Bài 01
VỊ MỤC TỬ RIÊNG CỦA GIÁO XỨ
“Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào
làm việc trong vườn nho của mình”. (Mt
20,1)
Nước Trời
giống như chuyện gia chủ kia…
Khi nghe nói về “Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia…”, người nghe có thể bắt đầu hình dung về một nước
trời, ông chủ, gia nhân…. Theo đó, nhà chuyên môn về tổ chức sẽ có thể bắt đầu
hình thành trong trí những định hướng từ câu Tin Mừng
này, về việc thế nào là lãnh đạo mục vụ (leadership
in ministry) và quản trị mục vụ (pastoral
management). Nghĩa là,
người ta nên suy
tư thế nào về lãnh
đạo và quản trị để có thể hiểu, sống và áp dụng vào
sinh hoạt trong
Giáo hội.
Cụ
thể hơn, cả câu Lời Chúa “Nước Trời
giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong
vườn nho của mình”[1]
có thể giúp soi sáng, và góp phần giải thích như
thế nào về
các mối tương quan của các thành viên trong giáo xứ, trong hội đồng mục vụ giáo
xứ. Điều này tất yếu dẫn đến việc cần hiểu biết thêm về vai trò của vị linh mục chính xứ một xứ đạo. Với ước mong hiểu biết
như thế, nhà chuyên môn buộc phải tự hỏi mình, để
thêm phần thấu đáo, linh mục chính xứ là một nhà lãnh đạo (leader) hay
một quản trị viên (manager).
Vừa tảng
sáng đã ra mướn thợ vào làm việc
Trước hết, nội dung của phần trích “vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào
làm việc vườn nho…” áp dụng đúng cho mọi Ki-tô hữu. Tất cả đều được
Chúa kêu mời vào làm việc vườn nho của Chúa, trong đó có các giáo sĩ, tu sĩ. Song, cũng chính nội dung
ấy – trong cái nhìn về lãnh đạo và quản trị – còn có thể được hiểu và áp dụng tốt hơn cho bổn
phận phải tận tụy thi hành nhiệm vụ của vị
linh mục chính xứ tại vườn nho giáo xứ được ủy thác cho ngài là chủ chăn riêng, mục tử riêng (proper pastor).
Quản trị viên ra sức làm
mọi việc cho đúng cách; nhà lãnh đạo cố gắng làm những việc đúng, việc phải…; vị mục tử riêng không chỉ nỗ lực làm những việc đúng, việc phải, mà còn cần nỗ lực làm những việc ấy sao cho đúng cách nữa.[2]
Sau là, vị
mục tử riêng cần tận tâm thi hành nhiệm vụ được uỷ thác – việc săn sóc mục vụ “vừa
tảng sáng đã ra… vườn nho…” – cùng với các nhân sự liên quan và luôn luôn dưới
quyền của đức
giám mục giáo phận. Thật vậy, vì được gọi
thông phần với giám mục…
… vào tác vụ của Ðức Ki-tô, ngõ hầu chu tất nhiệm vụ giảng dạy, thánh hoá
và quản trị đối với cộng đoàn ấy, với sự cộng tác của các linh mục khác hoặc
với các phó tế và cả sự hợp lực của các giáo dân, theo quy tắc luật định.[3]
Hoá ra, linh mục chính xứ không nhất thiết chỉ là nhà lãnh đạo theo quan niệm trần thế, cũng không thuần tuý
chỉ là quản trị viên. Linh mục chính xứ là người mục tử riêng, vị chủ chăn riêng; ngài cần ơn
Chúa cách riêng để chu toàn vai trò của mình. “Khôn ngoan như con rắn và hiền
lành như chim câu” là khuôn vàng thước ngọc cho
công việc bổn phận của ngài, công cuộc hợp tác mục vụ.[4]
Trong vườn
nho...
Thật vậy, ở mọi cấp độ của tổ chức, sự hợp tác trong lãnh đạo là rất cần thiết mà cũng rất tế nhị. Cần sự tỉnh táo và đặt mình đúng chỗ. Không tự tôn cũng không tự ti. Nhưng tự trọng. Trong vườn nho của mình, linh mục chính xứ không chỉ là nhà lãnh đạo mà còn là quản trị viên. Ngài là vị mục tử riêng của giáo xứ được uỷ thác cho ngài. Chẳng vậy mà, trong tập Gợi ý cho một quy chế hội đồng mục vụ giáo xứ, Uỷ ban Giáo Dân (HĐGMVN), ngày 04 tháng 4 năm 2010, đã từng viết:[5] “Linh mục chính xứ là: (1) mục tử (chủ chăn) riêng của giáo xứ, thành viên đương nhiên của hội đồng mục vụ giáo xứ;[6] (2) người hướng dẫn cộng đoàn giáo xứ, thi hành nhiệm vụ thánh hoá, giảng dạy, và phục vụ (tư tế, ngôn sứ và vương đế) dưới quyền của giám mục giáo phận;[7] (3) người đại diện của giáo xứ trong tất cả mọi hành vi pháp lý, liên đới và hiệp thông với mọi người”.[8]
GTHH
Nguồn: UB Giáo dân
[2] A manager tries to do the things right; a leader
tries to do the right things; a proper pastor tries to do not only the right
things but also the things right. (x. Ta, A Training
Program to Promote Collaborative Leadership… (Washington, DC: The Catholic
University of America, 2005), 95.
[4] X. Mt 10,16.
Suy tư thần học nhằm hỗ trợ mục vụ thực hành này cũng không được ra khỏi khuôn
thuớc đó (x. Ta, Quản trị giáo xứ…, [TP. HCM, Nxb. Tôn Giáo, 2015], 4).
[6] X. BGL 1983, đ. 519. Thành viên đương nhiên này đứng đầu hội đồng mục vụ giáo xứ trong tư cách là
vị “mục tử riêng” của giáo xứ (người đứng đầu là người “rốt hết”, là người phục vụ).
[8] X. Ta, Thần học mục vụ... (TP. HCM, Nxb. Tôn
Giáo, 2015), 751; BGL 1983, đđ. 519; 532.