Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Ban Mê Thuột
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC
VỀ GIÁO PHẬN BAN MÊ THUỘT
I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH
1. Những biến cố và mốc lịch sử quan trọng
Thuở xưa, Cao nguyên Trung phần
là một vùng đất hoang vu hiểm trở, được coi là nơi “rừng thiêng nước độc”. Năm
1893, người Pháp lên chiếm đất ở vùng Đăk Lăk và đặt tỉnh Đăk Lăk dưới quyền
Công sứ Sabatier.
Năm 1910, một chuyên viên khảo
sát người Pháp là Henri Maitre và đội quân viễn chinh Pháp tiến sâu vào vùng
Tây Nam cao nguyên (Quảng Đức, Đăk Nông), đặt cơ sở hành chánh tại Đak Mil. Năm
1959, Đak Mil và Đăk Song được tách khỏi tỉnh Đăk Lăk nhập với Kiến Đức trở
thành tỉnh Quảng Đức (tỉnh Đăk Nông hiện nay).
Vùng đất Phước Long là vùng trấn
biên thời Chúa Nguyễn Phúc Chu. Năm 1929, người Pháp mở quốc lộ 14 ngang qua
đây để bình định các buôn làng. Năm 1957, quận Sông Bé được tách khỏi tỉnh Biên
Hòa và quận Bố Đức (Bù Đốp) tách ra khỏi tỉnh Thủ Dầu Một để lập thành tỉnh Phước
Long. Ngày nay, Phước Long thuộc tỉnh Bình Phước. Giáo phận Ban Mê Thuột bao gồm
địa giới hành chính của ba tỉnh Đăk Lăk, Quảng Đức và Phước Long (trước 1975).
Còn bây giờ là Đăk Lăk, Đăk Nông và một phần của tỉnh Bình Phước.
2. Thời gian và sự kiện chính thức hình thành Giáo phận
a. Thành lập Giáo họ Ban Mê Thuột:
15.08.1934
Ngày 29.01.1934, Đức Cha Jannin
Phước, Giám mục Kon Tum, dẫn một phái đoàn đến Ban Mê Thuột để nghiên cứu tình
hình và chọn địa điểm để xây dựng một cơ sở Công giáo tương lai. Sau đó Đức Cha
Jannin nhờ Thầy Hiền, một Thầy giảng gọi là Yao phu, thuộc Họ đạo Mang Yang, đi
giúp lập Giáo họ Ban Mê Thuột. Thầy đến nhiệm sở ngày 15.05.1934, cùng với bổn
đạo Ban Mê Thuột xây cất Nhà nguyện. Giáo họ Ban Mê Thuột chính thức được thành
lập vào ngày 15.08.1934.
b. Thành lập Giáo xứ Ban Mê Thuột:
30.3.1937
Ngày 30.3.1937, Đức Cha Jannin
Phước, Giám mục Địa phận Kon Tum, tuyên bố nâng Giáo họ Ban Mê Thuột lên hàng
giáo xứ. và chủ sự nghi thức bổ nhiệm Cha Phêrô Nguyễn Đắc Cẩn làm Cha sở tiên
khởi.
Ngày 22.04.1942, Tòa Thánh bổ nhiệm
Đức Cha Sion Khâm làm Giám mục Kon Tum. Ngài nhậm chức tháng 05.1942 và ngày
26.07.1942, bổ nhiệm Cha Romeuf Phương coi sóc giáo xứ. Ban Mê Thuột. Số tín hữu
tại Ban Mê Thuột thời ấy tăng nhanh do hai yếu tố: Chế độ “Hoàng triều cương thổ”
và làn sóng di cư của đồng bào Bắc Việt vào Nam. Một yếu tố khác nữa làm tăng số
tín hữu ở Đăk Lăk là “Quốc sách Dinh Điền” thời Ngô Đình Diệm (1957).
