Thánh lễ An táng Cha Antôn Nguyễn Trường Thăng

11/01/2018

Thánh lễ An táng Cha Antôn Nguyễn Trường Thăng

“Xin vâng ý Cha !” Đó là khẩu hiệu đời linh mục của Cha Antôn Nguyễn Trường Thăng.

Xin vâng ý Cha từ ngày lãnh sứ vụ linh mục cho đến ngày hôm nay cũng xin vâng nghe tiếng Cha gọi và về cùng Cha. 

Hết sức yêu thương, hết tình quý mến không chỉ của các đấng các bậc trong hàng Giám Mục, linh mục mà còn đọng lại cả trên nhiều giáo dân, những người có mối liên hệ cách này cách khác dành cho Cha Cố Antôn. Với tất cả tâm tình đó, sáng hôm nay, 11 tháng 1 năm 2018, bầu khí của Nhà Thờ Chính Tòa Đà Nẵng toát lên tâm tình hiệp nhất, yêu thương dành cho Cha Cố Antôn.

7g 00, sau tiếng kèn rộn rã nhưng không kém phần trầm lắng đã đón đoàn đồng tế vào Nhà Thờ. Tiếng kèn chấm dứt, ca đoàn và cộng đoàn cùng “rộn rã reo vang ngày về” : Chúa dắt tôi về tưởng rằng như trong giấc mơ. Như trong giấc mơ. (Miệng tôi vang câu chúc mừng) Vang câu chúc mừng rộn rã trên môi reo vang ngày về. Muôn dân thường nhủ rằng bao kỳ công vĩ đại dường bao Chúa đã làm cho tôi. Huyền nhiệm thay những ơn diệu vời hồn tôi thấy chứa chan niềm vui.

Khi cộng đoàn an vị trong Nhà Thờ, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám Mục Giáo Phận Đà Nẵng ngỏ chút tâm tình với cộng đoàn:

Kính thưa cộng đoàn phụng vụ, trước khi bước vào Thánh Lễ, ngày hôm nay Giáo Phận Đà Nẵng  chúng ta lưu luyến đau buồn tiễn đưa Cha Antôn Nguyễn Trường Thăng đến nơi an nghỉ cuối cùng. Thánh Lễ cuối cùng tại Nhà Thờ Chính Tòa nói lên dấu ấn hiệp nhất trong đức tin, trong tình mến với Cha Antôn. Với 76 năm tuổi đời và 47 năm linh mục. Ngài đã để lại những dấu ấn thật rõ nét trong ơn gọi làm giáo sĩ, trong ơn gọi làm môn đệ của Đức Giêsu Kitô.

Trong tư cách mục tử của Giáo Phận, mỗi khi một linh mục ra đi trở về với Thiên Chúa luôn để lại trong tâm hồn của các vị mục tử sự đau buồn luyến tiếc thân thương, mất đi người anh em với mình trong đời sống phục vụ. Với Cha Antôn, Cha đã để lại Giáo Phận Đà Nẵng chúng ta những dấu ấn thật rõ nét trong ơn gọi của một giáo sĩ, của một vị linh mục mà nói theo từ ngữ của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II : “Cố gắng để thể hiện làm hiện thân của Chúa Giêsu Kitô trong đức tin, trong tình mến, trong sự vâng phục” như khẩu hiệu đời linh mục của Ngài : Vâng ý Cha ! Vâng ý Cha thể hiện qua thể hiện ý Cha dưới đất, thể hiện trong phục vụ thành công thất bại, cũng như bệnh tật đau yếu và nhiều khi cảm thấy cuộc đời như một lữ khách hay có thể nói bơ vơ độc hành nhưng giờ đây với sự ra đi của Ngài, chúng ta cảm nhận tình thương của Chúa bao phủ trên cuộc đời của Cha Antôn

Trong tư cách của Chủ Tịch Ủy Ban Văn Hóa của HĐGM VN, cảm thấy mất đi một người đồng hành, một người anh em có khả năng về văn hóa. đã để lại những dấu ấn rõ nét đó là không chỉ hướng đến lịch sử của người Chăm mà còn nhiều giá trị lịch sử dấu ấn để lại cho tất cả cộng đoàn và vang đi cho mọi người. Bảo vệ giá trị tiếng Việt rồi mong muốn Tòa Thánh phong thánh cho Chân Phước Anre Phú Yên. Và hơn nữa, với những dấu ấn của Ngài luôn luôn đem lại sự hiệp nhất trong anh em và kho tàng của Ngài không chỉ còn để lại mà giá trị tinh thần vang lên mà chúng ta cảm thấy sự ly biệt với Ngài chúng ta cảm thấy đau buồn và luyến tiếc”.

Sau đó, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân giới thiệu quý Đức Cha cùng dâng lễ an táng hôm nay :

Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế – Chủ tịch HĐGMVN

Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri – Giám Mục Cao Bằng Lạng Sơn – Chủ tịch Ủy Ban Gia Đình

Đức Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Bản – Giám Mục Giáo Phận Buôn Ma Thuột – Chủ tịch Ủy Ban Thánh Nhạc

Đức Cha Anphongso Nguyễn Hữu Long – giám mục phụ tá Giáo Phận Hưng Hóa – Chủ tịch UB Truyền Giáo

Đức Cha Mattheu Nguyễn Văn Khôi – Giám mục giáo phận Quy Nhơn – Chủ tịch Ủy ban nghệ thuật Thánh.

