọc Hà

- Uỷ ban Công lý và Hoà bình: Lm. Gioakim Lê Thanh Hoàng

- Uỷ ban Truyền thông: Lm. Emm Nguyễn Vinh Gioang

- Uỷ ban Mục vụ di dân: Lm. Bênêdictô Phạm Tuấn

- Quỹ Tương trợ Linh mục: Lm. GB. Lê Quang Quý

4.  Toà án hôn phối

- Chánh án: Linh mục Antôn Dương Quỳnh

- Thẩm phán 1: Linh mục FX. Nguyễn Thiện Nhân

- Thẩm phán 2: Linh mục Giuse Nguyễn Văn Chánh

- Lục sự: Linh mục Gioakim Nguyễn Văn Hùng

- Chưởng lý: Linh mục Antôn Nguyễn Văn Tuyến

- Bảo hệ: Linh mục FX. Nguyễn Văn Cần

V. CƠ SỞ GIÁO PHẬN

1. Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam

Tước hiệu là Nhà thờ Trái tim Cực sạch Đức Mẹ. Trải qua 3 đời Giám mục, từ Tổng Giám mục Ngô Đình Thục đến Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền và Tổng Giám mục Nguyễn Như Thể, sau gần 40 năm xây dựng, nhà thờ chính tòa Phủ Cam mới hoàn thành với diện mạo như hiện nay.

Kiến trúc: Mặt bằng xây dựng nhà thờ mang dạng thánh giá, đầu hướng về phía Nam đuôi hướng Bắc. Nhà thờ có kết cấu theo kỹ thuật xây dựng hiện đại nhưng phần trang trí vẫn theo nghệ thuật cổ điển của phương Tây. Các trụ đỡ được đúc sát vào tường, chạy uốn cong dần về phía trước, mềm mại. Bốn góc mỗi góc có ba trụ đỡ vươn dần ra, tạo thành một không gian đủ rộng ôm kín cung thánh và bàn thờ. Lòng nhà thờ rộng, có thể chứa được 2500 người đến dự lễ, có hai dãy cửa gương màu nằm ở phần trên bên trong lòng nhà thờ cung cấp ánh sáng cho nội thất. Cung thánh là một hình tròn có các cấp đi lên. Trên cung thánh là một hình tròn nhưng nhỏ hơn với bàn thờ bằng đá cẩm thạch nguyên khối. Nhà tạm được xây sát vào phần hậu thân nhà thờ nằm gọn vào phần lõm phía sau và được đặt trên một bệ cao ngay chính giữa. 

2. Tòa Giám mục: 6 Nguyễn Trường Tộ, Huế và 69 Phan Đình Phùng, Huế.

3. Trung Tâm mục vụ giáo phận: Công trình xây dựng hoàn tất 2005.

4. Đại Chủng viện Huế (30 Kim Long, Huế): Chủng viện do các linh mục Hội Xuân Bích điều hành dưới sự chỉ đạo của Đức Tổng Giám mục giáo phận. các đại chủng sinh tu học tại đây đến từ các giáo phận Huế, Đà Nẵng, Kontum, Hưng Hóa.

5. Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu toàn quốc La Vang

Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang thuộc Tổng Giáo phận Huế, tọa lạc ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Đây là trung tâm hành hương thánh mẫu toàn quốc của Giáo Hội Việt Nam. Nhà thờ được Giáo hoàng Gioan XXIII tôn phong là vương cung thánh đường qua Sắc chỉ Magnonos ngày 22 tháng 8 năm 1961. 

Ngày 15.08.2012, tại La Vang, ĐTGM. Leopoldo Girelli, đại diện Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tại Việt Nam, ĐTGM. Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, TGM. Hà Nội, Chủ tịch HĐGMVN, ĐTGM. Têphanô Nguyễn Như Thể, TGM. Huế và 17 vị Giám mục Việt Nam đã cử hành và tham dự Nghi lễ long trọng Đặt Viên Đá Đầu Tiên xây dựng Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang. Ngày 14.03.2013, công trình Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang đã được khởi công xây dựng. 

Hiện nay, Hội đồng Giám mục Việt Nam đang quan tâm đặc biệt tái thiết và phát triển Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang của Giáo Hội tại Việt Nam, vốn đã long trọng tuyên bố trong các cuộc họp HĐGMVN 1961 và 1980.

IV. HOẠT ĐỘNG MỤC VỤ, LOAN BÁO TIN MỪNG

1. Đào tạo nhân sự: ơn gọi linh mục, giáo lý viên (1.001)

2. Giáo lý và giáo dục: chương trình giáo lý chung cho các em độ tuổi học giáo lý (từ 6 – 18 tuổi). Chương trình học thêm các môn học như toán, anh văn cho các em tại các giáo xứ. 

3. Các phong trào công giáo tiến hành: Legio Mariae, Phan Sinh tại thế, Dòng Ba Cát minh, Thiếu nhi Thánh Thể, Hướng Đạo, Bác ái Vinh Sơn, Khôi Bình, Gia đình cùng theo Chúa, Thăng tiến hôn nhân, các Hiệp hội.

4. Hoạt động của các cơ sở văn hóa xã hội công giáo: Clinique: phòng khám từ thiện, cư xá sinh viên, báo « Hạt Cải », cơ sở chăm nuôi người già neo đơn, cơ sở nuôi trẻ khuyết tật, cô nhi … nhóm bảo vệ sự sống.

VII. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

Địa chỉ email văn phòng TGM: ttgmhue@gmail.com

Số điện thoại linh mục văn phòng: Giorgiô Nguyễn Thành Phương: 0914156634

Website Tổng Giáo phận Huế: http://tonggiaophanhue.org/

Văn Phòng TGP Huế

Cập nhật ngày 31/12/2017