c. Thành lập Giáo phận Ban Mê Thuột:
22.06.1967
Ngày 22.06.1967, Đức Giáo Hoàng
Phaolô VI ra Sắc chỉ “Qui Dei Benignitate” thiết lập Giáo phận Ban Mê
Thuột. Cùng ngày hôm ấy, Ngài bổ nhiệm Đức Cha Phêrô Nguyễn Huy Mai làm Giám mục
tiên khởi Giáo phận Ban Mê Thuột với Sắc chỉ “Qui Omnium Catholicae”. Lễ
Tấn Phong Giám mục được cử hành tại Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn ngày
15.8.1967. Lễ nhậm chức tại Nhà thờ Chính tòa Ban Mê Thuột ngày 22.8.1967. Bổn
mạng Giáo phận Ban Mê Thuột: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
II. ĐỊA LÝ VÀ DÂN SỐ
1. Địa lý
Giáo phận Ban Mê Thuột là nơi
sinh sống của ba sắc tộc bản địa: Dân tộc Êđê ở vùng Đăk Lăk, dân tộc M’Nông ở
Quảng Đức (Đăk Nông) và dân tộc S’Tiêng ở vùng Phước Long. Địa giới của Giáo phận
là ba tỉnh Đăk Lăk, Quảng Đức và Phước Long (trước 1975). Còn bây giờ là Đăk
Lăk, Đăk Nông và một phần của tỉnh Bình Phước. Diện tích là 24.474 km2; phía Bắc
giáp Giáo phận Kon Tum, phía Đông giáp Giáo phận Nha Trang, Đông Bắc giáp giáo
phận Quy Nhơn, phía Đông Nam giáp Giáo phận Đà Lạt, phía Nam giáp Giáo phận
Xuân Lộc, phía Tây Nam giáp Giáo phận Phú Cường, còn phía Tây giáp tỉnh
Mondunkiri của Campuchia.
Khi mới thành lập, Giáo phận Ban
Mê Thuột gồm 3 Giáo Hạt, có 55 linh mục, 33 giáo xứ với 56.719 giáo dân. Những
sắc tộc sống trong vùng gồm: Kinh, Êđê, S’Tiêng, M’Nông, Xơ Đăng, H’Mông... Số
tín hữu tại Ban Mê Thuột tăng lên hằng năm. Vào thời điểm năm 2017, thống kê số
trong Giáo phận là 440.942 tín hữu, số linh mục là 185, trong đó triều: 134,
dòng: 51. Cũng theo số liệu năm 2017, trong toàn Giáo phận có 4.141 Giáo lý
viên, có 144 thầy Đại Chủng sinh và 39 ứng viên dự tu. Tính đến cuối năm 2017,
tổng dân số là 2.955.911 người. Giáo phận chia thành 8 Giáo hạt có 106 Giáo xứ
và 73 Giáo họ biệt lập, được phân bố như sau:
- Hạt Buôn Hô: Giáo xứ: 12; Giáo
họ: 06; Tín hữu: 72.889
- Hạt Chính tòa: Giáo xứ: 08; Giáo
họ: 12; Tín hữu: 42.562
- Hạt Mẫu Tâm: Giáo xứ: 12; Giáo
họ: 08; Tín hữu: 44.675
- Hạt Giang Sơn: Giáo xứ: 10; Giáo
họ: 09; Tín hữu: 51.145
- Hạt Dakmil: Giáo xứ: 14; Giáo họ:
07; Tín hữu: 72.466
- Hạt Gia Nghĩa: Giáo xứ: 17; Giáo
họ: 13; Tín hữu: 49.012
- Hạt Phước Long: Giáo xứ: 18; Giáo
họ: 11; Tín hữu: 35.552
- Hạt Đồng Xoài: Giáo xứ: 15; Giáo
họ: 07; Tín hữu: 40.750
III. NHÂN SỰ
1. Chủ chăn Giáo phận
Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc
Khẩu hiệu: “Có Chúa cùng hoạt động”.
Sinh ngày: 15.10.1967.
Linh mục: 01.3.2000.
Giám mục: 22.8.2024.
Giám mục Chính tòa: 22.8.2024 đến
nay.
2. Các Giám mục tiền nhiệm
1/ Đức Cha Phêrô Nguyễn Huy
Mai – Giám mục Chính tòa tiên khởi. Khẩu hiệu: “Ngài cần phải lớn lên,
còn tôi thì nhỏ lại”.
Sinh ngày: 3.7.1913. Linh mục: 19.6.1941. Giám
mục: 22.6.1967. Nhậm chức ngày: 22.8.1967. Qua đời: 4.8.1990
2/ Đức Cha Giuse Trịnh Chính Trực -
Khẩu hiệu: “Chúa giàu lòng thương xót ”
Sinh ngày: 25.10.1925. Linh mục: 31.5.1954.
Giám mục: 15.8.1981. Giám mục Chính tòa: 4.8.1990. Về hưu: 29.12.2000. Qua đời:
23.9.2011
3/ Đức Cha Giuse Nguyễn Tích Đức -
Khẩu hiệu: “Đạt tới người mới”.