Sau khi giới thiệu quý Đức cha, quý Cha thì Thánh Lễ an táng cho Cha Antôn Nguyễn Trường Thăng được bắt đầu.

Dấu Thánh Giá khai mạc Thánh Lễ an táng sáng hôm nay, bước vào Thánh Lễ, Đức Cha Giuse ngỏ lời với cộng đoàn : “Kính thưa cộng đoàn phụng vụ ! Sự ra đi của một vị linh mục luôn để lại những dấu ấn của tình thương Thiên Chúa nơi Hội Thánh, sự luyến tiếc của cộng đoàn dân Chúa của tình anh em, của sự hiệp nhất yêu thương được thể hiện rõ nét trong ngôi nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng này. Hiệp nhất của các vị mục tử, của các đấng bậc, của các tu sĩ nam nữ chủng sinh, của cộng đoàn dân Chúa và của gia đình nội ngoại của Cha Antô cũng để lại cho chúng ta những giây phút bâng khuâng, nước mắt nghẹn ngào ly biệt  nhưng cũng nói lên niềm tín thác vào tình thương của Chúa xin Chúa đón nhận Cha Antôn. Thánh lễ cuối cùng với Ngài, cho Ngài nhưng cũng là lời mời gọi cuộc đời chúng ta phản ánh dấu chỉ của tình thương niềm hy vọng và tình thương của lòng thương xót trong đời sống Kitô hữu. Và chúng ta bước vào Thánh Lễ để xin  Chúa tha thứ những khiếm khuyết của Cha Antôn trong đời sống làm người, xin Chúa tha thứ đón nhận Ngài và xin Chúa tha thứ lầm lỗi khiếm khuyết của chúng ta để xứng đáng cử hành mầu nhiệm Thánh”.

Sau bài Tin Mừng, Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long đã chia sẻ: “Kính thưa cộng đoàn phụng vụ ! Cáo phó của TGM Đà Nẵng Cha Antôn Nguyễn Trường Thăng trút hơi thở cuối cùng vào lúc 5 giờ sáng Lễ Hiển Linh”.

Chi tiết này làm cho tôi liên tưởng năm xưa tại Bê Lem, khi bóng tối nhường chỗ cho bình minh ló rạng chính là lúc ngôi sao lạ hoàn thành sứ mạng của mình: là dẫn đường cho các đạo sĩ phương Đông đến trước ngôi nhà để gặp Chúa Hài Nhi.

Thánh ý Chúa an bài, để lúc 5g sáng Lễ Hiển Linh năm nay, một ánh sao khác hoàn tất sứ mạng của mình lịm tắt để về với Chúa. Ngôi sao ấy là linh mục Antôn Nguyễn Trường Thăng.

Có thể có người nói là táo bạo chăng khi ví von Cha Anton là một ánh sao sáng. Nhưng dựa vào lời của Đức Giám Mục Đà Nẵng khai mở, và với tôi được sống bên Ngài nhiều năm, nhiều nơi, nhiều thời kỳ. Ngài là một người tài ba, tài hoa, Ngài phán đoán nhanh nhạy sắc bén, đa tài trong nhiều lĩnh vực lịch sử, nhiếp ảnh, sưu tầm, hội họa, khảo cổ …

Ngài đảm nhiệm nhiều giáo vụ : Nào là Thành Viên Ban Tư Vấn của Giáo Phận, hạt trưởng, quản xứ những xứ lớn Trà Kiệu, Chính Tòa, Thanh Bình, Hội An …

Năm 2010 Ngài đã mở trang blog hơn 600 bài về nhiều đề tài, khai thác nhiều tư liệu cổ quý. Ngài ứng dụng tiến bộ của công nghệ thông tin để chuyển tải. Về đức hạnh, Ngài quảng đại, cao thượng, sẵn sàng chia sẻ,  lạc quan và luôn quý mến, chú ý mọi người xung quanh.

Mọi người thương Ngài, chúng ta biết được điều đó qua những ngày vừa qua và hôm nay trong lễ an táng của Ngài. Nhưng phải nói đó là sự tôn vinh của con người dành cho con người, của chúng ta dành cho con người, của chúng ta dành cho Ngài.

Quan trọng hơn và đúng hơn đó là sự tôn vinh mà Thiên Chúa dành cho Cha Antôn mà chúng ta thấy khác biệt và có thể nói là đòi hỏi gắt gao.

Thầy ban cho ai nhiều thì Thầy đòi kẻ ấy nhiều, giao phó cho ai nhiều thì đòi người đó nhiều hơn. Cha Antôn  đã đáp lại ân tình Chúa ban bằng sự đáp lại liên lỷ trong 47 năm linh mục và 76 năm tuổi đời. Ở đâu và trong sứ vụ nào, Ngài nổ lực làm vinh danh Chúa. Có những nơi và những thời kỳ mà việc thi hành sứ vụ linh mục khó khăn và tế nhị nhưng với lòng kiên trì và nhẫn nại Ngài đã hành xử khôn ngoan. Nhưng Thiên Chúa đòi hỏi sự đáp trả tích cực của con người trước những viễn cảnh khó khăn.

Các bài đọc trong Thánh Lễ chúng ta vừa nghe nói về khổ đau, bệnh tật, sự chết. Đứng trước cảnh đó ai cũng sợ hãi. Cha Antôn đã đáp trả như thế nào ? Ngài đáp trả như Chúa Giêsu.

Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã thốt ra, Lúc này tâm hồn Thầy xao xuyến … Nơi vườn Cây Dầu, Chúa cầu nguyện: Lạy Cha  một theo ý Cha nhưng xin đừng theo ý con, một theo ý Cha. Cái chết đang rình rập trước khi tắt thở Chúa nói : “Cha ơi ! Cha ơi ! Sao Cha nỡ bỏ con”.

Cha Antôn cũng vậy. Linh mục mắc bệnh hiểm nghèo, Ngài không khỏi xao xuyến và buồn. Trên trang fb của Ngài 7 tháng 12 năm 2017, 1 tháng trước khi Ngài từ trần, đăng tấm hình chụp Ngài trong bóng tối nhìn ra sánh sáng. Hôm nay không làm gì được. Miệng đau, bụng đau, sốt, buồn !

Cuộc khổ hình theo đuổi Cha Anton một cách khắc nghiệt đúng 1 tháng và đau đớn trong những ngày cuối đời. Một người bạn của Ngài đến thăm và Ngài cho biết rất đau từ ngực lên cổ và bất ngờ Ngài nói rất rõ ai cũng nghe. Mình xin cầu nguyện để Chúa giải quyết nhanh.

Trong cơn hấp hối Chúa xin vâng ý Cha !

Thưa cộng đoàn phụng vụ, Cha Antôn thực hiện câu châm ngôn đời Ngài: Xin Vâng ý Cha.

Ngài tâm sự với một học trò cũ : xin được bắt chước Đức Mẹ thưa xin vâng. Ngài bình an  khi đó nhận thánh ý Chúa. Như thi hào nói: “Thánh Ý Chúa là sự bình an của con”.

Nét mặt của Cha rất bình an. Khi mình cầu nguyện thì Ngài hiệp thông sâu xa, thế thì trạng thái tâm hồn của Ngài đón nhận Thánh Ý Chúa.

Thánh Phaolo xác tín với chúng ta trong thư gửi Timothe: Nếu chúng ta cùng chết với Người, Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ sống với Ngài. Và rồi trong Tin Mừng Chúa Giêsu nói: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất không thối đi”. “Ai yêu sự sống mình sẽ mất”. “Ai ghét sự sống mình thì sẽ giữ đời sau”. “Ai phụng sự Thầy, hãy theo Thầy và người phụng sự Thầy Ai phụng sự Thầy, Cha Thầy sẽ tôn vinh người ấy.”

Kính thưa cộng đoàn, mong ước cho Cha Antôn yêu quý của chúng ta từ đây được an nghỉ, bên Chúa trong cõi trời mới đất mới, nơi không còn đau khổ, nước mắt  mà còn niềm hoan lạc vĩnh cửu được ở bên Chúa và ở trong Chúa muôn đời.

Chúa đã ban cho Cha Anton nhiều, đáp lại Ngài đã yêu mến Chúa trong mọi tình huống vui buồn sướng khổ của kiếp người trong đời linh mục.

Như bài đọc thứ nhất chúng ta nghe, Chúa đã thử thách Ngài như thử vàng trong lửa, đã chấp nhận Ngài như của lễ toàn thiêu trong giờ Chúa gọi Ngài. Xin cho Ngài chói sáng như ánh lửa rạng ngời chiếu qua bụi lau và như vậy ngôi sao Antôn dẫu lịm tắt ở cuộc trần như thế này nhưng vẫn tiếp tục chói sáng trên Nước Trời”.

Sau lời nguyện hiệp Lễ, Cha Phaolô Đoàn Quang Dân đại diện linh mục đoàn ngỏ chút tâm tình với Cha Cố Antôn.

Và rồi Cha Bônaventura Mai Thái đã ngỏ lời cảm ơn đến quý Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn.

Trước khi đưa Cha Cố Antôn đến an nghỉ tại phần đất dành cho quý linh mục tại nghĩa trang An Ngãi thì Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri đã cử hành nghi thức tiễn biện.

Tất cả đều “Xin vâng ý Cha” như tâm tình của Cha Cố Antôn. “Xin vâng ý Cha” để rồi cũng mong vào tình thương xót hay nói đúng hơn là tin vào lòng thương xót của Chúa. Xin Chúa thương cho Cha Cố Antôn vào hưởng Nhan Thánh Chúa như Cha Cố Antôn hằng mong đợi.

Người Giồng Trôm

Nguồn: giaophandanang.org

 

LỊCH PHỤNG VỤ