Sinh ngày: 22.2.1938. Linh mục:
21.12.1967. Giám mục: 21.4.1997. Giám mục Chính tòa: 29.12.2000. Về hưu:
17.5.2006. Qua đời: 23.5.2011
4/ Đức Cha Giám quản Phaolô Nguyễn
Văn Hòa - Khẩu hiệu: “Trong tinh thần và chân lý”.
Sinh ngày: 2.2.1932. Linh mục: 20.12.1959. Giám mục: 30.01.1975. Giám mục Giám quản: 29.5.2006 đến 21.02.2009. Qua đời: 14.02.2017
5/ Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản
Sinh ngày: 26.11.1956. Linh mục: 16.9.1993. Giám mục: 12.5.2009. Giám mục Chính tòa: 21.02.2009 đến 19.3.2022. Giám mục Giám quản: 19.3.2022 đến 22.8.2024
3. Hội đồng Linh mục gồm quý LM. Tổng Đại diện; Chưởng ấn; Quản lý
TGM.; qúy LM. Quản Hạt, và một số linh mục đại diện cho Linh mục đoàn và Dòng
tu
4. Các Trưởng Ban của các Ban Mục vụ gồm 14 LM phụ trách.
IV. CÁC DÒNG TU
1. Chủng viện
Hiện nay, Giáo phận đang gửi 123
Chủng sinh theo học tại Đại Chủng viện Sao Biển, Nha Trang. Số ứng sinh là 49
người. 15 Thầy đã học xong tại Đại Chủng viện và đang giúp xứ.2
2. Dòng tu nam
1/ Dòng La San: Hai cộng
đoàn tại giáo xứ Thánh Tâm, và tại giáo xứ Vinh An.
2/ Dòng Đaminh: Cộng
đoàn tại giáo xứ Giang Sơn và giáo xứ Thánh Linh
3/ Dòng Chúa Cứu thế: tại
giáo xứ Thánh Tâm.
4/ Dòng Lazarists (Vinh
Sơn): tại giáo xứ Hương Sơn.
5/ Dòng Thánh Thể: tại
giáo xứ Duy Hòa.
6/ Đan viện Biển Đức: 01
Cộng đoàn tại giáo xứ. Thuận Hiếu, và 01 tại Giáo họ Hòa Nam thuộc giáo xứ
Thánh Linh.
7/ Dòng Thừa Sai Việt
Nam: tại giáo xứ. Bù Đăng.
8/ Tu đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu
Chúa Cứu Thế: tại giáo xứ. Tân Lập và giáo xứ Quảng Phúc.
9/ Dòng Ngôi Lời (SVD):
Tại các giáo họ Vinh Hà và Pơng Drang (giáo hạt Buôn Hô). Các giáo xứ Tân Tiến
và Sơn Long ( giáo hạt Phước Long); giáo xứ Vinh An (giáo hạt Dakmil)
10/ Dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ
Vô Nhiễm (OMI): tại các giáo xứ. Phú Lộc (giáo hạt Buôn Hô); giáo xứ. Phước
Tín và giáo xứ Đồng Xoài (giáo hạt Đồng Xoài); giáo xứ Nhân Cơ và giáo xứ Thiên
Ân (giáo hạt Gia Nghĩa)
3. Dòng tu nữ
1/ Dòng Đức Maria Nữ Vương
Hòa Bình
Là Hội dòng của Giáo phận, mang bản
chất tông đồ thừa sai (HC 77), do Đức cố Giám mục Paul Seitz Kim sáng lập ngày
01.9.1959 tại giáo xứ Tân Hương, Giáo phận Kon Tum. Ngày thiết lập Hội dòng
theo văn thư số 2248/69 đề ngày 22.4.1969, Đức cố Giám mục Phêrô Nguyễn Huy Mai
đã ban sắc lệnh thiết lập ngày 31.5.1969 tại Giáo phận Ban Mê Thuột. Bổn mạng Hội
dòng: Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình, kính ngày: 01.01, với sứ mạng: “Sống và truyền
rao Tin Mừng Hòa bình của Chúa Kitô cho mọi người, theo gương Mẹ Maria”.
Đoàn sủng của Dòng là “Truyền
giáo giữa anh em dân tộc trên Cao nguyên”. Với các việc tông đồ như: Cổ võ học
hỏi Thánh kinh, dạy Giáo lý, làm việc mục vụ tại các giáo xứ, giáo điểm. thi
hành các công tác bác ái, giáo dục, dục anh, huấn nghệ, y tế, cứu tế… Dòng cũng
lãnh nhận các trách nhiệm khác do bề trên giao phó, tùy theo nhu cầu của thời đại
và hoàn cảnh địa phương. Hiện Hội dòng có 31 cộng đoàn hoạt động trên 3 tỉnh
Đăk Lăk, Đăk Nông và Phước Long (Bình Phước). Có bốn cộng đoàn đào tạo, ba ở
Tp. HCM và một ở Nha Trang. Trụ sở chính của Dòng: 204 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Tp.
Buôn Ma Thuột.
2/ Dòng Carmel: Tại
giáo xứ Kim Mai.
3/ Dòng Chúa Quan Phòng: 05
cộng đoàn, tại các giáo xứ: Thánh Tâm, Buôn Hô, Quỳnh Ngọc, Đức Hạnh.
4/ Dòng Con Đức Mẹ Nam
Vang: tại giáo xứ Đồng Xoài.
5/ Dòng Đaminh Tam Hiệp: tại
các giáo họ: Lộ Đức thuộc giáo xứ Phú Long, và tại Nghi Hòa thuộc giáo xứ Nghi
Xuân.
6/ Dòng Đaminh Thánh Tâm: tại
giáo xứ Thuận Hiếu.
7/ Dòng Đaminh Monteils: Cộng
đoàn Đức Mẹ Rất Thánh Mân Côi tại giáo xứ Buôn Hô (giáo hạt Buôn Hô)
8/ Dòng Đức Bà Truyền
Giáo: tại 02 giáo xứ Long Điền và Bù Đăng; và tại giáo họ Minh Hưng thuộc
giáo xứ Bù Đăng.
9/ Dòng Khiết Tâm Nha Trang: Cơ sở
tại giáo xứ Mẫu Tâm.
10/ Dòng Mân Côi: Cơ sở tại
giáo xứ Kim Mai.
11. Dòng Mến Thánh Giá Khiết Tâm
– Hà Nội: tại các giáo xứ Kim Mai và Hương Sơn.
12/ Dòng Mến Thánh giá Nha
Trang: tại các giáo xứ Vinh Đức, Hòa Bình và Bác Ái.
13/ Dòng Mến Thánh giá Tân Việt: Tại
giáo xứ Bù Đăng.
14/ Dòng Mến Thánh Giá Tân Lập: tại
giáo xứ Nghi Lập (giáo hạt Gia Nghĩa)
15/ Dòng Thánh Phaolô thành
Chartres tỉnh dòng Đà Nẵng: cộng đoàn 118 Phan Chu Trinh và cộng đoàn Vi
Nhân 162 Phan Chu Trinh Tp. BMT; 01 tại giáo xứ Chi Lăng và 01 tại giáo xứ Duy
Hòa.
16/ Dòng Thánh Phaolô thành
Chartres tỉnh dòng Sài Gòn: Cộng đoàn Dăk Som, cộng đoàn Quảng Phúc và cộng
đoàn Thiên Phước (giáo hạt Gia Nghĩa)
17/ Dòng Nữ Tỳ Thánh Thể: Tại
Cuôr Knia, giáo xứ Tân Lợi.
18/ Dòng Nữ tử Bác Ái Vinh
Sơn: Có 4 cộng đoàn tại giáo xứ Thánh Tâm, giáo xứ Hòa An; giáo họ Hòa Nam
và giáo họ Đồng Tâm.
19/ Tu đoàn Thừa sai Thánh Mẫu
Chúa Cứu Thế: tại giáo xứ Tân Lập và giáo xứ Tân Hưng.
20/ Dòng Vô nhiễm – Phú
Xuân: tại giáo xứ Duy Hòa.
21/ Cộng đoàn Mai Linh – Bệnh viện
Nhân ái: tại giáo xứ Phú Văn. Cộng đoàn có 7 tu sĩ nam và 20 nữ tu thuộc
nhiều hội dòng.
22/ Dòng Mến Thánh Giá Bà Rịa: tại
các giáo xứ Hòa Tiến, Nghi Trung, Vinh An, Xã Đoài (giáo hạt Dakmil)
23/ Dòng Mến Thánh Gia Phan Thiết: tại
các giáo xứ Bùi Phát, Nhân Cơ (giáo hạt Gia Nghĩa); tại các giáo xứ Phước Sơn
và Phước Tín (giáo hạt Phước Long)
24/ Dòng Mến Thánh Giá
Qui Nhơn: tại các giáo xứ Xã Đoài, Đức Lệ (giáo hạt Dakmil)
25/ Dòng Thừa Sai Bác Ái
Vinh: tại giáo xứ Buôn Hô (giáo hạt Buôn Hô) và giáo xứ Xuân Hòa (giáo hạt
Dakmil).
V. CƠ SỞ GIÁO PHẬN
1. Nhà thờ Chính tòa Ban Mê Thuột
Tháng 9 năm 1956, Đức Cha Seitz
Kim bổ nhiệm cha GB. Trần Thanh Ngoạn (gốc Địa Phận Vinh) làm chánh xứ Ban Mê
Thuột, kiêm Hạt trưởng Hạt Ban Mê Thuột. Cha Ngoạn đã xây dựng nhà thờ lớn thị
xã, nay là Nhà Thờ Chính tòa Ban Mê Thuột, có chiều dài 45m, rộng 12m, mỗi cánh
Thánh Giá 12m x 12m. Tổng diện tích nhà thờ là 828m2, được khánh
thành vào Chúa Nhật II sau Lễ Phục Sinh năm 1959.
2. Tòa Giám mục Ban Mê Thuột
Cơ sở này ban đầu là do các Nữ tu
Dòng Biển Đức xây dựng. Năm 1966, Đức Cha Paul Seizt mua lại để các cha trong hạt
Ban Mê Thuột làm nơi hội họp hằng tháng, như một sở quản lý và làm chỗ nghỉ
vãng lai. Sau khi thiết lập Giáo phận Ban Mê Thuột, ngôi nhà này được mang tên
mới: “Tòa Giám Mục Ban Mê Thuột”.
3. Trung tâm Mục vụ
Trung tâm mục vụ được xây dựng
năm 1972. Sau biến cố 75, trung tâm bị nhà nước trưng thu. Năm 2011, nhà
nước trả lại. Hiện nay, Giáo phận đã tu sửa để sử dụng tạm thời.
Địa chỉ: 01 Trần Hưng Đạo, TP. Buôn Ma Thuột.
4. Chủng viện
Chủng viện Lê Bảo Tịnh là nơi đào
tạo linh mục của Giáo phận Ban Mê Thuột, được thành lập ngày 25/03/1968. Cha
Augustinô Nguyễn Văn Tra làm giám đốc tiên khởi. Cơ sở được xây dựng quy mô
trên thửa đất rộng hơn 18 hecta, cách thị xã khoảng 5 km, ngã ba đường đi Nha
Trang và Đà Lạt. Từ 1968 – 1975, Chủng viện Lê Bảo Tịnh đã mở được bảy khóa. Từ
tháng 10.1977 đến nay, Chủng viện bị Nhà nước giải thể và trưng dụng cơ sở để
làm trường Đảng của tỉnh Đăk Lăk.
5. Trung tâm Hành Hương
Giáo phận Ban Mê Thuột có 3 Trung
Tâm Hành hương lớn:
- Trung Tâm Hành hương Đức Mẹ
Giang Sơn tại giáo xứ Giang Sơn, tỉnh Daklak
- Trung Tâm Hành hương Đức Mẹ
Thác Mơ tại giáo xứ Phước Long, tỉnh Bình Phước.
- Trung Tâm Hành hương Đồi Thánh
Tâm tại giáo xứ Xã Đoài, tỉnh Đăk Nông.
VII. HOẠT ĐỘNG MỤC VỤ, LOAN
BÁO TIN MỪNG VÀ BÁC ÁI XÃ HỘI
Đầu năm 1958, Cha Bianchetti Bạch
về Ban Mê Thuột xây cất Trung tâm Công giáo Sắc tộc. Cha mở Ký túc xá để đón nhận
học sinh các Buôn làng ở xa đến theo học văn hóa và các lớp chuyên môn, không
phân biệt tôn giáo. Sau 1975 đến nay, các linh mục GB. Nguyễn Thanh Thiện (+)
và cha GB. Nguyễn Minh Hảo tiếp tục sự nghiệp này. Đặc biệt, để kỷ niệm 50 năm
hình thành và phát triển, Giáo phận đang thực hiện dự án xây nhà dưỡng lão cho
các cụ ông, cụ bà người thiểu số vô gia cư, không con cháu, và nhà nuôi dưỡng
các cô nhi, khuyết tật người sắc tộc.
VIII. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC
Địa chỉ e-mail và số điện thoại
văn phòng Truyền thông:
- Địa chỉ: 01 Trần Hưng Đạo, TP.
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
- Email: anhtgmbmt@gmail.com
- Website: gpbanmethuot.vn
Văn phòng TGM Ban Mê Thuột
(Trang web cập nhật
ngày 27/8/2022)